Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

CÔNG BỐ VỀ BẢN THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM (Tiếp theo)

Ngày đăng: 13/02/2020
Tóm tắt:

CÔNG BỐ VỀ BẢN THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM (Tiếp theo)

Nội dung:

Phần thứ hai: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ DIỆN TÍCH
1. Địa điểm xây dựng
- Địa điểm xây dựng : Thôn Á Lữ, Xã Đại Đồng Thành, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh
2. Điều kiện tự nhiên khu vực:
2.1. Vị trí địa lý
Đại Đồng Thành nằm ở rìa phía Bắc huyện, bên bờ Nam sông Đuống, phía Đông giáp xã Song Hồ, Tây giáp xã Đình Tổ, Nam giáp xã Thanh Khương. Phía Bắc, Đại Đồng Thành tiếp giáp các xã Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi của huyện Tiên Du, Bắc Ninh, với ranh giới là sông Đuống. Phần đất xã Đại Thành Đồng ngày nay (gồm các thôn Đồng Đoài, Đồng Đông, Á Lữ,...) tương ứng với phần đất các thôn Đông (Đồng Đông), thôn Đoài (Đồng Đoài), thôn Văn của xã Đại Đồng, các xã Á Lữ, Nhạn Tháp,... thuộc tổng Định Tổ huyện Siêu Loại phủ Thuận An xứ Kinh Bắc vào thời kỳ đầu nhà Nguyễn thế kỷ 19.
Tại thôn Á Lữ (làng Á Lữ) có di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương Lộc Tục. Đã được bộ văn hóa Thông tin công nhận và cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Thuận Thành là một huyện nằm ở phía Nam sông Đuống, đồng thời cũng nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên.
Huyện lỵ của huyện là thị trấn Hồ. Thuận Thành - Luy Lâu là một trong những vùng đất cổ của người Việt, từng là trung tâm văn hóa kinh tế tâm linhtrong suốt một nghìn năm Bắc thuộc (sau này vị trí đó nhường cho Thăng Long khi các triều đại phong kiến độc lập của Việt Nam hình
Thuận Thành nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10 km, phía bắc giáp với huyện Tiên Du và huyện Quế Võ được ngăn cách bởi sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài, phía nam giáp huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương và huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp huyện Gia Lâm của Hà Nội
Diện tích tự nhiên là 117,3 km², dân số khoảng 176.000 người (năm 2018). Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ 2 sau huyện Quế Võ.
Huyện Thuận Thành là một vùng đất cổ, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt có cách đây khoảng 3.500 năm[3]. Năm 187-226, chùa Dâu được xây dựng. Năm 580, thiền sư Ấn Độ Tì-ni-đa-lưu-chi đến tu ở chùa Dâu và truyền bá Thiền tông, khai sáng phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Thời Bắc thuộc: quận trị của quận Giao Chỉ đặt tại thành Luy Lâu, nay thuộc Thuận Thành. Năm 966: Lý Khuê giữ Siêu Loại (nay ở Thuận Thành) làm một trong 12 sứ quân. Đời vua Trần Thánh Tông: chùa Bút Tháp được xây dựng.
Đầu thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, huyện Thuận Thành ngày nay là những phần đất thuộc các tổng Đình Tổ, Liễu Lâm, Thượng Mão, Lạc Thổ, Mỹ Tự,... của huyện Siêu Loại và tổng Cổ Biện của huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (sau là tỉnh Bắc Ninh). Một số xã ngày nay tương đương với các xã thời nhà Nguyễn, như sau: Đại Đồng (Đại Đồng Thành), Đình Tổ tổng Đình Tổ; Đại Tự (Thanh Khương), Công Hà (Hà Mãn), Mãn Xá (Hà Mãn) tổng Mỹ Tự; Mão Điền(quê hương đất học) tổng Thượng Mão; Liễu Lâm, Liễu Khê (Song Liễu) tổng Liễu Lâm; Doãn Xá (Xuân Lâm) tổng Cổ Biện; Lạc Thổ (thị trấn Hồ, Song Hồ).
Sau năm 1954, huyện Thuận Thành có 22 xã: Bắc Hồ, Chiến Thắng, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Đông Côi, Đức Thắng, Gia Định, Hà Mãn, Hạnh Phúc, Hoài Đức, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Quyết Định, Song Liễu, Thuận Đức, Thượng Mão, Trạm Lộ, Trí Quả, Tú Hồ, Xuân Lâm.
Ngày 20-4-1961, các xã Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang) của huyện Thuận Thành cùng với huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Từ Sơn, Tiên Du (đều thuộc tỉnh Bắc Ninh) được sáp nhập về Hà Nội[4].
Ngày 9-2-1966, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 34-NV về việc hợp nhất một số xã của huyện Thuận Thành. Theo đó, 2 xã Bắc Hồ và Tú Hồ được hợp nhất thành 1 xã, lấy tên là xã Song Hồ; hợp nhất 2 xã Gia Định và Đông Côi thành 1 xã lấy tên là xã Gia Đông; hợp nhất 2 xã Hoài Đức và Thượng Mão, lấy tên là xã Hoài Thượng; hợp nhất 2 xã Quyết Định và Thuận Đức, lấy tên là xã Ninh Xá.
Năm 1970, xã Hạnh Phúc đổi tên là xã Thanh Khương.
Ngày 1-8-1980, chuyển xã An Bình (gồm 4 làng) của huyện Gia Lương về huyện Thuận Thành quản lý.
Ngày 18-2-1997, thành lập thị trấn Hồ - thị trấn huyện lị của huyện Thuận Thành trên cơ sở 261,45 ha diện tích tự nhiên và 4.988 nhân khẩu của xã Song Hồ; 223,36 ha diện tích tự nhiên và 3.009 nhân khẩu của xã Gia Đông. Như vậy, huyện Thuận Thành có 1 thị trấn Hồ và 17 xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm, giữ ổn định cho đến nay.
2.2. Địa hình, thuỷ văn, sông ngòi
Địa hình huyện Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh là tỉnh có địa hình không hoàn toàn là đồng bằng mà xen kẽ là các đồi thấp có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Sông Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa. Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km[15]. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
2.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 – 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 – 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm… dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
2.4. Thắng cảnh và du lịch
Thuận Thành ngày nay gồm chủ yếu phần đất huyện Siêu Loại thời Lý và một phần đất của huyện Gia Bình, trong đó có thành cổ Luy Lâu. Toàn huyện hiện nay có khoảng 126 điểm di tích. Trong đó có 75 di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận và xếp hạng, gồm 22 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 2 bảo vật quốc gia và 51 di tích cấp tỉnh. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Thuận Thành cơ bản còn giữ được tính nguyên gốc. Tiêu biểu như: Chùa Dâu – Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, Khu di tích Lăng mộ và Đền thờ Kinh Dương Vương – Thủy tổ của dân tộc Việt Nam, Lăng và Đền thờ Sỹ Nhiếp – Nam giao học tổ, Chùa Tổ – thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp, Chùa Bút Tháp – nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay, Chùa Ngọc Khám – nơi có ba pho tượng Tam Thế đã được công nhận là bảo vật quốc gia, Thành cổ Luy Lâu… Bên cạnh đó, Thuận Thành còn có các làng nghề truyền thống lâu đời: gốm Luy Lâu, tranh dân gian Đông Hồ, tương Đình Tổ, nem Bùi Xá, đồng Đào Viên… cùng nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc như: múa rối nước ở Đồng Ngư (Ngũ Thái), hát ca trù (Thanh Khương), hát Trống quân (Ninh Xá), đấu vật (Mão Điền và Hoài Thượng)…
Gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng là các lễ hội truyền thống – một loại hình sinh hoạt văn hoá tâm linh của cộng đồng làng, xã ở Thuận Thành, như: Hội Á Lữ (ngày 18 tháng giêng) – Ngày giỗ thuỷ tổ dân tộc Việt Nam – Kinh Dương Vương, Hội thi gà Hồ – làng Lạc Thổ (ngày 10/2 âm lịch); Hội thi mã – Đông Hồ (ngày 15/3 âm lịch), Hội Chùa Bút Tháp (ngày 24/3 âm lịch), Hội Khám (ngày 7/4 âm lịch), Hội Chùa Dâu (ngày 8 và 9/4 âm lịch)…
Chùa Dâu – Tổ đình của Phật giáo Việt Nam
Những năm gần đây, các điểm di tích, lễ hội và làng nghề của huyện Thuận Thành đã và đang thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Vào dịp đầu năm, hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền lại tìm về khu di tích Ðền thờ và Lăng mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, thủy tổ của dân tộc Việt Nam ở thôn Á Lữ, xã Ðại Ðồng Thành để tưởng nhớ, tri ân, thờ phụng. Lăng Kinh Dương Vương nằm trên bãi bồi cao rộng, sát bờ nam sông Ðuống, có nhiều cây cổ thụ bao quanh. Hai ngôi đền cổ ở phía tây thôn Á Lữ thờ phụng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trải qua biến thiên của thời gian, quần thể di tích còn lưu giữ được những di sản quý giá như thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối… Ðây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia có giá trị văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Từ Lăng Kinh Dương Vương, đi khoảng 6,5km đến Chùa Dâu (thôn Khương Tự, xã Thanh Khương) là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam, không chỉ mang nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, điêu khắc mà còn là nơi khơi nguồn của đạo Phật ở nước ta. Nơi đây cũng là trung tâm thành cổ Luy Lâu có từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Chùa Dâu ngày nay là quần thể kiến trúc đã được tu sửa của thời Hậu Lê (vào thế kỷ XVII-XVIII) kết hợp nhuần nhuyễn tín ngưỡng dân gian của người Việt với đạo Phật, gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp (thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp). Ngôi chùa vẫn duy trì các nhóm tượng thờ theo phong tục, tín ngưỡng thờ tự của Phật giáo thời Lê với nhiều hiện vật có giá trị, nhất là bản sắc “Cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh” có từ năm 1752 và sáu đạo sắc phong. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định chùa Dâu là “Tổ đình của Phật giáo Việt Nam” và được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Chùa Bút Tháp – nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay
Cách Chùa Dâu 6km là Chùa Bút Tháp ở thôn Bút Tháp, xã Ðình Tổ. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVII và lưu giữ nhiều tác phẩm tuyệt mỹ, nhất là bảo vật tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng được tạc vào năm 1656, cao 2,35 m có 11 đầu, 42 cánh tay lớn và hơn 900 cánh tay nhỏ. Cánh tay lớn của pho tượng hoàn toàn trong tư thế tự do thanh thoát với những động tác mềm mại. Những cánh tay tỏa ra sau lưng như vầng hào quang rộng mở, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt như soi rọi cõi đời và thấu hiểu tâm can mỗi người.
Tranh Đông Hồ không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn có giá trị lịch sử
Tiếp tục từ Chùa Bút Tháp di chuyển hơn 7km sẽ đưa du khách tới thăm quan Làng tranh Đông Hồ (thôn Đông Khê, xã Song Hồ) để trải nghiệm và khám phá về nghệ thuật làm tranh thủ công từ bàn tay của những người nghệ sĩ trong làng. Tới đây, du khách còn có thể chọn mua cho mình những sản phẩm lưu niệm đặc trưng và có thể tự tay làm tranh, cảm nhận “màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”…
Có thể thấy rằng, với tiềm năng, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, huyện Thuận Thành đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước.
3. Diện tích
Các thông số kỹ thuật chính như sau:
- Diện tích khu đất: 2705,32 m2
- Diện tích xd Cổng tam quan : 40 m2
- Diện tích xd Nhà chính điện : 710 m2
- Diện tích xd Nhà tả vu: 92 m2
- Diện tích xd Nhà hữu vu: 92 m2
- Diện tích xd Gác chuông : 14 m2
- Diện tích xd Gác trống : 14 m2
- Diện tích xd Nhà hóa mã : 2 m2
- Diện tích xd khu vệ sinh: 26 m2
- Tổng diện tích xây dựng: 991 m2
- Mật độ xây dựng: 36,6 %
- Tổng diện tích sàn: 1591m2
- Hệ số sử dụng đất: k=0.58 lần
- Sân đường bê tông : 394 m2
- Sân lát gạch đỏ : 660 m2
- Sân lát đá băm mặt : 212 m2
- Diện tích cỏ cây xanh: 448 m2
- Chiều dài hàng rào: 210 md

4. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT CÔNG TRÌNH.

Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh