Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Phong thủy ở núi Ba Vì (bài 2)

Ngày đăng: 27/03/2023
Tóm tắt:

Phong thủy ở núi Ba Vì (bài 2)

Nội dung:

 Phong Thủy là gì?

Theo https://hoangthachlan.wordpress.com: Phong là GIÓ, Thủy là NƯỚC, nghiên cứu Phong Thủy thực chất là nghiên cứu nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người.

Ở tầm “vĩ mô”, các nhà nghiên cứu phong thủy địa mạch có tầm nhìn bao quát hơn, rộng hơn và cơ bản hơn. Từ hình dạng đất nước, từ cấu trúc địa hình, dẫy núi, dòng sông…

Phong thủy ở núi Ba Vì

Nếu ta gọi Everest là Tổ Sơn, nóc nhà của thế giới, nơi tiếp nhận linh khí của Trời, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn là Thái Sơn, nơi thụ Linh khí truyền vào đất nước ta, thì Ba Vì là Trấn Sơn, hòn núi đứng gác non sông. Quanh Trấn Sơn Ba Vì còn có các dẫy núi khác quây lại (gọi là núi chầu Thiếu Sơn) như Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Hoàng Liên Sơn, Sông Đà, Tam Đảo và Trường Sơn. Chạy theo các dẫy Núi chầu này là các dòng Sông Tụ: đó là Sông Hồng, sông Chẩy, sông Lô, sông Đà, sông Thao…. gặp nhau ở Việt Trì rồi tỏa xuống, đưa nước vào nuôi sống cả đồng bằng Bắc Bộ.

Ba Vì là Trấn Sơn, hòn núi đứng gác non sông, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, với bao truyền thuyết đáng ghi nhớ. Không phải vô cớ mà cách đây 1200 năm, thầy phong thủy Cao Biền, quan Thái thú của vua Đường Y Tôn đã phát hiện ra các huyệt đạo quan trọng và đã cố công trấn yểm để diệt hiền tài của nước ta, nhưng vẫn bị bó tay với Ba Vì vì đây là nơi ngự trị của Đức thánh Tản Viên. Cao Biền chỉ còn biết than: “Chỗ này thần linh rất thiêng, ta không trừ được, tất có ngày ta phải cuốn gói về nước thôi”. Cao Biền không biết Tản Viên chính là điểm khởi phát của trục Long Mạch thần đạo.

Theo https://sunshinegroup.vn/Nếu ở Hy Lạp có Olympus thì ở Việt Nam có núi Ba Vì:

Dãy núi Ba Vì được coi là núi tổ của nước Đại Việt. Sinh thời Bác Hồ muốn sau khi qua đời tro cốt của mình sẽ được đặt ở 3 địa điểm, trong đó có núi Ba Vì.

Theo GS. Lê Văn Lan: Olympus là Núi Tổ, là thần điện của Hy Lạp và văn minh Hy Lạp cổ đại. Và nếu Hy Lạp có Olympus thì Việt Nam có Ba Vì.

Ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”.

Ngay cả trong “Dư Địa Chí”, Nguyễn Trãi cũng cho rằng: “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”

 Xứ Đoài – Ba Vì trở thành thần điện của người Việt,  là đỉnh thiêng trung tâm của thế giới thần linh, nơi ngự của nhân thần số một trong Tứ Bất Tử là Sơn Tinh.

Chúng ta có Tứ Bất Tử. Ở vị trí số một bao giờ cũng là Thần ngự ở Ba Vì – Sơn Tinh, thời vua Hùng Vương thứ 6, ta có thứ hai là Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương, người có công dẹp “giặc Ân” đem lại thái bình cho đất nước. thời vua Hùng Vương thứ 18, ta có Chử Đồng Tử và đến thời thịnh vượng của trung tâm văn hóa Thăng Long, ta có Tứ Bất Tử thứ tư là Từ Đạo Hạnh ( vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, Mẫu Liễu thay cho Từ Đạo Hạnh)

 Người ta muốn tìm ở đó chỗ dựa, nguồn lực, sức mạnh, từ đó xuất hiện quan niệm về trục thần đạo (hay huyệt đạo) của đất nước. Và Ba Vì chính là điểm khởi nguồn, là trung tâm là huyệt đạo của đất nước Việt Nam từ xưa tới nay.

Vậy nên nếu họ Nguyễn chúng ta có chuyển Nhà thờ Tổ từ Á Lữ, Bắc Ninh lên xây ở núi Ba Vì thì là một việc làm tốt, để con cháu và dòng họ sẽ hưng thịnh.

Hà Nội, ngày 27/3/2023

Người sưu tầm: Ts. Nguyễn Văn Kiệm


Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh