Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

THĂM BẢO TÀNG CỤ NGUYỄN VĂN HUYÊN

Ngày đăng: 06/10/2019
Tóm tắt:

THĂM BẢO TÀNG CỤ NGUYỄN VĂN HUYÊN

Nội dung:

Nhận lời mời của PGS. TS. Nguyễn Văn Huy- con trai cụ Nguyễn Văn Huyên,  sáng nay 6/10/2019 Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã đến thăm Viện bảo tàng cụ ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội.

Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là một Giáo sưtiến sĩnhà sử họcnhà dân tộc họcnhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày.

Năm 18 tuổi, ông và người em trai là Nguyễn Văn Hưởng[1] được gia đình cho đi Pháp du học. Ông học tú tài rồi Cử nhân Văn khoa năm 1929, Cử nhân Luật năm 1931 tại Đại học Sorbonne. Trong thời gian nghiên cứu Tiến sĩ ở Pháp, ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Năm 1934 ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học SorbonneParis với luận án chính "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam" và luận án phụ "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á". Hai bản luận án này được xếp loại xuất sắc, được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên môn PhápĐứcHà Lan...

Năm 1935 ông trở về nước, khước từ làm quan, dạy học tại Trường Bưởi (trường Bảo hộ), Ban Tú tài bản xứ. Năm 1936 ông kết hôn với tiểu thư Vi Kim Ngọc, con gái Tổng đốc Thái bình Vi Văn Định. Năm 1938 ông tham gia Hội truyền bá chữ quốc ngữ và chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ với chức danh Ủy viên thường trực, năm 1941 ông là Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông dương. Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn Lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội. Ông tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Việt Nam.

Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những người đại diện trí thức Thủ đô cùng với Ngụy Như Kon TumNguyễn XiểnHồ Hữu Tường ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân qua chính phủ cách mạng.

Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia giáo dục kiêm Giám đốc Viện Bác cổ.

Tháng 11 năm 1946, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục) của Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ chức vụ này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10 năm 1975.

Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam đánh giá là người đã cùng học giả Đào Duy Anh đặt nền móng cho nghiên cứu văn hoá, văn minh Việt Nam. Các nghiên cứu của ông góp phần khẳng định người Việt Nam có tín ngưỡng của riêng mình thể hiện qua việc thờ thành hoàng như Phù ĐổngTản ViênChử Đồng Tử. Thông qua các nghiên cứu với phương pháp và cách tiếp cận khoa học của Nguyễn Văn Huyên về văn học dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc, địa lý học lịch sử, cấu trúc giai tầng trong xã hội, người ta có thể nhận thấy tinh thần, tâm lý dân tộc Việt Nam. Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã viết: "Ông, là một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ XX này"..."Giới nghiên cứu trẻ/già hôm nay còn được học và phải học ở ông nhiều về phương pháp luận và các phương pháp tiếp cận những sự kiện nhân văn, vừa cụ thể vừa tổng thể.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về khoa học xã hội và nhân văn, huân chương Độc lập hạng nhất.

Hiện nay ngôi nhà cũ tại quê hương con trai cụ PGS Ts. Nguyễn Văn Huy đã làm nhà Bảo tàng mang tên cụ. Bảo tàng đã lưu giữ nhiều di ấn trong cuộc đời học tập và công tác của cụ. Đây là một Bảo tàng tư nhân thật quí giá để con cháu biết về lịch sử của một con người như ông Huy đã nói: “ Lịch sử đất nước bắt đầu từ lịch sử của mỗi cá nhân” và  đã thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu dòng họ.

Nhân dịp này Hội đã tăng ông 2 cuốn sách về họ Nguyễn Việt Nam đó là: “Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh” do NXB VHTT xuất băn 2014 và cuốn “Di sản văn hóa dòng họ - Những đền thờ Lăn và cung điện họ Nguyễn Việt Nam” do NXB Hồng Đức tái bản năm 2019.

Hội cũng được ông Huy trao tặng cuốn “Nguyễn Văn Huyên - Một tấm gương đáng quí” do NXB Giáo dục xuất bản năm 2007.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi đến thăm

Trích nguồn: Hội người họ Nguyễn Việt Nam

Thư viện ảnh