Video
Công đức
Sách: LỊCH SỬ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM (NXB VH - TT XB 2014)

CHƯƠNG IV: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM THỜI TIỀN LÊ (980-1009), NHÀ LÝ (1009-1225)

4.1 Nhà tiền Lê:  Nhà Lê (Hán-Nôm: 家黎 • 黎朝, nhà Lê •Lê triều) (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (Hán-Nôm: 家前黎 • 前黎朝,nhà Tiền Lê • Tiền Lê triều) (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).

Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên làm vua, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó Vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vua nhỏ, Định Quốc Công Nguyễn Bặc và ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn, thua trận bị Lê Hoàn giết.

Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước, triều thần và thái hậu họ Dương (về sau giới văn nghệ đặt tên bà này là Dương Vân Nga) đưa Lê Hoàn lên làm vua lập ra nhà Tiền Lê. (vi.wikipedia.org/wiki)

Vua Đại Hành: Lê Đại Hành tên húy là Hoàn, người Ái châu (Thanh Hóa ngày nay), thời nhà Đinh giữ chức Thập đạo tướng quân. Khi vua Đinh bị giết, ông trở thành người nắm quyền trong triều đình và đến năm 980 thì lấy ngôi vua của nhà Đinh, lập ra nhà Tiền Lê.

Lê Đại Hành là người có công đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống năm 981. Tuy nhiên, theo quan điểm Nho giáo của các nhà chép sử sau này, như trong Đại Việt sử ký toàn thư đã viết thì ông bị chê trách về đạo vợ chồng do ông đã lập Dương Vân Nga, hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng làm một trong năm hoàng hậu của mình cũng như về việc không sớm lập người kế vị để sau này dẫn đến việc tranh giành quyền bính giữa các con. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhà Tiền Lê nhanh chóng sụp đổ.

4.2. Nguyễn Đê (chữ Hán: 阮氐) là một vị quan dưới triều tiền Lê và nhà Lý. Ông là con trưởng của Định Quốc Công Nguyễn Bặc.

Khi Nguyễn Bặc bị Lê Hoàn giết, ông cùng vợ và hai con cùng với Nguyễn Đạt chạy về lánh nạn ở Gia Miêu (Tống Sơn, Thanh Hóa). Sau đó, ông và người em là Nguyễn Đạt ra học ở Kinh Bắc (Bắc Ninh).

Theo các tài liệu còn lại, được biết ngài có ba người con trai là Nguyễn Quang Lợi, Nguyễn Viễn và Nguyễn Phúc Lịch. Ông có một người em là Nguyễn Đạt.

Về năm sinh, năm mất của Nguyễn Đê chưa thấy tài liệu nào nói tới. Chỉ biết rằng, khi cha ông còn tại chức trong triều đình Hoa Lư thời Đinh Tiên đế thì ông luôn được bên cạnh Người, được nuôi dạy cả về văn chương và võ nghệ.

Ở Kinh Bắc Nguyễn Đê xung quân. Vừa để xoa dịu lòng dân, lại khống chế được Nguyễn Đê, Lê Đại Hành dùng ông vào quân cấm vệ của triều đình. Ngay cả Vệ Vương Đinh Toàn (con trai vua Đinh Tiên Hoàng) sau khi bị phế truất, Lê Đại Hành cũng cho làm tướng, luôn bên cạnh nhà vua, một phần gia công ân đức để thiên hạ nhìn vào, một mặt để dễ bề khống chế. Nguyễn Đê không nguôi mối thù của cha mình, nhưng chưa có cơ hội để nổi dậy. Ông vẫn tỏ ra trung thành với nhà Lê, như không hề nghĩ gì về mối thù phải trả với Lê Đại Hành. Đến thời Lê Ngọa Triều (1005-1009), Nguyễn Đê được phong tới chức Hữu Điện tiền Chỉ huy sứ, coi giữ 500 quân tùy long (quân luôn đi theo nhà vua). Ông lại là chỗ tâm phúc, tâm giao với Lý Công Uẩn, lúc này đang giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ và ngầm liên kết với quan Chi hậu Đào Cam Mộc để lật đổ Lê Ngọa Triều, phò Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế. Đại Việt Sử ký ghi lại rằng: Khi Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) băng hà, vua nối (chỉ Lê Xạ, con Lê Long Đĩnh) còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Nguyễn Đê, mỗi người được đem 500 quân tùy long canh giữ, Đào Cam Mộc là quan Chi Hậu đã gặp quan Thân Vệ là Lý Công Uẩn, phân tích thời thế, lòng người và khuyên Lý Công Uẩn: “Nhân lúc này, vận dụng mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ Thang Vũ, gần thì xem việc làm của Đinh – Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo lòng dân” để lên ngôi Hoàng đế, thay nhà Lê đã đổ nát. Nguyễn Đê đã cùng Đào Cam Mộc dìu Lý Công Uẩn lên chính điện, lập làm vua. “Trăm quan đều lạy rạp ở dưới sân, trong ngoài đều hô “vạn tuế”, vang dậy cả trong triều”. Như vậy, cùng với Đào Cam Mộc, Nguyễn Đê đã sáng suốt tìm thấy chân chúa anh minh là Lý Công Uẩn để thay thế nhà Lê đã đổ nát, suy vi. Hành động sáng suốt đó của ông vừa báo ơn nước, vừa trả được thù cho cha. Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, sắc phong cho Nguyễn Đê làm Quốc Công, Đào Cam Mộc làm Nghĩa Tín Hầu.

Con cháu Nguyễn Đê về các triều đại sau này rất phát đạt, sinh ra những nhân vật lịch sử như Nguyễn Ứng Long, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Lý, Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng, đặc biệt là Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim là người khai sáng ra nhà Nguyễn sau này

4.3. Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李 • 李朝, nhà Lý • Lý triều), còn được gọi là nhà Hậu Lý (Hán-Nôm: 家後李 • 後李朝,nhà Hậu Lý • Lí Hậu triều) (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.

Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.

Ở thời này có những sự kiện đáng nhớ của lịch sử Việt Nam: việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi ở góc đông nam đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này; quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 và được duy trì đến đầu thế kỷ 19Văn Miếu và Quốc tử giám, biểu tượng của văn hiến Việt Nam, được xây dựng; và việc thi cử cũng như hệ thống pháp luật bằng văn bản bắt đầu có dưới triều đại này.( http://vi.wikipedia.org/)

4.4. Nguyễn Quang Lợi:  Ông làm quan dưới triều vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028) đến chức Đô Chì Huy Sứ. Khi vua Lý Thái Tổ băng hà, các hoàng tử tranh ngôi, ông cùng Lê Phụng Hiểu dẹp nội loạn và lập vua Lý Thái Tông lên ngôi. Năm Mậu thìn (1028), ông được phong chức Thái Úy Hòa Quốc Công.

 Ông có một người con trai tên là Nguyễn Nghĩa (có nơi chép là Nguyễn Nghĩa Trường).

 Con cháu của ông truyền xuống gồm Nguyễn Nghĩa (làm quan chức Viên Ngoại Lang), Nguyễn Quốc (làm quan chức Đại Tư Đồ), Nguyễn Giới (làm quan chức Thượng Thư Bộ Hình) v.v...(Vietnamgiapha.com)

4.5. Nguyễn Viễn là một vị quan dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) và Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Do có nhiều công lao nên ông được vua Lý Nhân Tông phong chức Tả Tướng Quốc, Tham Tri chính sự. Có gia phả chép ngài và anh của ông và Nguyễn Quang Lợi đều là tỳ tướng của Lý Thường Kiệt.

Ông là con thứ hai của Đô Hiệu Kiểm Nguyễn Đê.

Theo các ghi chép còn lại, chỉ biết ông có con trai là Nguyễn Phụng.

Ông có hai anh em:

Hòa Quốc Công Nguyễn Quang Lợi.

Thái Bảo Nguyễn Phúc Lịch. .( http://vi.wikipedia.org/ )

4.6. Nguyễn Phúc Lịch Ông là con thứ ba của Đô Hiệu Kiểm Nguyễn Đê. Ông làm quan dưới các triều vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) và Lý Thần Tông (1127-1138). Có tài liệu chép tên ông là Nguyễn Phúc.

Con cháu của ông truyền xuống gồm Nguyễn Dương (làm quan chức Thái Bảo) và về sau truyền xuống đến ông Nguyễn Thuyên (đời Trần, nổi tiếng về thơ văn nôm thời kỳ đầu tiên). (Vietnamgiapha.com)

4.7. Nguyễn Phụng, con trưởng của Tả Tướng Quốc Nguyễn Viễn. Ngài làm quan, chức Tả Đô Đốc dưới triều vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Năm Ất sửu (1145) ngài dâng lên vua con rùa mắt có 6 ngươi, ức có 4 chữ "Vương dĩ công pháp" (Vua theo việc công).

Về sau, vì liên quan đến việc chống Đỗ Anh Vũ mà ngài bị sát hại.ỗ Anh Vũ tư thông với Thái hậu (họ Lê) lúc bấy giờ đang cầm quyền nhíp chính. Đỗ được quyết đoán mọi việc, tự do ra vào cung cấm, khinh rẻ đình thần nên các quan trong triều là Vũ Đái, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc đều lo việc mưu trừ Đỗ Anh Vũ. Việc không thành nên Vũ Đái cùng 20 người liên can đều bị hại. Theo tài liệu các gia phả, Nguyễn Phụng, Nguyễn Quốc và Nguyễn Dương đều bị hại trong dịp này.

Ngài mất vào năm Canh Ngọ (1150). Như vậy, dưới triều Lý Anh Tông, họ Nguyễn có 3 người làm quan to đều bị giết hại. (Vietnamgiapha.com)

4.8. Nguyễn Công Bình (chữ Hán: 阮公平, ? - ?), theo Danh sách trạng nguyên Việt Nam là người đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Kiến Gia thứ 3 (Quý Dậu, 1213), đời vua Lý Huệ Tông, tuy nhiên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư không thấy chép việc này.

Ông là người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới (huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Làm quan đến Hàn lâm học sĩ.( http://vi.wikipedia.org/)