Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

DỰ THẢO ĐIỀU LỆ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ THỜ TỔ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Ngày đăng: 25/04/2024
Tóm tắt:

DỰ THẢO ĐIỀU LỆ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ THỜ TỔ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Nội dung:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện:

Tên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và quản lý Nhà thờ Tổ họ Nguyễn Việt Nam.

Địa chỉ trụ sở chính: 45 phố Kim Mã, Phường Kim Mã, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, khi nhà thờ Tổ xây xong sẽ chuyển đến Nhà thờ Tổ

2. Ngành, nghề kinh doanh:

Đầu tư mua đất, xây dựng và quản lý Nhà thờ Tổ họ Nguyễn Việt Nam ở Ba Vì, Tp. Hà Nội và một số nơi khác.

Việc xây dựng và quản lý Nhà thờ Tổ họ Nguyễn Việt Nam là ước mong của bao người con họ Nguyễn. Đây không chỉ là trách nhiệm của những người con họ Nguyễn hôm nay mà chính là tiếng gọi thiêng liêng như một yêu cầu của Tổ tiên ông cha chúng ta. Vì vậy đây chính là nhiệm vụ và là ngành nghề kinh doanh của công ty.

3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ:

(Số lương do hội nghị quyết định); Cách thức tăng và giảm vốn điều lệ: Các thành viện đóng góp mỗi khi công ty huy động. Trường hợp giám vốn điều lệ chỉ xảy ra trong khi biến đổi của thị trường.

4. Danh sách thành viên sáng lập: (Số lương do hội nghị quyết định) dự kiến như sau:

1 Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam Trụ sở tam thời ở 45 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Trụ sở sau này là Nhà thờ Tổ họ Nguyễn Việt Nam Cùng Chủ tịch và phó Chủ tịch điều hành Cty

2 Ts. Nguyễn Văn Kiệm 45 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Phó Chủ tịch – Người điều hành đt 0913081686

3 Ông Nguyễn Hùng Anh TGĐ Cty TOKO Việt Nam Chủ tịch – Người điều hành Việt Nam đt0905898888

4 Ông Nguyễn Hữu Cải Liên Trung, Đan Phượng, Tp. Hà Nội Thành viên đt 0984682682

5 Ông Nguyễn Ngọc Nguyên 29/4 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội Thành viên đt 0903475757

6 Ts. Nguyễn Đức Thọ Thường trú tại 117 lô B Cc 43 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh Thành viên đt 0918022607

7. Nguyễn Thị Hằng Giám đốc Công ty Sữa Đồng cỏ Ba Vì, Tp. Hà Nội, Thành viên Việt Nam đt 0962668486

5. Phần vốn góp số cổ phần của cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi: loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần: (cổ phần là bao nhiêu do Hội nghị quyết định)

6. Các loại cổ đông đối với công ty cổ phần:

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất 1 cổ phần trong công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua của công ty.

Cổ đông sẽ được chia lợi nhuận dưới hình thức trả cổ tức, được tham gia quản lý công ty và được chia tài sản khi công ty giải thế. Bên cạnh đó, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.

Công ty cổ phần Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và quản lý Nhà thờ Tổ họ Nguyễn Việt Nam không hạn chế số lượng tối đa.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông trong công ty cổ phần được chia thành 3 loại: cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập và cổ đông ưu đãi.

6.1. Cổ đông phổ thông.

Người sở hữu cổ phần phổ thông chính là cổ đông phổ thông. Theo đó, cổ phần phổ thông là loại cổ phần cơ bản không thể thiếu trong công ty cổ phần và được hình thành dựa trên vốn điều lệ.(cổ phần phổ thông do Hội nghị quyết định)

6.2. Cổ đông sáng lập.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất 100 triệu góp vốn vào Công ty, đồng thời ký tên mình trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Danh sách cổ đông sáng lập sẽ được nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT khi làm hồ sơ thành lập công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập chính là người ban đầu đứng ra góp vốn thành lập công ty cổ phần và cũng là người đầu tiên sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần.

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được chào bán tại thời điểm đăng ký thành lập công ty.

6.3. Cổ đông ưu đãi.

Người sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Đây là những người đóng góp vốn lớn có tính quyết định vốn điều lệ của công ty và những người có tính quyết định hoạt động của công ty như Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng.

Cổ đông ưu đãi sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần. Tùy vào loại cổ phần ưu đãi đang sở hữu mà cổ đông sẽ nhận được các ưu đãi tương ứng.

7. Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty

7.1. Quyền của các cổ đông

7.1.1. Quyền của cổ đông phổ thông

+ Có quyền tham gia góp ý kiến trong quá trình đầu tư xây dựng và quản lý Nhà thờ Tổ họ Nguyễn bằng văn bản hoặc biểu quyết trong các Hội nghị cổ đông.

+ Có quyền bổ sung cổ phần vào công ty mỗi khi công ty huy động vốn.

+ Có quyền bình đẳng trong việc nhận lợi tức khi công ty đã có lợi tức và chia hưởng lợi tức hàng năm khi công ty đã có lợi tức, thừa kế cổ phần và lợi tức cho người khác nhất là với các thế hệ con cháu.

Tiếp cận thông tin xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông, có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi nếu thông tin của mình không chính xác. Bên cạnh đó, cổ đông phổ thông có quyền sao chụp điều lệ công ty, biên bản họp đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

7.1.2. Quyền của cổ đông sáng lập

+ Có quyền biểu quyết các quyết sách của công ty để công ty thực hiện ngay hoặc đưa ra Đại hội cổ đông lấy ý kiến và biểu quyết;

Cổ đông sáng lập được hưởng các quyền như cổ đông phổ thông;

Cổ đông sáng lập còn có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết, điều này giúp cổ đông sáng lập có số phiếu biểu quyết cao hơn các cổ đông phổ thông khác.

7.1.3. Quyền của cổ đông ưu đãi

Có số phiếu biểu quyết cao nhất tính theo cổ phần nắm giữ hoặc gấp đôi số phiếu biểu quyết của cổ đông sáng lập

· Có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát (trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 114 và Khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020).

7.2. Nghĩa vụ của cổ đông:

+ Hết lòng, hết sức với họ Nguyễn và với Công ty. Lấy việc xây dựng và quản lý Nhà thờ Tổ là trách nhiệm, là một yêu cầu của chính bản thân mình, không được đòi hỏi quyền riêng tư của bản thân và gia đình.

+ Đóng góp đây đủ cổ phần như đã đăng ký.

+ Có tính kiên trì, không được bàn ra hoặc gây khó cho công ty nhất là khi công ty gặp khó khăn.

+ Khi ốm đau hoặc già yếu có quyền ủy thác cho hàng con cháu theo, kế tiếp nghĩa vụ của mình. Người được ủy quyền phải được giáo dục, có ý thức và trách nhiệm như chính bản thân mình với Công ty, với dòng họ Nguyễn.

+ Không được thoái vốn trong bất kỳ trường hợp nào.

8. Cơ cấu tổ chức quản lý:

+ Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của Công ty, Hội đồng này do hội nghị cổ đông bầu và giáp sát. Trong Hội đồng quản trị người có quyền cao nhất là ông Chủ tịch Hội đồng, người nắm nhiều cổ phần nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các cổ đông.

Các chức vụ khác như Phó chủ tịch, thư ký là những người giúp Chủ tịch điều hành Công ty.

Chủ tịch có quyền cử ra Giám đốc điều hành để điều hành hoạt động của Công ty..

+ Giám đốc điều hành: Điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với Chủ tịch HĐQT và Công ty.

+ Phòng kế toán tài chính: Quản lý minh bạch tài chính của Công ty. Báo cáo tài chính một cách công khai hàng năm trong Hội nghị cổ đông.

+ Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn hộ hoạt động của Công ty, báo cáo việc này trong hội nghị cổ đông hàng năm.

9. Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị.

10. Thể thức thông qua quyết định của công ty: Là Hội nghị cổ đông; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ do Chủ tịch HĐQT, nếu Chủ tịch HĐQT không giải quyết được thì đưa ra Hội nghị cổ đông, Quyết định của Hội nghị cổ đông là hình thức cao nhất mà mọi cổ đông phải tuân theo.

11. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên:

Do Chủ tịch HĐQT quyết định, nếu chưa thỏa đáng thì đưa ra Hội nghị cổ đông. Quyết định của Hội nghị cổ đông là hình thức cao nhất mà mọi cổ đông phải tuân theo.
12. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty: Điều này sẽ không được xảy ra.

13. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh:

Chia đều cho cổ phần tham gia.

14. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty:

Trình tự giải thể sẽ thông qua Hội nghị cổ đông quyết định, thủ tục thanh lý tài sản công ty cũng do Hội nghị cổ đông quyết định theo hướng mọi tài sản sẽ thuộc về Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam.

15. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty:

Thông qua Hội nghị cổ đông quyết định.

16. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần: do Hội nghị quyết định.

17. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Hà Nội, ngày 24/4/2024

HĐHNVN – Chủ tịch Ts. Nguyễn Văn Kiệm

Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh