Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

HĐHNVN CÙNG ĐỒNG NIÊN 1976 HỌ NGUYỄN VIỆT NAM LÀM LỄ DÂNG HƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TẠI ĐỀN THỜ HAI BÀ Ở MÊ LINH, HÀ NỘI

Ngày đăng: 16/05/2023
Tóm tắt:

HĐHNVN CÙNG ĐỒNG NIÊN 1976 HỌ NGUYỄN VIỆT NAM LÀM LỄ DÂNG HƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TẠI ĐỀN THỜ HAI BÀ Ở MÊ LINH, HÀ NỘI

Nội dung:

HĐHNVN CÙNG ĐỒNG NIÊN 1976 HỌ NGUYỄN VIỆT NAM LÀM LỄ DÂNG HƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TẠI ĐỀN THỜ HAI BÀ Ở MÊ LINH, HÀ NỘI

Ngày 14/5/2023 HĐHNVN cùng Hội đồng niên 1976 họ Nguyễn Việt Nam đã làm lễ dâng hương hai bà Trưng tại đền thờ Hai bà ở thôn Hạ Lôi xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đây là đền thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Hai Bà Trưng (13 tháng 9 năm 14 – 5 tháng 3 năm 43) là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).

Đền thờ Hai Bà Trưng được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1980. Đền gồm các hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng,  hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...

Đền được xây dựng theo hình chữ “tam”, gồm: Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, xung quanh là tường gạch; hai bên là Tả mạc và Hữu mạc.

Sau đây là một số hình ảnh của Đoàn trong lễ dâng hương

Hà Nội, ngày 16/5/2023

Ts. Nguyễn Văn Kiệm- Chủ tịch HĐHNVN


 

Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh