Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM DỰ LỄ GIỖ ĐỨC THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG

Ngày đăng: 04/02/2018
Tóm tắt:

HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM DỰ LỄ GIỖ ĐỨC THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG

Nội dung:

Ngày 04/2018 (tức ngày 19 tháng chap năm Đinh Dậu) nhận lời mời của Hội đồng Nguyễn Phúc phía Bắc Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tham dự lễ giỗ Người ở nhà thỡ Người tại Sóc Sơn, Hà Nội.

 Lễ giỗ diễn ra rất trang nghiêm có đầy đủ con cháu dòng họ Nguyễn Phúc phía Bắc tham dự cà các khách mời. Với tư cách là khách mời Hội đã trao tặng nhà thờ bức ảnh chữ Phúc mạ vàng và có bài phát biểu nói về công lao của các Chúa và Vua Nhà Nguyễn đặc biệt là Vua Gia Long – Nguyễn Ánh. Bài phaaats biểu đã được đông đảo bà con và khách mời quan tâm và hoan nghênh

Sau đây là toàn văn bài phát biểu:

BÀI PH ÁT BIỂU KÍNH LỄ GIỖ ĐỨC THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG 4-2-2018

 

Kính lạy anh linh Đức thế tổ Cao Hoàng Đế Vua Gia Long cùng các cao đằng Tổ khảo, cao đằng Tổ tỷ các đời Chúa, đời Vua họ Nguyễn Việt Nam!

Kính thưa ban trị sự Nguyễn phúc tộc Việt Nam.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Hôm nay ngày 4 tháng 2 năm 2018 (tức 19 tháng chạp năm Đinh Dậu) là ngày chúng ta làm lễ giỗ Đức thế tổ Cao Hoàng Đế Vua Gia Long (chính thức lễ giỗ là vào ngày 3 tháng 2 là ngày kỵ của Người năm 1820)

Trong buổi lễ linh thiêng này cùng các cao đằng Tổ khảo, cao đằng Tổ tỷ các đời Chúa, đời Vua họ Nguyễn Việt Nam – Người đã làm rạng danh dòng họ, rạng danh cho đất nước thống nhất được Sơn hà về một mối như nhà sử học GS. Trần Quốc Vượng đã nói: “Không có Nhà Nguyễn thì chúng ta không có được một nước Việt Nam hoàn chỉnh như ngay này” từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mâu cả các quần đảo Hoàng Xa, Trường Xa.

Một Nhà Nguyễn mà như Giáo sư sử học Phan Huy Lê đã nhận xét:

Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.”

Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch khổng lồ; hệ thống giáo dụckho lưu trữ châu bản; hàng ngàn đìnhchùa miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... ".

Nhà Nguyễn đã để lại các di sản tại Hà Nội như toà Khuê Văn Các tại Quốc Tử Giám, nay đang được lấy là biểu trưng của Hà Nội, cột cờ Hà Nội, quần thể đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm mà không người Việt Nam nào quên được cả khi đi xa Tổ quốc

Nói về Hoàng Đế Gia Long, trước ánh linh Người xin được nhắc lại:

Tài liệu của L.Barizy, một quan thư lại của triều đình Gia Định đã mô tả Người "màu da đỏ hồng, rám nắng vì dầu dãi.." "da trắng", "thân thể cường tráng", "mắt sáng", "tướng mạo đáng kính", "nét mặt trang nghiêm, có sắc diện", "dáng điệu rất sang trọng và tính tình hoà nhã".

Sử ký Đại Nam Việt, đầu thế kỷ 20, ghi nhận "Ông [Nguyễn Ánh] làm tướng rất khôn ngoan và can đảm”. "Ngài khốn khó từ lúc bé, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một nơi nên chẳng kịp học hành là bao nhiêu", nhưng cũng "rất hay chữ".

Georges Taboulet, nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Đông Dương, trong tác phẩm (Sử liệu Đông Dương 1914 viết về Ngài: "..gan dạ, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn; không có khó khăn nào ngăn chặn được ông và không có chướng ngại nào có thể làm ông lùi bước.... Các sĩ quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất hòa nhã, thân mật và tốt...".

Tác giả Nghia M. Vo, mô tả “Nguyễn Ánh là một người biết dùng người, ông có khả năng tụ tập được nhiều phe phái; nhiều người thuộc nhiều sắc tộc. Ông sẵn sàng trọng dụng người tài, bất kể sắc tộc”  và "vua Gia Long được công nhận là một người có khả năng nhất của vương quốc vì đã có đầy đủ trong mình những đức tính cần thiết cho một người đứng đầu nhà nước.

Lòng quả cảm và đức tính kiên trì theo đuổi tất cả những mục tiêu đúng đắn làm cho giám mục Adran và những người Pháp làm việc ở Nam Kỳ cho rằng tuyệt nhiên không có một người đứng đầu quốc gia châu Âu nào có thể thay thế được".

Một người Anh John Barrow năm 1806 trong cuốn sách “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà trong năm 1792 – 1793” đã ca ngợi vua là: "...con người phi thường, một trong số ít người sinh ra với tài năng bẩm sinh để thống trị thế giới”

Vua Thể tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy. (ở đây xin nhắc lại việc Gia Long giúp nước chăm Pa (tức Campuchia) đánh đuổi quân Xiêm(tức Thái Lan) lấy lại được đền An Co cho Campuchia)

Chỉ khoảng 14 tuổi, từ xứ Huế, xứ Quảng chạy vô châu thổ sông Cửu Long và gần như là đại diện duy nhất còn lại của dòng chúa Nguyễn, đã trở thành vị Nguyên Soái chống lại phong trào Tây Sơn đang dâng lên và lan tỏa trong toàn quốc từ Nam chí Bắc như triều dâng thác đổ. Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba “thắng không kiêu, bại không nản”. GS. Trần Quốc VượngMấy vấn đề về vua Gia Long (http://khoahocnet.com/).

Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy, cũng chưa thấy ai đầy lòng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ông. Hơn hai mươi năm lặn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ông. Ông đã chiến thắng. Những tài năng trác tuyệt thiên bẩm của Nguyễn Ánh là không thể phủ nhận. Mười lăm tuổi (1777) cầm quân, xông pha trận mạc, quyết định những chiến thắng quan trọng và là linh hồn của các thế lực Đàng Trong. Mười tám tuổi (1780), qua những năm tháng thử lửa, ông đã chính thức được tôn vinh làm Chúa Nguyễn – Nhận xét của Nguyễn Vương.

Sự nghiệp của Người, Lịch sử Việt Nam cận đại vẫn chưa thật công bằng cho Người, GS sử học Phan Huy Lê đã chỉ rõ: "Đánh giá về một nhân vật lịch sử, một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức tạp của hoàn cảnh gia đình, văn hóa, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thỏa đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế." (http://chimviet.free.fr/)

Cũng theo ông: “Phải có đánh giá khách quan, công bằng, và gần với sự thật lịch sử nhất. Bên cạnh đó, triều Nguyễn có liên quan mật thiết với thời đại của chúng ta, đó là chưa kể tới việc người họ Nguyễn có thể coi là đông con cháu hàng đầu Việt Nam. Những nhận định thiếu khách quan, công bằng đã gây tâm lý xã hội ấm ức, thậm chí bất bình. Dân chúng nhìn nhà Nguyễn khác các nhà khoa học, vì sao vậy? Đây là câu hỏi chúng ta cần phải trả lời. Trên tinh thần nhận thức khoa học sẽ có tính thuyết phục cao, tiến tới giải toả tâm lý xã hội trong cộng đồng dân cư, như ở Thanh Hoá, ở Huế, ở Nam Bộ. Khi nói một vương triều là bán nước thì di sản còn lại có giá trị gì nữa?”

Trong hội thảo quốc gia mang tên “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” năm 2008, giáo sư cũng chỉ ra “sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội… các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực”. Ông Phan Huy Lê cũng khẳng định vai trò mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa của vua, chúa Nguyễn.( https://lichsunuocvietnam.com, 10/10/2016) 

Nhà thơ Nguyễn Duy đã bày tỏ bức xúc về những thành phần “hùa theo đám đông” để tạo nên xu thế xem thường Nguyễn triều “nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa”. Theo nhà thơ:"Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hoá." (https://lichsunuocvietnam.com, 10/10/2016)

GS.TS sử học Nguyễn Quang Ngọc:Vua Gia Long với sự cố gắng hết sức của mình đã đem lại sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta như hôm nay thì sao không đưa ông ấy vào lịch sử?” - GS Ngọc đặt câu hỏi.( https://tuoitre.vn, 23/02/2017 Ghi nhận công lao nhà Nguyễn)

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng "Sử học là một khoa học, nhưng nó cũng không thể không mang màu sắc chính trị." và "Trong nhận thức ấy, đã từng lên án nhà Nguyễn với những đánh giá mà ngày nay ta thấy thiếu sự công bằng”( https://vi.wikipedia.org/)

Ngay khi chỉ đạo viết cuốn “Lịch sử Việt Nam” Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Sau này chúng ta phải xem xét lại về Nhà Nguyễn”.( https://vi.wikipedia.org/)

Như vậy mong rằng một ngày nào đó Lịch sử cận đại sẽ có cái nhìn đúng đắn để cho toàn dân Việt Nam thấy được công lao to lớn mà các Chúa Nguyễn, Nhà Nguyễn đã mang lại cho đất nước Việt Nam này.

Với kiến thức nhỏ nhoi và tâm huyết của mình Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã cho ra đời các cuốn sách: “Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam năm 2014 và “Những di sản họ Nguyễn Việt Nam” năm 2016 do các nhà xuất bản chính thống của nước Cộng hòa XHCNVN cộng nhận và cấp phép xuất bản. Trong đó đã nói nhiều về công lao, vai trò trong lịch sử Việt Nam của những danh nhân họ Nguyễn Việt Nam trong đó có các Chúa và Vua Nhà Nguyễn mong rằng sẽ dần lấy lại sự công bằng cho Nhà Nguyễn.

Hội người họ Nguyễn Việt Nam xin thay mặt cho tất cả những người con đã mang trong mình dòng máu hai chữ họ Nguyễn Việt Nam về đây kính cẩn dâng lên anh linh Thế Tổ Gia Long Hoàng Đế và các cao đằng Tổ khảo, cao đằng Tổ Tỷ của các Chúa và Vua Nhà Nguyễn anh linh cũng từ đây xin tất cả những người con họ Nguyễn dù là ở chi nào chúng ta cùng có chung giống nòi Việt Nam và đặc biệt là chung Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương – Nguyễn Quảng người sang lập nên nước Xich Quỷ - Nhà nước đầu tiên của nước Việt là cha của Đức Tổ Lạc Long Quân, là ông nội của Vua Hùng Vương – Người nối tiếp ông nội Kinh Dương Vương sáng lập và đứng đầu nhà nước Văn Lang thời tiền sử của nước Việt hãy đoàn kết, chung lòng vì Tổ quốc Việt Nam, vì họ Nguyễn Việt Nam. Tai đây cùng xin kinh dâng nhà thờ Đức thế tổ Cao Hoàng Đế Vua Gia Long bức Chữ Phúc mạ vàng để mọi người con họ Nguyễn đều có phúc chữ phúc mong mỏi của bà Nguyễn Thị mẹ của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Cuối cùng Xin có lời:

Tháng Hai lễ Tổ đầu năm

Lòng thành thanh tịnh, chữ Tâm ngập đầy

Hương, hoa, nải quả trưng bày

Bụi trần giũ sạch, lời này kính dâng.

Thỉnh chuông lòng những bâng khuâng

Nôn nao chạnh nhớ chín tầng trời mây.

Thiện nam, tín nữ hành hương

Ra về tâm vững, vượt đường gian nan

Kính chúc các vị một năm mới an khang thịnh vượng

                Hà Nội, ngày 4/2/2018

            Chủ tịch Hội người họ Nguyễn Việt Nam

                  Ts. Nguyễn Văn Kiệm

Một số hình ảnh của buổi lễ giỗ