Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong người dân Việt Nam và thế giới

Ngày đăng: 15/05/2017
Tóm tắt:

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong người dân Việt Nam và thế giới

Nội dung:

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của Người ban đầu được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.

Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi Người. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "Người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả Người là sự kết tinh của "Nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của Người. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:

“ Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt”.

Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với cái chết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả Người như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của Người, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tại Vương quốc Anh, hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó Người được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.

Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu Người do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:

Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta...” Lê Duẩn

Trong di chúc, Người muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng Người. Từ đó đến nay, thi hài Người được bảo quản trong lăng tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (vi.wikipedia.org/wiki).

Ngoài Việt Nam, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trọng thể tại các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tại các nước dân tộc chủ nghĩa anh em, tại các nước dân tộc chủ nghĩa tại Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Ý, Ecuađo, Urugoay, Pêru, Cốtxtarica, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Thụy Điển... Những nơi mà tên tuổi của Người được coi là tượng trưng cho sự đấu tranh kiên quyết, bền bỉ và thắng lợi của một dân tộc nhỏ chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, những nơi mà: “Tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại nhằm thực hiện một khối cộng đồng anh em thực sự của nhân dân các nước được hưởng quyền bình đẳng và được thoả mãn đầy đủ về những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình...” (Trích điện chia buồn của Đảng Cộng sản Mỹ).

 Nhân dân cách mạng trên thế giới bằng nhiều hình thức, đã tưởng nhớ đến Người mà họ gọi bằng tên trìu mến “Bác Hồ”. Ở nhiều nước, nhiều quảng trường, đường phố, trường học, con tàu, công trình lớn mới xây dựng đã được mang tên mới vô cùng kính yêu: Hồ Chí Minh - Theo http://www.ditichhochiminhphuchutich.gov.vn ( https://www.facebook.com)

Quyết định của Bộ Chính trị vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một dân tộc từ lâu đời đã có truyền thống thờ phụng ông bà, tổ tiên, xây dựng Lăng mộ để tưởng nhớ những người có công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng đáp ứng với nguyện vọng của mọi người dân Việt Nam được tận mắt trông thấy Người, được thường xuyên đến viếng thăm Người, được thể hiện tấm lòng tôn kính và đời đời biết ơn công lao to lớn của Người đối với dân tộc. Đặc biệt là tình cảm của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đang ngày đêm trực tiếp đối mặt với quân thù, chưa một lần được gặp Bác.

"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta"....- Lê Duẩn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc và thời đại. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hoá lớn của nhân loại. Nghị quyết của UNESCO khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".

Với công lao to lớn của Người, với tư tưởng đạo đức cách mạng và nhân cách trong sáng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi xứng đáng là một con người vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tấm gương hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người luôn cổ vũ, động viên các thế hệ người Việt Nam vững bước đi theo con đường mà Người và dân tộc đã lựa chọn. Giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng Lăng của Người là góp phần giữ gìn tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là giữ gìn một di sản vô giá của dân tộc và toàn nhân loại. (http://www.bqllang.gov.vn/).

Không chỉ nhân dân Việt Nam ta tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nền văn minh nhân loại và lịch sử thế giới hiện đại sẽ luôn ghi nhớ một bậc đại trí - đại nhân - đại dũng bởi: “Trung tâm cuộc đời của Người, lẽ sống của Người là nền độc lập và sự thống nhất của nước Việt Nam và do đó, Người được triệu triệu nhân dân Việt Nam và thế giới kính mến. Nhiệt tình yêu nước và ý thức sâu sắc về chủ nghĩa quốc tế cách mạng luôn luôn gắn liền với nhau trong quá trình hoạt động của đồng chí Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch thuộc lớp người vô song khó ai có thể sánh kịp, khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người là một tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo” - Báo Gramma ( Cuba) số ra ngày Chủ nhật 14.9.1969 (Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh. Nxb Thanh Niên 2000, tr 28) (http://quehuongonline.vn)

Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 9-5-1954 viết: " Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính...Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt".

Tạp chí Time, số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dành năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với việc Việt Nam chiến thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tạp chí này nhấn mạnh: "Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Ông Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại Châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước Châu Á đánh bại những kẻ từng là "ông chủ" của họ từ Châu Âu tới... Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện".

Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 28-3-1965, trong bài Bác Hồ bất chấp chú Sam, đã viết: "Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một ngôi nhà nhỏ với những đồ đạc giản dị. Trước đây là căn phòng của người làm vuờn, nay là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười luôn ấm lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh mới, có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất". 

Tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ, sau Lễ tang Bác tháng 9 năm 1969, đã viết: "Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỉ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - Ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời".

Tờ New York Times, số ra ngày 4-9-1969: "Trong số các chính khách của thế kỉ 20, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc".. (http://bqllang.gov.vn)

Trên Tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX. (http://bqllang.gov.vn).

Những hình ảnh về Người

Image result for chủ tịch hồ chí minh

Image result for chủ tịch hồ chí minh

Image result for chủ tịch hồ chí minh

Image result for tang lễ bác hồ

Image result for lăng bác

Thư viện ảnh