Video
Công đức
Sách: DI SẢN VĂN HÓA DÒNG HỌ (NXB Hồng Đức XB 2016)

CHƯƠNG V: LĂNG, KHU, NHÀ TƯỞNG NIỆM DANH NHÂN HỌ NGUYỄN THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

5.1. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịchLăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí MinhLăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

Năm 1969, ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, một chuyên viên Liên Xô đã đến Hà Nội để cố vấn các chuyên gia Việt Nam về công nghệ ướp xác. Tháng 3 năm sau, một nhóm chuyên viên người Việt đến Moskva để tham khảo thêm và báo cáo về tình hình nắm giữ công nghệ này. Lúc này, đây là một đề tài nhạy cảm trong các nhà lãnh đạo Đảng vì theo di chúc Hồ Chí Minh có nguyện vọng được hỏa táng. Tuy nhiên, Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng đề nghị Hồ Chí Minh nên cho bảo quản thi hài lâu dài để đồng bào miền Nam và cả nước được đến thăm, nghe vậy chủ tịch Hồ Chí Minh không nói gì. Ngay vào thời điểm Bác mất, Bộ Chính trị vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này.

Theo báo chí trong nước, trong lễ truy điệu, đến dự có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng dẫn đầu đến viếng. Bí thư Lê Duẩn đã đề nghị cho chuyên gia Liên Xô sang gấp để bảo quản thi hài. Chủ tịch đoàn Liên Xô cứng rắn nói rằng phải đưa thi hài sang Liên Xô. Lúc đó, Lê Duẩn đã khóc và bác bỏ: "Không thể được, theo phong tục Việt Nam, Người phải ở lại với đồng bào chúng tôi!". Chủ tịch đoàn lập tức điện về Liên Xô, xin ý kiến và đã đồng ý cử ngay chuyên gia sang Việt Nam giúp bảo quản thi hài.

Tuy nhiên, theo tiết lộ gần 50 năm sau của Giáo sư Viện sỹ Iuri Lopukhin, thì đoàn chuyên gia Liên Xô đã qua trước đó mấy ngày. Ngày 28 tháng 8 năm 1969, khi bệnh tình của Bác trở nên rất nặng, Giáo sư Viện sỹ Iuri Lopukhin, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Moscow số 2 và bốn chuyên gia Liên Xô khác từ Viện Lăng Lenin đã được mời sang Hà Nội. Việc ướp thi hài của Hồ Chí Minh được thực hiện vào bảy ngày sau đó tại Viện Quân y 108 ở Hà Nội, khi Bác qua đời. Tính từ năm 1969 đến 2014, đã có 82 chuyên gia y tế Liên Xô qua giúp Việt Nam trong việc này.

Thiết kế lăng

Sau Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương BằngTrần Quốc HoànPhùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.

Tin tức về việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà NộiHải PhòngThái NguyênSơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.

Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.

Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.

Việc thiết kế hết 2 năm.

Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.

Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây NguyênQuảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam HàHà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.

Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Bác nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng (mùa nóng); 6 giờ 30 phút sáng (mùa lạnh) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sỹ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Bác Hồ. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.

Hoạt động

Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ niệm quan trọng của Việt Nam.

Đặc biệt là vào dịp Quốc khánh ngày 2 tháng 9 hàng năm đông đảo đồng bào, chiến sĩ cả nước và du khách quốc tế đã nô nức về quảng trường Ba Đình lịch sử, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các tổ chức đoàn thể trong mỗi dịp tổng kết hay đại hội thường vào Lăng viếng Bác hoặc báo công trước anh linh của Người.

Lăng không thu phí vào cửa và khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp ảnh, tắt điện thoại, không mang đồ ăn thức uống và giữ trật tự trong lăng...

Tính đến năm 2012 đã có gần 50 triệu lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó hơn 8 triệu khách quốc tế. Ðối với khách tham quan ở xa, việc tổ chức nhà nghỉ trọ được thực hiện chu đáo, tận tình. Việc ăn phụ, giải khát, chống rét, phục vụ thương binh nặng và người già yếu đến viếng đều được nghiên cứu tổ chức chu đáo. Công tác đón tiếp khách được cải tiến, như cải tạo các nhà chờ thành hai khu vực khang trang, để trước khi vào viếng, khách có thể tạm dừng chân, ngắm những cây hoa, cây cảnh, xem những bộ phim tư liệu. Ðối với các đoàn thương binh bị cụt chân, những chiến sĩ tiêu binh luôn chuẩn bị sẵn xe đẩy đặc biệt để phục vụ. Trong phòng viếng chia làm 2 hàng, hàng phía trong gần nơi đặt thi hài hơn được dành riêng cho trẻ em.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa nóng (từ 1-4 đến 31-10): Từ 7h30 đến 10h30; mùa lạnh (từ 1-11 đến 31-3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11. Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (vi.wikipedia.org/wiki).

Về Lăng viếng Bác, đối với mỗi người dân Việt Nam như một nhu cầu tình cảm, một phong tục tập quán mới, một sinh hoạt truyền thống biết ơn cội nguồn, hướng về gốc rễ trước mỗi bước đi lên. Từ cụ già đến các cháu thiếu nhi; từ người dân bình thường đến cán bộ, công chức nhà nước, tuy mỗi người có một tâm trạng khác nhau nhưng khi về bên Bác đều thấy thanh thảnh, bình yên. Nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam, đứng trước Lăng của Người đã có cảm nhận: Hiếm có lãnh tụ nào trên thế giới được nhân dân mến mộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài hoạt động thăm viếng, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn diễn ra các sinh hoạt văn hoá, chính trị. Những lễ báo công, giao ước thi đua, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn... và những năm gần đây, nam nữ thanh niên đã hình thành nên phong tục tập quán mới đó là đặt hoa trước Lăng Bác trong ngày cưới. Từ ngày 19/5/2001, nghi lễ chào cờ hàng ngày đã được tiến hành trang trọng trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh của Tổ quốc với lãnh tụ được hoà quyện vào nhau, càng tôn thêm giá trị văn hoá, tinh thần và ý nghĩa chính trị của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.( http://www.bqllang.gov.vn/).

5.2. Khu tưởng niệm Bác Hồ ở K9, Đá Chông, Ba Vì, thành phố Hà Nội

Khu di tích K9

Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội, du khách lên ôtô đi theo đường quốc lộ 32 hoặc Đại lộ Thăng Long đều đến thị xã Sơn Tây, rẽ theo đường 414 (tỉnh lộ 87) đi khoảng 19 km là đến đồi Đá Chông, thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Đây là địa điểm nơi gìn giữ thi hài của Bác Hồ từ 1969 - 1975 còn gọi là Khu di tích K9.

Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần thăm sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc. Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị TW Đảng. Xung quanh là hệ thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường K9. Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác. Ngày 15/12/1969 công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969 thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn, đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.

Về cơ bản từ năm 1969-1975, thi hài Bác được giữ gìn ở đồi Đá Chông (có thời gian không dài ở K2). Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, tại K9 đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát về Hà Nội. Đến 20 giờ ngày 18/7/1975 đoàn xe về đến quảng trường Ba Đình. Kính cẩn và trang nghiêm đưa thi hài của Bác vào Lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người. Hiện nay, K9 đã trở thành nơi một thời giữ yên giấc ngủ của Bác, Bộ Tư lệnh Lăng bố trí bộ phận tiếp đón các đoàn cán bộ và nhân dân toàn quốc về thăm K9. Tại đây du khách thắp hương Nhà thờ Bác Hồ, tham quan khu vực bảo quản thì hài Bác vẫn được giữ nguyên trạng gắn với nhà kính, nhà hầm và các phương tiện kỹ thuật máy móc. Bên trái của khu đồi là dòng sông Đà êm đềm chảy, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm với cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng.(http://www.nuibavi.com/).

Ngày nay đền thờ Bác ở K9 đã được xây dựng khang trang, đường đi từ cổng K9 vào tới đền thờ Bác đã được thảm nhựa, xe ôtô đã đi lại thuận lợi.

Trước sân đền thờ Bác là hai tấm bia đá được làm bằng đá quí nguyên khối.

Trên tấm bia bên trái khắc dòng thơ của anh hùng lao động, giáo sư Vũ Khiêu:

“Non ngàn chào đón chim ca ríu rít chung quanh

Khe núi reo vui, hoa nở tưng bừng mọi phía

Mây bay bát ngát Tản Viên sơn

Sóng vỗ rạt rào giang Đà thủy”

Bên dưới là sự ca ngợi công lao trời biển của Bác và sự tích khu K9.

Trên tấm bia bên phải cũng khắc dòng thơ của anh hùng lao động, giáo sư Vũ Khiêu đoạn đầu viết:

“Ngày hôm nay

Tưng bừng lớp con cháu

Nhộn nhịp Đá Chông bao đoàn già trẻ

Bát ngát trời xanh mây trắng

Vẫn nghe như lời Bác gọi thân thương

………

Và đoạn cuối là “Chúng con nguyện…” nói về cả nước nguyện làm theo di chúc và những lời căn dặn của Bác.

Tại nơi đây hàng ngày từng đoàn người từ mọi miền tổ quốc về đây không chỉ vào nhà lưu niệm thắp nén tâm hương tưởng nhớ tới Bác mà còn được thưởng ngoạn một khuôn viên thắng cảnh tuyệt đẹp do công sức của Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp.

5.3. Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai là nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1940.

Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thân phụ bà là ông Nguyễn Huy Bình, người làng Mọc (Nhân Chính, Hà Nội). Trước năm 1940, gia đình bà sống tại 132 phố Maréchal Foch (nay là phố Quang Trung), Vinh. Về sau, gia đình bà về sống ở quê mẹ là xã Đức Tùng, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Bà đã được Đảng tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Thư ký cho Nguyễn Ái Quốc tại văn phòng chi nhánh Đông Phương bộ của tổ chức Quốc tế Cộng sản tại Hương Cảng, Trung Quốc năm 1930; năm 1935 tham gia đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản tại Moscow. 

Năm 1937, bà giữ chức Bí Thư thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Ngày 30 tháng 7 năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Ngày 28 tháng 8 năm 1941, tức ngày 6 tháng 7 năm Tân Tỵ, bà đã anh dũng hy sinh tại trường bắn Bà Điểm- Hóc Môn, Gia Định.

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai toạ lạc trong một khuôn viên rộng rãi có diện tích 2.600m2, với các hạng mục chính: nhà lưu niệm, nhà quản lý và đón khách, nội thất khu thờ và thiết bị khác, sân vườn, cảnh quan và các hạng mục phụ trợ. Không gian của khu lưu niệm thoáng mát, nằm trên trục đường Quang Trung, thuộc phường Quang Trung.

Đây là một công trình văn hoá để tưởng niệm và trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, thể hiện lòng biết ơn và tri ân đối với công lao to lớn của đồng chí đối với quê hương, đất nước.(http://www.baonghean.vn/; http://truyenhinhnghean.vn)

5.4. Nhà lưu niệm Nguyễn Hữu Tiến tại Hà Nam

Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941), tức Trương Xuân Trinh, còn gọi là Thầy giáo Hoài hay Hai Bắc KỳXứ ủy viên Nam Kỳ, là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam

Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 1927, ông tham gia tổ chứcViệt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ đã được Xứ ủy Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tháng 8 năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, đàn áp đẫm máu và bị khủng bố rất tàn bạo. Thực dân Pháp đưa ông và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Thị Minh KhaiVõ Văn TầnHà Huy Tập,... xử bắn ngày 28 tháng 8 năm 1941

Nhà lưu niệm

Năm 1993, để ghi ơn Nguyễn Hữu Tiến, tỉnh Hà Nam đã cho xây dựng Nhà lưu niệm, mang tên: "Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến". Hiện, nơi này do người con gái duy nhất của Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom. Trong căn nhà có treo một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

Mộ Nguyễn Hữu Tiến hiện được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh (P.Long Bình, Q.9). (vi.wikipedia.org/wiki).

5.5. Khu tưởng niệm Nguyễn Đức Cảnh tại Thái Bình

Nguyễn Đức Cảnh (2 tháng 2 năm 190831 tháng 7 năm 1932) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao Động. Ông người làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình.

Ngày 9 tháng 4 năm 1931, trên đường từ cuộc họp quan trọng của Xứ ủy Trung kỳ trở về cơ sở, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ tại làng Yên Dũng Hạ (nay thuộc phường Hưng Thủy, Vinh), cách thành Vinh chừng vài cây số.. Ông lập tức bị chuyển giải về giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) chờ xét xử.

Tại phiên tòa Hội đồng đề hình của thực dân Pháp mở ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 1931 tại Hà Nội, ông bị kết án tử hình. Khi chánh án hỏi có xin ân xá không, ông trả lời khẳng khái: “Đánh đuổi quân cướp nước, giành độc lập cho Tổ quốc, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam là không có tội. Đã không có tội, cần gì ân xá”. Ông hy sinh ngày 3131 tháng 7 năm 1932

Ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, năm 1980, những người con quê hương Thái Bình đã xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh ngay tại Diêm Điền.

Bên cạnh không gian nếp nhà xưa, khu lăng mộ Nguyễn Đức Cảnh được thiết kế rất đặc biệt. Khu lăng được xây nổi lên trên, phần mộ ở phía dưới tầng nổi. Việc đi tìm mộ Nguyễn Đức Cảnh là cuộc hành trình khá gian truân, phải mất ròng rã hơn 7 tháng trời, đến tháng 11/2007 mới đưa được hài cốt của ông về khu tưởng niệm an nghỉ.

 Bằng tấm lòng trân trọng người anh hùng của quê hương, những người  con Thái Bình đã lấy đất sét tại nơi phát tích của nhà Trần (Tiến ĐứcT, Hưng Hà) đưa vào mộ của ông Nguyễn Đức Cảnh. Ngay trong khu lăng mộ và nhà lưu niệm hiện trưng bày nhiều tư liệu lịch sử là những bài báo của thực dân Pháp viết sau khi Nguyễn Đức Cảnh bị xử kín.(vi.wikipedia.org/wiki; www.dulichvn.org.vn)

5.6. Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ ở Phù Khê, Bắc Ninh

Nguyễn Văn Cừ (9 tháng 7, 1912- 28 tháng 8, 1941) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Ông còn là hậu duệ đời thứ 17 của Nguyễn Trãi. Ông sinh trong một gia đình nhà Nho, quê xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Tháng 6 năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn cùng với một số đảng viên khác.

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), thực dân Pháp ghép ông vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", "chủ trương bạo động" và là "người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và kết án tử hình.

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, bản án được thi hành cùng lúc với một số đảng viên cộng sản khác như Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... tại trường bắn Hóc Môn

Để tưởng nhớ và tôn vinh những đóng góp lớn lao của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - người con ưu tú quê hương Bắc Ninh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn) và một số dự án liên quan.

Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại thôn Phù Khê Thượng (Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã được đầu tư xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp các công trình. Cho đến nay các hạng mục nhà gia đình, nhà lưu niệm, nhà khách đã hoàn thành.

Trước đó, ngày 16-3-2012, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức nghi lễ tâm linh an vị tượng cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Bức tượng cao 4,34 mét, có tổng trọng lượng 5,2 tấn (không tính bệ) được lắp đặt an toàn tại khu lưu niệm. Kinh phí thực hiện dự án trị giá 1,9 tỷ đồng do Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Ninh huy động. (vi.wikipedia.org/wiki ; http://baobacninh.com.vn; http://www.baomoi.com/)

5.7. Khu lưu niệm cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Quảng Thọ, Quảng Ðiền

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (19141967) là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh".

Nguyễn Chí Thanh - Người con thân yêu của quê hương Thừa Thiên Huế, sinh ngày 1/1/1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Ðiền.

Nguyễn Chí Thanh - Người con thân yêu của quê hương Thừa Thiên Huế, sinh ngày 1/1/1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Ðiền.

Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Bác Hồ về tình hình miền Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, để tưởng nhớ người con ưu tú của quê hương, Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Điền đã đầu tư xây dựng khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ngay trên nền nhà cũ của gia đình Đại tuớng, ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ. Trải qua một thời gian dài từ năm 1990 đến năm 2000, sau nhiều lần trùng tu tôn tạo, hiện nay khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nằm trong khuôn viên rộng gần 1.000 m2, bao gồm một số công trình như: nhà thờ, nhà bia tưởng niệm, nhà trưng bày, sân vườn... Đây là một tập hợp các công tình kiến trúc vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, với nhiều hiện vật, tranh ảnh thể hiện một cách sinh động cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng. Khu lưu niệm được xây dựng là lòng tri ân của nhân huyện Quảng Điền nói riêng và nhân dân Thừa Thiên Huế nói chung đối với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh -  người chiến sỹ Cộng sản kiên trung, vị tướng tài ba của dân tộc, một con người trọn đời vì nước vì dân.

Trong những năm qua, đây là nơi tham quan, tìm hiểu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, cũng là nơi tổ những buổi báo công, nói chuyện truyền thống và kết nạp Đoàn, Đội... nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ huyện nhà.. Để giữ gìn và phát huy có hiệu quả giá trị của khu lưu niệm, huyện Quảng Điền cùng với các cơ quan, ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn, trùng tu tôn tạo khu lưu niệm và lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích. Với vai trò, ý nghĩa và những công trình hiện cóKhu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, đây là niềm vui, vinh dự lớn cho cán bộ và nhân dân Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Là động lực để tuổi trẻ huyện nhà tiếp tục rèn đức luyện tài, noi gương Đại tướng tiếp nối truyền thống vẻ vang của quê hương...

Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một trong những di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu trên địa bàn huyện Quảng Điền, bảo vệ và phát huy vài trò của di tích là việc làm có ý nghĩa to lớn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của cán bộ và nhân dân huyện nhà đối với người con ưu tú của quê hương. Cùng với thành Hóa Châu, phủ Bác Vọng, đình làng Thủ Lễ... khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là niềm tự hào của nhân dân Quảng Điền, là điểm đến hấp dẫn với khách thập phương khi về quê hương Quảng Điền anh hùng.

Ngày 22/8/2009, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích cấp quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho Di tích lịch sử Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Khu lưu niệm là tổ hợp các công trình kiến trúc truyền thống và hiện đại, tập hợp nhiều hiện vật, tranh ảnh thể hiện sinh động cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Nhiều năm qua, khu lưu niệm trở thành địa chỉ hành hương, về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng của hàng nghìn lượt thanh thiếu niên tỉnh TT- Huế và cả nước. (http://www.baomoi.com; https://quangdien.thuathienhue.gov.vn/; http://www.tuyengiao.vn/)

5.8. Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ở Giai Phạm, Hưng Yên

Nguyễn Văn Linh (1 tháng 7 năm 1915 – 27 tháng 4 năm 1998) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Thời kỳ là Tổng Bí thư, ông nổi tiếng với bút danh N.V.L. (sau này ông cho biết đó là "Nói Và Làm") với một loạt những bài báo trong chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân Dân bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Ông mất ngày 27/4/1998

Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, còn gọi là Mười Cúc, sinh tại Thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên

Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh xây dựng trên vị trí đất cũ của gia đình tại Thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, được chỉnh trang, tu bổ, nâng cấp cách đây 4 tháng nay đã cơ bản hoàn thành. Khu lưu niệm được khởi công xây dựng tháng 3.2003 và hoàn thành vào tháng 9.2004. Ban đầu, khuôn viên khu lưu niệm rộng 2000 m2. Hạng mục chính là Nhà tưởng niệm 5 gian, diện tích 254m2, tường xây, kết cấu mái gỗ lim, cửa thượng song hạ bản. Sau khi nâng cấp, tu bổ, khuôn viên khu lưu niệm được mở rộng với tổng diện tích 4.685 m2, cùng nhiều công trình được xây mới: Nhà trưng bày; Nhà sắp lễ...

Về tổng thể, phong cách kiến trúc công trình mang đậm nét kiến trúc nhà thờ truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, hòa hợp với không gian, cảnh quan làng quê. Khu lưu niệm trưng bày những hình ảnh cùng những hiện vật tiêu biểu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp vẻ vang của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trên ban thờ là tượng bán thân đồng chí Nguyễn Văn Linh được đúc bằng đồng do Thành ủy, HĐND, Ủy ban MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh dâng tặng. Trong số những hiện vật trưng bày tại đây, có bức đại tự cùng câu đối ca ngợi công đức của đồng chí Nguyễn Văn Linh cũng như thể hiện tình cảm của nhân dân đối với đồng chí. Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu ở đây có thể kể đến như: Bản kết án tù khổ sai của tòa án đại hình Pháp, 2 thùng đạn dùng đựng tài liệu, những cuốn sách đồng chí Nguyễn Văn Linh đã viết, những hiện vật giá trị mà đồng chí đã tặng cho nhân dân: cây gậy đầu rồng, bộ ấm chén... thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà lãnh đạo.

Việc xây dựng Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trên mảnh đất quê hương đáp ứng lòng mong đợi của người dân cả nước nói chung, người dân Hưng Yên nói riêng, cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ sau thực hiện sự nghiệp đổi mới và sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, như lúc sinh thời, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng và quyết tâm thực hiện. 

 Hơn 10 năm qua kể từ khi hoàn thành, Khu lưu niệm đã trở thành địa chỉ quen thuộc đón nhân dân và các vị nguyên thủ quốc gia về dâng hương, thăm viếng, tưởng nhớ và bày tỏ lòng mến phục, kính trọng, tri ân công lao, đóng góp to lớn của Tổng Bí thư đối với đất nước, dân tộc. 

 Xin ghi lại câu đối tại Nhà tưởng niệm đã đúc kết những công lao, cống hiến to lớn của Người với đất nước, dân tộc:

“Chí mạnh tâm hùng chỉ đạo nhân dân cùng đổi mới

Hương bay khói tỏa nhớ ơn lãnh tụ đã nhìn xa”

(vi.wikipedia.org; http://baohungyen.vn).

Nhân  kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Văn Linh (1 tháng 7 năm 1915 - 1 tháng 7 năm 2015) - Một người đã mở ra thời kỳ đổi mới cho đất nước Việt Nam, một người suốt đời vì dân vì nước.

Thể hiện lòng tôn kính với một Danh nhân họ Nguyễn Việt Nam - Một hiền tài của dân tộc Việt. ngày 30/6/2015, Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tổ chức đi lễ tưởng niệm Người tại khu lưu niệm này.

Hội đã tặng khu lưu niệm hai cuốn “Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh” và một bức câu đối nói về Người con của Hưng Yên cũng như của họ Nguyễn Việt Nam do nghệ nhân Nguyễn Khắc Bảo viết:

“Nguyễn tộc sinh kỳ tài, Nam tiến góp công dành thống nhất

Hưng Yên linh chí, Việt Nam đổi mới lĩnh tiên phong”

 5.9. Nhà tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng ở Thanh Miện Hải Dương

Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách của Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam (1969-1979), Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956), Tổng Thanh tra chính phủ (1956).

Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sử dụng bí danh Anh Cả, hoặc Sao Đỏ. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1979

Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng được xây dựng tại thôn Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) từ cuối năm 1995, trong khu vực sân vận động của làng, một địa danh lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Sau gần một năm vừa thi công công trình vừa xây dựng nội dung trưng bày, ngày 6-9-1996, nhà tưởng niệm được khánh thành và đi vào hoạt động. Nội dung trưng bày được các cán bộ của Bảo tàng tỉnh sắp xếp, bố trí hợp lý. Sau lễ khánh thành, công trình được giao cho Đảng ủy, UBND xã Thanh Tùng quản lý. Trải qua hơn 17 năm, nhà tưởng niệm thực sự đã trở thành địa chỉ văn hóa tiêu biểu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Nhà tưởng niệm đã được Bảo tàng Hải Dương chỉnh lý, nâng cấp nhiều lần cả về nội dung và hình thức. Năm 2008, tỉnh Hải Dương đã đầu tư nâng cấp toàn bộ cả về ngôi nhà và nội dung trưng bày. Đề cương trưng bày chỉnh lý gồm ba chủ đề chính. Đó là: giới thiệu về quê hương, gia đình và thời thơ ấu, thân thế và sự nghiệp của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng; thành tựu kinh tế, văn hóa của xã Thanh Tùng và tình cảm của quê hương đối với Ông

Về công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật bổ sung, thiết kế ma két và dàn dựng trưng bày được chị Nguyễn Thị Tường Vân, cán bộ của Bảo tàng Hồ Chí Minh, con gái của Ông tham gia thực hiện. Với tình cảm của một người con đối với cha của mình, đồng thời cũng là một cán bộ có chuyên môn về bảo tàng, chị Tường Vân đã cùng các cộng sự làm việc hết sức trách nhiệm trong một thời gian ngắn đã hoàn thành việc chỉnh lý nâng cấp nội dung trưng bày. Đã có rất nhiều tài liệu hiện vật, hình ảnh quý được bổ sung cả về chất lượng và lời giới thiệu thuyết minh. Nội dung trưng bày được dàn dựng hợp lý hơn, tuân thủ chuyên môn bảo tàng. Các phương tiện trưng bày được chú ý về chất lượng. Đặc biệt những thông tin về thân thế và sự nghiệp của Ông được xác minh rõ nét hơn đã làm cho chất lượng nhà trưng bày đạt được cả về nội dung và hình thức.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất Phó Chủ tịch nước (20/7/1979–20/7/2009), huyện Thanh Miện tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, nâng cấp Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng. Công trình trùng tu, nâng cấp, mở rộng khu Nhà tưởng niệm với kinh phí từ nhiều nguồn: Ngân sách Nhà nước; cán bộ công nhân viên Ngành ngân hàng, các tổ chức và cá nhân đóng góp, công đức.

Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng không chỉ là niềm tự hào của nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện nói riêng và nhân dân Hải Dương nói chung, mà còn là nơi lưu giữ và phát huy giá trị những di sản văn hóa quý báu về một danh nhân lịch sử của đất nước, có ý nghĩa như những ngôi đền tôn thờ những người có công với dân với nước, sẽ được lưu truyền mãi mãi. Đây là một địa chỉ văn hoá của không chỉ của Hải Dương mà là của cả nước. http://tuyengiao.haiduong.org.vn).

5.10. Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10 tháng 7 năm 191024 tháng 12 năm 1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh 24 tháng 12năm 1996.

Khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ tọa lạc tại khu phố 1, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An cách quốc lộ 1A khoảng 1km. Khu lưu niệm này có diện tích 10.000m2, gồm các hạng mục như đền tưởng niệm, nhà trưng bày, thư viện, công viên cây xanh, khu vực trồng cây lưu niệm...

Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được khởi công xây dựng vào tháng 7/2010 nhân kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Luật sư. Công trình có diện tích hơn 1ha, tổng mức đầu tư được phê duyệt gần 78 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 50%, còn lại là ngân sách địa phương.

Khu lưu niệm là một tổng thể công trình gồm nhiều hạng mục. Bên cạnh khu tái hiện nhà ở lúc sinh thời của Luật sư còn có công viên, cây xanh, thảm cỏ và các hạng mục về hạ tầng kỹ thuật; trong đó hai hạng mục quan trọng nhất là Nhà tưởng niệm và Nhà trưng bày-Thư viện giới thiệu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của Khu lưu niệm. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả thế mạnh xã hội hóa và các nguồn lực tại chỗ để gắn kết với hệ thống các khu di tích trên địa bàn huyện Bến Lức và các địa phương khác trong tỉnh theo hướng khai thác du lịch, nhằm giới thiệu đặc trưng di sản của địa phương đến với cộng đồng, du khách trong và ngoài tỉnh, trong đó có Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, để Khu lưu niệm trở thành điểm đến tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng công bố Quyết định xếp hạng Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là di tích quốc gia do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành vào ngày 29/6/2015.

Ngày 29/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Long An đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

5.11. Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định ở Giồng trôm

Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920 – 26 tháng 8 năm 1992), còn gọi là Ba Định) (bí danh Bích VânBa TấnBa Nhất và Ba Hận); là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 tháng 3 năm 1920 trong một gia đình nông dân tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (sau năm 1975), bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV,V,VI; Đại biểu Quốc hội khóa IV,V,VI; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,...

Ngày 26 tháng 8 năm 1992, bà từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 72 tuổi

Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, ngày 30/8/1995, bà được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Khu lưu niệm được xây dựng tại quê hương bà- ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (cách trung tâm thành phố Bến Tre 8,5km, trên tỉnh lộ 885, về hướng Đông). Công trình này được UBND tỉnh Bến Tre giao cho Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư bằng quyết định số 3186/QĐ-UB ngày 23/12/1999 trên phần đất có diện tích là 15.000m2.

Ngày 26/12/2000, lễ khởi công xây dựng được tổ chức với sự tham dự của các cơ quan, ban ngành của Trung ương và địa phương. Trãi qua ba năm xây dựng, ngày 20/12/2003, nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (20/12/1960 - 20/12/2003). Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định đã được khánh thành và đưa vào sử dụng trong sự hân hoan của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Với tổng vốn đầu tư là hơn 3,5 tỉ đồng trong đó có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Kiến trúc xây dựng theo tín ngưỡng dân gian: mái cong, ngói vải cá với khung sườn chính là bê tông cốt thép. Mái cũng được xây dựng bằng bê tông cốt thép, cột tròn và hoa văn trang trí ở diềm mái, đầu hồi, đầu cột.

Ngày 19/5/2004, nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và làm theo lời dạy của Người: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre phối hợp với UBND xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm tiến hành trồng cây trong khu lưu niệm với các loại cây như: dương, dầu, sao…       

Từ khi khánh thành và đưa vào phục vụ đến hôm nay, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định đã đón rất nhiều đoàn khách từ Trung ương đến địa phương với hàng trăm ngàn lượt khách. Qua đó cũng đã có rất nhiều tặng vật được lưu lại nay đây như ghế đá, độc bình, tủ, bàn, ghế, chậu kiểng, lư hương, tư liệu, hiện vật… của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến viếng.

Đến đầu năm 2006, phòng triển lãm về cuộc đời hoạt động cách mạng của bà được xây dựng trong khuôn viên của khu lưu niệm. Cùng lúc, Bộ Quốc phòng cũng tiến hành đúc tặng Khu lưu niệm tượng bán thân bằng đồng của Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Tượng nặng 1.025 kg, cao 1m75, đặt trên bệ bằng đá hoa cương cao 1,5m, tác giả là Trung tá Nguyễn Phước Tùng - Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam. Ngày 08/4/2007, phòng triển lãm cùng với tượng đồng vị nữ tướng đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Tượng đồng được đặt trong đền thờ. Nhà triển lãm (diện tích 274,24m2, vốn đầu tư trên 01 tỉ đồng) được xây dựng ở gần cổng khu lưu niệm dùng để tiếp khách và triển lãm những hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời của bà. Những hiện vật tiêu biểu như: chiếc xe Honda bà dùng đi công tác, sổ tay, bàn làm việc bị vết đạn cháy xém, đồng hồ, bút bi, mắt kiếng…

Ngày 12/4/2011 (mùng 10 tháng 3 năm Tân Mão), Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng mới Nhà trưng bày Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định. Nhà trưng bày Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những hạng mục chính thuộc dự án cải tạo và nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định. Nhà trưng bày được xây dựng với diện tích 328m2, bao gồm 9 gian với hệ thống kết cấu móng cột, dầm sàn bằng bê tông cốt thép, mái lợp ngói, nến lát đá granit, tường xây gạch sơn nước, cửa chính bằng gỗ căm xe, cửa sổ bằng nhôm màu vân giả gỗ. Công trình do Trung tâm tư vấn kiểm định xây dựng Bến Tre thiết kế, Trung tâm Phát triển nhà đất tỉnh Bến Tre xây dựng. Ngày 18/10/2011, công trình đã tổ chức khánh thành. Nhà trưng bày đã trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật, tư liệu về Cô Ba Định. Tổng chi phí xây dựng gần 2,5 tỷ đồng, do Công ty Du lịch Hòa Bình (TP.HCM) tài trợ.

Mới đây, ngày 8/6/2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà bia trong Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định. Quy mô đầu tư toàn khu gồm: xây dựng mới nhà trưng bày và các hạng mục phụ trợ khác, nhà bia, khu vệ sinh, nhà nghỉ chân kết hợp với giải khát, cải tạo chỉnh trang sân đường, cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cấp điện, chiếu sáng và cấp thoát nước. Dự án nhằm giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của bà phục vụ nhân dân, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Nhà bia có diện tích 25m2, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, kết cấu móng cột, dầm sàn bằng bê tông cốt thép, mái bê tông cốt thép dán ngói, nền lát đá granit, bên trong nhà bia được lắp đặt tấm bia đá và rùa làm bằng đá xanh tự nhiên. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau 2 tháng thi công.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là một công trình văn hóa đầu thế kỷ XXI, điểm thêm một điểm son trong công tác giáo dục truyền thống của tỉnh. Hàng năm, vào ngày 28 tháng 7 (âl), lễ kỷ niệm ngày mất của bà được tổ chức trang trọng tại đây. Công trình này để ghi nhớ công lao to lớn của Cô Ba Định đã hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Việc hoàn thành sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Bến Tre nói riêng. Đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh của nhân dân. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là địa điểm tham quan, du lịch về nguồn nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho các thế hệ thanh niên, sinh viên, học sinh và các tầng lớp quần chúng nhân dân trong cả nước.( vi.wikipedia.org; vhttdlkv3.gov.vn)

5.12. Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu – Nguyễn Kim Thành

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu được xây trong khuôn viên của gia đình cố nhà thơ tại D9, làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Với diện tích gần 120mgồm 2 tầng, nhà lưu niệm mang tên Tố Hữu là nơi giữ gìn và trưng bày những hình ảnh và tư liệu về nhà thơ trong suốt 82 năm của cuộc đời Nhà thơ – chiến sĩ của ông.

Tầng một là nơi trưng bày những bức ảnh, trích đoạn thơ cùng những phác thảo, ghi chép của Tô Hữu. Tầng hai là một vài góc quen thuộc trong cuộc sống đời thường của nhà thơ Tố Hữu khi ông cùng gia đình còn sống tại ngôi nhà số 76 phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Đó là một góc của phòng khách, bàn làm việc của ông những năm cuối đời, giá sách với một phần tiêu biểu từ kho tàng sách lớn của ông… Bên cạnh hiện vật, nhà lưu niệm còn trưng bày các tư liệu (ảnh, thơ, bút tích của Tố Hữu và thư từ của bạn bè trong và ngoài nước…).

Ngoài ra trong khuôn viên quanh nhà lưu niệm cũng được trồng các loại cây, hoa mà sinh thời Nhà thơ hằng yêu thích./.

Nhân kỉ niệm 89 năm ngày sinh của ông, nhà lưu niệm đã chính thức khánh thành để đón những bạn bè, độc giả quan tâm và yêu mến nhà thơ Tố Hữu đến tham quan.

Nhà lưu niệm trưng bày những hiện vật, những tác phẩm sinh thời của cố nhà thơ Tố Hữu chính thức khánh thành sáng 4/10 nhân kỷ niệm 89 năm ngày sinh của ông (4/10/1920 – 4/10/2009)

Đến dự buổi lễ khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu, có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và các nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng đông đảo những người yêu thơ Tố Hữu.( http://vov.vn/)