Video
Công đức
Sách: LỊCH SỬ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM (NXB Hồng Đức XB 2018)

CHƯƠNG XI: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM THỜI NHÀ NGUYỄN (1802-1945)

11.1. Thời nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (chữ Hán: 阮朝, Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 - tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ. Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia LongMinh MạngThiệu TrịTự Đức. Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo, tôn giáo từ phương Tây.

Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.

Thành lập

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thủy bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm của mình, họ đã phá tan quân Nguyễn, buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Giồng, rồi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp. Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, nên ông rất đau đớn rồi nổi giận ra lệnh tàn sát người Hoa ở Gia Định để trả thù. Việc này đã cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu GiangRạch GiáHà Tiên rồi theo thuyền nhỏ ra Phú Quốc.Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được Gia Định và đến năm 1780, ông xưng vương. Trong mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu Bồ Đào Nha do giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh. Ông tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tức giận vì tốn kém nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của Bá Đa Lộc là cai cơ Manuel lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp tàu của họ.

Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà, sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuận thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng".

Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Duy NguyNguyễn Văn TrươngVõ TánhNguyễn Huỳnh ĐứcLê Văn Duyệt, Nguyễn Phước HộiPhilippe VannierNguyễn Văn Hòa, Chưởng cơ Cố đem quân đánh Nha TrangDiên KhánhPhú Yên rồi tranh thủ đánh tới tận thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc. Vua Thái Đức cầu cứu Phú Xuân. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn SởPhạm Công Hưng, đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm đem 17.000 quân, 80 thớt voi và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui, trên đường về ông sai quân đắp thành Diên Khánh để lợi dụng địa thế nơi này làm bàn đạp chống Tây Sơn. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản cho an trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly và cai quản toàn bộ đất đai của vua bác.

Từ năm 1794 đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh, quân Nguyễn cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn. Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền. Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, Quang Toản không làm gì được. Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin đành rút quân về, suýt giao tranh với Vũ Văn Dũng may nhờ có Quang Toản sai quan ra khuyên giải Trần Quang Diệu mới đồng ý hòa. Nhưng sau đó Quang Toản lại nghe lời gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu, Tây Sơn từ đó cứ lục đục mãi, các quan nghi kị giết hại lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ánh. Năm 1797, Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng ông thì cùng Nguyễn Phúc Cảnh chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn giao chiến với tướng Tây Sơn là Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới, nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế lực Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên đánh Quảng Nam nhưng được mấy tháng lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp.

Nguyễn Ánh chiêu dụ Nguyễn Quang Bảo nhưng việc chưa thành vì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo. Nhưng Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh. Năm 1799, Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vua Xiêm La cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Cũng trong năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh thành Quy Nhơn, tướng giữ thành của Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng dù trước đó Quang Toản đã sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu. Sau đó, Nguyễn Ánh đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại; tháng 1 năm 1800, hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo đến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cho quân ra cứu nhưng bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có một trận lớn ở Thị Nại. Thấy thế Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh quyết tử thủ để tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, việc này khiến thời gian hai danh tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi đụng Quang Toản ở cửa Eo, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc và đến ngày 3 tháng 5 Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân.

Cùng thời gian nghe tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu đang vây Quy Nhơn sai binh về cứu nhưng bị quân Nguyễn chặn đánh nên quân không về được, ông chỉ còn cách cố gắng đốc binh chiếm thành. Đầu năm 1802, Tây Sơn mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng cho binh sĩ. Trần Quang Diệu tha cho binh Nguyễn, an táng Võ Tánh và thuộc tướng rồi bỏ thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị bắt, Vũ Văn Dũng không rõ số phận.

Cũng trong thời gian này, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, chữ Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn..

Tổ chức bộ máy

Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương

Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước, các bộ gồm: Bộ LạiBộ HộBộ LễBộ BinhBộ Hình và Bộ Công. Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang,... cùng với một số Ti và Cục khác.Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới. Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Văn thư phòng (năm 1829 đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.

Theo Trần Trọng Kim, người ta "thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo nghĩa của các nước Tây Âu ngày nay, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho giáo có nhiều chỗ khác nhau...".  Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

Nước Đại Nam của nhà Nguyễn vào thời điểm kết thúc độc lập năm 1883-1884, lãnh thổ chính bị chia thành 3 xứ Nam Kỳ thuộc địa (Cochinchina), Trung Kỳ (Annam), Bắc Kỳ (Tonkin) thuộc Pháp. Lãnh thổ cực đại của nhà Nguyễn thời độc lập tương đương với 3 xứ này và những vùng hay vương quốc mà nhà Nguyễn từng sáp nhập ở xung quanh: Trấn Ninh,Tây Nguyên (Pays de Mois), và Trấn Tây (Cambodge 1834-1840).Phân chia hành chính Ngạch quan lại chia làm 2 ban văn và . Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh nhà. Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm. Tuy bộ máy không thật sự cồng kềnh, nhưng tệ tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề lớn. Trong bộ luật triều Nguyễn có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội này.

 (https://vi.wikipedia.org/)

Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là quốc đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu.

Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, và vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh. Thừa Thiên, nơi toạ lạc của kinh đô Phú Xuân, là phủ trực thuộc Trung ương. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (mỗi người phụ trách 2-3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ trách về quân sự có chức lãnh binh. Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới bổ dụng thêm các quan văn. Hệ thống chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, và trong hệ thống này nhà vua, người đứng đầu đất nước, nắm nhiều quyền lực hơn hẳn so với các thời kỳ trước.

Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng[42]. Nhìn chung, cơ cấu hành chính của các tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình dễ dàng quản lý và phản ứng mau lẹ khi có sự biến xảy ra.

Đối với vùng thượng du và với các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, Minh Mạng thực hiện nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm 1829 ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương làm Thổ tri các châu huyện. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ để khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Tuy nhiên, do phản ứng của người dân địa phương, vua Tự Đức sau đó đã bãi bỏ chế độ lưu quan.

Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có 98 phủ bao gồm 342 huyện và châu.

Quân độiĐối với những hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vua Gia Long từ năm 1816 đã chính thức ra lệnh tiếp thu Hoàng Sa, cắm cờ trên đảo và đo thủy trình. Sang triều Minh Mạng, nhà Nguyễn cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Từ thập niên 1890 chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế của nhà Nguyễn cũng có dự định dựng ngọn hải đăng để khẳng định chủ quyền của Pháp trên quần đảo Hoàng Sa nhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này. Dù vậy khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối. Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương và vẫn chưa kết thúc.

Một trong những thành quả Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến với Tây Sơn là quân đội tương đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Sau khi làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Để sung binh ngạch mới, vua Gia Long cho thực hiện phép giản binh, theo hộ tịch tuỳ nơi mà định, lấy 3, 5 hay 7 suất đinh tuyển 1 người lính. Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu; các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị an. Quân chính quy có 14 vạn người, ngoài ra còn có quân trừ bị. Quân đội còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binhtượng binhthủy binh và pháo binh, trong đó bộ binh và thủy binh được chú trọng xây dựng để tác chiến độc lập. Trình độ chính quy thống nhất cao. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hoả khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ...Các loại súng thần công, đại bác được đúc với kích thước, trọng lượng thống nhất; thành luỹ, đồn to nhỏ cũng được quy định cho từng cấp với số lượng quân nhất định.

Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo trì cũng kém. Về thủy binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thủy quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao. Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều. Do đó, khi người Pháp vào xâm lược Việt Nam (1858), khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Pháp đã khá xa.Sự quan tâm tới khoa học quân sự phương Tây của Gia Long được xem là do tình thế bắt buộc thì với Minh Mạng lại hoàn toàn tự nguyện. Minh Mạng lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Phương thức tác chiến được các học giả Mãn Thanh ghi nhận là giống hệt kiểu Pháp, do trong quân đội Minh Mạng có thuê các sĩ quan huấn luyện Tây Dương. Có thể nói, quân đội nhà Nguyễn thời bấy giờ là lực lượng quân sự tân tiến hiện đại nhất ở khu vực Đông Á, vượt xa các nước láng giềng như Trung Hoa, Thái Lan, Campuchia.

Thuế khóa và lao dịch

Việc sinh hoạt quốc gia đòi hỏi phải có đủ tài chính để duy trì bộ máy triều đình nên sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18-60 tuổi. Các đinh bộ không bao giờ kê khai hết tất cả số đàn ông trong làng vì ngoài dân đinh còn có một số người là dân ngoại tịch, dân lậu, những người bần cùng, vô sản, không thể đánh thuế cũng như những người mới tới làng định cư.

Do tổ chức xã hội Việt Nam căn bản dựa trên thôn nên triều đình không đòi hỏi người dân phải trả thuế trực tiếp mà giao cho làng lo việc thuế má và sưu dịch, không cần biết làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng ra sao. Mỗi làng hưởng quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. họ cũng phải lo phân phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định thanh niên đi lính.

Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, Nhà Nguyễn xoá bỏ tất cả chế độ thuế khoá cũ của Tây Sơn để đặt lại thuế khoá mới nặng hơn thời trước. Vua Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng qua thời nội chiến. Hộ tịch phân ra 9 hạng, tuỳ từng hạng mà nộp thuế toàn bộ hay được miễn giảm một nửa hoặc miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch. Thuế đinh nhà Nguyễn đặc biệt đánh nặng lên dân Thanh Nghệ và Bắc Hà. Dân công nghệ thì nộp thuế sản vật. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để đánh thuế. Thuế điền thì dân Thanh Nghệ và Bắc Hà cũng bị nặng hơn ở các miền khác. Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là 992.559 người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người. Về điền thổ thì đầu đời Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất.

Mỗi người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều đình. Lao dịch thường là để làm các mục đích, xây sửa hệ thống đê điều, kênh rạch, sông ngòi; xây đắp các thành lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia. Trên thực tế, người dân phải lao dịch khá nặng trong thời gian vương triều Nguyễn xây dựng các cung điện, lăng tẩm, dinh thự,... Ví dụ năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được xây xong, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài. Vua Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì không tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc tuần du lớn ra Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua. Theo nhận xét của giáo sĩ Pháp Guérard: "... thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba lần". Trong dân gian đã xuất hiện các bài vè, bài ca miêu tả sự nặng nề của chế độ lao dịch.

Luật pháp

Lúc đầu, nhà Nguyễn chưa có một bộ luật rõ ràng, chi tiết. Vua Gia Long chỉ mới lệnh cho các quan tham khảo bộ luật Hồng Đức để rồi từ đó tạm đặt ra 15 điều luật quan trọng nhất. Năm 1811, theo lệnh của Gia Long, tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành đã chủ trì biên soạn một bộ luật mới và đến năm 1815 thì nó đã được vua Gia Long ban hành với tên Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long. Bộ luật Gia Long gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh nhưng kỳ thực là chép luật của nhà Thanh. Chương "Hình luật” chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chương khác như "Hộ luật” chỉ có 66 điều còn "Công luật” chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư". Tuy nhiên, bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luật nghiêm khắc để trừng trị tham quan. Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia Long, bộ luật này cũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời Minh Mạng. (https://vi.wikipedia.org/)

Sự ra đời của Luật Gia Long và cách thức trị nước gắn liền với pháp trị của triều Nguyễn có giá trị vô cùng to lớn trong dòng chảy lịch sử của pháp luật Việt Nam. Đối với xã hội phong kiến đương thời, thì một mặt pháp luật khẳng định quyền cai trị tối cao của nhà vua, “bảo vệ chủ quyền quốc gia, mà việc bảo vệ chủ quyền chính là xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền”.  Ngoài ra, vua Gia Long rất quan tâm đến việc xét xử các vụ án. Trong Đại Nam hội điển sư lệ, quyển 44, có ghi lại, năm 1812, vua Gia Long ra chỉ dụ cho bộ hình: “Hình ngục là việc lớn, quan hệ đến sinh mệnh của thiên hạ. Gần đây các nha môn hỏi việc hình, có nơi cứ để ứ đọng án tiết làm lụy cho bình dân, ta rất thương. Vậy hạ lệnh cho cho sở tại phải xét văn án soát tội tù, kẻ nào nhẹ thì ta tha cho, kẻ nào nặng thì tâu xin xử trí cho hình được thanh, chính được bình, xứng với lòng ta”.  Bên cạnh đó, nhà vua muốn các vụ án xét xử nhanh chóng, công minh và “có sự khoan hồng cho các công thần của bản triều”.  Điều này có ý nghĩa, hướng dân chúng và quan lại hết sức phụng sự cho triều đình. Mặt khác việc đưa ra các điều luật đã giúp ổn định trật tự xã hội, ngăn chặn người dân làm điều ác, con người có bổn phận làm theo những quy phạm đạo đức, giữ gìn trật tự kỷ cương phép nước. Tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, tránh được tình trạng dân nổi dậy chống lại triều đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Những quy định này, có giá trị cho hệ thống pháp luật đương đại trong việc yêu cầu các bộ, ngành có liên quan phải xét xử nghiêm minh, tạo sự công bằng cho những người có tội và vô tội, tránh gây phẫn uất trong dân chúng do những vụ án oan.

Đến thời vua Minh Mệnh, ông còn bổ sung một số những điều luật mới “Định lệ chi tiết về phân xử việc làm sai lầm của các thuộc viên, các đường quan ở kinh đô và các tỉnh. Định lệ về việc xử phạt quan lại tham nhũng và hối lộ…”.

Có thể thấy rằng, pháp luật của triều Nguyễn, mặc dù không phải là hệ thống luật pháp duy nhất dưới thời phong kiến ở nước ta. Nhưng có thể được coi là bộ luật lớn nhất, hoàn chỉnh và đầy đủ dưới chế độ phong kiến (ThS. Đỗ Việt Hà- http://tcdcpl.moj.gov.vn)

Ngoại giao

Với các lân bang

Cũng như các triều đại trước, nước đầu tiên mà Gia Long tiến hành ngoại giao là Trung Quốc. Tháng 5 năm 1802, sau khi lên ngôi vua, Gia Long cho một đoàn sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc. Dẫn đầu đoàn sứ giả là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Đoàn sứ giả sang Quảng Tây, quan lại nhà Thanh ở đây nhận chuyển đồ cống lên Bắc Kinh, còn giữ đoàn sứ ở lại Quảng Tây chờ lệnh triều đình có cho sứ giả lên Bắc Kinh triều yết hay không. Sứ đoàn này chưa hồi hương thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ Thượng thư là Lê Quang Định sang cầu phong vua Gia Khánh nhà Thanh đổi quốc hiệu là Nam Việt. Sau những tranh luận về tên gọi vì nhà Thanh ngại nhầm lẫn với nước Nam Việt xưa nằm ở Lưỡng Quảng và cùng đồng ý đảo ngược lại thành Việt Nam, vua Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Xâm sang làm lễ tấn phong cho Gia Long là Việt Nam quốc vương, ấn định thể lệ tiến cống hai năm một lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính.

Ngoài Trung Quốc, nhà Nguyễn còn qua lại với Xiêm La. Dù có xung đột từ thời kỳ trước đó đến khi Gia Long nắm quyền, việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Xiêm La vẫn giữ được sự hòa hảo. Từ năm 1802 trở đi hai bên vẫn có sự sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm. Tại Ai Lao, Việt và Xiêm cùng đặt ảnh hưởng, Quốc vương Ai Lao xin thần phục cả Việt lẫn Xiêm. Dân vùng Cam Lộ, dân ở các vùng cao nguyên hai tỉnh Thanh Nghệngười Thượng (tức người Rhadé) ở các nước Thủy Xá và Hỏa Xá cũng có cống phẩm đến để tỏ lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn. Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ ở Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là Sầm NứaTrấn NinhCam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh HóaNghệ AnQuảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam. Còn với Chân Lạp, khi vua Gia Long lên ngôi, nước Cao Miên tuy mất Thủy Chân Lạp cho người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, Tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp.

Với phương Tây

Năm 1803, Anh Quốc sai sứ là Robert sang xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam. Vua Gia Long không nhận đồ, và cũng không cho mở cửa hàng. Sau người Anh còn đưa thư sang hai ba lần nữa, nhưng vẫn bị từ chối. Đối với nước Pháp, vua Gia Long có thiện cảm hơn do khi ông còn gian truân có nhờ ông Bá Đa Lộc giúp đỡ. Khi chiến tranh kết thúc, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế. Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa.

Tuy nhiên, sự bành trướng của Châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi nước Anh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam. Vua Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người Âu Châu là bọn man di, là quân xâm lược. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của Châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt và các giáo sĩ nước ngoài đã so sánh ông với hoàng đế Nero của Đế quốc La Mã - một hoàng đế từng tàn sát hàng loạt giáo dân Công giáo. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không được nhà vua đếm xỉa đến. Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Tự Đức khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Năm 1850 có tàu của nước Mỹ vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương nhưng không được tiếp nhận.

Từ năm 1855 các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Sau khi Gia Định bị người Pháp chiếm, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao dịch với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học gì về ngoại giao.

Kinh tế

Thương mại

Thương mại Việt Nam sau khi đất nước được thống nhất vẫn không phát triển lắm, tổ chức thương mại củangười Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường họp vài thương gia hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay, không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Việc buôn bán ở các chợ quy mô lớn do thương nhân Hoa kiều chi phối, dù những người này chỉ là thiểu số. Các mặt hàng tiêu dùng họ kinh doanh gồm có: mua thổ sản như gạolúabắpđườnghạt tiêu... và bán và nhập cảng tràthuốc Bắcvảiđồ đồnggiấy. Trong vùng nông thôn, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông sản và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản và nông sản địa phương và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong từ chợ này sang chợ khác. Theo sử gia Trần Trọng Kim, người Việt Nam chỉ quanh quẩn trong nước, buôn bán những hàng hóa lặt vặt, nên bao nhiêu mối lợi lớn về tay người ngoài mất.

Hàng năm, thuyền buôn Trung Hoa thường đi lại giữa Việt Nam và Singapore. Thương nhân người Hoa thường lén chở gạo đi và đem thuốc phiện về. Trong những năm 1820-1830, giao dịch với Singapore rất hạn chế. Nguyên nhân do hàng hóa của Việt Nam phù hợp với thị trường Trung Hoa hơn. Khi người Pháp sắp chiếm hết Nam Kỳ, các bản lược kê tài chính cho thấy quan thuế hàng năm tương đương 3.000.000 france vàng trên tổng ngân sách 40.000.000 mà các quan viên đã giữ lại gấp đôi số tiền thuế kia, như vậy số tiền thu được vượt quá số tiền chuyển về triều đình rất nhiều. Từ thời Thiệu Trị, do xung đột với phương Tây từ nguyên nhân tôn giáo, quan hệ buôn bán với các nước này bị tổn hại. Năm 1850, Tự Đức không phái thuyền đi buôn ở Hạ Châu nữa. Triều đình cũng tìm cách cản trở dân thường buôn bán với người Tây nên cuối cùng, thương gia ngoại quốc chủ yếu là Hoa kiều, Xiêm và Mã Lai, trong đó người Hoa chiếm tỷ lệ lớn nhất.Triều đình đã tổ chức nhiều chuyến đi công cán đến các nước trong khu vực để thực hiện giao dịch buôn bán. Năm 1824, Minh Mạng đã sai người đi công cán ở Hạ Châu (Singapore) và Giang Lưu Ba (Indonesia). Năm 1825, vua Minh Mạng phái người sang Hạ Châu mua vải và đồ thủy tinh. Sau đó, mỗi năm đều có quan viên được phái đi tới các trung tâm mậu dịch của người Âu ở khắp Đông Nam Á. Từ 1831-1832 trở đi, các chuyến công cán càng lúc càng nhiều, điểm đến cũng khá đa dạng: Hạ Châu, Lữ Tống (Luzon - Philippines), đảo BorneoQuảng Đông, Giang Lưu Ba,... Trong khoảng 1835-1840 đã có 21 chiếc được cử đi. Hàng bán ra chủ yếu là gạođường, lâm thổ sản quý, hàng mua về là len dạ và vũ khí, đạn dược. Các hoạt động này gần như là độc quyền của triều đình dù tư nhân không bị cấm. Dù vậy, nhiều thương nhân cũng lợi dụng các chuyến buôn bán này để buôn lậu gạo và thổ sản sang Hạ Châu hay Quảng Châu.

Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúctiền,...

Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công Nhà nước là do triều đình trưng dụng thợ khéo trong các ngành nhưkhảm xà cừkim hoànthêu thùa... tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Đối với nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ, John White đã nhận xét:” Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác.” Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng.Nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công, như ti Vũ khố chế tạo quản lý nhiều ngành thủ công khác nhau, gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng,... Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loại thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở trên toàn quốc. Ngoài ra còn có các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti Thương bác hoả dược.

Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng... và cả máy hơi nước.. Trong ngành khai mỏ, đến nửa đầu thế kỷ 19, triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ Nhà nước, tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn kém phát triển so với thế giới.

Nông nghiệp

Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã tắc,... Năm 1828, Minh Mạng giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ khôi phục lại nghi lễ Tịch điền và làm thành luật lệ lâu dài, cũng như quy định rất nghiêm túc, cụ thể.

Tại miền Nam, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục việc khai hoang và phục hóa, từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình. Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ vàNguyễn Tri Phương; trong đó Nguyễn Công Trứ nổi lên vì là tác giả của ba chính sách khẩn hoang lớn: đồn điền, doanh điền và khai khẩn ruộng hoang. Đồn điền là chính sách chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm, binh lính để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền; sau từ 6-10 năm để cuộc sống ổn định sẽ chuyển sang hình thức làng xã. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả 6 tỉnh. Doanh điền là hình thức khai hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân, thực hiện di dân để lập ấp mới. Hình thức này bắt đầu được thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng theo đề nghị của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ. Theo đó, triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang. Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang.Về vấn đề ruộng đất, ngay khi mới lên ngôi, Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân. Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và phát chẩn. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng 1 phần khẩu phân nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.

Giáo dụcVăn hóa và giáo dụcNgoài ra, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt thời vua Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất. Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 là 4.273.013 mẫu. Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần đất còn lại được phân phối giữa các nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh có nhiều nhất là 5, 3 người.

Trong dân chúng, việc học tập có tính chất tự do hơn. Bất kỳ người nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học. Theo ông Trần Trọng Kim thì người Việt Nam vốn chuộng sự học, cho nên người đi học cũng nhiều. Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoathi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.

Thời vua Minh Mạng, ông muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông phần nhiều chỉ là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua một kế hoạch nào cho quốc phú dân cường, ông nói rằng:

Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”

Văn học

Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời Nguyễn sơ, thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà Nguyễn thuộc Pháp. Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính là quan của vua Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tác giả: Phạm Quy ThíchNguyễn DuTrịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. Nội dung tiêu biểu cho thời kỳ này là nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ văn chương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam. Thời nhà Nguyễn độc lập là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các vua như Minh MạngThiệu TrịTự Đức, và các thành viên hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn SiêuCao Bá QuátHà Tôn QuyềnTrương Quốc DụngPhan Thanh GiảnPhạm Phú Thứ. Hai thể kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ. Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng của họ đối với quá trình Pháp chiếm Việt Nam. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồm Nguyễn Tư GiảnNguyễn Thông, Nguyễn KhuyếnDương LâmNguyễn Thượng Hiền.

Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên. Hai thể theo được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục bát gián cách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất cao. Ở miền Nam Việt Nam, thành hình một lãnh thổ văn chương mới với nhiều nét độc đáo riêng so với các vùng cũ. Về nội dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư tưởng Nho giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề cập đến.

Khoa học, kỹ thuật

Sử học

Ngay từ cuối thế kỷ XVIIISử học là một trong những ngành khoa học rất phát triển. Sang đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, ngành này lại càng phát triển hơn, có thể nói đó là ngành phát triển nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim.

Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau:

- Tìm kiếm, lưu trữ và cho in lại các tác phẩm sử học của các triều đại trước.

- Biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các công trình sử học có giá trị lớn như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mụcĐại Nam liệt truyệnĐại Nam Thực lục - Tiền biên và chính biên, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phỉ khẩu phương lược, Bản triều bạn nghịch liệt truyện... Các nhà sử học cũng cho ra đời nhiều công trình của cá nhân như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực,... và nhất là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Trong đó, Đại Nam thực lục chính biên có tới 587 quyển.

- Các công trình địa phương chí, và gia phả các dòng họ cũng xuất hiện rất nhiều.

* Việc biên soạn các bộ địa phương chí gần như thành phong trào: từ các tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã cũng có chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được biên soạn khá công phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn không có. Tiêu biểu cho địa phương chí là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài ĐứcNghệ An ký của Bùi Dương Lịch

* Thể loại Gia Phả thì có Mạc Thị Gia phả của Vũ Thế Dinh.

- Ngoài ra còn có các tác phẩm soạn theo kiểu quy cách nhiều vấn đề khác nhau của lịch sử, nổi bật của thể loại này là Bộ lịch triều Hiến chương loại chí của ông Phan Huy Chú.

Năm 1942, Giám đốc Nhà lưu trữ Đông Dương Paul Boudet cho biết rằng các tài liệu trước thế kỷ XIX (thời Nguyễn) chỉ còn lưu lại được khoảng 20 bản. Từ triều vua Minh Mạng, công tác lưu trữ mới được quan tâm. Cũng năm 1942, số lượng địa bạ ở Tàng thư lâu giữ được có tới 12.000 quyển.

Địa lý và Địa lý Lịch sử

Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học lớn như bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định soạn theo lời của vua Gia Long. Sau đó cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công trình khác khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồĐại Nam nhất thống chí. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao khác ngoài Quốc sử quán như Bắc Thành địa dư chí và Hoàng Việt dư điạ chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn SiêuĐại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài ĐứcNam Hà tiệp lục của Quốc sử quán,... Ngoài ra thời Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của nước Đại Nam thời kỳ đó.

Nhìn chung, theo nhận xét của Dương Quảng Hàm thì tuy có nhiều giá trị nhưng do vẫn còn thiếu một phương pháp nghiên cứu khoa học tốt nên các tác phẩm về sử học và địa lý thời kỳ này vẫn có nhiều khuyết điểm. Dù vậy, các triều đại trước cũng không khá hơn nhà Nguyễn trong việc này.

Kỹ thuật công nghệ

Sang đến thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Cụ thể là, năm 1834, Nguyễn Viết Tuý dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng đã chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên Thủy hoả kí tế. Sau đó những năm 1837-38, theo mẫu của phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng,... và còn có cả xe cứu hoả. Đặc biệt là năm 1839, dựa theo các kiểu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn LịchVũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau, Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến hơn và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điểu đáng tiếc là sau đó mọi việc dường như bị đình lại. Thời Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm. Nhưng một điều đáng tiếc là những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia với nền sản xuất nông nghiệp chậm tiến so với thế giới phương Tây.Từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vau ban của phương Tây như thành Bát Quáikinh thành Huếthành Hà Nội...Thời Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển.

Kiến trúc

Nhà Nguyễn là triều đại có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác

Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa củaMỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây BắcĐông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương.

Thành Gia Định là một công trình, một cồn trình phòng thủ quân sự, được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là Ông Tín). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy". Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa. Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.

Cuộc chiến chống Pháp xâm lăng

Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ. Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.  Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam.

Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo. Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước. Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày. Cũng đồng thời lúc này, trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách: liên tiếp các năm 1864, 1866, 1867, 1868, 1881 các quan là Phan Thanh GiảnPhạm Phú ThứNguyễn Trường TộĐinh Văn ĐiềnNguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Về việc cá nhân, vua Tự Đức không có con nên ông truyền ngôi lại cho một người con của anh mình là vương tử Nguyễn Phúc Ưng Chân. Việc nối ngôi này liên tiếp gặp nhiều rối ren, Nguyễn Phúc Ưng Chân lên làm vua hiệu là Dục Đức được ba ngày thì bị phế bỏ rồi giết chết; một người con khác của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Hồng Dật lên nối ngôi tiếp với hiệu Hiệp Hòa tiếp cũng bị ép uống thuốc độc sau năm tháng, vị vua kế là Kiến Phúc cũng đột ngột qua đời (ghi là bệnh, nhưng nghi là bị đầu độc). Việc lập phế liên tiếp này chỉ kết thúc khi vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884.

Phong trào Cần Vương

Năm 1885, phái chủ chiến trong triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở thuộc Quảng Trị, tại đây Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Trángkhởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895.

Nguyên nhân sự thất bại của các phong trào kháng Pháp bởi sự kháng cự của họ chỉ có tính cách địa phương. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên 1 quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Ngoài những lý do trên, sự thất bại của phong trào này còn bởi những sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại. Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Thời Pháp thuộc

Theo các Hòa ước Harmand và Hòa ước Patenôtre thì chính sách ngoại giao, quân sự và tài chánh do nước Pháp kiểm soát nhưng không có sự hợp nhất giữa 2 quốc gia Đại Nam và Pháp. Nước Pháp sau khi không mua chuộc được vua Hàm Nghi bèn cho ông đi an trí ở Algérie. Sau đó anh trai vua là Nguyễn Phúc Ưng Biện kế vị, lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Vua Đồng Khánh bị trách là đã lên ngôi trong những điều kiện quá nhục nhã đối với quốc gia. Bị cô lập và thiếu kinh nghiệm, ông phải nhượng bộ cho người Pháp để đổi lấy sự giúp đỡ về mặt hành chính và quân sự. Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập gồm thuộc địa Nam Kỳ, 2 xứ bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ cùng Lào và Cao Miên đều đặt dưới 1 viên quan Toàn quyền Đông Dương người Pháp. Năm 1888, vua Đồng Khánh còn phải nhường cho nước Pháp mọi quyền hành trên 3 thành phố Hà NộiHải Phòng và Đà Nẵng, 3 khu vực này cũng trở thành 3 thuộc địa.

Quyền hành của nhà vua còn bị hạn chế hơn nữa khi Paul Doumer trở thànhToàn quyền Đông Dương. Từ 1897-1902, toàn quyền Paul Doumer đã áp dụng 1 chính sách cai trị độc tài, loại bỏ dần ảnh hưởng của triều Nguyễn. Quan lại cấp tỉnh phải phụ thuộc trực tiếp Thống sứ  Pháp, cai trị xứ Bắc Kỳ nhân danh Hoàng đế nhưng lại không cần phải nghe lệnh của vị vua Đại Nam. Các quan cũng phải nhường cho Công sứ Pháp quyền đề cử và bổ nhiệm hương chức. Cơ quan hành chính Pháp cũng phụ trách thu thuế và giao cho ngân khố của triều đình một ngân sách cần thiết cho việc duy trì triều đình. Paul Doumer đã thay thế chế độ bảo hộ bằng chế độ trực trị và triều đình từ lúc đó chỉ còn giữ lại được những hình thức bề ngoài. Vua Thành Thái vào năm 1907 đã bị ép phải thoái vị khi không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận. Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San được đưa lên nối ngôi, tức vua Duy Tân. Cũng như vua cha Thành Thái, Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Năm 1916, ông liên kết cùng Việt Nam Quang Phục Hội của nhóm Thái Phiên và Trần Cao Vân nổi dậy nhưng thất bại và bị đày ra đảo La Réunion cùng lúc với cha mình.

Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp để đòi hỏi nước Pháp phải cho người Việt được tham gia chính trị nhiều hơn nhưng cuộc hành trình này đã không đem lại kết quả nào. Chuyến đi này đã bị Nguyễn Ái Quốc châm biếm trong tác phẩm Vi hành của ông đăng trên báo L'Humanité số ngày 19 tháng 2 năm 1923. Ngày 6 tháng 11 năm 1925, lợi dụng việc vua Khải Định vừa qua đời, Toàn quyền Alexandre Varenne đã ép vị vua mới là Bảo Đại mới 12 tuổi phải ký thỏa ước giao cho quan Khâm sứ Pháp các quyền hạn cuối cùng. Thậm chí nhà vua còn không thể lựa chọn các Thượng thư và quan chức. Nước Đại Nam trên thực tế đã trở thành 3 mảnh có đời sống và thể chế riêng biệt. Nam Kỳ sáp nhập vào PhápBắc Kỳ gần như 1 thuộc địa và Trung Kỳ là nơi mà quy chế bảo hộ chỉ là lý thuyết.

Sụp đổ

Khi trở về nước năm 1932, Bảo Đại đã mong muốn cải cách xã hội Việt Nam nhưng phong trào này đã chết yểu bởi sự đối địch giữa các quan Thượng thư của ông như Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm cũng như sự chống đối của giới bảo thủ và chính phủ bảo hộ Pháp. Nhà vua nản lòng sớm, chuyển sang tiêu khiển bằng bơi thuyền và săn bắn. Trước thực tế nhà Nguyễn không còn khả năng chống Pháp, nhiều đảng phái cách mạng được tổ chức để đánh đuổi người Pháp. Năm 1926, Tân Việt Cách Mạng Đảng hoạt động ở Hà Tĩnh và Sài Gòn. Năm 1927, Phạm Tuấn TàiHoàng Phạm TrânNguyễn Thái Học lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1928, Tạ Thu Thâu và Nguyễn An Ninh lập Đệ Tứ Quốc tế. Năm 1930, Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội đổi ra Đông Dương Cộng Sản Đảng.

Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp giành chiến thắng cho phép không khí chính trị tại Đông Dương mang tính tự do hơn. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chính phủ Bảo hộ không cho phép đảng phái chính trị nào hoạt động. Dù vậy chính phủ Pháp đã nhượng bộ 1 phần trước các cuộc bãi công của công nhân. Năm 1937, phong trào đình công và biểu tình lại tái phát vượt quá tính chất nghề nghiệp để mang nhiều tính chính trị hơn. Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật Bản mang quân vào đánh chiếm Đông Dương.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc KỳTrung Kỳ và Nam Kỳ. Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây, độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á, và "ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được mục đích” (theo Par Francis AGOSTINI).Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại chỉ định Trần Trọng Kim làm thủ tướng thay thế cho Nội các Phạm Quỳnh tại Huế. Nhưng chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại được 4 tháng. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh ngày 19 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã thực hiện thành công Cách mạng tháng Tám, đưa Việt Nam trở thành nước độc lập từ tay người Nhật và người Pháp.

Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ "độc lập” giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, nhóm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo cuộc chiến này. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước".

Ngày 18 tháng 8, vua Bảo Đại đã xác nhận độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương". Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản để được "độc lập", mà là Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist".

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước cửa Ngọ Môn. Chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán và Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch chính thức tuyên bố Việt Nam độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sự kiện Bảo Đại thoái vị chính thức đánh dấu sự sụp đổ của nhà Nguyễn (mặc dù sau đó, Bảo Đại còn tiếp tục làm quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam từ 1 tháng 7 năm 1949 đến 26 tháng 10 năm 1955). Sự kiện này cũng đã đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm chế độ phong kiến ở Việt Nam. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm, có 13 vua thuộc 7 thế hệ.

Di sản

Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Nhã nhạc cung đình HuếQuần thể di tích Cố đô Huế hoặc Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư sử học Việt Nam Phan Huy Lê nhận xét rằng:

Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.”

Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch khổng lồ; hệ thống giáo dụckho lưu trữ châu bản; hàng ngàn đìnhchùa miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... Nhiều di sản trong số này có thời kỳ dài bị lãng quên.

Nhã nhạc

Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong năm 2003. (https://vi.wikipedia.org)Nhã nhạc Cung đình Huế được xem là loại hình âm nhạc chính thống, là Quốc nhạc, được sử dụng trong các cuộc tế lễ của Triều đình (như lễ Đăng quang, lễ Băng hà, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã tắc, và nhiều lễ trang nghiêm khác...). Loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho Vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của Triều đại. Chính vì vậy, các Vua nhà Nguyễn đã coi trọng việc phát triển Nhã nhạc Cung đình. Qua từng thời kỳ lịch sử, âm nhạc Cung đình được kế thừa và tiếp tục phát huy phục vụ cho các Vương triều phong kiến. (http://thegioidisan.vn)

Quần thể di tích Cố đô Huế

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ như đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát dưới triều vua Gia Long năm 1803 đến khi hoàn chỉnh triều vua Minh Mạng vào năm 1832.Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-HuếViệt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. 

Phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh thành Huế thực sự là một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà một thuyền trưởng người Pháp là Le Rey khi tới Huế năm 1819 phải thốt lên: "Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng". (https://vi.wikipedia.org)

Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc... (https://www.thuathienhue.gov.vn)

Mộc bản

Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà LạtLâm Đồng (xưa và nay vẫn là Biệt điện Trần Lệ Xuân - Khu Di tích của TP. Đà Lạt).Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được tạo ra trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn. Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân tuân thủ. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiểu trừ giặc dã.

Mộc bản triều Nguyễn còn bao gồm cả những ván khắc in thu ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ tại Quốc Tử Giám, dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị.

Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản triều Nguyễn là gỗ thị, gỗ cây nha đồng. Nét chữ khắc trên tài liệu mộc bản rất tinh xảo và sắc nét. Ðây là những tài liệu có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý. Do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: "Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)".

Năm 2007, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã làm hồ sơ trình UNESCO và đến ngày 31/7/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức được UNESCO đưa vào "Chương trình Ký ức thế giới". (https://vi.wikipedia.org)

Theo Cục Di sản văn hóa (http://dch.gov.vn): Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc, những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.

Nội dung của khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn.

Về lịch sử: có 30 bộ sách gồm 836 quyển, ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy và có tính chính xác cao. Trong 34.619 tấm Mộc bản, có một bản khắc bài “Nam quốc sơn hà”.  Đây là bản khắc gỗ cổ nhất bài thơ “Nam quốc sơn hà” còn lại cho đến ngày nay. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” khẳng định chân lý: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Về địa lý: có hai bộ sách gồm 20 quyển, ghi chép về địa lý của nước Việt Nam đã thống nhất và ghi chép về hoàng thành Huế. Đặc biệt, trong khối tài liệu quý giá này có những bản khắc mộc bản mang nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc sách Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép về các sự kiện xảy ra từ thời chúa Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần, trải

Về chính trị xã hội: có năm bộ sách gồm 16 quyển, ghi chép về sách lược của các triều đại phong kiến Việt Nam.qua chín đời chúa (1558 - 1777), đã khẳng định: quần đảo Hoàng Sa (tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi

Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển, ghi chép về các điển chế và pháp luật triều Nguyễn.Về quân sự: có năm bộ sách gồm 151 quyển, ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc kỳ, Nam kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác.

Về văn hóa - giáo dục: có 31 bộ sách gồm 93 quyển, ghi chép về những nhân vật đỗ cử nhân, tiến sĩ triều Nguyễn.

Về tư tưởng triết học - tôn giáo: có 13 bộ sách gồm 22 quyển, ghi chép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia.

Về văn thơ: có 39 bộ gồm 265 quyển, ghi chép thơ văn của các bậc đế vương và Nho gia nổi tiếng Việt Nam.

Về quan hệ quốc tế: tài liệu mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị khi tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp...Về ngôn ngữ văn tự: có 14 bộ sách gồm 50 quyển, giải nghĩa Luận ngữ bằng thơ Nôm.

Trước năm 1960, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được lưu trữ tại Huế. Từ năm 1960 được chuyển từ Huế về Đà Lạt. Quá trình di chuyển tài liệu mộc bản triều Nguyễn từ Huế về Đà Lạt rất công phu và cẩn trọng, phải di chuyển làm ba lần mới hoàn thành. Từ năm 1961 - 1975, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được cất giữ tại chi nhánh văn khố Đà Lạt; do điều kiện bảo quản không tốt nên bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Sau năm 1975, được giao về Cục Lưu trữ nhà nước (nay là Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước), bảo quản tại tòa nhà Dòng Chúa cứu thế. Từ năm 1984, được chuyển về bảo quản tại khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV). Hiện nay, khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn đã được xây dựng nhà kho chuyên dụng hiện đại để bảo quản, đã phân loại, chỉnh lý khoa học, đồng thời được in rập ra giấy dó và số hóa, có phần mềm quản lý và phục vụ khai thác sử dụng. Để bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu này, năm 2004, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước cho phép biên soạn và xuất bản sách Mộc bản triều Nguyễn - đề mục tổng quan, giới thiệu toàn bộ nội dung khối tài liệu quý hiếm trên với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.


Bảo vật: Di sản tại Hà Nội Nhà Nguyễn đã để lại các di sản như toà Khuê Văn Các tại khu Quốc Tử Giám, nay đang được lấy là biểu trưng của Hà Nội, cột cờ Hà Nội, quần thể đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm mà không người Việt Nam nào quên được cả khi đi xa Tổ quốc.

Ngoài những di tích lịch sử như đền đài, dinh thự, thời đại nhà Nguyễn cũng để lại nhiều bảo vật, là dấu tích của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 18 và 19, trong đó có nhiều kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bửu tỷ, bảo kiếm, hàng thủ công nghệ và mỹ thuật. Cuối năm 2010, lần đầu tiên sau 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những báu vật này đã được đem ra trưng bày. Riêng quốc ấn (nặng khoảng 10 kg vàng) và quốc kiếm của vua Bảo Đại, trao lại cho Trần Huy Liệu, Trưởng đoàn Đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 đã bị mất trộm tại viện bảo tàng Việt Nam và thất lạc. Cả ấn tín của hoàng hậu Nam Phương cũng bị trộm mất. (https://vi.wikipedia.org)

Sáng 6/12 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế), một cuộc triển lãm với quy mô lớn nhất lần đầu tiên đã giới thiệu đến công chúng 64 bảo vật hoàng cung triều Nguyễn cực kỳ quý giá đã từng thuộc về Huế, nay quay lại cố hương.

Tại triển lãm “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn” dưới sự phối hợp của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 64 bảo vật rất quý báu trong số 2.500 cổ vật từ ngày xa quê hương, sau 71 năm ròng rã đã lần đầu về Huế ra mắt mọi người. Các cổ vật này phân thành 4 nhóm, quan trọng nhất nhóm này là sưu tập biểu trưng quyền lực với ấn, kiếm, kim sách, mũ miện, thẻ bài. Trong đó, ấn, kiếm được coi là trọng khí của quốc gia, là vật bảo chứng cho sự hiện diện và xác nhận ý chí, mệnh lệnh của các vua triều Nguyễn (http://dantri.com.vn/, 06/12/2016)

 

Theo http://www.hue.vnn.vn/: Lần đầu tiên, đông đảo người Việt Nam và du khách nước ngoài đã được chiêm ngưỡng bộ sưu tập mũ, ấn, kiếm, đĩa vàng, ấm chén và hộp đựng bằng ngọc, sách vàng - một phần di sản bảo vật triều Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nhân kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.

Hiếm có một cuộc trưng bày nào đông người xem đến thế. Những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã thu hút tới bốn vạn khách tham quan mỗi ngày. Những bảo vật không chỉ là biểu tượng quyền lực của vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam mà thực sự còn là tích tụ tinh hoa nghệ thuật làm đồ mỹ nghệ của người thợ thủ công nước ta kết hợp với những chất liệu vàng bạc châu báu đẹp nhất đương thời.

Chiều ngày 30/8/1945, trước sự có mặt của 5 vạn người dân Kinh đô Huế, trên lầu Ngũ Phụng ở cửa Ngọ Môn, vị Hoàng Đế cuối cùng của triều Nguyễn - Vua Bảo Đại đã trao bộ ấn và kiếm, tượng trưng cho quyền lực Vương Triều cho đại diện chính quyền Cách Mạng. Ngay sau đó, ấn và kiếm đã được chuyển ra Hà Nội để tham dự lễ Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam mới. Từ đó, ấn, kiếm và nhiều vật dụng khác của nhà Nguyễn đã thuộc về quyền quản lý của nhân dân. Bảo vật cũng đi theo cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm và được Uỷ ban kháng chiến liên khu V lưu giữ. Có những lúc, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, có ý kiến đề nghị bán bảo vật nhà Nguyễn để lấy kinh phí phục vụ kháng chiến, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ quyết giữ lại vì nhận thức đây thực sự là kho di sản quý của dân tộc.

Năm 1954, các báu vật được giao về Bộ Tài Chính rồi đến Bộ Văn Hóa. Một số bảo vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn trưng bày, ngày 4/7/1961, chiếc ấn Hoàng Hậu Chi Bửu (ấn quý của Hoàng Hậu) nặng 4,9 kg vàng, có đôi rồng chạm nổi ở tay cầm và 1 chiếc âu đựng trầu nặng 0,5 kg bị kẻ gian lấy trộm. Ngày 05/01/1962, lại mất thêm 1 ấn bạc mạ vàng khắc chữ “Cao Đức Thái Hoàng Thái Hậu” , 2 quyển Kim sách có khắc chữ Bảo Long và Khải Định thập niên. Trước tình hình này, nhà nước đã đóng hòm giữ các bảo vật tại Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam.

Cho đến tận năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mới lại được bàn giao các bảo vật nhưng đáng tiếc, sau khi mở hòm, phần lớn bảo vật đã bị xuống cấp trầm trọng: các chất liệu gỗ, đồi mồi bị mối xông, lưỡi kiếm sắt bị gỉ, mũ Vua bị mủn nát, nhiều chi tiết bị cong vênh, ô xy hóa. Từ những mảnh vụn của các bảo vật, các nhà khoa học đã phục chế thành công được bộ sưu tập bảo vật Hoàng Cung dựa trên nhiều nguồn tư liệu ảnh, thư tịch, các loại hiện vật đang thờ trong lăng tẩm...Ngoài ra còn có sự góp sức của các nghệ nhân đã trả lại hồn cốt cho những di sản quý giá suýt biến thành phế vật.

Trong dịp trưng bày này, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã đưa ra 1 chiếc mũ Thượng Triều và 1 chiếc mũ Bình Thiên đã phục chế hoàn hảo.Thành quả lớn nhất của việc phục chế là dựng được 4 chiếc mũ của Vua Nguyễn. Trong số đó, có 3 chiếc cùng kiểu dáng, được gọi là mũ Thượng Triều, dùng khi Vua thiết triều. Các mũ này được làm từ vàng, đá ngọc (đá bán quý mầu đỏ hoặc hồng như quartz, garnet...) và pha lê thiên nhiên. Mặt trước mũ, trên đỉnh có 2 hốt thông thiên hình cánh sen, gắn 2 bông hoa vàng nhụy ngọc trên nền mây vàng. Trán mũ hình cánh cung, viền ngoài là băng hoa ngọc. Diềm trong hình cánh cung có hoa văn lá đề. Đặc biệt trang trí trên mũ có nhiều hình rồng đối xứng từng cặp và hình mây vàng, có vành bác sơn hình vương miện được dệt bằng các sợi vàng. 1 chiếc mũ Bình Thiên có dáng khác hẳn. Mũ này được nhà Vua sử dụng khi tế đàn Nam Giao. Phía trên đỉnh là một tấm phẳng hình chữ nhật, chính giữa có hình chữ Thọ theo thư pháp kiểu chữ Triện trong một ô hình chữ nhật. Phía trước mũ được kết 12 tua, tượng trưng cho 12 tháng. Mỗi tua có 6 hạt vàng, 6 hạt bạch ngọc. Phía sau mũ cũng có 12 tua tương tự. Xung quanh mũ có 12 hình rồng chầu. Viền quanh chân mũ là băng hoa văn hoa vàng nhuỵ ngọc. Hình rồng là loại có 5 móng, đuôi xoáy.

Tượng trưng cho quyền lực của Vua và Hoàng Gia chính là các ấn tín. Có 2 chiếc ấn vàng và 1 chiếc ấn bằng đá ngọc được bày. Ấn làm bằng vàng khối, đúc hình rồng 5 móng (chỉ có nhà Vua mới được sở hữu hình tượng rồng 5 móng). Rồng có hình tượng cách điệu: mũi sư tử, thân có hình vảy cá, có bờm và sừng, đuôi có hình ngọn lửa...

Hai quyển Kim sách (sách bằng vàng), trên khắc chữ Hán và nhiều hoa văn tinh xảo. Hai chiếc kiếm có bao bằng đồi mồi và được khảm thêm vàng bạc cũng như ngọc quý. Đồ ngự dụng của nhà Vua cũng làm bằng vàng, được chạm trổ hình rồng, chữ triện, hoa lá cầu kỳ. Một bộ ấm chén bằng ngọc trắng, cẩn vàng ở vòi ấm, miệng chén, miệng đĩa và một phần thân chén. Hai chiếc hộp tinh xảo được chế tạo bằng cách ghép nhiều mảnh đá quý nhiều màu sắc: đỏ, hồng, nâu, xanh da trời, xanh lam, trắng. Trên thân hộp có 4 hình tròn khắc hoa văn và bằng chất liệu đá màu xanh nhạt. Hộp có chân đế trổ lỗ thủng.

Bộ sưu tập bảo vật Hoàng Cung bằng các chất liệu quý đã gợi nhớ một thời Hoàng Kim của các bậc Vua nhà Nguyễn, một nền văn minh và nghệ thuật cung đình mà giá trị còn mãi với thời gian.

Lệ bất khả

Trong giới sử học hiện nay hình thành 2 luồng ý kiến khác nhau về lệ bất khả của nhà Nguyễn. Nguyễn Phan Quang và Trương Hữu Quýnh cho rằng: để đề cao uy quyền nhà vua và ngăn chặn nạn quyền thần lấn át hoàng đế, vua Gia Long đã đặt ra lệ Tứ bất: Trong triều không lập Tể tướng, thi đình không lấy Trạng nguyên, trong cung không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ vua.

Lê Nguyễn có ý kiến ngược lại về vấn đề này, tuy nhiên ông chỉ đề cập tới "tam bất” chứ không phải "tứ bất":

"Trong khi triều Nguyễn có một Quốc sử quán làm việc thật hiệu quả, đã cho ra đời những bộ sử... lớn lao, thì không thấy ai viện dẫn một chỉ dụ nào của các vua Nguyễn quy định những điều bất khả đó...".

Bất khả trạng nguyên

Thực tế là triều Nguyễn không có một trạng nguyên nào. Trạng nguyên là người xếp hạng cao nhất trong số các tiến sĩ dự kỳ thi Đình dưới các triều đại trước. Thời Nguyễn, triều đình tổ chức thi Hội để lấy tiến sĩ và thi Đình để xếp hạng các ông nghè; các tân khoa tiến sĩ dự thi Đình được xếp theo giáp đệ, còn gọi là tam giáp:

< >Đệ nhất giápĐệ nhị giáp gọi là đệ nhị giáp tiến sĩ cập đệ hay tiến sĩ hoàng giápĐệ tam giáp là đệ tam đồng tiến sĩ hay tiến sĩ xuất thânNăm 1232 thời Trần Thái Tông, mở thi Thái học sinh, "lấy Trương Hanh, Lưu Diễm đỗ đệ nhất giáp; Đặng Diễn, Trịnh Phẫu đỗ đệ nhị giáp; Trần Chu Phổ đỗ đệ tam giáp"Năm 1442 thời Lê Thái Tông, “Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đỗ, Lương Như Hộc ba người đỗ tiến sĩ cập đệ; nhóm Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; nhóm Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ tiến sĩ đồng xuất thân…”. Năm 1499 thời Lê Hiến Tông, “cho Đỗ Lý Khiêm, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Khắc Kiệm ba người đỗ tiến sĩ cập đệ, bọn Hoàng Trưng, Nguyễn Hằng 24 người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân…”. Gia Long là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (mẹ hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (mẹ Minh Mạng) và 1 hoàng hậu thời Bảo Đại là Nam Phương hoàng hậu.

Ngoài ra, sử liệu nhà Nguyễn không hề phủ nhận sự tồn tại của ngôi vị hoàng hậu:

< >Sách Minh Mệnh chính yếu ghi: “Nay châm chước đời xưa vá đời nay, đặt bị quý phi, thần phi vào bậc nhất… trên bậc nhất đặt một vị hoàng quý phí để giúp hoàng hậu điều khiển chính sự trong cung” Sách Đại Nam điển lệ toát yếu dành hẳn khoản 183 để định nghi thức “tuyên sách văn lập hoàng hậu” Minh Mạng tới Khải Định không phong hoàng hậu không xuất phát từ lệ nào mà vì chưa tìm được người xứng đáng hoặc chưa thấy cần làm.

Bất khả tể tướng

Thời Gia Long đặt quan chế trên cơ sở tham khảo thời Hậu Lê. Sang thời Minh Mạng có việc tổ chức lại bộ máy và áp dụng tới hết thời Nguyễn, theo đó đứng đầu bộ máy quan lại là tứ trụ triều đình. Khi tham khảo sử sách các đời trước cũng rất khó tìm thấy chức danh tể tướng trong hàng quan lại đầu triều:

< >Thời Tiền Lê: Đứng đầu là thái sư, thái úy, tổng quảnThời Lý: Thái sư, thái phó, thái bảo, tổng quản, tướng côngThời Trần: lấy ba chức thái, ba chức thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo), thái úy, tư đồ, tư mã, tư không. Chức Tể tướng thì thêm danh hiệu Tả hữu tướng quốc bình sựThời Hậu Lê, trong quan chế thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) năm 1471 và được áp dụng phổ biến trong các triều vua Hậu Lê sau, không thấy có chức danh tể tướng.Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực hiện quá trình này (thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy cơ phân liệt). Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh Mạng và Tự Đức.

Về vấn đề tổ chức hành chính

Những thành quả của vương triều Nguyễn trong việc xây dựng nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng được ghi nhận từ việc quản lý đất nước. Đặc biệt là những thành tựu trong cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng còn có nhiều giá trị. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng:

Nhà Nguyễn có nhiều chính sách hay. Chính sách Đình Nghị: Đã đi họp là phải phát biểu. Ý kiến trong Đình Nghị phải được ghi chép. Nếu không phát biểu trong kỳ họp trước, kỳ sau sẽ không được đi họp nữa. Hay chủ trương Hầu trị: Người của địa phương không được đứng đầu trong địa phương. Phải đi nơi khác làm quan, khi đến địa phương khác, không được lấy vợ, mua đất ở đó. Giám khảo chấm thi không được tham gia khi có người nhà đi thi, hoặc phải trình báo…Đây là những chính sách mà ngày nay chúng ta cần học tập”

Vấn đề cải cách

Theo Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế), đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như "Minh Trị duy tân” ở Nhật Bản, để rồi dang dở bất thành. Những nguyên nhân cơ bản là:

1. Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có những hậu thuẫn quan trọng về xã hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến hành cải cách.

2. Giai cấp phong kiến Việt Nam chưa có khuynh hướng tư sản hóa nên số đông triều thần nhà Nguyễn đã bị tầm nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế.

3. Không có người biết tổ chức, quản lý, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém.

4. Sau khi Nam Kỳ mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, nên sự đầu tư cho cuộc canh tân không đủ, nhiều chương trình học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng. Riêng nguyên nhân này còn có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đã ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hỏng...

Đánh giá

Báo Nhân dân điện tử (http://www.nhandan.com.vn/) ngày 19/1/2014 trong lễ kỷ niệm 194 năm ngày mất của vua Gia Long và 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời, đã đưa tin: “…Vua Gia Long (1820-2014) - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và thống nhất bờ cõi của Việt Nam đầu thế kỷ 19”.

Bài báo cho biết:  “Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị chúa Nguyễn thứ 10 cũng là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguyễn, người đã thống nhất toàn cõi Việt Nam sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, phân liệt. Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804, đến nay đã tròn 210 năm”.

Ghi nhận công lao nhà Nguyễn GS Phan Huy Lê nhấn mạnh: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ - không gian sinh tồn của nước VN. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi”.  (https://tuoitre.vn, 23/02/2017).

Cũng theo GS Phan Huy Lê: “Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Cố đô Huế là nơi hội tụ và kết tinh các giá trị văn hóa dân tộc trong một thời kỳ lịch sử khi mà kinh đô này lần đầu tiên trong lịch sử trở thành trung tâm chính trị, văn hóa của một quốc gia tương đương Việt Nam hiện đại. Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ 11/12/1993 và ngày 7/11/2003 Nhã nhạc cung đình lại được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong số các đô thị hình thành và phát đạt trong thời kỳ này, Hội An là cảng thị tiêu biểu nhất và khu di tích phố cổ Hội An cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 4/12/1999”. Ông nói: “Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hóa được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy”. (http://thethaovanhoa.vn, ngày 19/10/2008)

Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói:  ““Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” song có một chân lý không bao giờ thay đổi: Triều Nguyễn mãi mãi là một phần trong dòng chảy của lịch sử dân tộc!” ( https://nghiencuulichsu.com 28/3/2016)

Về việc thống nhất đất nước, vấn đề này đã được nhiều người quan tâm, đáng chú ý hơn cả là ý kiến của các nhà sử học miền Nam trước năm 1975: Vua Gia Long là “người đã thống nhất đất nước”, “chẳng những đã thống nhất đất Việt Nam về địa lý mà còn thống nhất về tinh thần ái quốc”. Vận dụng luận điểm “sức mạnh Nam kết hợp với sức mạnh Tây Phương”, một học giả đã đã thể hiện ý tưởng của mình như sau: “Nguyễn Ánh ra tới Thăng Long, đặt chân lên nơi mà 200 năm trước tổ tiên ông phải giả tiếng mới về Nam được, Thăng Long, Phú Xuân, Gia Định rồi nối vòng Gia Định, Phú Xuân, Thăng Long, con đường thật dài, thực đầy gian nan cực nhọc mà cũng đầy vinh quang. Đất nước mệt mỏi vì chiến tranh nay đã tìm đường thoát trong thống nhất…”.

Quốc sử quán triều Nguyễn và Trần Trọng Kim (tác giả của “Việt Nam lược sử”) đều cùng chung quan điểm khẳng định công lao thống nhất đất nước của Nguyễn Ánh – Gia Long, Trần Trọng Kim cho rằng: “ Vua Thế Tổ Cao Hoàng đế nhà Nguyễn cất quân ra Bắc, lòng người theo phục, chỉ một tháng trời mà bình định được Bắc Hà, đem giang sơn về một mối vậy” “ Thế Tổ khởi binh chống nhau với Tây Sơn ở Gia Định từ năm Mậu Tuất (1778) kể vừa 24 năm, mới dứt được nhà Tây Sơn, thu phục được giang sơn cũ của Chúa Nguyễn khi xưa và họp được cả Bắc Nam lại một khối”. (PGS. Ts. Nguyễn Thành Nam – Một số ý kiến nhận định, đánh giá chung về triều Nguyễn – Doanh nhân lịch sử - văn hóa Trần Đình Bá (1867-1933) – NXB Hồng Đức 2018).

Các vua nhà Nguyễn (https://vi.wikipedia.org)

Trong 143 năm tồn tại kể từ khi thành lập năm 1802 đến khi sụp đổ 1945, nhà Nguyễn có 13 vị vua cai trị thuộc 7 thế hệ. Tính theo Đế hệ thi của Minh Mạng thì dòng họ nhà Nguyễn chỉ truyền đến chữ thứ 5 (Vĩnh) hết dòng thơ thứ nhất, tương đương với thế hệ thứ 5 kể từ các con Minh Mạng.

Miếu hiệu

Thụy hiệu

Tên

Năm

Niên hiệu

Lăng

Thế Tổ

Cao Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ánh

1802-1820

嘉隆 Gia Long

Thiên Thọ Lăng

Thánh Tổ

Nhân Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Đảm

1820-1841

明命 Minh Mạng

Hiếu Lăng

Hiến Tổ

Chương Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Miên Tông

1841-1847

紹治 Thiệu Trị

Xương Lăng

Dực Tông

Anh Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

1847-1883

嗣德 Tự Đức

Khiêm Lăng

Cung Tông

Huệ Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Ái

1883

育德 Dục Đức

An Lăng

 

 

Nguyễn Phúc Hồng Dật

1883

協和 Hiệp Hòa

 

Giản Tông

Nghị Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Đăng

1883-1884

建福 Kiến Phúc

Bối Lăng

 

Xuất Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Lịch

1884-1885

咸宜 Hàm Nghi

 

Cảnh Tông

Thuần Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Ưng Kỷ

1885-1889

同慶 Đồng Khánh

Tư Lăng

 

 

Nguyễn Phúc Bửu Lân

1889-1907

成泰 Thành Thái

An Lăng

 

 

Nguyễn Phúc Vĩnh San

1907-1916

維新 Duy Tân

An Lăng

Hoằng Tông

Tuyên Hoàng Đế

Nguyễn Phúc Bửu Đảo

1916-1925

啟定 Khải Định

Ứng Lăng

 

 

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy

1926-1945

保大 Bảo Đại

 

 

11.2. Gia Long

Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 - 3 tháng 2 năm 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎 hoặc 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm1802 đến khi qua đời năm 1820.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

Thời trẻ

Nguyễn Ánh sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn. Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng (阮福種) và Noãn (暖). Năm ông 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục. Năm ông 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Nguyễn Ánh và bốn anh em trong nhà đi theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định. Trong thời gian nội bộ chúa Nguyễn đang xẩy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.

Xưng vươngNăm 1777, cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ bắt giết hết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên (khu vực Cà Mau hiện nay). Ông chạy ra đảo Thổ Chu và được Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), một Giám mục người Pháp, che chở

Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh lại xuất hiện ở Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân, ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn Hoằng,Tống Phước KhuôngTống Phước Luông và Hồ Văn Lân. Tháng 11 năm 1777, ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Côn tháng 12 cùng năm. Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính.. Và cũng chỉ trong tháng 2 năm 1778, Tây Sơn phái Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn vào đánh Gia Định. Họ nhanh chóng đánh chiếm các vùng Trấn BiênPhiên Trấn và một số khu vực ven biển. Nguyễn Ánh để Đỗ Thanh Nhơn giữ Gia Định rồi cùng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Hoằng đi đánh nhau ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau đó mở cuộc phản công, ngăn chặn và đẩy lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại được Trấn Biên. Thủy binh của Phạm Ngạn thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông này phải rút về lại Quy Nhơn.

Suốt các năm sau 1778 và 1779, Nguyễn Ánh ra sức củng cố và mở mang Phiên An trấn (vùng Sài Gòn-Gia Định-Long An hiện giờ) với mục đích biến vùng này thành căn cứ địa chống Tây Sơn. Ông cho tổ chức phân chia hành chính đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc đặt quan coi giữ, đóng thuyền, trữ lương chuẩn bị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ. Trong đó Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm tới thủy binh: ngay sau khi vừa được tôn làm đại nguyên soái, ông liền cho đóng 50 chiến hạm đầu nhọn gọi là Long Lâm Thuyền. Hai năm sau, tướng Đỗ Thanh Nhơn lại đưa ra sáng kiến đóng thủy sư hai bánh (thuyền hai lái). Năm 1779, Chân Lạp tranh thủ quân Việt đang gặp rối loạn mà nổi dậy, Nguyễn Ánh bèn sai binh đi chiếm Chân Lạp và biến quốc gia này thành chư hầu. Tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu” làm ấn truyền quốc, phong cho Đỗ Thanh Nhơn chức Ngoại hữu, Phụ chính, Thượng tướng công. Cùng năm, người Miên ở Trà Vinh dưới sự chỉ huy của tù trưởng Ốc Nha lợi dụng tình hình nổi lên chống Nguyễn Ánh, ông sai Đỗ Thanh Nhơn và Dương Công Trừng đi đánh dẹp. Nguyễn Ánh ngoài ra còn cho đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm La

Đỗ Thanh Nhơn vì có nhiều công lớn nên được Nguyễn Ánh đãi trọng, nhưng lại có biểu hiện hung bạo, cậy công lấn lướt quyền hành với Nguyễn Ánh, tạo thêm vây cánh thậm chí muốn giành quyền lực. Thấy vậy, tướng Tống Phúc Thiêm bèn bày mưu để giết Đỗ Thanh Nhơn. Tháng 3 năm 1781, Nguyễn Ánh cùng Tống Phúc Thiêm lập mưu giả bệnh, gọi Thanh Nhơn đến rồi sai võ sĩ giết chết. Đây là một việc gây nhiều tai hại cho Nguyễn Ánh: sau đó dù ông đã nhanh chóng đưa ra chính sách chia cắt để làm suy yếu quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn nhưng họ vẫn phản lại Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh phải ra sức đánh dẹp mãi, trong việc đánh dẹp này Thống binh Tống Văn Phước tử trận.

Tháng 10 năm 1781, Xiêm La đưa quân sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, vua Xiêm La là Trịnh Quốc Anh bắt vợ con hai tướng Xiêm chỉ huy rồi sau đó lại loạn Phan Nha Văn Sản nổ ra. Hai tướng Xiêm là Chất Tri và Sô si buộc phải thỏa hiệp với quân Việt, thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn rồi rút về nước dẹp loạn Phan Nha Văn Sản và giết quốc vương Trịnh Quốc Anh. Chất Tri lên ngôi, tức vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà Chakri. Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh.

Đến thời điểm mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh phát triển lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu đánh thuê Bồ Đào Nha do Giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh. Ông bèn tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tức giận vì tốn kém nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của Bá Đa Lộc là cai cơ Manuel  lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp tàu của họ.

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thủy bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn đồng thời buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.

Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Sự chống đối này khiến cho Đô đốc Phạm Ngạn, người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi đánh dẹp. Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và để trả thù, ông tiến hành tàn sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù Lao Phố. Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều hơn với Nguyễn Ánh, quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng cho đến hết cuộc chiến của mình khiến cho ông có được một nguồn lực kinh tế rất lớn. Ngoài ra, việc này còn cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu GiangRạch GiáHà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc.

Trong văn hóa Việt, quá trình Nguyễn Ánh bôn tẩu khắp chốn Nam Hà đã làm nảy sinh cụm từ “Gia Long tẩu quốc” (Gia Long bôn tẩu vì nước). Về sau, cụm từ này sau đó trở thành chủ đề văn học (tác phẩm cùng tên của Phạm Văn Thình hay Tân Dân Tử) được in chạm vào nhiều bộ bình trà, dĩa sứ ở miền Nam Việt Nam.

Nhận thấy Nguyễn Ánh đã hết sức phản kháng, anh em Tây Sơn rút quân về Quy Nhơn, để lại hai hàng tướng của quân Đông Sơn là Đỗ Nhàn Trập và Hộ bộ Lãnh trấn giữ Gia Định. Châu Văn Tiếp, một tướng trước đây từng theo Tây Sơn, cùng Nguyễn Phước Mân lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Nguyễn Ánh tìm cách tổ chức lại Gia Định nhưng quân của ông rất yếu ớt vì các thất bại trước, buộc ông phải sai sứ là Lê Phước Điển và Lê Phước Bình sang Xiêm trước để đề phòng Tây Sơn vào, đồng thời ủy thác cho Bá Đa Lộc chuẩn bị trước thuyền bè để khi Tây Sơn đến có đường mà đi. Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn HuệNguyễn Lữ mang quân Nam tiến. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước nhưng vẫn bị quân Tây Sơn phá tan trong trận đánh ở cửa Cần Giờ. Tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phước Mân bị giết chết còn Dương Công Trừng bị bắt sống. Bản thân Nguyễn Ánh buộc phải bỏ chạy về Phú Quốc với tầm 100 quân và 6 tướng. Một tháng sau, Nguyễn Ánh lại tụ tập được một đạo quân người Chân Lạp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huỳnh Đức quay về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ kéo quân đánh phá Đồng Tuyên, bắt hoặc giết hầu như toàn bộ tướng của Nguyễn Ánh Riêng Nguyễn Ánh nhờ biết bơi nên thoát chết; ông bèn bỏ chạy đem theo mẹ, và vợ con ra đảo Phú Quốc, ở tại đảo Diệp Thạch (hòn Đá Chồng). Sau trận Đồng Tuyên, quân binh người Hoa trở mặt làm phản đánh chiếm Hà Tiên, giết chết tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn Kim Phẩm cùng một người con gái của Ánh tên là Ngọc Hoa. Nguyễn Ánh khi này trốn ra vùng đảo thuộc Vịnh Thái Lan, nơi ông thu nạp được một số hải tặc người Xiêm và Mã Lai đang hoạt động ở đây. Sau đó, Nguyễn Ánh tổ chức tầm 2-3 đợt cướp vùng Hà Tiên để kiếm khí giới và lương thực cho binh lính, nhưng cũng chính các hoạt động này khiến cho nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh bị lộ.

Tháng 6 âm lịch năm 1783, một tổng suất của quân Tây Sơn là Phan Tuấn Thuận kéo quân ra Đá Chồng truy kích, tình thế bức bách tướng Lê Phước Điển dùng kế hy sinh mặc áo ngự đóng giả Nguyễn Ánh khiến Tây Sơn bắt nhầm. Riêng Nguyễn Ánh thoát chạy ra được đảo Cổ Long nhưng lại mất hết thuộc tướng. Một tháng sau, dò biết được Ánh đang ở Phú Quốc, Nguyễn Huệ sai phò mã Trương Văn Đa của Tây Sơn kéo quân vây đánh 3 vòng trùng trùng điệp điệp. Nhưng lúc này bất ngờ có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra và một số bị đánh đắm. Nguyễn Ánh thừa cơ lên thuyền trốn và sau bảy ngày đêm lênh đênh trên biển, ông quay ra hòn Cổ Cốt rồi lại về Phú Quốc. Thời gian này, vì thiếu lương thực binh sĩ Nguyễn Ánh phải đi hái cỏ, đào củ, hay nhờ thuyền gạo của một người đàn bà tên là Hà để có cái ăn.

Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục lần mò tìm cách quay lại Gia Định qua cửa biển Ma Ly (một cửa biển xưa thuộc Bình Thuận ngày nay). Tây Sơn nghe tin liền đuổi bắt khiến ông phải trốn tiếp ra Phú Quốc. Sau đó, Nguyễn Ánh cùng một cai cơ tên Nguyễn Văn Chính quay về Long Xuyên, bắt giết được một vị tướng của Tây Sơn tên là Quản Nguyệt ở cửa sông Ông Đốc. Việc này đã đánh động đến Tây Sơn khiến cho Nguyễn Ánh suýt bị bắt, lại phải trốn và tiếp tục trôi dạt qua các đảoThổ ChuCổ LongCổ Cốt sống cuộc đời lưu vong "phẫn chí của một viên bại tướng” với vài trăm binh và thân cận.

 Chính trong thời gian này, với những khó khăn gặp phải và mối quan hệ của Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh, kèm theo lời bày của Bá Đa Lộc khiến Nguyễn Ánh nảy sinh ý định cầu viện Pháp. Vào cuối năm 1783, Nguyễn Ánh giao cho Bá Đa Lộc một tờ quốc thư 14 khoản cầu viện Pháp và quốc ấn để vị Giám mục này được toàn quyền thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp cầu viện triều đình vua Louis XVI. Đi kèm với Bá Đa Lộc là con cả của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Cảnh và các tướng Phạm Văn NhơnNguyễn Văn Liêm. Sinh mạng của cậu bé về sau trở thành hoàng tử trưởng nhà Nguyễn, khi ấy mới lên 4 tuổi bị đưa ra "thế chấp” "làm con tin” trong cuộc cầu viện này. Sau đó Nguyễn Ánh từ biệt gia quyến đi nơi khác.

Cầu viện Xiêm la

Khi Bá Đa Lộc chưa kịp đi vì trái mùa gió thì Nguyễn Ánh liên tiếp gặp những thất bại trước quân Tây Sơn, do đó ông có ý chuyển sang cầu viện Xiêm La. Nguyên trước đó, khi Nguyễn Ánh còn phải lênh đênh trốn chạy, tướng của ông là Châu Văn Tiếp chạy thẳng qua Xiêm cầu cứu. Đến tháng 2 năm Giáp Thìn (tháng 5 năm 1784), vua Xiêm La là Rama I cho tướng Thạt Xỉ Đa đem thuyền sang Hà Tiên đón. Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long Xuyên hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 năm 1784 mà không màng việc thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu ngoại viện này.

 Vua Xiêm nhân cũng đang có chiến tranh với Tây Sơn nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để dùng ông phân tán lực lượng Tây Sơn. Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang Nam Hà. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Quân Xiêm La nhanh chóng lấy được Rạch GiáBa ThắcTrà ÔnMân ThítSa Đéc. Riêng Châu Văn Tiếp tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn tại Mân Thít. Thế tiến quân nhanh chóng, quân Xiêm lại ỷ thế làm đủ điều tàn bạo với dân chúng khiến cho Nguyễn Ánh rất thất vọng; ông giao hết việc lại cho thuộc tướng rồi bỏ đi ra các đảo. Riêng về tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh. Tây Sơn đã thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt gần 2 vạn quân Xiêm, chỉ sót vài nghìn người chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Từ sau vụ việc này, Nguyễn Ánh không còn trông mong gì vào Xiêm nữa vì "họ (Xiêm La) sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Các tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chạy theo đường bộ về Xiêm; còn Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy kích phải trốn đi theo đường thủy qua đảo Thổ Châu rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng.

Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng. Ít lâu sau, một viên cai cơ tên Trung đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các, Xiêm La. Thời gian ở Xiêm, Nguyễn Ánh được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok), binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người.

Lưu vong ở Xiêm và hiệp ước với Pháp

Sau một năm chuẩn bị, ngày tháng 12 năm 1784 Giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp), còn Nguyễn Ánh đưa mẹ và vợ sang trú ở Long Kì (hay Đông KhoaiVọng Các). Với số binh tướng từ Đại Việt mà Nguyễn Ánh thu nhặt được, ông cho tổ chức lại binh tướng trên đất Xiêm rồi lâu lâu cho quân đột kích về Gia Định. Ông đồng thời cũng giúp vua Xiêm đánh Miến Điện và Mã Lai, nên Xiêm La rất hậu đãi. Khoảng năm 1787, thực dân Bồ Đào Nha từ Macao sang Xiêm gặp và đặt vấn đề giúp Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh cũng sai sứ đi, nhưng việc không thành vì những đòi hỏi của Bồ Đào Nha cũng như sự không vừa lòng của vua Xiêm.

Do một số vấn đề rắc rối tại Pondichéry, mãi đến tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ” (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.

Các sử gia về sau cho rằng tuy là ký kết dưới danh nghĩa Nguyễn Ánh, nhưng người chịu trách nhiệm về việc soạn ra các điều khoản đặc biệt có lợi cho phía Pháp trong hiệp ước này có thể là Giám mục Bá Đa Lộc chứ không phải là chính bản thân Nguyễn Ánh; nếu không có lệnh đình chỉ việc thực thi điều ước thì khi trao đổi văn kiện chưa chắc Nguyễn Ánh đã chịu chấp nhận một hiệp ước bất bình đẳng như thế này. Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm 1787 không thành hiện thực.

Về nước

Sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh thấy vua Xiêm ngày càng tỏ ra không vừa lòng vì lực lượng của mình trở nên quá mạnh, ông viết thư cảm ơn rồi ban đêm lặng lẽ trở về vùng Gia Định. Nguyễn Ánh về tới Gia Định vào khoảng tháng 8 năm 1787; đóng quân tại Nước Xoáy (Hồi Oa), Sa Đéc thuộc vùng Hậu Giang. Thời gian này ông cũng nhận được sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua Giám mục Bá Đa Lộc. Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với quân Thanh tại Bắc Hà (1788-1789), vùng Gia Định dưới quyền Tây Sơn cũng không ổn định, quân Tây Sơn bị cô lập trước dân chúng địa phương vốn có nhiều cảm tình với Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói riêng. Tướng Tây Sơn giữ Long Xuyên là Chưởng cơ Nguyễn Văn Trương hàng quân Nguyễn. Nguyễn Ánh đồng thời lại thu nhận được nhiều binh lính ở địa phương; sau đó ông bèn bắt đầu tổ chức tấn công Tây Sơn. Đông Định vương Nguyễn Lữ nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ. Sau đó khi thấy thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn.

Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả nhưng vì không nhận được viện binh, lại trúng mưu Nguyễn Ánh ly gián với Nguyễn Lữ và cuối cùng là cái chết vì bệnh của Nguyễn Lữ đã làm thế Tây Sơn ở Gia Định ngày càng yếu đi. Phạm Văn Tham vẫn cố đơn độc chiến đấu, nhiều lần đánh lui quân Nguyễn, có lần đã buộc Nguyễn Ánh và thuộc hạ phải chạy tới tận Cù lao Hổ. Nhưng thế Nguyễn Ánh vẫn còn vững do việc ông đã lập tức tìm cách củng cố thế đứng ngay khi chiếm được Mỹ Tho: ông cho thành lập các dinh trấn, cho các tướng quản lý, và tổ chức lại quân đội.

Quân tướng theo Nguyễn Ánh ngày càng đông, Phạm Văn Tham vẫn cố chống cự để chờ viện binh, nhưng lúc đó Thái Đức Hoàng đế chỉ lo phòng bị Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ở phía Bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía Nam.

Quân Tây Sơn ở Gia Định ngày càng thế cùng sức kiệt và không ngừng bị quân Nguyễn Ánh bao vây chia cắt, chiêu hàng tướng sĩ. Đến năm 1788, Võ Tánh đem hơn 1 vạn quân theo Nguyễn Ánh. Cùng năm, Nguyễn Ánh tấn công và lấy được Gia Định, Phạm Văn Tham rút ra ngoài tiếp tục chống trả. Đầu năm 1789, Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bịt đường ra biển về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn lại mất Nam Hà.

Người Pháp giúp đỡ

Ngày 27 tháng 12 năm 1787Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh rời Pháp và trở lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giai cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa tư sản, cộng thêm việc Bá tước nhận trách nhiệm chi viện là De Conway vốn có hiềm khích với Bá Đa Lộc đã tấu sàm, nước Pháp tỏ ra không muốn nhắc đến hiệp ước cũ nữa. Chờ mãi không nhận được sự chi viện từ Bá tước De Conway, Giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có ý định đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 7 thì Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia Định. Các hoạt động quyên góp sau này về tiền hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh LongChâu ĐốcHà TiênBiên HòaBà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gian mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ từ người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn.

Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân sự của Giám mục Bá Đa Lộc không phải là sự trợ giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành động tự nguyện của một nhóm người theo sự vận động cá nhân của Giám mục. Thực tế này đã bị cuộc cách mạng 1789 ở Pháp biến thành một "sự nhập nhằng không rõ ràng” và những biến động liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này khiến hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về những quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải được nhận. Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó.

Ổn định phía Nam

Tổ chức chính quyền  và chính sách kinh tế

Khi vừa chiếm lại Gia Định, ông bắt đầu tổ chức lại chính quyền bằng cách lựa các viên tham mưu quân đội chuyển qua các bộ lập thành một triều đình, đồng thời cho tăng cường phát triển giáo dục, mở khoa thi, thu dùng các nhân sĩ người Việt và Minh Hương đã theo ông trước đó. Ngoài ra, nhiều sĩ phu lục tục ra giúp Nguyễn Ánh, trong đó nổi bật nhất là nhóm học trò của nhà nho Võ Trường Toản.

 Năm 1788, Nguyễn Ánh cho lập kho Bốn Trấn làm kho chung cho các trấn Phiên AnBiên HòaVĩnh Thanh, và Định Tường để thu thuế và làm ngân quỹ cấp lương bổng cho quan lại. Đến tháng 6 năm 1789, ông đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều vì cộng đồng di dân chưa định hình và chiến tranh liên miên ở vùng Gia Định. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm 12 người (một số vị nổi bật là Trịnh Hoài ĐứcLê Quang ĐịnhNgô Tòng ChâuHoàng Minh Khánh) đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách là nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên 100 thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên 70 thùng lúa thì sẽ được thưởng như sau: dân thường sẽ được miễn việc xâu (những việc quan lại cần nhân công địa phương làm như đào kênh, đắp thành) một năm; phủ binh thì sẽ được miễn đi đánh nhau một năm. Những người dân lậu (người không ở trong sổ bộ quản lý của địa phương) cũng có thể làm ruộng dưới sự quản lý của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau. Từ tháng 10 năm 1790, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu (sông Vàm Cỏ ngày nay) lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được nhà nước trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế theo hạn mức 6 hộc lúa mỗi người trong đội; bất cứ ai tuyển được 10 người trở lên sẽ được làm quan quản trại và trừ tên trong sổ làng (tức là khỏi đi lính). Số lúa gạo thu được từ các đồn điền này được giữ trong một kho gọi là kho Tích Trữ (về sau đổi thành kho Đồn Điền hay Đồn Điền khố theo âm Hán-Việt).

Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng (thuế điền) một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thuế thị nạp. Mức thu như sau:

< >Năm 1792, từ một tới năm phương lúa trên một ngườiNăm 1799, vùng Bình Định và Phú Yên nộp 17 thăng gạo cho mỗi mẫu ruộngNăm 1800, mỗi người ở Gia Định nộp hai phương gạo (riêng người già và tàn tật thì chỉ nộp một nửa). Ruộng mỗi mẫu sẽ nộp 1 phương gạo.kẽm, sắtđồ đồngdiêmlưu huỳnhsắtgangchì đen), để có thêm nguồn tài chính và binh khí. Tất cả đều phải do nhà nước mua bán và quản lý, ai mua bán lén hoặc quan lại nào không kiểm soát được đều bị tội phạt nặng. Từ trước khi Nguyễn Phúc Cảnh về, Nguyễn Ánh đã đưa ra chính sách mời gọi thuyền nhà Thanh vào buôn bán; hễ thuyền nào có chở các thứ đã kể trên thì quan lại ở Gia Định sẽ mua rồi thanh toán lại bằng gạo tùy theo số hàng ít hay nhiều. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn thường xuyên cho thuộc cấp đi qua các khu vực do thực dân phương Tây kiểm soát gần Việt Nam để mua binh khí, trong đó quân Nguyễn thường xuyên lui tới nhất là các khu vực lãnh thổ phía Tây như BataviaMalaccaTransquebar.

Mặt khác, Nguyễn Ánh còn gặp khó khăn với cư dân bản địa của vùng Gia Định là người Khmer vì tính nay đầu mai đánh của họ, ông phải cho hai tướng người Khmer của mình về coi các vùng có số dân Khmer đông để thiết lập các khu vực tự trị, đề ra các chính sách và luật lệ hạn chế xung khắc với người Việt, việc tương tự cũng diễn ra ở khu vực Hà Tiên. Nguyễn Ánh còn cho xây dựng các lũy đất phòng ngừa các nhóm người Khmer nổi dậy như: lũy Trấn Di ở Ba Trắc và lũy Thanh Sơn ở Ba Lai. Đối với cộng đồng người Hoa, ông đưa ra chính sách đối xử với họ cũng giống như người Việt: cũng phải nộp thuế, đi lính; và lập chức Tổng phủ người Hoa cai quản hai vùng phức tạp Ba Thắc và Trà Vinh. Bên cạnh đó, ông cũng cho kiểm tra dân số để tiện việc bắt lính và thu thuế, đưa ra các chính sách chống trộm cướp và gìn giữ an ninh; các hình thức tệ nạn như phù thủyđổ bácđồng bóng, hát xướng đều bị cấm. Đồng thời ông cũng đưa ra chính sách hạn chế nấu rượu để tiết kiệm gạo và cho thuộc quan tổ chức các hoạt động mua vui cho dân chúng.

Chính sách quân sự và ngoại giao

Quân Tây Sơn vào thời gian này thường xuyên đột kích Gia Định để lấy lương thực vào mùa gặt. Vì vậy, hành động đầu tiên của Nguyễn Ánh sau khi chiếm được thành Gia Định nhờ các sĩ quan Pháp trong quân đội mình xây dựng một tòa thành kiểu châu Âu trên đất Gia Định.

Nhằm tăng cường quân đội, kinh tế và phòng thủ, từ tháng 10 năm 1788, Nguyễn Ánh cho người bắt tráng đinh thành lập các phủ binh. Nhiều người Pháp được Nguyễn Ánh đưa vào huấn luyện quân đội; ví dụ như Jean-Marie Dayot được phái huấn luyện chiến thuật cho thủy binh. Và có khoảng tổng cộng 4 sĩ quan 80 binh sĩ người Pháp tham gia đánh trận, chủ yếu ở vai trò trợ chiến dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh người Việt. Đối với vũ khí mà các thuyền buôn của người Châu Âu mang đến, Nguyễn Ánh giao cho các quan chỉ huy quân sự ở Trấn Biên mua lại bằng đường cát.

Ở Cần GiờĐồng TranhVũng Tàu, Nguyễn Ánh cho dựng các phong hỏa đài. Các Thành Cá TrêThành Vàm Cỏ được xây lại, và các tướng thân cận được điều ra đóng quân và tuần tiễu ở các nơi. Kỷ luật quân đội được Nguyễn Ánh siết chặt và ông thực hiện chính sách luân chuyển "binh luôn theo tướng” để đảm bảo khả năng chỉ huy luôn ở mức tốt nhất. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn cho lựa ra các quân tinh nhuệ, hăng hái đánh kẻ địch của ông để luyện tập kỹ càng và cấp lương hậu, tạo ra một nhóm quân riêng gọi là "quân chiến tâm". Bên cạnh đó, Nguyễn Ánh còn cho lập "Chế tạo cục” là một nhà máy diêm tiêu, đúc súng hỏa mai, đại bác đủ các kích cỡ phục vụ quân sự. Đến khoảng sau trận Thị Nại năm 1782, ông tìm cách củng cố tượng binh qua việc sai người đến Đồng Nai, Bà Rịa bắt voi, tăng cường trao đổi voi với các nước Chân Lạp và Xiêm; lấy từ dân cống nạp và thu từ các trận đánh với Tây Sơn. Mặt khác, ông rất quan tâm đến việc phong thưởng và đãi ngộ binh sĩ tử trận và có công để cổ vũ tinh thần quân lính: ông cho lập sở Hoạn dưỡng để chăm sóc thương binh, và xây các đền Hiển TrungSinh Trung để thờ cúng binh sĩ tử trận.

Nhận thấy địa thế Gia Định là sông ngòi, biển nhiều, đồng thời thiên nhiên cực kỳ ưu đãi các sản vật và tài nguyên cần thiết như dầu cây rái, trám, sơn và đặc biệt là gỗ; Nguyễn Ánh ra sức phát triển ngành đóng thuyền. Từ trước khi chính sách chính thức về "ty” và "nậu” ngành thủ công nghiệp, Nguyễn Ánh đã cho thành lập các nậu dầu rái, trám, sơn nhằm phục vụ cho ngành đóng thuyền: từ năm 1790 lệnh cho dinh Trấn Biên và Phiên Trấn mộ dân lập nậu dầu rái với định mức thuế 8 vò dầu, cho miễn lao dịch chỉ phải nộp thêm thuế thân; từ 1791 lệnh lập cá nậu dầu rái ở đạo Long Xuyên với lệ thuế 5 vò dầu và 100 cây nến, miễn hẳn thuế thân. Đến năm 1799, ông thống nhất lệ thuế tất cả các vùng thành 6 vò dầu rái, 50 cây đèn cầy và nửa cây đèn lớn. Cũng cùng cách tổ chức cho các nậu dầu rái, Nguyễn Ánh từ năm 1790 cũng thành lập các nậu dầu trám với lệ thuế 800 cân dầu trám, 1 cây đèn lớn và 40 cây đèn nhỏ, cho miễn lao dịch chỉ phải nộp thuế thân. Các nậu buồm lá ở Trấn Biên và Phiên Trấn hằng năm phải nộp 80 bó buồm. Đối với gỗ, từ sau 1789, Nguyễn Ánh ra lệ thuế cho các quan coi đạo Trấn Biên,Trấn Định và Vĩnh Trấn phải dự trên số phu cục tượng và các đội nậu biệt nạp phải nộp như sau: 40 người phải nộp đủ gỗ đóng một chiếc sai thuyền; và kết quả của chính sách là đạo Long Xuyên nộp 10 chiếc, Kiên Giang 3 chiếc, và Trấn Giang là 5 chiếc. Để tăng năng suất lấy gỗ, Nguyễn Ánh cấp cho đội lấy gỗ 300 quan tiền mua 300 con trâu chuyên dùng kéo gỗ từ rừng Quang Hóa.

Có nguyên liệu rồi, Nguyễn Ánh ra sức đốc thúc đóng tàu: năm 1789 ông đóng được 40 chiếc thuyền và 100 chiếc thuyền biển; hai năm sau đóng thêm được 100 chiếc với gỗ ván lấy từ rừng Quang Hóa và rừng Chân Lạp. Đến năm 1793, Nguyễn Ánh cho mua hẳn một chiến hạm cũ của Châu Âu rồi sai người gỡ ra để sao chép lại. Nguyễn Ánh đích thân giám sát việc đóng những chiếc thuyền theo kiểu này. Nhờ tích cực vậy nên ngay cùng năm, quân Nguyễn đóng được những chiến hạm nổi tiếng là Long Ngư, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phụng Phi, Hồng Nhi, Loan Nhi, Ưng Nhi (trong này quan trọng nhất là ba chiếc Long Phi được trang bị đến 32 khẩu đại bác, Phụng Phi và Bằng Phi có 26 khẩu) với sức chứa trên 300 người mỗi thuyền. 2 năm mà Nguyễn Ánh đóng thêm gần được 300 pháo hạm và 10 năm thì tổng số thuyền của Nguyễn Ánh lên được gần 1.200 chiếc.

Các chính sách phát triển kinh tế-quân sự này đã giúp rất lớn cho quân đội của Nguyễn Ánh, ông đã phát triển lên được một đội quân có thể cạnh tranh nổi với Tây Sơn: theo John Barrow thì quân số của Gia Định đầu thế kỷ 19 lên tới 139.800 người. Thủy binh của Nguyễn Ánh cũng trở nên hùng mạnh và có ưu thế hơn hẳn so với thủy binh của Tây Sơn, chính điều này đã giúp Nguyễn Ánh có khả năng vượt biển đánh thẳng vào cảng Quy Nhơn của Tây Sơn các năm 1790,17971798; và Nha Trang vào năm 1793, với trận quyết định tại Thị Nại năm 1801. Cho đến khi kết thúc chiến tranh; Nguyễn Ánh có một số thuyền hùng hậu lên tới 100 chiến hạm, 800 pháo hạm và 500 bán pháo hạm.

Tới lúc này, đối với nước Pháp, Nguyễn Ánh bắt đầu tìm đối sách về mặt ngoại giao: khoảng năm 1790, ông viết quốc thư với đại ý "cảm ơn nước Pháp", nhưng ông không còn cần họ giúp theo hiệp ước hiệp ước Versailles năm 1787 đã ký trước đây nữa. Đồng thời với việc trên là công cuộc giao thiệp với ba nước lớn Xiêm LaChân LạpVạn Tượng: ông cho quân chiếm đóng Chân Lạp, giữ quan hệ hòa hiếu với Xiêm La để yên ổn với Vạn Tượng (khi này trong tầm khống chế của Xiêm La), ngoài ra còn có quan hệ với một ít quốc gia nhỏ khác. Kết quả là cả ba quốc gia lớn đều có sự giúp đỡ ít nhiều cho Nguyễn Ánh trong cuộc chiến của mình.

Bắc tiến thắng lợi

Tây Sơn suy yếu

Tháng 4 âm lịch năm 1790, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân mang 6.000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận. Sau đó, Lê Văn Quân đóng giữ Phan Rang, Nguyễn Văn Thành giữ Chợ Mơ (Mai Thị), Võ Tánh giữ Phan Rí. Nguyễn Ánh sau đó gọi Nguyễn Văn Thánh và Võ Tánh rút binh về. Tháng 6 âm lịch năm 1790, Đô đốc Tây Sơn là Hồ Văn Tự mang hơn 9.000 quân vây đánh Phan Rang, Lê Văn Quân phải về Ỷ Na cố thủ, cầu cứu Nguyễn Ánh. Tháng 7 cùng năm, quân Tây Sơn bao vây Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành trong thành Phan Rí, Nguyễn Ánh lệnh cho Nguyễn Huỳnh Đức và Võ Tánh giải cứu. Sợ Tây Sơn lại đánh Bình Thuận, Nguyễn Ánh cho rút quân về Gia Định, cho Lê Văn Quân về giữ Hưng Phước.

Đến năm 1792, Quang Trung cho cướp biển Tề Ngôi quấy phá vùng biển Bình Khang, Bình Thuận, quân Nguyễn Ánh phải phòng bị. Tháng 6 năm 1792, Nguyễn Ánh dò biết Nguyễn Nhạc tập trung nhiều chiến thuyền ở của biển Thị Nại mà ít phòng bị, liền lợi dụng mùa gió Nam, ông cho hai tướng Nguyễn Văn TrươngNguyễn Văn Thành và hai sĩ quan đánh thuê người Pháp là Dayot và Vannier đi trước, tiến quân đánh và đốt phá thủy trại Tây Sơn tại Thị Nại rồi rút về, tháng 7 thì Nguyễn Ánh lại đến đóng ở Phan Rang, sau lại về Gia Định.

Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Quang Toản nhỏ tuổi nên thi hành nhiều chính sách yếu kém so với tiên đế và không đủ sức lãnh đạo khiến cho Tây Sơn bắt đầu khủng hoảng và chia rẽ. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà: sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận (Thực lục ghi là Lê Duy Vạn, con Lê Hiển Tông) làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Nguyễn Nhạc lại nghi ngờ Quang Toản, càng tạo thuận lợi cho Nguyễn Ánh. Nhân vào thế đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". Dân chúng vùng miền Trung khi này, sau nhiều năm mệt mỏi dưới các tranh chấp nội bộ Tây Sơn, bắt đầu quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh; trong dân gian lưu truyền một câu ca dao lục bát thế này:

"Lạy trời cho cả gió nồm

Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra".

Tháng 4 âm lịch năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Duy NguyNguyễn Văn TrươngVõ Tánh, Nguyễn Huỳnh ĐứcLê Văn DuyệtNguyễn Phước Hội, Philippe VannierNguyễn Văn HòaChưởng cơ Cố đem đại quân tiến đánh, lần lượt chiếm được Phan RangNha Trang, Diên KhánhPhú Yên rồi tranh thủ đánh Thị Nại, tới tận thành Quy Nhơn của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Vua Thái Đức cho con là Nguyễn Văn Bảo ra chống giữ và cầu cứu Phú Xuân.

Tháng 8 âm lịch năm 1793, Quang Toản sai Ngô Văn SởPhạm Công Hưngđô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm (Thực lục ghi là Thái úy Nguyễn Văn Hưng, Hộ giá Nguyễn Văn Huấn, Tư lệ Lê Trung, Tư mã Ngô Văn Sở, Đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm) đem 17.000 quân, 80 thớt voi và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui. Trên đường về Gia Định, Nguyễn Ánh sai quân đắp thành Diên Khánh để Nguyễn Văn Thành giữ, còn Bình Khang để Nguyễn Huỳnh Đức giữ. Đến tháng 11 âm lịch năm 1793, Nguyễn Ánh lại sai con là Đông cung Thái tử Cảnh ra giữ Diên Khánh, gọi Thành và Đức về. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức ở thành Quy Nhơn. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản cho an trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly, còn mình thì cai quản luôn toàn bộ đất đai của vua bác.

Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ánh sử dụng mối quan hệ hữu hảo của mình với vua Xiêm để mở thêm một cánh quân từ phía Tây: Nguyễn Ánh yêu cầu vua Xiêm cho Nguyễn Văn Thoại (vốn đang đi sứ ở Bangkok) sang Vạn Tượng nhằm cùng với nước này phối hợp đánh Tây Sơn và vua Xiêm đồng ý. Đến khoảng năm 1793, vua Xiêm cho phép Nguyễn Ánh đưa quân vào Vạn Tượng để tạo thêm nghi binh áp lực đối với khu vực trấn Nghệ An của Tây Sơn. Thời gian sau, tướng Nguyễn Văn Thoại cùng với vua Vạn Tượng Inthavong (Chiêu Ấn trong tiếng Việt) đã rất thành công trong kế hoạch quấy rối Tây Sơn từ phía Tây. Việc này khiến Xiêm trở nên nghi ngờ mối quan hệ Vạn Tượng-Nguyễn Ánh.

Tháng 3 âm lịch năm 1794, Quang Toản sai Phạm Văn Hưng và Trần Quang Diệu vào Quy Nhơn. Quân Nguyễn ban đầu gặp Tây Sơn là rút chạy khiến cho Tây Sơn tiến quân nhanh chóng: Tây Sơn đánh được tới tận vùng Ba NgòiKhánh Hòa và sau đó là thủy bộ phối hợp vây thành Diên Khánh (khi này do Nguyễn Phúc Cảnh và Bá Đa Lộc trấn giữ). Nguyễn Văn Hưng dẫn hơn 40.000 quân bộ tiến đánh Phú Yên, Trần Quang Diệu mang thủy quân đánh Nha Trang. Dựa thế thành kiểu mới vững chãi và việc Tây Sơn không có vũ khí công thành hiệu quả, quân Nguyễn thực hiện nội công ngoại kích khiến cho Tây Sơn bị tiêu hao nhiều sinh lực và buộc họ phải rút lui vào ngày 23 tháng 5. Thấy thế, Nguyễn Ánh liền cho quân đuổi theo truy kích tới tận đầm Thị Nại, nơi thủy binh của ông chiếm ưu thế và dồn ép mạnh quân Tây Sơn. Ngoài ra, một số cánh quân Nguyễn khác gồm cả thủy lẫn bộ đánh trận ở nhiều nơi, trong đó họ thắng vài trận quan trọng ở núi Chúa (nay thuộc Ninh Thuận) và Đại Cổ Lũy (Quảng Ngãi) nhưng chẳng thể giữ lâu vì sức của quân Tây Sơn vẫn còn mạnh.

Tháng 8 âm lịch năm 1794, Nguyễn Ánh cho Thái tử Cảnh về Gia Định, tháng 9, Nguyễn Ánh cũng về Gia Định, để một mình Võ Tánh ở lại giữ Diên Khánh. Tháng 11 âm lịch năm 1794, Trần Quang Diệu kéo quân bao vây thành Diên Khánh còn Lê Trung cắt đường tiếp viện cho Võ Tánh tại Bình Thuận. Đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh lần nữa, và còn tìm cách mua chuộc Xiêm La với mục đích cô lập Nguyễn Ánh. Tây Sơn định dùng kế "viễn giao cận công” (hòa xa đánh gần) nên mời Xiêm La hợp tác. Tuy vậy, Nguyễn Ánh và vua Xiêm Rama I vốn có quen biết từ lâu nên định hợp sức lừa lại Tây Sơn, cùng phối hợp, quân Xiêm đánh đường núi, quân Nguyễn đánh đường thủy, giành lấy Phú Xuân, cô lập Quy Nhơn. Kế hoạch này không thành vì Xiêm bận đối phó quân Miến Điện.

Quân Nguyễn dẫu lâm vào thế phòng thủ cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn nhưng vẫn không ngăn được dòng tiến quân của Tây Sơn. Tướng Lê Trung tiến sâu vào lãnh thổ của quân Nguyễn, đánh chiếm được đến tận Phan Rí. Tháng 2 âm lịch năm 1795, Nguyễn Ánh ra sức phản công: cho Thái tử Cảnh giữ Gia Định, ông chia các tướng trấn giữ nhiều nơi nhằm kiềm hãm Tây Sơn rồi tự mình đem binh đi cứu Diên Khánh, có lúc đánh ra tận Phú Yên để tạo gọng kìm kẹp quân Tây Sơn. Mặc cho cố gắng vậy, cho tới thời điểm tháng 4 năm 1795, mọi nỗ lực của quân Nguyễn đã không thể phá được Tây Sơn mà chỉ tạo ra thế giằng co qua lại. Chiến cục giằng co này đặc biệt rõ ở các khu vực Ninh Thuận - Khánh Hòa; trong khi thành Diên Khánh vẫn bị Tây Sơn vây chặt.

Tuy nhiên, chính lúc này nội bộ Tây Sơn lại nổ ra mâu thuẫn, các tướng tranh quyền: Tư khấu Võ Văn Dũng giết thái sư Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở trong khi Quang Toản bất lực không làm gì được. Lê Trung, người đang giữ Phan Rí, lại thuộc phe Bùi Đắc Tuyên nên Võ Văn Dũng sai Nguyễn Văn Huấn đem quân vào tìm cách trị tội. Lê Trung sau đó rút về hội quân với Quang Diệu để vây Diên Khánh. Việc này khiến Trần Quang Diệu dù đang đánh trận cũng đành rút quân chủ lực về Quy Nhơn giải quyết. Được dịp, quân Nguyễn ra sức tiến quân và giải vây được cho Diên Khánh, đồng thời đánh chặn đường rút của Trần Quang Diệu khiến cho quân Tây Sơn phải khó khăn lắm mới rút đi được. Khi Quang Diệu về tới nơi thì nảy sinh mâu thuẫn, suýt đánh nhau với Võ Văn Dũng. May nhờ Quang Toản sai Phan Huy Ích ra khuyên giải thì cả hai tướng mới đồng ý hòa. Các tướng Tây Sơn chia làm bè phái, gọi là tứ trụ. Nhưng ngay sau đó Quang Toản lại nghe lời gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu. Tây Sơn từ đó cứ lục đục mãi, các quan tướng nghi kị giết hại lẫn nhau tạo thêm thuận lợi cho Nguyễn Ánh.

Tháng 8 âm lịch năm 1795, Nguyễn Ánh cho Tôn Thất Hội ở lại giữ Diên Khánh, còn mình kéo hết quân về Gia Định.

Thống nhất quốc gia

Tháng 3 âm lịch năm 1797, Nguyễn Ánh dẫn đại quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Văn Trương đánh được Tây Sơn ở Phú Yên, còn Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành đánh chợ Hội An (có lẽ chợ Hội An thuộc Phú Yên chứ không phải Hội An ở Quảng Nam), riêng Nguyễn Ánh ra tận Quy Nhơn giao tranh với Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới. Nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế Tây Sơn thủ mạnh quá, Nguyễn Ánh vòng lên đánh Đà Nẵng rồi Hải Vân. Quân Nguyễn định đánh lấy Chiêm Dinh (dinh Quảng Nam), quân Tây Sơn tập trung đông ở Đà Nẵng để phòng giữ. Nhưng được mấy tháng, quân Nguyễn lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp. Thời gian này, Nguyễn Ánh cho người dụ hàng Quang Bảo nhưng việc chưa thành thì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo. Tuy nhiên, Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh.

Trên mặt trận ngoại giao, Nguyễn Ánh vẫn giữ áp lực với Tây Sơn nhằm cô lập họ: ông vẫn giữ liên lạc vào giao thiệp thường xuyên với Rama I nhằm thông báo tình hình với vua Xiêm. Tháng 8 năm 1797, Nguyễn Ánh sai Trần Phước Chất sang Xiêm bàn việc phối hợp với quân Xiêm đánh Nghệ An, Thuận Hóa bằng đường thượng đạo từ Vạn Tượng. Tháng 2 năm 1798, ông sai Nguyễn Huỳnh ĐứcNguyễn Văn Trương dẫn thủy quân sang giúp Xiêm đánh Miến Điện và bàn việc quân. Tháng 2 năm 1799, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thụy (Thoại) và Lưu Phước Tường sang Xiêm La, nhờ Xiêm cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đường núi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Đồng thời, theo kế của Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường, Nguyễn Ánh còn cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh, với mục đích lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống ở Trung Quốc để khiến nhà Thanh giúp mình. Nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất.

Tháng 3 âm lịch năm 1799, Nguyễn Ánh lại tự cầm đại quân đi đánh thành Quy Nhơn, quân Nguyễn lợi dụng khi Tây Sơn đang lục đục đã tiến quân nhanh chóng, đánh chiếm các vùng xung quanh rồi tới vây thành Quy Nhơn, riêng Nguyễn Ánh dựa thế thủy binh có lúc tiến ra tận Quảng Ngãi. Đô đốc Tây Sơn là Lê Chất hàng Nguyễn Ánh. Tuy Quang Toản ngay lập tức sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu nhưng việc này không hiệu quả do bị quân Nguyễn chặn đánh gắt gao. Tháng 6 âm lịch năm 1799, Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu tiến quân tới Quảng Ngãi, Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phước chặn lại ở Tân Quan. Diệu và Dũng định phối hợp đánh úp quân Nguyễn lúc nửa đêm, không ngờ có người gặp con nai kêu lên, quân Tây Sơn tưởng bị quân Đồng Nai (quân Nguyễn) phục kích, đội hình tan vỡ, bị quân Nguyễn truy sát. Lương thiếu mà chờ mãi không có viện binh, các quan tướng giữ thành Quy Nhơn của Tây Sơn là Vũ TuấnLê Văn ThanhTrương Tấn Thúy và Nguyễn Đại Phác cầm hơn 1 vạn quân mở cổng thành đầu hàng.

Sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh bèn đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Đồng thời, Nguyễn Ánh cũng tìm cách thu phục dân chúng vùng Quy Nhơn vì ông biết rất rõ đây là đất phát tích của Tây Sơn: ông tiếp tục chính sách tha thuế của Tây Sơn, trọng dùng hàng binh và ra tay trừng phạt nặng các tướng lĩnh dưới quyền hà hiếp dân chúng vùng này.

Cũng vì Quy Nhơn mang tính đất tổ, Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại. Cuối năm 1799, hai đại tướng Tây Sơn là Thiếu phó Trần Quang Diệu và Tư đồ Vũ Văn Dũng đã kéo quân bộ và thủy vào đánh thành Bình Định, hai ông tiến quân nhanh chóng vì quân phòng thủ Nguyễn do Võ Tánh chỉ huy chống không nổi cộng thêm nhiều hàng tướng hàng binh của Tây Sơn trong hàng ngũ quân Nguyễn liên tục ra hàng Tây Sơn như Phạm Văn Điềm phản lại quân Nguyễn, chiếm Phú Yên. Đến tháng 1 năm 1800, quân Tây Sơn bắt đầu vây thành Quy Nhơn, Trần Quang Diệu đóng bộ binh ở Thạch Tân, Vũ Văn Dũng đóng thủy quân ở cửa biển Thị Nại. Nguyễn Ánh liền cho quân ra cứu nhưng không tiến được do bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông thấy thế bèn chia quân đi đánh các nơi khác. Tháng 2 âm lịch năm 1800, Nguyễn Ánh lệnh cho Chân Lạp đưa 5.000 lính và voi sang giúp, tháng 5 thì tới. Tháng 6 âm lịch năm 1800, hai tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường phối hợp với quân Vạn Tượng đánh xuống Nghệ An và Thanh Hóa gây cản trở quân Tây Sơn ở phía Bắc.

Tháng 1 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh cho thủy quân tấn công Thị Nại, tiêu diệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn do Vũ Văn Dung chỉ huy. Tuy nhiên, Tây Sơn vẫn còn vây chặt thành Bình Định. Nhận thấy quân Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh kiên quyết tử thủ để tạo đều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, chính việc này khiến thời gian hai đại tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên Nguyễn Ánh mang quân chủ lực vượt biển ra đánh phía bắc. Tháng 3, quân Nguyễn chiếm được Quảng Nam. Ngày mồng 1 tháng 5 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân đánh nhau dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung. Đến mùng 2, quân Nguyễn đụng độ và bắt được Phò mã Tây Sơn Nguyễn Văn Trị và Đô đốc là Phạm Văn Sách, rồi tiến vào cửa Eo, Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà. Đến ngày 3, Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân. Sau đó, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phước theo đường bộ và thủy về cứu thành Bình Định.

Nghe tin Quang Toản bại trận ở Phú Xuân, Trần Quang Diệu đang vây thành Bình Định sai quân về cứu nhưng đụng độ quân Nguyễn của Lê Văn Duyệt đang xuống phía nam nên quân không về được. Trong khi đó, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu cùng các tướng giữ thành Bình Định thấy đã cạn kiệt lương thực, biết không chống nổi Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng, nên tự sát để bảo toàn tính mạng cho quân lính trong thành. Tây Sơn tái chiếm thành Bình Định.

Tuy bị mất thành Bình Định nhưng Nguyễn Ánh vẫn tập trung phần lớn binh tướng đối phó với cuộc phản công của Quang Toản ở phía bắc khi vua Tây Sơn dốc toàn lực ở Bắc Hà được hơn 3 vạn quân kéo vào để chiếm lại Phú Xuân và giúp Trần Quang Diệu. Mùng 1 tháng giêng âm lịch năm 1802, Tây Sơn theo đường biển và đường bộ đánh vào Phú Xuân. Nguyễn Quang Thùy dẫn thuyền chiến tới cửa Nhật Lệ thì bị Nguyễn Văn Trương chặn đánh. Bùi Thị Xuân thúc voi dẫn quân Tây Sơn đánh nhau với quân Nguyễn ở Trấn Ninh, quân Tây Sơn nghe tin bị thua ở ngoài biển thì hỗn loạn, tan vỡ. Quang Toản chạy về Quảng Bình. Hay tin, Nguyễn Ánh bèn tiến hành chặn đánh quân Tây Sơn ở sông Gianh, Quang Toản thua lớn bỏ chạy ra Bắc Hà. Trên đà thắng lợi, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt điều quân 3 mặt đánh vào Quy Nhơn. Trần Quang Diệu cùng Vũ Văn Dũng nghe tin Quang Toản đã bại trận, phải bỏ thành, mang quân ra cứu viện Nghệ An. Bị quân Nguyễn chặn đường, quân Tây Sơn buộc phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị bắt. Riêng Vũ Văn Dũng không rõ số phận.

Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (nhằm ngày 1 tháng 6 năm 1802). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia LongGia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn.

Tháng 6 âm lịch năm 1802, Gia Long tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nhà Tây Sơn bị tiêu diệt, Gia Long chính thức thống nhất quốc gia. Sau hai tháng nghỉ ngơi ở Phú Xuân, Nguyễn Ánh tiến hành làm lễ "Hiến Phù” (獻浮) báo công với tổ tiên.

Cai trị

Các cải cách mang xu hướng mới của nhà Tây Sơn bị Gia Long thay thế bằng kiểu cai trị và một nền giáo dục khắc nghiệt theo phong cách Nho giáo chính thống.

Tổ chức chính quyền

Cuối đời Tây Sơn chính sự thối nát, phong tục hủy hoại nên việc cai trị rất khó khăn, Gia Long phải sắp đặt từ đầu, sửa sang phong tục.

Ông đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia: Nội cung, không đặt hoàng hậu; quan lại, không đặt chức Tể tướng để tránh lộng quyền, tổ chức gần giống theo chế độ nhà Lê: tổ chức triều đình gồm có lục bộ là: Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình do thượng thư (tương đương nhự bộ trưởng ngày nay) đứng đầu và tả hữu thị lang giúp việc đô sát viện do Tả, Hữu đô ngự sử đứng đầu với hoạt động can gián vua và đàn hặc các quan; ấn định quyền hạn các chức tước, lương bổng, văn võ theo 

các cấp bậc. Ông cũng cho thi hành chế độ tiền dưỡng liêm để phòng trừ tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại nhà Nguyễn.

Về vấn đề chọn kinh đô, ban đầu Gia Long định chọn vùng trấn Nghệ An để dời đô từ Thăng Long vào. Nhưng vì có một viên quan tên là Nguyễn Văn Nhân can gián nên ông bỏ ý định đó và vùng Phú Xuân được chọn. Việc xây dựng kinh thành mới được đích thân ông đôn đốc.

Về mặt hành chính, Gia Long phân chia Việt Nam thành 2 tổng trấn: (Bắc Hà, Nam Hà), 2 vùng (miền Trung và Kinh kỳ). Gồm 23 trấn và 4 doanh.

 Hai vùng tổng trấn Bắc Hà và Nam Hà sẽ do hai quan Tổng trấn đứng đầu cùng với Phó tổng trấn, hai vị quan Tống trấn sẽ nắm toàn quyền về luật pháp, kinh tế lẫn quân sự (hệ thống tổ chức này mãi đến đời Minh Mạng mới bị bãi bỏ). Về các Trấn thì có quan Lưu trấn (gồm Trấn thủ, Cai Bạ và Ký lục). Dưới Trấn là phủ, huyện, châu với các vị quan đứng đầu lần lượt là Tri Phủ, Tri Huyện, Tri Châu. Ngoài ra, Gia Long còn là vị vua đã chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông chiếm đóng quần đảo này năm1816. Đây là lần đầu tiên tổ chức hành chính được tổ chức một cách chính quy như thế trên một lãnh thổ thống nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chính sách đối ngoại

Với Trung Quốc

Ngay sau khi thắng hoàn toàn Tây Sơn, chiếm cả Bắc Hà, Gia Long liền cho thượng thư Binh bộ là Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong vì cả lý do ngoại giao lẫn cả quan niệm Thiên tử của Nho giáo về nước lớn nước nhỏ. Đồng thời với việc xin phong, Gia Long cũng yêu cầu được đổi quốc hiệu là Nam Việt. Ban đầu hoàng đế nhà Thanh là Gia Khánh không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt” để tránh lầm với nước Nam Việt của nhà Triệu lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Gia Long vẫn kiên trì lập trường của mình dù vua nhà Thanh đã bài bác tới vài lần để tỏ cho Trung Quốc biết nếu không cho đổi thì ông sẽ không thụ phong. Cuối cùng Gia Khánh cho đổi Nam Việt thành Việt Nam thì Gia Long mới chấp nhận. Năm Giáp Tí (1804) nhà Thanh sai quan án sát sứ tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong tại Thăng Long, vua Gia Long cho người đem đồ sang cống tạ và lập lệ triều cống: 3 năm một lần (hay 2 năm một lần theo nhà nghiên cứu Đinh Dung); và triều kính 4 năm một lần. Vật phẩm cống nạp được giữ nguyên như lệ thời Tây Sơn lập từ năm 1792 với: dược liệu, ngà voi, sừng tê, tơ lụa (và vẫn bỏ tục cống người vàng)... với giá trị kinh tế không lớn lắm

Với Pháp

Với người Pháp, ông vẫn tiếp tục những biểu hiện tỏ ra thân mật với người Pháp. Ông trả công hậu hĩ cho những người đã từng theo giúp mình, một số sĩ quan người Pháp cũng được làm quan trong triều đình Huế với những ưu đãi đặc biệt. Về mặt hình thức vua Gia Long là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối xử với họ như những ân nhân. Chính những biểu hiện đó khiến người ta thường đánh giá Gia Long trong bản chất Nguyễn Ánh, phê phán Gia Long về những hành động khi ông đang còn là Nguyễn Ánh. Do vậy, hình ảnh Gia Long trở nên không tốt đẹp vì sự tồi tệ mà Nguyễn Ánh đã tạo ra trong lịch sử dân tộc.

Gia Long mặc dù rất hậu đãi với người Pháp nhưng ông chỉ cho bổng lộc, chức tước mà không ban quyền hạn, do đó họ không chi phối được chính sự nhà Nguyễn. Nhà vua thường cảnh tỉnh các triều thần về mối đe dọa sự an nguy của quốc gia từ sự thông thương và truyền đạo của Pháp. Nhà vua đã nhiều lần tỏ ra rất hài lòng về việc trước kia không nhận được cứu viện của triều đình Louis XVI. Khoảng năm 1818, thuyền chiến Pháp "La Cybèle” chở theo bá tước Achille de Kergariou cập cảng, xin được gặp nhà vua để bàn việc thực hiện hiệp ước trước kia nhưng do Kergariou không có quốc thư nên Gia Long không tiếp. Khi thuyền trưởng tàu La Cybèle đòi Gia Long thực hiện các điều khoản trong hiệp ước trước kia, ông sai quan đáp lại rằng do trước Pháp không thực hiện thì nay bỏ, phớt lờ hoàn toàn các vị quan người Pháp trong triều đình. Việc thất bại liên tục cố gắng tạo dựng mối quan hệ đặc biệt cho người Pháp ở Việt Nam làm cho các ông quan Pháp trong triều chán chường. Đến năm 1819, khi người Pháp lại tiếp tục quay trở lại qua hai tàu "La Rose” và "La Henri” thì Chaigneau xin đi theo luôn vì lý do "thăm nhà” và "đi tìm vắcxin đậu mùa". Tuy nhiên, việc ông mời các sĩ quan Pháp huấn luyện quân đội và củng cố thành trì cho nhà Nguyễn cũng làm cho ông trở thành người mở đầu cho ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam.

Với các nước phương Tây khác

Gia Long hầu như không có chính sách giao thiệp chính thức với các quốc gia thuộc thế giới phương Tây khác ngoài Pháp: đơn cử như năm 1804nước Anh sai một sứ giả tên là John W. Roberts tới xin dâng lễ vật và quốc thư với mong được mở cửa hàng buôn bán ở Trà SơnQuảng Nam nhưng mọi việc chẳng đến đâu. Nguyên nhân thất bại của Roberts là tại vì một sứ giả tiền trạm là Thuyền trưởng Allan trong khi mang quốc thư của David Lance (một nhà quản lý ở công ty Đông Ấn, cấp trên của Roberts) khi tới gặp Gia Long thông báo về chuyến viếng thăm của Robert có hơi lỡ lời khi nói chuyện về vấn đề Trà Sơn; việc này cộng với sự kiện nước Anh chiếm Ấn Độ trước đó và sự dèm pha của Chaigneau và Vannier khiến Gia Long nghi ngờ mục đích của người Anh rồi sau đó từ chối luôn. Sau đó họ còn tiếp tục dâng thư xin hai ba lần nữa nhưng đều bất thành.

Đối với người Mỹ, khoảng năm 1803, một thuyền của Hoa Kỳ tên là "Frame” dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Jeremiah Briggs đến Đà Nẵng rồi sau đó, dưới lời khuyên của người Pháp, đã đi ra Huế để gặp Gia Long. Sau khi đến Huế và rời thuyền khoảng 6 ngày, Briggs đã được Gia Long cho phép buôn bán ở Việt Nam. Thời gian sau đó, nhiều thuyền khác của người Mỹ tới Việt Nam: ví dụ ngày 7 tháng 6 năm 1819, một tàu tên là "Franklin” với thuyền trưởng khác là ông John White đã ghé vao vùng Nam Hà và được quan Tổng trấn đón tiếp chu đáo. Sau đó, White rời Việt Nam đến ManilaPhilippines rồi quay lại cùng với một tàu khác tên là "'Marmion” với thuyền trưởng John Brown và tìm cách buôn bán ở Việt Nam nhưng bất thành. Ngoài hai tàu trên còn có một số tàu Mỹ khác viếng thăm Việt Nam nhưng hầu như không có hoạt động gì đáng kể như tàu "Aurora of Salem” của thuyền trưởng Robert Gould hay "Beverly” của thuyền trưởng John Garner. Sau thời gian đó, người Mỹ không còn viếng thăm Việt Nam lần nào nữa mãi cho đến năm 1831, dưới thời Minh Mạng.

Tuy chính sách nhìn chung là lạnh nhạt vậy, Gia Long vẫn giữ gìn nhưng không thắt chặt mối liên lạc chính thức cũng như các cam kết chính trị với chính phủ phương Tây để khỏi sa vào những lỗi lầm dẫn đến số phận như Ấn Độ. Bên cạnh đó, ông còn thi hành một chính sách "giúp đỡ người từ xa tới” của Nho giáo: tàu thuyền của bất kỳ nước nào gặp rắc rối trong vùng lãnh hải của Việt Nam đều được giúp đỡ tùy theo mức độ cần thiết; điều mà các vua Nguyễn sau đều noi theo.

Với các nước khu vực Đông Nam Á

Với ba quốc gia láng giềng là Chân LạpXiêm La, và Vạn Tượng; thời kỳ Gia Long cai trị cũng là thời kỳ Việt Nam khẳng định ảnh hưởng của mình.

Năm Nhâm Tuất (1802), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân không theo Xiêm La nữa mà sai sứ đến xin được thần phục vua Gia Long nước Đại Việt. Ngày 2 tháng 9, Gia Long phong cho Nặc Ong Chân làm Quốc vương Cao Miên rồi sai Ngô Nhơn Tĩnh, Trần Công Đàn làm Chánh phó sứ mang sắc phong và ấn mạ vàng có núm hình lạc đà đến Chân Lạp, làm lễ sắc phong, rồi định ra lệ cống tiến 3 năm 1 lần, lấy năm Đinh Mão (1807) làm đầu.

Ba người em của Nặc Ông Chân (Ang Chan II) là Nặc Ông Nguyên (Ang Suguon), Nặc Ông Lem tức Nặc Ông Em (Ang Im), và Nặc Ông Đôn (Ang Duong) muốn tranh quyền của anh mình nên sang Xiêm La cầu cứu. Xiêm La đòi Nặc Ông Chân chia quyền nhưng ông từ chối, Xiêm La liền cho quân sang đánh và buộc Nặc Ông Chân bỏ chạy sang cầu cứu Việt Nam. Vua Gia Long viết thư trách cứ Xiêm La và Xiêm La đáp lại là họ chỉ giúp anh em Nặc Ông Chân giảng hòa chứ không đối kháng với Việt Nam. Gia Long liền cho Lê Văn Duyệt kéo 10.000 quân sang buộc Xiêm La cho Nặc Ông Chân về nước và rút quân hoàn toàn ra khỏi Chân Lạp. Lê Văn Duyệt dâng sớ xin xây thành Nam Vang (Phnom Penh) và thành La-Lêm. Khi xây xong Gia Long cho Nguyễn Văn Thoại đem 1.000 quân sang trấn giữ và xác lập quyền "bảo hộ” của Việt Nam tại Chân Lạp.

Đối với Xiêm La, ngay trước khi lên ngôi, Gia Long đã từng sáu lần cho sứ mang hoa vàng hoa bạc sang tặng vua Rama I nhằm cảm ơn Xiêm giúp đỡ; và dù ngay sau khi lên ngôi gặp phải vấn đề Chân Lạp thì mối quan hệ Việt Nam-Xiêm La vẫn được cả hai nước cố gắng giữ gìn. Gia Long còn nhiều lần bày tỏ sự lo ngại của ông nếu ngôi vua Xiêm bị bỏ trống, và ông đã nhiều lần gây áp lực lên triều vua Rama I chọn ra một thái tử nối ngôi (đặc biệt vào các năm 1804 và 1805). Cuối cùng vua Xiêm cũng chọn Rama II, một người được triều Gia Long yêu thích. Tuy vậy, nhà vua vẫn đề phòng Xiêm La, điều này được thể hiện qua việc ông đã nhiều lần xét đến việc thành lập liên minh với Miến Điện để chống Xiêm (khi này Miến Điện và Xiêm La đang có chiến tranh) nhưng vẫn chưa quyết, để rồi sau này vị vua nối ngôi Minh Mạng từ chối hẳn việc Miến Điện. Đối với Vạn Tượng, Việt Nam và Xiêm La hình thành một thế giằng co ảnh hưởng: vua Vạn Tượng Inthavong trước kia có cùng hỗ trợ Gia Long đánh Tây Sơn thường tỏ ra ngả về phía Việt Nam nhiều hơn là phía Xiêm dù lúc này cả Xiêm và Việt Nam đều đang có ảnh hưởng tại Vạn Tượng. Gia Long đưa ra nhiều chính sách chiêu dụ Inthavong: tại Việt Nam, Inthavong được đón tiếp dưới danh hiệu quốc vương, trong khi ở Xiêm ông vua này chỉ được gọi là Chao (lãnh chúa); và vào khoảng năm 1802 Gia Long công nhận quyền cai trị của Inthavong trên đất Xiang Khouang. Vị vua nối ngôi của Inthavong là Chao Anou cũng tiếp tục chính sách tương tự, và Việt Nam tuy vẫn đối xử tốt với Vạn Tượng nhưng vẫn vị nể Xiêm trong vấn đề về Anou

Chính sách kinh tế

Nhìn chung, Gia Long không quan tâm đến thương mại. Ông đã nhiều lần từ chối người Anh khi họ đến xin được mua bán, ngay cả người Pháp khi đến mua bán cũng không được thuận lợi mấy, triều Nguyễn dưới thời ông không khuyến khích cũng như không chào mời các thuyền buôn phương Tây. Triều đình bấy giờ không có ý đóng cửa với phương Tây nhưng theo cách nhìn của hàng ngũ Nho sĩ ở Việt Nam, việc giao thương với phương Tây là không đáng tin cậy; cũng đồng thời với đó là sự lo ngại sự xâm lược bằng quân sự và truyền giáo của họ đã dẫn đến chính sách như trên.

Ngoài một số trung tâm thương mại thành thị được phát triển ở các thành phố và cảng biển chính, phần lớn hoạt động mua bán vẫn diễn ra trên các con sông. Triều đình nắm giữ độc quyền thương mại ở các mặt hàng có giá trị cao như ngà voi, sừng naibạch đậu khấuvàng... Mức thuế mua bán cao, việc cấp giấy phép khó khăn trong việc xuất khẩu gạomuối, và kim loại cũng gây kìm hãm sự phát triển của thương mại. Quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc nằm trong tay các thương gia người Hoa và quan lại, trong khi các thương gia người Việt thì bị hạn chế ở mảng buôn bán trong nước.

Về mặt nông nghiệp, ruộng đất cũng được quản lý bằng các điền bạ ghi rõ về tình trạng, vị trí thứ hạng đất ruộng. Mỗi làng làm 3 quyển gửi lên bộ đóng dấu, 1 quyển sẽ lưu lại bộ, 1 quyển lưu lại tỉnh và 1 quyển gửi trả về làng. Bên cạnh đó, để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân, Gia Long ngay từ khi mới lên ngôi đã ra lệnh cấm trao đổi buôn bán ruộng công; và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ trong đó cho phép điển cố tối đa 3 năm. Ngoài ra, Gia Long còn cho ban Lệ quân điền cũng về vấn đề ruộng công này, trong đó thời hạn chia ruộng đất được rút xuống ba năm và đối tượng chia ruộng trước hết nhằm ưu đãi quan lại và quân lính. Tuy nhiên, chính sách này không hiệu quả lắm do tỉ lệ ruộng công còn rất ít, mà tỉ lệ cấp lại lớn hơn hẳn thời Lê Sơ. Và tình trạng người dân không có đất vẫn còn là một vấn đề. Nhà Nguyễn thời vua Gia Long nhìn chung rất đề cao và khuyến khích nông nghiệp tuy nhiên lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít.

Về công nghiệp, triều đình nắm độc quyền trong ngành khai thác khoáng sản, họ cho các thương nhân người Hoa khai thác để thu thuế. Các phường đội, thợ thủ công đều chịu sự quản lý của triều đình, hầu hết thợ có kỹ năng và nguyên liệu thô đều được đưa vào các xưởng thủ công của triều đình ở Huế.

Dưới thời Gia Long, việc thu thuế được tổ chức lại, phân ra nhiều thứ thuế kèm theo các chính sách quản lý và miễn trừ thích hợp. Thứ thuế quan trọng đầu tiên là thuế điền (hay thuế ruộng, thuế tính trên ruộng): ruộng được chia làm 4 hạng chịu 3 mức thuế khác nhau qua hình thức nộp thóc:

Loại thuế thứ hai là thuế đinh (thuế thân), đánh theo từng địa phương, tính theo từng suất đồng niên. Ban đầu triều Gia Long còn có việc phân biệt cả cư dân chính hộ (dân cư trú lâu) và khách hộ (dân từ nơi khác đến cư trú) khi tính thuế; nhưng lệ này về sau không được duy trì.

Ngoài hai loại thuế trên còn có thuế sản vật. Thuế sản vật thường đi kèm với các ưu đãi miễn giảm các loại thuế khác, ví dụ về một số loại thuế sản vật: thuế quế, thuế yến sào. Ngoài các thứ thuế trên, còn có các loại thuế: thuế sâm, thuế hương, thuế chiếu, thuế gỗ, thuế từ việc cho phép khai thác mỏ đều có quy định riêng, thường tiền thuế sẽ nộp bằng tiền hay là bằng sản vật

Thuế sẽ được giảm nếu địa phương gặp thiên tai địch họa dựa theo mức độ thiệt hại. Ngoài ra, nếu nhà nào có người đi làm đường, đào sông, xây thành...; cũng được giảm thuế. Nếu đã nộp thuế sản vật thì miễn thuế đinh, thuế dành cho các thương thuyền nước ngoài cũng được định lại: cứ dựa trên kích thước thuyền mà đánh thuế nhiều hay ít. Để tạo cơ sở tính thuế, cùng với điền bạ (để quản lý ruộng đã nêu) dân chúng được quản lý qua sổ đinh bạ: 5 năm làm một lần mọi người từ thường dân tới quan lại từ 18 tuổi đến 59 tuổi đều phải được thống kê vào sổ đinh.

Để giải quyết vấn đề tiền tệ, vua Gia Long cho lập xưởng đúc tiền tại Bắc Thành, về sau ở cả Gia Định thành và ở các trấn để đúc tiền đồng và tiền kẽm ngoài ra còn cho đúc vàng bạc theo nén và lượng với tỉ lệ quy đổi một lượng vàng đổi lấy 10 lượng bạc để phục vụ cho lưu thông thương mại trong nước. Mỗi đồng tiền kẽm nặng 7 phân, một mặt in chữ "Gia Long thông bảo", một mặt in chữ "thất phân", mỗi quan tiền nặng 2 cân 10 lạng.

Đồng thời với tiền tệ là việc đo lường: vua Gia Long cho chuẩn hóa lại các thước vuông đo ruộng có trước đó, chế ra thước đo ruộng mới là loại thước đồng hai mặt khắc chữ: một mặt Gia Long cửu niên thu bát nguyệt và mặt kia là ban hành đạc điền xích, công bộ đường kính tạo. Năm 1813, vua Gia Long cho làm ra cân thiên bình, cấp cho các doanh, trấn, để dùng vào việc cân đo kim loại và sản vật địa phương. Riêng hai kim loại màu là vàng và bạc thì dùng cân trung bình.

Chính sách xã hội

Dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng, Quốc Tử Giám tại Huế được xây tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu Huế, mặt hướng ra sông Hương. Vào năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào phía Đông Nam Hoàng thành Huế (tức vị trí như ảnh hiện nay).

Thấy các quan đầu triều của mình đều chỉ là quan võ, Gia Long lưu ý đến việc học hành thi cử trong nước để tuyển lựa quan văn. Ông tổ chức lại các Văn Miếu, thờ Khổng Tử, thực hiện chính sách trọng Nho học. Ông cho thành lập Quốc Tử Giám ở Phú Xuân để dạy con quan, tổ chức thi Hương theo định kỳ để tuyển chọn nhân tài. Ngoài ra, ông còn đặt thêm chức đốc học ở các trấn, và cho dùng những người có công danh ở đời nhà Lê, để coi việc dạy dỗ ở địa phương. Ông cũng sai Binh bộ thượng thư Lê Quang Định làm bộ sách 10 quyển Nhất thống địa dư chí vào năm 1806, ghi nhận về tình hình địa lý, chính trị... các mặt của Việt Nam trên cơ sở điều tra đã thực hiện trước đó, đồng thời cho tìm các sách dã sử về nhà Lê và nhà Tây Sơn để sửa lại quốc sử. Thời của Gia Long là thời thịnh của thơ văn quốc âm với nhiều tác phẩm kiệt xuất: Hoa Tiên của Nguyễn Huy TựTruyện Kiều của Nguyễn Du; và một bài văn tế tướng sĩ không rõ tác giả do Nguyễn Văn Thành ra chủ tế.

Về luật pháp, Gia Long cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là "luật Gia Long” hay “Quốc triều hình luật” ), do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều đã được ban hành, bộ luật này, dù có đôi chỗ cải biến, gần như lấy nguyên mẫu là luật nhà Thanh cho nên nhìn tổng thể khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Lê.

Ðể tránh lộng quyền, Gia Long không đặt chức Tể tướng, triều đình chỉ có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các thượng thư đứng đầu và có tả hữu tham tri, tả hữu thị lang giúp việc. Ở trong cung, không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng Phi và các cung tần.

Là vua một nước rộng lớn, mới thống nhất sau mấy trăm năm nội chiến với nhiều phe phái tranh giành xâu xé nhau xuất hiện liên tục, cộng thêm chính sách thuế khóa cao và cưỡng bức xây dựng lớn; sự bất bình của tầng lớp sĩ phu hoài nhớ Lê triều, và nạn đói thường xuyên diễn ra ở vài khu vực khắp nước nên Gia Long thường xuyên phải đối mặt với các phong trào chống đối ở khắp ba miền Việt Nam (đặc biệt ở khu vực Bắc Hà) với khoảng 73 phong trào trong suốt thời kỳ ông trị vì. Để ổn định tình hình Bắc Hà, ông thi hành một chính sách hai mặt: một mặt Gia Long tỏ vẻ tôn trọng nhà Lê, ông phong quan tước cho con cháu nhà Lê (ví dụ như Lê Duy Hoán được phong 1016 tự dân và 10000 mẫu tự điển); vời dùng các cựu thần Lê triều như Nguyễn Duy HợpLê Duy ĐảnNgô Xiêm.... Ngoài ra, ông còn cho giữ gìn lăng tẩm, đền miếu các vua Lê, cho sửa chữa lại Lam Kinh, xây đền Lê Bố Vệ, cho tổ chức lễ thờ tế vua Lê ở cấp quốc gia hằng năm cũng như "phong bách thần trong nước cho triều Lê". Một mặt Gia Long tìm cách làm giảm tình cảm của dân chúng bằng cách giảm ảnh hưởng của triều Lê: cho phá hoàng thành Thăng Long nhà Lê xây và thay thế bằng hoàng thành nhỏ hơn rất nhiều, thay chữ Long (龍) mang nghĩa là rồng trong Thăng Long (升龍) thành Long (隆) mang nghĩa là thịnh vượng; và hủy sáu trường thi hương Bắc Hà. Đồng thời, vua Gia Long còn cho lập các kho vận trữ lúa gạo (kho Bình Chuẩn Thương), cắt cử quan lại chăm lo việc cứu đói dân chúng.

Tuy thế, các cuộc nổi dậy vẫn nổ ra ở khắp các khu vực Bắc Hà từ Nghệ An tới khu vực Tây Bắc với nhiều lý do khác nhau, trong đó danh nghĩa tôn phù nhà Lê trở thành một lý do nổi dậy phổ biến (ngoài ra còn có cả một số trường hợp xưng con cháu triều Lý và triều Mạc). Lực lượng nổi dậy bao gồm các tộc người thiểu số ở vùng miền núi như người Hoangười Nùng: một số vụ nổi tiếng và kéo dài nhiều năm như cuộc nổi dậy của Lý Văn Phúc (vùng Thái Nguyên); Dương Đình Cúc (vùng Thái Nguyên), Lê Đắc Lộc và Thân Vạn Đồng (vùng Bảo Lộc), Mã Sĩ Anh (vùng Hưng Hóa); các con cháu nhà Lê như Lê Duy Hoán; các nhóm cướp phát triển lên như Cao Văn Dũng và Nguyễn Tình (vùng Sơn Tây và Hải Dương), Vũ Đình Khanh (vùng Sơn Nam Hạ), các tù trưởng người Mường như Quách Tất Thúc (khu vực Thanh Hóa)... Để đối phó, Gia Long đã ra sức đánh dẹp, thi hành nhiều chính sách vỗ an và cử nhiều tướng tài như Lê ChấtLê Văn Duyệt lưu đóng ở khu vực Bắc Thành nhiều năm nhưng vẫn không sao hết được. Ở các khu vực miền Trung, các phong trào nổi dậy chủ yếu chỉ mang tính lẻ tẻ, tuy cũng có phong trào lớn như cuộc nổi dậy của người Thượng ở Đá Vách kéo dài qua tận các đời vua sau. Khu vực Nam Hà thì chủ yếu xuất hiện nạn cướp bóc hay gây rối loạn mất an ninh; mãi đến khi Gia Long cử Lê Văn Duyệt vào làm Tổng trấn cai quản vùng này thì tình hình mới ổn định.

Vấn đề đường xá được Gia Long chú trọng vì tầm quan trọng cả về kinh tế và chính trị: ông lệnh cho các quan phải đào đắp sửa sang các con đường, dân địa phương cũng phải tham gia vào việc làm cầu đắp đường theo tỷ lệ 15.000 trượng đường thì phát cho dân 10.000 phương gạo. Từ ải Nam Quan đến Bình Thuận có chừng 98 nhà trạm, mỗi trạm cách nhau chừng 4.000 trượng, dùng để làm nơi khách bộ hành nghỉ ngơi. Từ Bình Thuận trở vào phía Nam đến Hà Tiên thì đi bằng đường thủy. Ở các trấn lại đặt ra kho thóc chứa thóc gạo, để phòng khi mất mùa đói kém thì lấy phát chẩn. Ngoài ra, ông còn tiếp tục chính sách khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long: triều đình bỏ tiền đào kênh Vĩnh Tế và kênh Thụy Hà để tạo cơ sở cho việc khai hoang và xác định biên giới Việt Nam và Cao Miên. Còn ở Bắc Hà, ông cũng thực hiện việc đắp đê, kè với một khối lượng "lớn nhất so với các triều trước” và cho lập Nha Đê Chính để quản lý vấn đề này.

Về mặt tôn giáo, triều vua Gia Long có chính sách chuộng về Nho giáo, nên chính sách về tôn giáo của Gia Long là ngược hẳn so với chính sách tôn giáo của nhà Tây Sơn. Các chỉ dụ của ông đã quy định nên nhiều chính sách có tính ngược đãi đối với những người theo Phật giáo và Lão giáoCông giáo cũng được khoan thứ vì mối quan hệ của ông với người Pháp và các giáo sĩ không bị cấm đoán và được tự do đi truyền đạo khắp nơi. Nhìn chung, chính sách của Nguyễn Ánh đối với Công giáo là một chính sách không bảo vệ cũng như không bài bác. Tuy vậy, Gia Long vẫn cảnh giác và ra các biện pháp phòng ngừa vấn đề truyền bá đạo Công giáo xâm hại tới trật tự xã hội, văn hóa truyền thống; nguy cơ các thế lực phương Tây thâm nhập Việt Nam thông qua các giáo sĩ.

Chính sách quân sự

Vì cuộc nội chiến kéo dài với Nhà Tây Sơn, Gia Long đã có được một đội quân tương đối mạnh, được trang bị khí tài và tổ chức theo kiểu phương Tây. Một người nước ngoài vào thời gian này nhận xét:”. .. Những cuộc hành quân của vua Nam kỳ (ý chỉ Nguyễn Ánh) giống nhau một cách kỳ lạ với những cuộc hành binh của Đệ nhất Cộng hòa Pháp, giống nhau về tổ chức, về vũ khi và nhất là về ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thể kỷ XVIII".

Sau chiến tranh, ông ban thưởng cho binh lính, lập đền thờ người tử trận, rồi tinh giản quân đội bằng cách cho những người lính già giải ngũ. Sau đó, ông đặt ra cách tuyển quân linh hoạt: khu vực từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận thì cứ 3 nam tuyển 1 lính; từ Biên Hoà trở vào thì cứ 5 nam đinh tuyển lấy 1 lính; từ Hà Tĩnh trở ra đến 5 nội trấn ở Bắc thành thì cứ 7 nam đinh tuyển lấy 1 lính. Còn 6 ngoại trấn là Tuyên QuangHưng HóaCao BằngLạng SơnThái NguyênQuảng Yên, thì cứ 10 nam đinh tuyển lấy một lính.

Về bộ binh, ngoài các đơn vị lính thường là lính cơ, lính mộ ở các trấn; khu vực kinh thành có thêm các loại lính tinh nhuệ gồm thân binh, cấm binh, tinh binh. Thân binh chia làm các vệ gồm 500 người kèm thêm 50 người tập quân nhạc. Ngoài ra quân lính còn được tổ chức thành các biền binh ban lệ gồm 3 phiên: trong đó 2 phiên về quán, còn một phiên ở lại thay đổi cho nhau luân phiên. Tổng số binh của triều đình lên đến gần 140.000 và có thể huy động tăng thêm rất lớn (theo M Chaigneau ghi nhận thì thường trực tầm 8 vạn và tổng số có thể huy động khi cần là 20 vạn quân).

Vũ khí cho quân đội gồm súng tay thạch cơ điểu thương, đại bác và gươm giáo. Khu vực kinh thành có ba trường tập bắn dành cho quân đội. Ngoài ra, Gia Long còn cho chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị theo mẫu đã mua của Phương Tây, chính sách mà vua Minh Mạng cũng tiếp nối thực hiện. Lực lượng hải quân cũng được chú trọng vì địa thế đường biển dài của Việt Nam. Gia Long cho tuyển mộ các cư dân sống gần biển về doanh Quảng Đức và doanh Quảng Nam lập thành 6 vệ thủy quân đóng tại kinh thành. Còn ở các cửa biển đều có một cơ lính thủy và đặt súng để phòng thủ và trông giữ việc đi lại của tàu nước ngoài. Ngoài ra, người ta còn ghi nhận là vua Gia Long đã cho đóng loại thuyền lớn kiểu Tây bọc đồng để đi lại tuần tra biển.

Qua đời

Tháng 11 năm Mậu Dần (1818), Gia Long lâm bệnh, ông hạ chiếu cho Thái tử Nguyễn Phúc Đảm thay ông quyết việc nước và cho gọi hai đại thần là Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đến hầu. Ông dặn Thái tử Đảm:

Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn thận giữ gìn... Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận chớ nên gây hấn ngoài biên”

Rồi Gia Long sai Thái tử Đảm chép lại lời mình, Nguyễn Phúc Đảm chép một cách ngập ngừng ý muốn bỏ chữ "băng", Gia Long cầm bút viết luôn chữ đó vào.

Bệnh ngày càng nặng dần, Gia Long cố gắng giấu điều này. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân Gia Long bí mật triệu bác sĩ Treillard của tàu buôn Pháp Henri, khi này đang được mời để trị bệnh cho công chúa thứ chín, vào cung chữa bệnh cho ông. Treillard (có thể có cả sự giúp đỡ của bác sĩ J. M. Despiau, một bác sĩ người Pháp thân cận của vua Gia Long) bí mật điều trị cho nhà vua trong khoảng bốn tháng. Và sau đó vị bác sĩ này cùng với đoàn người trên tàu Henri rời đi vào khoảng ngày 2 tháng 11 năm 1819

Năm tháng sau đó, sức khỏe nhà vua ngày càng suy yếu dần và đến ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (tức ngày 3 tháng 2 năm 1820), vua Gia Long qua đời, hưởng thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm, miếu hiệu là Thế Tổ (世祖).

Về nguyên nhân qua đời, nhà nghiên cứu-lương y Lê Hưng VKD sau khi nghiên cứu "ngự dược nhật ký” năm Kỷ Mão - 1819 (nhật ký ghi chép lại 94 lần kê toa (gồm 24 bài thuốc) của Thái y viện triều Nguyễn đã dùng để chữa bệnh cho Gia Long), cho rằng nhà vua có thể đã bị chứng xơ gan cổ chướng mà qua đời. Ông còn nhận xét "Phải chi thời đó có khả năng "cận lâm sàng” như hiện nay thì vị vua "khai sáng triều Nguyễn” đã có thể sống vượt qua năm Kỷ Mão 1819 (vì phát hiện được sớm bệnh trạng thuộc hệ tiêu hóa, do ký sinh trùng tai hại gây ra… tổn thương gan)".

Chôn cất và thờ cúng

Gia Long được chôn tại Lăng Thiên Thọ (hay còn gọi là Lăng Gia Long), nằm ở núi Thiên Thọ, cách Huế khoảng 16 km về phía Tây Nam thuộc làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Khu lăng mộ được đích thân ông chọn và đốc thúc xây dựng từ năm 1814 và hoàn thành ít lâu sau khi ông qua đời vào năm 1820. Ngoài Gia Long còn có hai bà vợ của ông là hoàng hậu Thuận Thiên và Thừa Thiên đều được chôn ở vùng này.

Sách Hoàng tộc lược biên có viết:

Lăng của Ngài là lăng Thiên Thọ, thuộc địa phận làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, nguyên phối và đệ nhị phối của Ngài cũng đều táng tại vùng ấy cả. Ngài và hai Bà đều thờ tại Chánh án Thế Miếu và tại Chánh án điện Phụng Tiên ở Kinh Thành Nội.

Ngoài ra, Gia Long còn được tôn thờ tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. Về sau, vua con Minh Mạng đặt thụy hiệu cho ông là Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh vũ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao Hoàng đế (開天弘道立紀垂統神文聖武俊德隆功至仁大孝高皇帝).

Truyền ngôi cho Minh Mạng

Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng ông vẫn chọn vị hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị thay vì chọn dòng đích là con trai của hoàng tử Cảnh là Mỹ Đường bất chấp có nhiều đại thần phản đối. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Công giáo và không có chút cảm tình nào với người Pháp - tư tưởng này hợp với Gia Long. Gia Long đã dặn trong di chiếu rất rõ với Minh Mạng rằng hãy đối xử tử tế với người Âu nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ.

Lý do thực sự Gia Long chọn hoàng tử Đảm nối ngôi vẫn chưa chắc chắn. Theo sử gia Nguyễn Quang Trung Tiến, lý do Gia Long không chọn Mỹ Đường là vì sợ những ảnh hưởng của Pháp đến triều đình: Mỹ Đường vốn là người chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Công giáo từ người Pháp giống như cha của ông. Còn học giả Nicole-Dominique Le lại cho rằng lý do quan trọng nhất Gia Long chọn Đảm là tại vì danh tiếng của hoàng tử như là một người sùng Nho giáo cứng rắn trong các vấn đề tôn giáo. Bà Nicole-Dominique Le còn cho rằng Gia Long xem Đảm là hoàng tử nhà Nguyễn được chuẩn bị tốt nhất để bảo vệ sự độc lập văn hóa Việt Nam khỏi các thách thức sắp đến của các quốc gia Châu Âu; và khỏi sự hiện diện đã có của họ tại Việt Nam là các giáo sĩ Công giáo.

Cuộc sống cá nhân

Ngoại hình và tính cách

Tài liệu của L.Barizy, một quan thư lại của triều đình Gia Định và những người phương Tây cùng thời khác mô tả ngoại hình Nguyễn Ánh thời trẻ "dáng người cao trên trung bình, vóc người tầm thước, vẻ mặt đều đặn, nhẹ nhõm, rất dễ nhìn", "màu da đỏ hồng, rám nắng vì dầu dãi..” "da trắng", "thân thể cường tráng", "mắt sáng", "tướng đạo mạo đáng kính", "nét mặt trang nghiêm, có sắc diện", "dáng điệu rất sang trọng và tính tình hoà nhã".

Sử nhà Nguyễn thì không tả về ngoại hình, chỉ đề cao về mặt tính cách của Nguyễn Ánh với những lời lẽ như sau "thông duệ túc thành", "trung thành hết mực với Duệ Tông, không bỏ chúa lúc nguy hiểm", "có lòng ham thích học hỏi", "biết chia ngọt sẻ bùi với thuộc tướng", "lúc mềm mỏng, lúc cương quyết” "ứng phó lẹ làng” với các tình thế trong cuộc sống, ông có "cả những tính cách của một chính trị gia - một võ tướng” lãnh đạo một đám quan - binh phức tạp, hỗn độn, nhiều thành phần từ tặc khấu mà ra với đủ sắc tộc (ViệtHoaXiêmChàmMã LaiTây Phương). Sử nhà Nguyễn còn cho biết: Nguyễn Ánh có tài thiện xạ, bắn súng điểu thương và bơi rất giỏi.

Sử ký Đại Nam Việt, một sách lịch sử nổi tiếng xuất bản tại Sài Gòn đầu thế kỷ 20, ghi nhận "ông [Nguyễn Ánh] làm tướng rất khôn ngoan và can đảm”.  Quyển sử này còn viết: "Ngài khốn khó từ lúc bé, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một nơi nên chẳng kịp học hành là bao nhiêu", nhưng cũng "rất hay chữ Nho". Khi nào thấy việc gì lạ, Nguyễn Ánh liền chăm học cho hiểu. Vốn ngài "chẳng biết chữ Tây” nên phải nhờ các quan thông dịch và giảng dạy cho hiểu. Nhất là các bản vẽ hình các khí giới và những cách xây đắp thành lũy, đóng tàu và các kiến thức khác. Các sách và địa đồ đã mua từ châu Âu, thì Nguyễn Ánh "chăm học mà hiểu hầu hết".

Georges Taboulet, một giáo viên trung học và nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Đông Dương, trong tác phẩm "La Geste française en Indochine: histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914” (Sử liệu Đông Dương thuộc Pháp: Lịch sử nước Pháp ở Đông Dương từ khi khởi nguyên tới năm 1914) viết về con người Nguyễn Ánh: "..gan dạ, không thô kệch, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn; không có khó khăn nào ngăn chặn được ông và không có chướng ngại có thể làm ông lùi bước... Cử chỉ của ông đối với người ngoại quốc thật dễ thương và hòa nhã. Các sĩ quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất hòa nhã, thân mật và tốt...".

Giáo sĩ Lelabousse viết trong một bức thư ngày 14 tháng 4 năm 1800, Nguyễn Ánh là một người "nóng nảy", "đoản tính". Ngoài ra Nguyễn Ánh "cương quyết nhưng không hung tàn", "nghiêm khắc nhưng theo đúng lệ luật"; "là người trí tuệ, tò mò, ham thích và dễ học hỏi, biết ơn, bao dung và tế nhị"; "lớn lên trong tai ương, ông chịu đựng nghịch cảnh một cách can đảm". Ngoài ra Lelabousse còn miêu tả lúc trẻ Nguyễn Ánh mê rượu, nhưng từ khi lên làm chúa ông bỏ hẳn, không chạm một giọt rượu vì Nguyễn Ánh cho rằng "Một kẻ không làm chủ được mình, thì làm sao có thể cai trị được người khác?". Nguyễn Ánh là người có trí tuệ với những đức tính "hăng hái", "thông tuệ", "thẳng thắng", ông còn có khả năng hiểu nhanh. Ông nhớ mọi chuyện rất tài và bắt chước mọi thứ rất dễ dàng. Ông làm việc rất cần mẫn, ban đêm đọc rất nhiều sách và ham thích tò mò tìm hiểu kiến thức một cách "chú ý, thích thú với tất cả những gì thuộc về khoa học phát minh".

Tác giả Nghia M. Vo, mô tả Nguyễn Ánh là một người biết dùng người, ông có khả năng tụ tập được nhiều phe phái kình chống nhau; nhiều người thuộc nhiều sắc tộc. Ông sẵn sàng trọng dụng người tài, bất kể sắc tộc (Nguyễn Văn Tồn, một người Miên); hay nguồn gốc xuất thân (Lê Văn Duyệt, một thái giám). Ngoài ra, Nghia M. Vo còn mô tả Nguyễn Ánh là một người làm việc chăm chỉ như kiến. Cụ thể, Nguyễn Ánh có một lịch làm việc thường nhật như sau: thức dậy từ 6 giờ sáng, bắt đầu gặp quan lại vào 7 giờ và phê duyệt tấu trình cũng như ra sắc chỉ; sau đó đi tới thăm các khu vực công xưởng, binh xưởng. Ăn trưa từ 12 giờ tới 1 giờ chiều, sau đó nghỉ trưa tới 5 giờ chiều. Từ 5 giờ chiều, ông làm việc chính sự tới nửa đêm rồi gặp gia đình mình khoảng một giờ trước khi đi ngủ vào khoảng 2 hay 3 giờ đêm.

Giáo sư đại học Western Connecticut State Wynn Wilcox mô tả ông là một chính trị gia có hiểu biết, người hiểu và có thể tác động vào tính phức tạp của triều đình ngay khi ông đang hấp hối. Bách khoa toàn thư Anh thì ghi nhận ông là một vị vua cẩn trọng, bảo thủ, điều đã ảnh hưởng tới các triều vua nối ngôi ông. Còn nhà nghiên cứu Đông Á Joseph Buttinger thì mô tả Gia Long là một Nho sĩ nghiêm khắc. Keith Weller Taylor thì nhận xét nhà vua vẫn giữ các thói quen từ thời chiến trong cung đình qua việc ông "không vội vàng nhưng rất quyết đoán” khi giải quyết chuyện chính sự.

Còn theo Michel Đức Chaigneau, người con trưởng của Jean-Baptiste Chaigneau và là người từng trực tiếp gặp Gia Long khi ông chừng 50 tuổi, miêu tả Gia Long về già có "thân thể cường tráng", "da trắng", , "mắt sáng", "tướng đạo mạo đáng kính", "nét mặt trang nghiêm, có sắc diện", "dáng điệu rất sang trọng và tính tình hoà nhã". (https://vi.wikipedia.org)

Trong cuốn Souvenirs de Hue (Hồi ký Huế) của Michel Đức Chaigneau, con trai một phụ tá người Pháp của vua Gia Long là Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng) đã cho biết vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là một người hòa nhã, giản dị, tài năng, có những ý tưởng khoáng đạt và cả sự hào hiệp.

Cuốn sách cũng cho biết "trong sự tâm giao, vua Gia Long rất thích hỏi cha tôi về các trường học và những phong tục của nước Pháp” và "vua Gia Long được công nhận là một người có khả năng nhất của vương quốc vì đã có đầy đủ trong mình những đức tính cần thiết cho một người đứng đầu nhà nước.

Lòng quả cảm và đức tính kiên trì theo đuổi tất cả những mục tiêu đúng đắn làm cho giám mục Adran và những người Pháp làm việc ở Nam Kỳ cho rằng tuyệt nhiên không có một người đứng đầu quốc gia châu Âu nào có thể thay thế được".

Một cố đạo người Pháp tên là Lelabrousse trong bức thư đề ngày 1/5/1800 gửi cho giám đốc trường Tu nghiệp của hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris đã viết: 

"Nhà vua có tính chăm chỉ hết sức. Ban đêm Ngài ít ngủ, đọc sách rất nhiều; việc gì cũng tò mò muốn biết và cần cù hiếu học. Trong điện Ngài ở, có nhiều bộ sách của người Pháp soạn, dạy về các khoa kiến trúc, xây thành đắp lũy.v.v…

Ngài để luôn bên mình, năng mở ra xem những hình vẽ kiểu mẫu rồi cố bắt chước làm theo. Mỗi ngày thấy Ngài tấn tới lên mãi. Tóm lại, ông vua này là một bậc nhân quân vĩ đại nhất xứ Đàng Trong nước Nam từ trước đến giờ".

Một nhà du hành người Anh tên là John Barrow xuất bản tại London vào năm 1806 cuốn sách "A voyage to Cochinchina in the year 1792 - 1793” (Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà trong năm 1792 - 1793) đã ca ngợi vua là: "...con người phi thường, một trong số ít người sinh ra với tài năng bẩm sinh để thống trị thế giới".

Hay "...câu chuyện về ông hoàng này, mà tôi đã phác họa sơ lược nêu lên một tấm gương sáng và một bài học bổ ích cho những ai có thể rơi vào những hoàn cảnh rủi ro tương tự, nó chỉ ra rằng nếu biết kết hợp tài năng, nghị lực và lòng dũng cảm theo một hướng chỉ đạo đúng đắn, người ta có thể làm được nhiều việc lớn lao đến như thế nào".

Trong cuốn sách của mình, John Barrow đặc biệt đánh giá cao việc Gia Long xây dựng, tổ chức, cải tiến lực lượng hải quân:

"Ông nắm vững không ít kiến thức về kỹ thuật, khoa học châu Âu; trong đó ông đặc biệt lưu ý về những gì liên quan đến thuật hàng hải và kỹ nghệ đóng tàu. Theo nguồn tin đáng tin cậy, người ta kể lại rằng để nắm vững kiến thức về thực hành cũng như về lý thuyết của kỹ thuật đóng tàu châu Âu, ông đã mua một chiếc tàu Bồ Đào Nha với mục đích chỉ để tháo rời ra thành từng bộ phận, từng tấm ván một, rồi tự tay lắp vào một tấm ván mới có hình dáng và kích thước tương tự như cái cũ mà ông đã tháo ra, cho tới khi mọi thanh sàn tàu, xà ngang tàu, thanh gỗ khớp nối được thay thế bằng những cái mới, và như vậy con tàu hoàn toàn được đổi mới.

Nghị lực tinh thần của ông không kém phần mạnh mẽ so với năng lực hoạt động thể chất của ông. Thực vậy, nhà vua đã được coi như xung lực chủ yếu của mọi cuộc vận động xảy ra trong vương quốc rộng lớn và thịnh vượng của mình”.

Cố đạo Lelabrousse cũng dành một phần trong bức thư của ông để nhắc đến câu chuyện đáng nể này như sau:

"Thiên tư nhà vua cũng tốt không kém gì tâm tính, trí khôn nhanh nhẹn, thấu suốt dù những việc rắc rối nhất hạng, Ngài chỉ trông thoáng qua là hiểu ngay.

Lại có khiếu nhớ lạ lùng, phàm những gì qua mắt có thể ghi mãi trong trí không quên, cũng như trông thấy điều gì mới lạ đều có thể bắt chước một cách dễ dàng, tự nhiên.

Các xưởng đóng chiến thuyền trong xứ và các quân cảng được Ngài xếp đặt chỉnh tề, đồ sộ; người ngoại quốc đến xem phải động lòng kính phục, nếu cả châu Âu được trông thấy thì cả châu Âu cũng phải khen ngợi.

Một bên bài trí la liệt những súng trường, súng thần công, đại bác đủ hạng, những dã pháo, những xe chở súng, những viên đạn lớn nhỏ đủ cỡ..v.v.. Phần nhiều so sánh với các kiểu súng đạn tốt nhất ở Tây phương, bất quá chỉ thua kém về vẻ đẹp mà thôi.

Một bên thì đỗ chi chít những chiến thuyền không biết cơ man nào mà đếm; to có nhỏ có, chiếc nào chế tạo trông cũng có vẻ hùng vĩ khá sợ. Tất cả các thuyền binh khí ấy toàn là công trình của ông vua hiếu động và đa tài, đa nghệ…” (http://soha.vn, 03/12/2016 )

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã viết về đức tính của Gia Long: “Người ta tả ông là người gan dạ, không thô kệch, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn; không khi nào khó khăn ngăn chặn được ông và chướng ngại không làm cho ông lùi bước… Cử chỉ của ông đối với người ngoại quốc thật dễ thương và hòa nhã. Các sĩ quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất nhã nhặn, thân mật và tốt… Ông cương quyết nhưng không hung tàn, ông hay nghiêm trị nhưng theo lệ luật. Ông có đủ đức của tâm hồn cũng như của trí tuệ. Ông có tính biết ơn, bao dung và tế nhị về điểm danh dự. Lớn lên trong tai ương, ông chịu đựng được nghịch cảnh một cách can đảm… Các đức tính trí tuệ không nhường những đức tính tâm hồn. Hăng hái, thông tuệ, thẳng thắn, ông hiểu ngay từ lúc đầu những việc phức tạp nhất. Ông nhớ mọi chuyện rất tài và ông bắt trước rất dễ dàng… Ông rất cần mẫn. Ban đêm, ông đọc nhiều. Ông rất tò mò tìm hiểu… Đó là vị Hoàng Đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Cochinchine (tức Nam Việt). … Con người vĩ đại mà những vẻ tráng lệ của xứ này sẽ còn giữ lại hình ảnh oai hùng. Thế kỷ của họ sẽ lưu danh…” - Lịch sử nội chiến ở việt nam từ 1771-1802 (https://nghiencuulichsu.com/2015/01/13)

Khi đánh giá về công trạng, tính cách, phương pháp cai trị của các vua triều Nguyễn, Quốc sử quán triều Nguyễn và Trần Trọng Kim đều ca tụng “công đức” của họ. Về Gia Long, Quốc sử quán triều Nguyễn cho rằng, ông là “một con người tài ba, kiên trì, trí dũng hơn đời và rất biết dùng người”; trong cuộc đời thường, là người “rất tiết kiệm”, không hoang phí tiền của. Đối với nhân dân, “ Vua thường lo đến đời sống của dân”, mỗi khi dân đói ăn, trẫm rất thương”, và vì “trẫm yêu dân như con” nên đã ra chiếu rằng: “chăm lo và thương xót ân tình của dân là việc đầu tiên trong vương chính”. Trần Trọng Kim cũng cho rằng: “ Vua Thế Tổ là ông Vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời chống nhau với Tây Sơn mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm tin lo sự khôi phục. Ngài lại có cái đức tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người và rất “lưu ý việc học hành thi cử trong nước” (PGS. Ts. Nguyễn Thành Nam – Một số ý kiến nhận định, đánh giá chung về triều Nguyễn – Doanh nhân lịch sử - văn hóa Trần Đình Bá (1867-1933) – NXB Hồng Đức 2018).

Vợ

* Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, húy Tống Thị Lan. Bà được Nguyễn Ánh cưới về năm ông được 18 tuổi, tính tình bà cẩn trọng, đoan trang rất được ông quý mến.

* Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, húy Trần Thị Đang, là người giỏi thơ văn, cần kiệm liêm chính.

* Đức phi Lê Ngọc Bình, là công chúa con vua Lê Hiển Tông, em gái công chúa Ngọc Hân.

Ngoài các người vợ kể trên, vua Gia Long còn có gần trăm bà phi khác là con của các quan tiến cung. Để tránh làm tổn thương các quan, nhà vua không thể từ chối được việc dâng tiến này nên dù có tuổi ông vẫn phải nạp phi.

Con cái

Vua Gia Long có 14 hoàng tử:

1. Anh Duệ hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh [英睿皇太子阮福景], mẹ là Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

2. Thuận An Đôn Mẫn công Nguyễn Phúc Hy [順安敦敏公阮福曦; 1782 - 21 tháng 5, 1801], mẹ là Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

3. Thiệu Uy công Nguyễn Phúc Tuấn [绍威公阮福晙], mẹ là Lâm chiêu dung, lên 12 tuổi thì chết.

4. Thánh Tổ Nhân hoàng đế Nguyễn Phúc Đảm, mẹ là Thuận Thiên Cao hoàng hậu.

5. Kiến An Cung Thuận vương Nguyễn Phúc Đài [建安恭慎王阮福旲; 5 tháng 10, 1795 - 14 tháng 11, 1849], mẹ là Thuận Thiên Cao hoàng hậu.

6. Định Viễn quận vương Nguyễn Phúc Bính [定遠郡王阮福平; 6 tháng 9, 1797 - 16 tháng 8, 1863], mẹ là Dương tiệp dư.

7. Diên Khánh Cung Chánh vương Nguyễn Phúc Tấn [延慶恭正王 阮福晉; 21 tháng 3, 1799 - 17 tháng 7, 1854], mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Hữu thị.

8. Điện Bàn Cung Đốc công Nguyễn Phúc Phổ [奠盤恭篤公 阮福普; 1798 - 1860], mẹ không rõ.

9. Thiệu Hóa Cung Lương quận vương Nguyễn Phúc Chẩn [紹化恭良郡王阮福晆; 1802 - 1824], mẹ là Thuận Thiên Cao hoàng hậu.

10. Quảng Uy Cung Trực công Nguyễn Phúc Quân [廣威恭直公阮福昀; 20 tháng 8, 1809 - 26 tháng 5, 1829], mẹ là Cung Thận Đức phi.

11. Thường Tín Ôn Tĩnh quận công Nguyễn Phúc Cự [常信溫靜郡公阮福昛; 1810 - 1849], mẹ là Cung Thận Đức phi.

12. An Khánh Trang Mẫn quận vương Nguyễn Phúc Quang [安慶莊敏郡王阮福光; 1811 - 1845], mẹ là Trịnh mỹ nhân.

13. Từ Sơn công Nguyễn Phúc Mão [慈山公 阮福昴; 25 tháng 10, 1813 - 18 tháng 8, 1868], mẹ là Nguyễn chiêu dung.

14. Nam Cung hoàng thái tử Nguyễn Phúc Bảo Thiên [南宮皇太子 阮福保天].

Và 18 công chúa. (https://vi.wikipedia.org)

11.3. Vua Minh Mạng

Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh. Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.Vua Minh Mạng (1820-1841) (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5, 1791 - 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ (阮聖祖), là vị Hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1820 đến năm1840 khi ông qua đời.

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.

Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽), còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu (阮福晈) là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 51791 tại làng Tân Lộc, gần Sài Gòn, giữa cuộc Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn (1787-1802).

Con thứ hai của Gia Long là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm năm 1801. Do thái tử Cảnh là người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Công giáo từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình (con Cảnh) làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.

Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Gia Tô và không có cảm tình với người Pháp - tư tưởng này giống với Gia Long. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điện Thanh Hòa để quen với việc trị nước.

Trị vì đất nước

Thời gian đầu tiên sau khi Gia Long mất (1820)

Nguyễn Thánh Tổ được xem là một vị vua siêng năng, luôn thức khuya dậy sớm để xem xét công việc, có khi thắp đèn đọc sớ chương ở các nơi gởi về đến trống canh ba mới nghỉ. Ông thường bảo với các quan:Tháng 12 năm Kỷ Mão (đầu năm 1820), vua Gia Long qua đời. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng (明命). Bấy giờ ông đã 30 tuổi nên rất am hiểu việc triều chính. Nhiều lần sau buổi chầu, ông cùng một vài quan đại thần ở lại để bàn việc, hoặc hỏi về các sự tích xưa, hoặc hỏi về những nhân vật cùng phong tục các nước khác.

Thật vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã thay đổi rất nhiều việc, từ nội trị, ngoại giao cho đến những cải cách xã hội cùng những việc trong dòng họ.“Lòng người, ai chả muốn yên hay vì chuyện sinh sự để thay đổi luôn, lúc trẻ tuổi còn khoẻ mạnh mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu thì còn mong làm gi được nữa. Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào”

Quốc hiệu Đại Nam

Minh Mạng đã xin triều đình Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1839, nhận thấy Mãn Thanh suy yếu, Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Quốc hiệu Đại Nam tồn tại tới năm 1945.

Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương

Trong việc dùng người Minh Mạng chú trọng cả tài, đức và đặc biệt là học vấn. Ông cho rằng người không học thì không rõ pháp luật, lỡ khi xử oan sai thì pháp luật khó dung, như thế sẽ làm hại dân. Việc dùng người không ngoài mục đích muốn yên dân. Muốn yên dân thì quan phủ huyện không được phiền nhiễu dân, tham nhũng. Vì vậy, nhà vua đã nghiêm trị nhiều viên quan tham nhũng. Từ thời Minh Mạng được xác định rõ rệt trật tự cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia làm chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi có chiến tranh, loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa trị vì tỉnh vừa chỉ huy đội quân của tỉnh nhà. Minh Mạng còn định mức lương bổng cho quan lại, định tiền gạo cho mỗi cấp cùng thời hạn lãnh lương. Ngoài ra ông còn cấp tiền dưỡng liêm để tránh sự tham nhũng của quan lại.

Từ cuối năm 1831 Minh Mạng cho bỏ các dinhtrấn mà thành lập các tỉnh. Năm 1832 cả nước có 31 tỉnh, gồm:< >Bắc Kỳ có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.Trung Kỳ có 12 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình ThuậnNam Kỳ có 06 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà TiênTổng đốc (đối với tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (đối với tỉnh nhỏ), riêng tỉnh Thừa Thiên là Phủ doãn; và các quan Bố Chính sứÁn sát cùng Lãnh binh để trông coi mọi việc tại từng tỉnh. Trong triều, các cơ quan điều khiển cũng đổi mới, Thị Thư Viện được đổi thành Văn Thư Phòng vào năm 1820, rồi thành Nội Các vào năm 1829. Năm 1830, ông đặt ra Cơ Mật viện để trông coi những việc quốc quân trọng yếu. Ông đã cho thành lập Tôn Nhân Phủ, điều hành các Hệ, Phòng trong việc kê khai nhân thế bộ, cấp dưỡng và từ tế cũng như kiểm soát và đàn hạch trong quốc tộc.

Đối với vùng thượng du và các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là 6 ngoại trấn của Bắc Thành cũ, nhà vua quyết định nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm 1829, ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (tù trưởng dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương "…thanh liêm, tài năng, cần cán làm dân tin phục” làm Thổ tri các châu, huyện. Tiếp đó, các châu huyện miền núi cũng được phân chia lại để phù hợp với diện tích và dân số của mỗi vùng. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ nhằm khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Nhà vua còn nghĩ đến việc giúp lưu chuyển tiền bạc, tránh cho người đi xa khỏi mang theo nhiều tiền, như vào năm Bính thân (1836) đặt ra "Giao Tứ Vụ” ở Cao Bằng để chuyển đổi tiền bạc, cơ quan này có nhiệm vụ như ngân hàng ngày nay.

Quân đội

Minh Mạng rất quan tâm đến mặt quân sự. Nhiều lần, ông thân hành ra thao trường để chứng kiến việc luyện tập của quân đội. Ông lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng tới việc quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông, giảm bớt số lượng người cầm cờ từ 40 xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người).

Theo Việt Nam sử lược, quân đội thời Minh Mạng gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Bộ binh gồm kinh binh và cơ binh. Kinh binh được chia làm doanh, vệ đội, đóng ở Kinh thành hoặc đóng ở các tỉnh. Mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 người, có đội trưởng và suất đội cai quản. Vũ khí của mỗi vệ gồm 2 khẩu thần công, 200 khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng được chia làm cơ và đội. Cơ có các quản cơ, đội có các suất đội cai quản. Tượng binh chia làm đội, mỗi đội có 40 con voi. Ở Kinh thành có 150 con, ở Bắc Hà có 110 con, ở Gia Định có 70 con, ở Quảng Nam có 35 con, ở Bình Định có 30 con, ở Nghệ An có 21 con, ở Quảng BìnhQuảng NgãiThanh Hóa mỗi nơi có 15 con, ở Quảng TrịPhú YênBình Thuận và Ninh Bình mỗi nơi có 7 con.

Ông còn cho lập đồn ải ở những nơi hiểm yếu trong nước, còn ngoài biển thì lập pháo đài. Ông rất chú trọng đến thủy quân, các vùng hải đảo đều được đánh mốc giúp cho sự lưu thông dễ dàng. Thủy quân có 15 vệ, chia làm 3 doanh do quan đô thống cai quản, mỗi doanh được quan chương vê cai quản.

Đinh điền và thuế khóa

Thuế đinh và thuế điền cơ bản cũng theo như vua Gia Long đã định. Theo Việt Nam sử lược, chỉ có năm Bính thân (1836), đất Nam Hà đạc điền xong, tính ra được hơn 630.075 mẫu và định lại các thứ thuế điền thổ ở đó. Còn như số dân đinh và điền thổ trong nước, thì theo số bộ tổng cộng lại được 970.516 suất đinh và 4.063.892 mẫu ruộng và đất.

Đối với những người Hoa sang lập ấp ở Đại Nam (gọi là Minh Hương), triều đình có lệnh rằng mỗi người 1 năm phải nộp 2 lạng bạc và được miễn giao dịch. Những người già yếu và khuyết tật phải chịu 1 nửa.

Đối với những người nhà Thanh sang Đại Nam buôn bán, người nào có vật lực thì 1 năm phải đóng 6 quan tiền; ai không có vật lực thì phải nộp một nửa, hạn cho 3 năm, thì chiếu lệ thu cả thuế.

Theo Việt Nam sử lược, Minh Mạng còn đặt lệ đánh thuế muối. Mỗi ruộng muối 1 năm phải nộp bằng muối từ 6 phương đến 10 phương. Mỗi phương nộp bằng tiền thì phải nộp từ 3 tiền đến 4 tiền 30 đồng. Còn các thuế mỏ, thuế sản vật,… thì cơ bản cũng theo lệ Gia Long đã định, chứ không thay đổi gì mấy.

Văn hóa

Bản thân vua Minh Mạng cũng là một học giả, đã từng làm thơ, soạn sách văn học, khuyến khích biên soạn các loại sách sử, nhất là các sách sửđịa. Nhiều người soạn sách mới, dâng sách cũ đều được nhà vua ban thưởng và khuyến khích. Các bộ sách quý như: Gia Định thành thông chíLịch Triều Hiến Chương loại chí,… đều ra đời dưới thời Minh Mạng. Các con của ông, điển hình như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh và Tương An Quận Vương Miên Bửu,…, đều là những nhà vănnhà thơ xuất sắc, và đều nổi tiếng dưới các triều vua Thiệu TrịTự Đức sau này.

< >Năm 1821, Minh Mạng thành lập Quốc tử giám ở kinh thành Huế.Năm 1826, ông chính thức thành lập Nhà hát tuồng Quốc gia trong Đại Nội, được gọi là Duyệt Thị Đường.Năm 1832, ông hoàn tất việc xây dựng kinh thành Huế theo kiến trúc của phương Tây kết hợp với kiến trúc thành quách của phương Đông.1836) phủ huyện được cấp các cân mẫu, rồi năm Kỷ hợi (1839) được cấp các loại thước mộc, thước may, thước đo ruộng. Về y phục ông từng bảo: "Ngày nay nước nhà cương thổ đã hiệp nhất thì chính trị, phong tục lẽ nào khác biệt". Bởi thế, nên nhiều đạo dụ được ban bố để y phục ở miền Bắc và miền Nam giống nhau.

Giáo dục

Là người tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến nền khoa cử, học vấn. Nhà vua thường nói:

Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài”.

Năm 1821, ông đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp, năm 1822 mở lại thi Hộithi Đình. Ông còn cho đặt đốc học ở thành Gia Định, ông giao trọng trách cho nhà giáo Nguyễn Trọng Vũ người Nghệ An, giữ chức Phó Đốc học chăm lo việc học hành ở Nam Bộ. Bấy giờ, ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là người có học vấn cao nên được nhà vua tin dùng, phong làm Hiệp Biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư Bộ Binh.

Minh Mạng còn đặt ra lệ rằng ai được thăng quan, bổ nhiệm đều phải lên kinh gặp vua trước khi nhậm chức. Đây là cơ sơ để nhà vua kiểm tra đức độ, năng lực và khuyên bảo điều hay lẽ phải, cốt sao cho lợi ích nước nhà.

Năm 1836, ông cho thành lập "Tứ dịch quán” để dạy ngoại ngữ (tiếng PhápXiêm).

Vua Minh Mạng muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông chỉ toàn là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua trong một kế hoạch nào làm cho quốc phú, dân cường. Ông đã nói rằng:

Lâu nay cái học khoa cử làm cho người ta sai lầm, Trẫm nghĩ văn chương vốn không có quy củ nhất định, mà nay những văn cử-nghiệp chỉ câu nệ cái hư sáo khoe khoang lẫn với nhau, biệt lập mỗi nhà một lối, nhân phẩm cao hay thấp do tự đó. Khoa tràng lấy hay bỏ cũng do tự đó. Học như thế thì trách nào nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi. Song tập tục đã quen rồi, khó đổi ngay được, về sau dần dần đổi lại”.

Nông nghiệp

Dưới thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích. Nhà vua cho quan lại mộ dân lập những ấp mới ở trong Nam cũng như ngoài Bắc, khiến cho việc phân phối ruộng đất được hợp lý. Ngoài ra, ông còn hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ, lập các huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Ở Nam Bộ, công cuộc khai hoang và thủy lợi cũng được đẩy mạnh. Minh Mạng còn thử nghiệm giải pháp bỏ đê phía nam Hà Nội, đào sông thoát lũ Cửu An (Hưng Yên)

Năm 1832, vua Minh Mạng khai mở ngành tơ tằm Đại Nam.

Ông còn ban dụ cho lập nhà dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người tàn tật, nghèo khổ, già cả và hoặc không nơi nương tựa. Triều đình cũng bắt quan lại ở các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng trong các năm sau.

Kỹ thuật công nghệ

Thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo bao gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nướcmáy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Cụ thể là năm 1834, với sự đồng ý của Minh Mạng, Nguyễn Văn Túy chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng nước mang tên Thủy hoả kí tế.

Trong các năm 1837 và 1838, theo kiểu mẫu phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng,… và còn có cả xe cứu hỏa.

Đặc biệt là vào năm 1839, dựa trên các kiểu mẫu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn LịchVũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau (1840), Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là mọi việc dường như bị đình lại sau đó.

Đối ngoại

Với Trung Quốc

Giống như vua cha, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cồng và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh. Khi lên ngôi, ông đã nhận sự phong vương của vua nhà Thanh. Tuy nhiên, các vua Việt Nam thời nhà Nguyễn duy trì đường lối đối nội tự chủ. Theo nhận xét của giáo sư Yu Insun, các vua nhà Nguyễn chỉ xưng thần với nhà Thanh một cách hình thức, còn thực chất họ cho rằng họ bình đẳng với nhà Thanh. Các phái đoàn đi cống của Việt Nam ngoài việc đưa đồ tiến cống còn thực hiện việc trao đổi mua bán sản phẩm không có trong nước, vì Trung Quốc không cho phép thương nhân Việt Nam sang Trung Quốc, còn Việt Nam duy trì lệnh cấm dân chúng xuất cảnh để ngăn chặn việc xuất lậu vật phẩm sang Trung Quốc như gạo, muối, vàng bạc, đồng, sừng trâu, ngà voi, v.v...

Việc duy trì quan hệ triều cống chỉ có ý nghĩa tượng trưng, vì đến cuối đời Minh Mạng, cứ bốn năm một lần nhà Nguyễn mới phải cử sứ sang cống, đồng thời nhà Thanh cắt giảm yêu cầu vật phẩm triều cống cho triều Tây Sơn và nhà Nguyễn chỉ còn phân nửa so với nhà Lê, nên giá trị vật chất không đáng kể. Tuy nhiên các đoàn đi sứ đều được lệnh ghi chép cẩn thận tình hình bên Trung Quốc để báo cáo lại cho nhà vua. Các sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ này đều bị trách phạt. Đây có lẽ là một phần lý do khiến vua Minh Mạng có thể nhận định đúng việc nhà Thanh ngày càng suy yếu, và dự đoán chính xác nhà Thanh sẽ thất bại trong cuộc xung đột với nước Anh một khi cuộc chiến tranh Nha phiến nổ ra.

Với Xiêm La

Thời Minh Mạng, giữa Xiêm La (Thái Lan, do nhà Chakri trị vì) với Đại Nam thường xảy ra chiến tranh. Năm 1827, quân Xiêm xâm lược Vạn Tượng, vua xứ này là A Nộ (Anouvong) chống không nổi, phải cầu cứu triều đình Đại Nam. Minh Mạng sai thống chế Phan Văn Thúy mang viện quân sang giúp nhưng bị quân Xiêm đánh bại. Năm 1828, Phan Văn Thúy và Nguyễn Văn XuânNguyễn Khoa Hào tiếp tục đem 3.000 quân và 24 voi chiến đưa A Nộ về Trấn Ninh, rồi tiến vào Vạn Tượng (Vientiane) nhưng đạo quân Nhà Nguyễn - A Nộ lại bị quân Xiêm đánh tan. Chán nản, vua Minh Mạng hạ lệnh bãi bỏ và chỉ phòng vệ ở vùng biên giới. A Nộ sau đó chạy về Trấn Ninh và bị bắt nộp cho quân Xiêm.

Quân Xiêm được đà đánh dấn vào các miền phụ cận Quảng Trị. Thống chế Phạm Văn Điển, Tham tán Quân vụ Lê Đăng Doanh cùng với các đạo quân Nguyễn ở Lào phải đi ngăn quân Xiêm, mặt khác gửi thư trách cứ họ. Xiêm La trả lời khiêm nhượng rồi rút quân. Tuy vậy, họ vẫn ngấm ngầm giúp Chân Lạp nổi lên chống triều đình Nguyễn hoặc lấn lướt Vạn Tượng và các xứ quy phục triều đình.

Năm 1833, theo lời kêu gọi của Lê Văn Khôi, Xiêm La mang quân vào nội địa Nam Hà và Chân Lạp, nhưng bị quân nhà Nguyễn đánh bại năm 1834.

Với Ai Lao

Thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn hơn cả. Nhiều vùng ở Ai Lao đã xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng nay là Sầm Nưa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành các châu, phủ của Đại Nam.

Với Chân Lạp

Sau khi phá được quân Xiêm, Trương Minh Giảng cùng Tham tán Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam gần Nam Vang (tức Phnôm Pênh) để bảo hộ Chân Lạp (Campuchia).

Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua Nặc Ông Chân của Chân Lạp qua đời mà không có con trai nối dõi, nên quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp làm quan cho Việt Nam. Đến năm Ất Mùi (1835), Trương Minh Giảng lập con gái Nặc Ông Chân là công chúa Angmey tức Ngọc Vân lên làm quận chúa. Trương Minh Giảng đổi Chân Lạp thành Trấn Tây thành, rồi chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan cai quản mọi việc quân sự và dân sự.

Do quan lại người Việt ở Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp; do nhà Nguyễn bắt Ngọc Vân công chúa đem về Gia Định, đày Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc Đại Nam, dân Chân Lạp oán hận và nổi dậy chống quân Đại Nam ở khắp nơi. Em trai của Nặc Ông Chân là Nặc Ông Độn đã làm loạn với sự giúp đỡ của Xiêm La. Quan quân nhà Nguyễn đánh dẹp không nổi, nên sau khi vua Minh Mạng qua đời, quan quân Đại Nam phải bỏ Trấn Tây thành mà rút về An Giang.

Với phương Tây

Vua Minh Mạng không có thiện cảm với người châu Âu cũng như thái độ của người Á Đông trước đó, xem người Âu là bọn man di, là quân xâm lược.

Với những người Pháp đã từng giúp Gia Long trước kia, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Nhà vua cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tử tế với người Pháp là đủ, ông chỉ thoả thuận mua bán với người Pháp, nhưng không chấp nhận thành lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam cũng không được Minh Mạng đếm xỉa đến.

Thời bấy giờ, Đại Nam là nước Á Đông đầu tiên mà Hoa Kỳ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao. Các năm 1832 và 1836, Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson đã gửi đại sứ Edmund Robert sang đàm phán với Minh Mạng về quan hệ mậu dịch song phương cả 2 nước nhưng đều không thành công. Chính sách thụ động này đã kìm hãm sự phát triển của Đại Nam.

Mở rộng lãnh thổ Đế quốc Đại Nam

Trấn Tây Thành

 Năm 1833, sau khi triều đình bắt tội Tổng trấn Lê Văn DuyệtLê Văn Khôi con nuôi ông dấy binh nổi loạn, chiếm giữ Thành Bát Quái (thuộc Sài Gòn ngày nay). Vài tháng sau vì yếu thế Lê Văn Khôi cầu viện nước Xiêm; vua Xiêm Rama III bèn sai tướng Chao Phraya Bodin và Phraklang đem hàng ngàn quân thủy bộ chia ra làm 5 đạo tiến đánh Gia Định. Đường thủy thì qua ngả Vịnh Thái Lan, đường bộ thì qua đất Chân Lạp, đồng thời thừa thế khống chế luôn Chân Lạp.

Trong trận đánh quân Xiêm vào An Giang (Tháng 12, 1833), rồi tiến lên giao chiến ở rạch Củ Hủ. Trận ấy quân Việt thắng và phản công chiếm lại đồn Châu Đốc, tỉnh An Giang, thành Hà Tiên rồi cùng lực lượng quân Chân Lạp ngược dòng Cửu Long tiến chiếm lại thành Nam Vang. Quân Xiêm bại trận phải rút khỏi Chân Lạp; triều đình Huế bèn đưa Ang Chan II trở lại ngôi vua.

Đuổi được quân Xiêm, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương lập đồn An Nam ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Việc cai trị trong nước Chân Lạp đều do quan Việt sắp đặt, còn triều thần Chân Lạp chỉ kiêm nhiệm việc nhỏ.

Cuối năm 1834, vua nước Chân Lạp là Ang Chan II mất lại không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên, vốn là người Chân Lạp nhưng nhận quan tước của triều đình Huế.

Năm sau, 1835, Trương Minh Giảng tâu vua xin lập người con gái của Nặc Ông Chân là Ang Mey (Ngọc Vân) lên làm quận chúa, gọi là Chân Lạp quận chúa. Thực chất thì Ngọc Vân chỉ là vua làm vì chứ không có thực quyền.

Năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chính thức sáp nhập vào Đại Nam. Ranh giới phía Tây Bắc của Trấn đến biển hồ Tonlé Sap.

Quản lý hành chính

Nhà Nguyễn chia Trấn Tây Thành làm 33 phủ và 2 huyện:

Triều đình Huế hủy bỏ tước hiệu quan chức bản xứ của Chân Lạp và áp dụng quan chế nhà NguyễnLê Đại Cương (sau được thay bằng Dương Văn Phong) được cử làm Tham tán đại thần, đặt một tướng quân, 4 chánh phó lãnh binh, cắt đặt các chức hiệp tán, đề đốc, lang trung, viên ngoại lang, giáo thụ, huấn đạo. Ở các chỗ yếu hiểm, lại đặt chức tuyên phủ, an phủ để phòng ngự.

Năm 1840, nhà vua sai Lê Văn Đức làm khâm sai đại thần, Doãn Uẩn làm phó và cùng với Trương Minh Giảng để kinh lý mọi việc ở Trấn Tây Thành, khám xét việc buôn bán, đo đạc ruộng đất, định lại thuế đinh, thuế thuyền bè buôn bán dưới sông.

Vua Minh Mạng đã cho lệnh tổng kê dân đinh nước Chân Lạp, vừa bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Nam thì có 970.516 người, đang khi đó thì ruộng đất lên đến 4.036.892 mẫu.

Quan hệ với người bản địa

Khi nhà Nguyễn chiếm được Nam Vang, lập Ang Chan II làm vua Chân Lạp thì mấy anh em là Ang Snguon, Ang EmAng Duong bỏ thành chạy theo quân Xiêm sang lưu vong ở Vọng Các. Xiêm triều lợi dụng yếu tố đó tìm cách đưa họ về Chân Lạp tranh ngôi vua với Ang Chan và khôi phục ảnh hưởng của Xiêm La.

Trong khi đó ở Trấn Tây, nhà Nguyễn phong tước hiệu cho ba người con gái của Ang Chan II:

< >Ang Pen (Ngọc Biện 玉卞, Brhat Anak Angga Ang Baen) (1809-1840) làm Lư An huyện quân.Ang Mey (Ngọc Vân 玉雲, Samdach Brhat Anak Angga Mei Khieu)(1815-1874?) làm Cao Miên quận chúa, nối ngôi vua cha.Ang Snguon (Ngọc Nguyên 玉源) (1829-1875) làm Tạp Ninh huyện quân.Ang Pou (Ngọc Thu 玉秋, Samdach Brhat Maha Uparajini Puyani) (1822-1878) làm Thâu Trung huyện quân.Ang Em và Ang Duong) đem 9.000 dân Khmer cùng 70 chiếc thuyền từ Battambang (vùng Xiêm chiếm đóng) về Trấn Tây (vùng Đại Nam cai quản), định xin triều đình nhà Nguyễn cho kế vị Ang Chan làm vua nhưng bị Trương Minh Giảng bắt. Triều đình cho giải Ang Em về Gia Định xét hỏi rồi đưa ra Huế giam.

 

Đến năm 1841, Trà Long (Chakrey Long), Nhân Vu (Yumreach Hu) và La Kiên đến Huế mừng thọ vua Minh Mạng thì lại bị nhà vua hạch tội, bắt giam và đày ra Bắc Kỳ. Còn ở Trấn Tây thì Tham tán Dương Văn Phong khép cho Ngọc Biện (Ang Baen), chị của Ngọc Vân quận chúa, tội mưu phản với ý định trốn sang Xiêm, phải xử tử. Sau đó Trương Minh Giảng bắt Ngọc Vân và hai em gái là Ngọc Thu và Ngọc Nguyên về Gia Định giam lỏng ở đó. Các quan lại người Việt sang Trấn Tây Thành thì không ít kẻ lại làm nhiều chuyện trái phép lạm quyền, lạm thế và nhũng nhiễu dân tình.

Với thái độ tự đắc và miệt thị triều thần Chân Lạp gây nhiều bất mãn trong dân chúng, việc cai trị Trấn Tây càng ngày càng khó. Người Chân Lạp có cớ nổi loạn đánh phá khắp nơi, chống lại chính sách Việt hóa của triều đình Huế. Em Ang Chan là Ang Duang nhân đó dấy binh lại được người Xiêm hậu thuẫn để can thiệp nội bộ Chân Lạp nên quan quân ở Trấn Tây luôn phải đánh dẹp hao tổn nhiều.

Năm 1840, mấy vạn quân Xiêm kéo vào đóng ở U Đông (Oudong), vua Minh Mạng sai tướng Phạm văn Điển và Nguyễn Tiến Lâm mang quân lên đối phó nhưng không phá được.

Triệt thoái khỏi Trấn Tây

Việc chiếm đóng Trấn Tây Thành cùng với chính sách cai trị mất lòng dân Chân Lạp của triều đình Huế là một gánh nặng cho đất nước, từ binh sĩ đến lương nhu đều hao thiệt nên đến Tháng 9 năm 1841, thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, Tạ Quang Cự và các đại thần dâng sớ xin bỏ bảo hộ Chân Lạp. Vua Thiệu Trị thuận theo, truyền cho quan quân Đại Nam rút quân về giữ An Giang.

Lợi dụng tình huống bỏ ngỏ vua Xiêm đưa Ang Duong lên làm vua Chân Lạp song chiến sự kép dài vì quân Việt và quân Xiêm tiếp tục giao chiến từ năm 1841 đến 1845 mới thôi khi triều đình Huế và Vọng Các thỏa hiệp cùng bảo hộ xứ Chân Lạp và nhận triều cống của Ang Duang.

Trấn Ninh

Thời nhà NguyễnGia Long đem đất Trấn Ninh cắt về cho vương quốc Vạn Tượng của A Nỗ (Anouvong). Nhưng khi Chiêu Xanh, tù trưởng Trấn Ninh khi ấy chết, A Nỗ không lập con Chiêu Xanh là Chiêu Nội (Chao Noi) lên, nên Chiêu Nội thù A Nỗ, đồng thời Chiêu Nội chạy sang phủ Trà Lân xứ Nghệ và xin nội thuộc lại Đại Nam (nhà Nguyễn). Đến khi A Nỗ chống lại nước Xiêm, bị vua Xiêm là Rama III sai Chao Phraya Bodin Decha đánh cho thua chạy sang Nghệ An, qua Trấn Ninh bị Chiêu Nội bắt nộp cho Xiêm năm 1828. Chiêu Nội bị Minh Mạng khép tội chết vì hành động này.

Sau khi giết Chiêu Nội, nhà Nguyễn cử quan Việt sang cai trị Trấn Ninh. Năm 1823, nhà Nguyễn đặt thêm huyện Liêm. Phủ Trấn Ninh từ đấy bao gồm 7 huyện: (Liên, Khâm, Quảng, Khang, Cát, Xôi, Mộc, Liêm (vốn là mán Mường Hiểm)).

Tháng 3/1832, nổ ra cuộc khởi nghĩa của hơn 200 binh lính Trấn Ninh, do Trần Tứ và Đỗ Bắc lãnh đạo, nổi dậy chống nhà Nguyễn và liên kết với cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương. Những năm 1833-1834, trong chiến tranh Việt-Xiêmngười Thái tấn công Đại Nam (một trong các hướng là qua ngả Trấn Ninh), đất Trấn Ninh bị người Thái lấn dần. Khi người Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, năm 1893, đã dựa theo địa hình và cắt tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).

Qua đời

Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng:

Hoàng tử Trường Khánh lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi nên nối ngôi lớn. Ngươi nên hết lòng giúp sức rập, hễ việc gì chưa hợp lẽ, ngươi nên lấy lời nói của ta mà can gián. Ngươi trông mặt ta, nên ghi nhớ lấy”.

Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng:

Nói rồi, vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20 tháng 1 năm 1841 tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ (聖祖).“Trương Đăng Quế thờ ta đến 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình. Ngươi nên đãi ngộ một cách ưu hậu, hễ nói thì phải nghe, bày mưu kế gì thì phải theo, ngày sau có thể được thờ vào nhà thế thất”.

Thụy hiệu do vua Thiệu Trị đặt cho ông là Thể Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Vũ Minh Đoạn Sang Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân Hoàng đế (體天昌運至孝淳德文武明斷創述大成厚宅豐功仁皇帝), gọi tắt là Nhân Hoàng đế (仁皇帝). Lăng của ông là Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ ở Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.

Vợ

Ông không đặt hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là Hoàng quý phi. Tá Thiên Nhân hoàng hậu (tước vị được phong sau khi mất) húy Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807, 13 ngày sau khi sinh hạ Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này). Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Ngoài bà Hồ Thị Hoa, ông còn có 24 là hiền phi, gia phi, trang tần, thục tần, huệ tần, an tần, lệ tần, tiệp dư, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân.

Con cái: Minh Mạng đã có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. (https://vi.wikipedia.org/).

Vua Minh Mạng với chủ quyền biển đảo Việt Nam

Trong 13 vị vua triều Nguyễn nối tiếp nhau từ năm 1802 đến 1945, Minh Mạng là vị vua thứ hai, trị vì từ năm 1820 đến 1841. Là một nhà cải cách hành chính nổi tiếng, người có công lớn trong việc thống nhất đất nước, phân định ranh giới hành chính các địa phương một cách khoa học, hợp lý ổn định gần như từ đó đến nay.

Đặc biệt, trên lĩnh vực kế thừa giữ gìn và phát huy chủ quyền biển đảo của đất nước, vua Minh Mạng đã chủ trương thực hiện nhiều chính sách cụ thể nhằm khẳng định chủ quyền cương hải của Tổ quốc hết sức bài bản và quyết liệt.

Minh chứng cụ thể nhất mà du khách thập phương ai cũng nhìn thấy mỗi khi đến tham quan quần thể di tích cố đô Huế, đó là biển đảo Việt Nam đã được khẳng định chủ quyền bằng hình ảnh sinh động trên Cửu đỉnh đặt trước Thế Miếu. Cửu đỉnh là 9 đỉnh đồng lớn được vua Minh Mạng cho đúc vào tháng 12-1835 và hoàn thành tháng 6-1837, là văn bản chủ quyền bằng hình ảnh sống động nhất của vua Minh Mạng gửi các thế hệ mai sau như là lời khẳng định sự trường tồn của đất nước.

Ba vùng biển Việt Nam được khắc trên Cửu đỉnh với hình ảnh sông nước nhấp nhô, ẩn hiện rất nhiều đảo lớn nhỏ, chính giữa hình ảnh là đại tự khắc nổi ghi tên mỗi vùng biển Đông Hải, Nam Hải, Tây Hải. Đây là thông điệp khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước độc đáo, ấn tượng nhất mà vua Minh Mạng để lại trong tiến trình lịch sử bảo vệ và giữ gìn biển đảo của Tổ quốc.

Còn trên văn khố, châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ đến ngày nay, thì vua Minh Mạng không chỉ là người đưa ra chủ trương vươn ra biển đảo, mà còn là người trực tiếp kiểm tra giám sát việc thực hiện hết sức cụ thể, với hàng trăm bản châu phê chỉ đạo việc đo vẽ bản đồ, cắm mốc hải giới, trồng cây, xây miếu thờ trên Hoàng Sa nhằm khẳng định chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của đất nước. Như Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 104, năm Minh Mạng thứ 14 (1833) ghi: Vua chỉ dụ Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời".

Hay như việc cắm mốc chủ quyền cũng được vua Minh Mạng chỉ đạo rất sát sao: Hằng năm cử người ra Hoàng Sa, Trường Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc. Thuyền đi đến đâu cắm mốc đến đó…".

Trong 153 hình ảnh đặc trưng của đất nước được chọn để khắc vào Cửu đỉnh, có Biển Đông (Đông Hải) được chạm khắc vào Cao đỉnh là đỉnh lớn nhất trong Cửu đỉnh, Biển Nam (Nam Hải) được khắc vào Nhân đỉnh và Biển Tây (Tây Hải) được khắc vào Chương đỉnh, đây cũng là ba đỉnh lớn nhất tượng trưng cho ba vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu Huế, thời vua Minh Mạng ranh giới hành chính các địa phương và các vùng biển được phân chia rất rõ ràng trong phân cấp quản lý Nhà nước. Biển Đông kéo dài từ phía bắc cho đến Bình Thuận, bao gồm cả dải cát vàng Hoàng Sa, Trường Sa hay còn gọi là Vạn lý Ba Bình. Biển Nam bao gồm từ Bình Thuận đến Hà Tiên có nhiều hòn đảo như Đại Kim, Mảnh Hảo, Nội Trức, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Châu... tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia… Biển Tây là vùng biển giáp với vịnh Thái Lan.Nếu làm phép tính đơn giản, trong 20 năm trị vì đất nước, năm nào cũng có một đội dân binh Hoàng Sa theo lệnh nhà vua ra cắm 10 mốc chủ quyền trên các đảo của Hoàng Sa và Trường Sa, thì đã có hàng trăm đảo lớn nhỏ trên "Dải cát vàng” đã được xác định chủ quyền của Việt Nam từ hơn 200 năm trước.

Không chỉ khuyến khích dân binh ra với vạn lý Hoàng Sa, mà vua Minh Mạng còn đưa ra chính sách thưởng phạt rất nghiêm khắc đối với những ai không hoàn thành nhiệm vụ ở Trường Sa. Tờ Châu bản số 092, Stt 070, quyển 054 năm Minh Mạng 16 (1835) ghi: Việc sai phái quân đội ra Hoàng Sa đo đạc và vẽ bản đồ nhưng vẽ chưa được rõ ràng là các Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện và Nguyễn Văn Hoằng đều đánh 80 gậy chuẩn cho thả tất cả. 2 tên hướng dẫn là Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sinh đều thưởng cho 3 mai tiền bằng bạc hạng nhỏ. Các binh thợ tham gia đều thưởng cho mỗi người 1 quan tiền.

Theo các nhà nghiên cứu Huế, trong 13 triều vua Nguyễn, vua Minh Mạng là người để lại số lượng văn bản ghi chép, châu phê, châu điểm về vấn đề khai thác, bảo vệ Hoàng Sa nhiều nhất. Chính vì sự quan tâm đặc biệt của nhà vua về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nên dưới thời vua Minh Mạng cũng đã đào tạo, tôi luyện nên nhiều chỉ huy đội hùng binh Hoàng Sa nổi tiếng để lại dấu ấn trong lịch sử xây dựng và bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của triều Nguyễn, như Cai đội thuyền Phạm Văn Nguyên năm Minh Mạng thứ 16 (1835), Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Thủy sư suất đội Phạm Văn Biện năm Minh Mạng thứ 18 (1837)…

Có thể nói, dưới thời vua Minh Mạng, việc mở mang lãnh hải xác định chủ quyền biển đảo đất nước đã được kế thừa và phát huy hết sức hiệu quả mà không phải vị vua triều Nguyễn nào cũng làm được. Nhờ những công lao to lớn ấy của vua Minh Mạng mà hiện nay chúng ta có thêm nhiều bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và là bài học quý báu cho chúng ta và các thế hệ mai sau trong việc bảo vệ và giữ gìn biên cương lãnh hải của Tổ quốc./. (http://biengioibienbentre.vn)

Vua Minh Mạng đã dùng pháp luật để trị tham nhũng như thế nào?

Có thể nói triều Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng là giai đoạn rực rỡ, hùng mạnh, và quy củ nhất.

Pháp luật thời Nguyễn nổi tiếng nghiêm minh, nhất là giai đoạn đầu, vua Minh Mạng đề cao sự tối thượng của pháp luật, có công sẽ thưởng, có tội phải phạt. Đặc biệt là trong việc trừng trị tội phạm tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân.

Đối với Minh Mạng, mọi người, kể từ hoàng tử, hoàng thân xuống đến thứ dân, binh lính đều bình đẳng trước pháp luật. Có thể dẫn đến một vài biện chứng như năm Canh Dần 1830, Đề đốc Kinh thành Huế là Nguyễn Văn Phượng cầm súng bắn lầm một người lính, làm người đó bị thương. Minh Mạng biết chuyện, ra lệnh: “Pháp luật nghiêm ngặt có cho như thế đâu. Hơn nữa, Phượng là quan võ chức to, đánh gươm bắn súng vốn là nghề nghiệp của mình, lại bắn lầm phải lính. Thử nghĩ xem, quan võ bất tài như thế, còn dùng làm việc gì được, vậy cách chức giao bộ bàn. Người lính bị thương thì bắt bảo cô”.

Ngay cả những viên quan đứng đầu tỉnh mắc tội, Minh Mạng cũng thẳng tay trừng trị. Năm Giáp Ngọ 1834, phát hiện Tuần phủ tỉnh Hà Tiên là Trịnh Đường tham ô tới 1.000 quan tiền. Minh Mạng biết chuyện, rất tức giận bèn lập tức cách chức, cho xích lại, giao viên tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lên. Khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết (thắt cổ chết ngay).

Minh Mạng là một ông vua luôn thưởng, phạt hết sức nghiêm minh, đặc biệt là với tầng lớp quan lại dưới quyền của mình. Nhằm giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, ngăn tiếm quyền và lạm quyền, trong công cuộc cải cách hành chính của mình, vua đã vận dụng nguyên tắc, “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh” , để tổ chức, điều hành bộ máy hành chính nhà nước, đặt ra các quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với từng quan lại.

Ngoài ra vua còn coi trọng nguyên tắc “quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” để khuyến khích, động viên quan lại. Vua Minh Mạng từng nói: “Đạo nuôi người thanh liêm không có gì bằng cấp cho họ lộc hậu”.  Năm 1839, thấy lương bổng của quan lại quá ít ỏi, ông đã quyết định tăng lương và phụ cấp cho họ. Vua nói: “Trẫm nghĩ, các ngươi lương ít không đủ nuôi đức thanh liêm, nay đã được ngoại lệ gia ân thì các ngươi phải ra sức cố gắng”.  Dưới triều vua, những quan lại gần dân, hoàn thành chức phận của mình còn nhận được tiền “dưỡng liêm” để giữ đức thanh liêm.

Thực tế cũng cho thấy, nếu quan lại nào làm tốt một việc thì sẽ được ban thưởng rất hậu, nhưng ngược lại đối với tội lỗi của quan lại, kể cả những viên Thượng thư thân cận, Minh Mạng cũng xử phạt rất nặng, nhiều khi vượt khỏi cả luật pháp. Trường hợp ông xử phạt Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực là một ví dụ điển hình. Năm Bính Thân 1836, Phan Huy Thực mắc lỗi là không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người dưới quyền trong việc giữ gìn, bảo quản đồ thờ trong nhà Thế Miếu, dẫn tới tình trạng bọn gian thủ đánh tráo từ vàng thật thành vàng giả. Minh Mạng đã ra lệnh cách chức Thượng thư bộ Lễ của Phan Huy Thực.

Đặc biệt với các tội tham nhũng, đòi ăn hối lộ và biển thủ công quỹ, Minh Mạng trị tội còn nặng hơn nhiều, vua thường áp dụng nguyên tắc: “Sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một người để muôn người sợ mà tránh). Năm Nhâm Ngọ 1822, hai địa phương Quảng Đức và Quảng Trị gạo đắt, triều đình cho phát 25.000 hộc thóc để bán cho dân, người lính kho kính là Đặng Văn Khuê ăn bớt trong các hộc. Minh Mạng biết chuyện liền sai chém đầu Khuê. Năm Bính Tuất 1826, người làm việc ở kho kinh là Trần Công Trung, đòi ăn tiền làm khó dễ, việc phát giác, Minh Mạng giao Bộ Hình tra xét. Án xong, ông nói: “Vụ án Đặng Văn Khuê năm Minh Mạng thứ 3 đã theo luật nghiêm trị, thế mà bọn Trung còn dám công nhiên làm bậy, không kiêng sợ gì, tuy tang vật không quá 10 lạng, nhưng luật quý ở chỗ làm cho lòng người sợ hãi, nếu nhu nhơ để sống một mạng thì e sau này những kẻ kinh nhờn pháp luật sẽ nhiều ra, không thể giết hết được”, bèn sai chém Trung ở chợ Đông.

Minh Mạng cũng luôn luôn làm gương trong việc “sống và làm” theo pháp luật. Ông từng nói với các cận thần: “Ta từ khi lên ngôi đến nay, dùng người làm việc, giữ một mực công bằng, dẫu có kẻ tôi con thân tín từ trước cũng chỉ dùng theo tài năng chứ không tư vị một người nào. Kẻ nào có tội cũng theo pháp luật trừng trị, chưa từng gượng nhẹ bao giờ”.

Đúng như ông đánh giá về mình, cách dùng người của Minh Mạng nhiều mặt căn cứ trên tài năng. Nếu là người có tài, cho dù con cháu những người đã từng làm quan với Tây Sơn, như trường hợp dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn (nay thuộc huyện Quốc Oai), Minh Mạng vẫn trọng dụng. Còn những người không có năng lực, mặc dù là người thân cận, gần gũi, hầu hạ khi ông còn ở nơi “tiềm để” , Minh Mạng cũng không trọng dụng hoặc tha thứ khi có lỗi lầm. Thí dụ như trường hợp Án sát Quảng Ngãi, Nguyễn Đức Hội thường khoe là bề tôi cũ từ lúc Minh Mạng chưa lên ngôi, dẫu có quá lắm cũng không đến tội nặng. Về sau, Hội vì tội có ý hại người, tham lam giả dối, bèn bị xử xuống làm lính.

Minh Mạng cũng quyết liệt, sát sao trong việc thực hiện các quy định của Luật Hồi tỵ. Vua luôn “cảm thấy nhức nhối” trước thực trạng “các chức thông phán, kịch liệt phần nhiều là người địa phương. Do đó, vì tình riêng làng nước, khó lòng khỏi sự tư túi sinh ra nhiều tệ hại” , từ đó kế thừa tư tưởng và những kinh nghiệm quý báu của vua Lê Thánh Tông, Minh Mạng đã cho ban hành luật Hồi tỵ vào năm 1831 và liên tục bổ sung vào các năm tiếp theo với phạm vi, đối tượng áp dụng mở rộng hơn, các quy định nghiêm ngặt hơn. Sử cũ ghi lại, có lần, vào năm Đinh Dậu (1837), triều đình cử Nguyễn Song Thanh là Lang trung (quan đứng đầu một cơ quan dưới bộ) làm Quyền Bố chính (như Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hiện nay) tỉnh Định Tường, nhưng khi biết vị quan này thời trẻ đã từng học ở đây, quen biết nhiều nên đã cho đổi ông ta về nhậm chức ở tỉnh Bình Định và điều người khác thay thế.

Ngoài ra để làm gương trong việc đề cao pháp luật cho mọi người, Minh Mạng không chỉ xử nghiêm đối với người ngoài, mà còn rất nghiêm khắc với cả con của mình. Sử triều Nguyễn cho biết tháng Một năm Minh Mạng thứ 16 (Ất Mùi, 1835), Hoàng tử Miên Phú, đêm đến cùng với bọn cháu chắt là Vân, Nghị và Quế phi ngựa ở phía tả ngoài hoàng thành. Miên Phú về trước, mấy người còn lại cho ngựa chạy thi. Có một bà già đi bên đường tránh không kịp, bị ngựa của Vân xéo chết. Minh Mạng biết tin đó, cho lập ngay hội đồng điều tra xét hỏi. Khi thành án, Minh Mạng phê chuẩn Miên Phú bị tước mũ áo, cắt lương bổng hàng năm, đóng cửa ở nhà riêng để tự xét mình sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không được xếp vào hàng các hàng tử, chỉ gọi tên là Phú mà thôi. Vân bị chém ngay, bọn Nghị, Quế đều bị phát vãng sung quân. Vua nói “Để giữ công bằng, quyết không có lý nghị thân, nghị quý. Phàm các em và con cháu chớ nên coi khinh, lấy thân để thử pháp luật. Gương sáng chẳng xa, ai nấy phải kính cẩn đó”.

Đánh giá về con người cũng như sự nghiệp của vua Minh Mạng, Trần Trọng Kim - một sử thần cuối triều Nguyễn, trong sách Việt Nam sử lược đã viết đại ý như sau: “Trong đời vua Thánh Tổ, pháp luật, chế độ, điều gì cũng sửa sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ.,….. Dẫu thế nào mặc lòng, ngài là một ông vua thông minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước, tưởng về bản triều nhà Nguyễn chưa có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn ngài vậy.”

Có nhiều nét tương đồng giữa Minh Mạng và Lê Thánh Tông, vị vua nổi tiếng anh minh trong lịch sử Việt Nam. Cả 2 vị vua này đều đề cao vai trò của pháp luật, chú trọng xây dựng và thực hiện pháp luật. Hai vị đều cho rằng: “Trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Đặt ra pháp luật là trên để răn dạy quan lại, dưới là để dân chúng trăm họ biết mà thực hiện. Mọi rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn kỷ cương” , tệ nạn tham nhũng của công được vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạnh trừng trị rất nghiêm khắc, cho dù giá trị tài sản không lớn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, kỷ cương, phép nước. Xét trên bình diện của pháp luật, cả vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng đều dựa vào hệ thống pháp luật để đưa ra những biện pháp trừng phạt, đặc biệt đối với những người phạm tội thuộc hàng quan lại thì lại càng bị trừng trị nghiêm khắc, có khi nghiêm khắc hơn cả mức phạt đã được pháp luật đặt ra. Điều đó không ngoài mục đích gìn giữ kỷ cương, làm gương cho dân chúng.

Tư tưởng về việc xử phạt quan tham, nhận hối lộ là bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với nước ta giai đoạn hiện nay, nhất là trong việc xây dựng luật pháp về phòng chống tham nhũng, về việc bổ nhiệm cán bộ, về vai trò làm gương của những người đứng đầu các cơ quan đơn vị. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thị trường, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để hiện thực hóa điều này, bên cạnh việc đề ra những điều luật áp dụng nghiêm khắc cho việc xử phạt, thì bài học phòng chống tham nhũng của vua Minh Mạng là rất đáng để người đời nay suy ngẫm. (http://trandaiquang.org  01/12/2016, )

Về Vua Minh Mạng, Quốc sử quán triều Nguyễn đã ví ông như là một Lê Thánh Tông của triều Nguyễn, một ông Vua sang suốt, không thích xu nịnh, nhiều làn quở mắng quan lại kể cả đại thần như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản. Ông rất thông minh, chăm lo việc triều chính”. (PGS. Ts. Nguyễn Thành Nam – Một số ý kiến nhận định, đánh giá chung về triều Nguyễn – Doanh nhân lịch sử - văn hóa Trần Đình Bá (1867-1933) – NXB Hồng Đức 2018).

11.4. Vua Thiệu Trị

Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治;) tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền (阮福暶) và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, sinh ngày 11 tháng 5 năm Đinh Mão, tức 16 tháng 6 năm 1807, tại Huế. 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, thân mẫu của ông mất.Vua Thiệu Trị (16 tháng 6, 1807 - 4 tháng 10, 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847.

Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu tức 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.

Sử sách nói vua Thiệu Trị là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Vả chăng, mọi định chế pháp luậthành chínhhọc hiệuđiền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của tiên đế, không có sự cải cách, thay đổi gì mới. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng QuếLê Văn ĐứcDoãn UẩnVõ Văn GiảiNguyễn Tri Phương và Lâm Duy Tiếp ra sức giúp lập.

Dưới thời vua Thiệu Trị, đất Nam Kỳ có nhiều giặc giã, dân Chân Lạp nổi loạn và quân Xiêm La sang đánh phá. Nhà vua phải dùng binh đánh dẹp, tới năm Thiệu Trị thứ bảy 1847 mới yên được.Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả 2 bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có 1 số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một “trận đồ bát quái” , vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó nhưng tới nay chưa ai tìm ra được.

Từ khi Thiệu Thị lên ngôi thì việc cấm đạo Thiên Chúa bớt đi, nhưng triều đình vẫn không có cảm tình với Thiên Chúa giáo, và những giáo sĩ ngoại quốc vẫn còn bị giam ở Huế. Có người báo tin đó cho trung tá Pháp là Favin Lévêque coi tàu Héroïne. Trung tá Favin Lévêque đem tàu vào Đà Nẵng xin cho năm người giáo sĩ được tha. Năm Thiệu Trị thứ 5 -Ất Tỵ 1845, có người Giám mục tên Lefèbvre phải án xử tử. Thiếu tướng nước Pháp là Cécile biết, sai quân đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng đón Giám mục ra.

Năm Đinh Vị 1847, khi người Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiếc chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới.

Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quan nước Pháp thấy thuyền của Đại Nam đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn phát súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu “đường lối ngoại giao pháo hạm” của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.

Một vài tháng sau Thiệu Trị lâm bệnh nặng

Qua đời

Theo sử nhà Nguyễn, con trai trưởng của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành. Vì vậy khi gọi các quan Trương Đăng QuếVõ Văn GiảiNguyễn Tri Phương và Lâm Duy Hiệp vào trăng trối, Thiệu Trị để di chiếu truyền ngôi cho con thứ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Hồng Bảo được tin đem binh vào, nhưng bị quan Phạm Thế Lịch giữ lại. Một mình Hồng Bảo vào lạy lục vua cha Thiệu Trị, nhưng ông quay mặt đi không trả lời. Hồng Bảo bị Phạm Thế Lịch và Vũ Văn Giải đưa vào hậu cung và giữ ở đó.

Theo sách "Truyện cũ cố đô” của Nguyễn Đắc Xuân, vào đời cháu nội của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Phúc Miên Tông làm vua, tức là Thiệu Trị (1841-1847), có sứ giả nhà Thanh đến. Vốn là người hay chữ, Thiệu Trị ra vế đối cho hai hoàng tử là Nguyễn Phúc Hồng Bảo và Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (sau là vua Tự Đức) rằng:

Bắc sứ lai triều

Không cần suy nghĩ, Hồng Bảo đọc ngay:

Tây Sơn phục quốc

Vế đối về chữ nghĩa thì thật chỉnh không thể bắt bẻ nhưng về nội dung thì thật "phản nghịch". Thiệu Trị nghe như sét đánh ngang tai, chỉ mặt Hồng Bảo mắng:

"Tây Sơn mà phục quốc thì còn đâu ngai vàng cho mày nữa!"

Sau đó một phần vì việc này mà Thiệu Trị truất ngôi con trưởng của Hồng Bảo, lập Hồng Nhậm làm thái tử, sau Nhậm trở thành vua Tự Đức.

Thiệu Trị qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 11 năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ (憲祖). Thụy hiệu của ông là Thiệu thiên Long vận Chí thiện Thuần hiếu Khoan minh Duệ đoán Văn trị Vũ công Thánh triết Chương Hoàng đế (紹天隆運至善純孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝). Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Gia quyến

Vua Thiệu Trị có rất nhiều vợ. Hoàng hậu của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Phạm Thị Hằng, con ngài Lễ bộ thương thư Phạm Đăng Hưng. Lăng của Thái hoàng thái hậu phía trái điện Xương Lăng. Hoàng hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại nội của Kinh thành Huế. Vua Thiệu Trị có 64 người con (29 trai, 35 gái). (https://vi.wikipedia.org)

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 儀天章皇后; 20 tháng 6 năm 1810 - 12 tháng 5 năm 1902), hay Từ Dũ hoàng thái hậu (慈裕皇太后) hoặc Nghi Thiên thái hoàng thái hậu (儀天太皇太后), là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, thân mẫu của Tự Đức. Bà là tổ mẫu trên danh nghĩa của các Hoàng đế Dục ĐứcKiến PhúcHàm NghiĐồng Khánh và là tằng tổ mẫu trên danh nghĩa của hai vị vua Thành Thái và Khải Định

Nghi Thiên thái hoàng thái hậu nổi tiếng là một người đức hạnh, xuất thân cao quý, biết yêu quý dân chúng và giỏi nuôi dạy con cái. Bà tại vị như một bà hoàng đức cao vọng trọng nhất của triều đình Huế trong vòng 55 năm, từ lúc bà trở thành Hoàng thái hậu dưới thời Tự Đức vào năm 1847, cho đến khi qua đời vào năm 1902 dưới thời Thành Thái.

Danh hiệu của bà được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Từ Dũ.

Quý phi

Năm 1841, Thiệu Trị Hoàng đế lên ngôi, thứ bậc nội cung chưa định, bà và những thị thiếp khác chỉ được gọi chung là Cung tần (宮嬪). Tới năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân có việc bang giao, Hoàng đế ngự giá Bắc tuần, bà được sung theo hầu. Khi ấy Cung tần theo hầu rất ít, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc nên được sung chức Thượng nghi (尚服), đồng thời nhiếp quản coi sóc Lục thượng

Thái hoàng thái hậu nhà Nguyễn

Năm 1847, Thiệu Trị băng hà, con bà là Thái tử Hồng Nhậm được chọn nối nghiệp, tức Tự Đức. Lên ngôi, Tự Đức nhiều lần ngỏ ý định tấn tôn cho mẹ, nhưng bà nhất định chối từ. Mãi đến ngày 15 tháng 4 năm Tự Đức thứ 2 (tức 7 tháng 5 năm 1849), nhân dịp khánh thành Gia Thọ cung, bà mới thuận nhận Kim bảo (sách vàng & ấn vàng) và tôn hiệu là Hoàng thái hậu, giúp Hoàng đế Tự Đức việc chính sự.

Tháng 6 năm Quý Mùi (1883), Tự Đức qua đời, để di chiếu tôn bà làm Từ Dũ Thái hoàng thái hậu (慈裕太皇太后). Nhưng vì việc nước lắm rối ren, qua các đời Dục ĐứcHiệp Hòa và Kiến Phúc, các vị tự quân đều bị phế truất liên tiếp nên đều không kịp tôn phong.

Năm 1885Hoàng đế Hàm Nghi kế vị, ông mới có thể làm lễ tấn tôn cho bà theo di chiếu. Cũng ngay năm đó, sau lễ tấn tôn trên, xảy ra Trận Kinh thành Huế 1885, Thái hoàng thái hậu cùng với hai bà Phi của Tự Đức là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu và Học phi Nguyễn Thị Hương, được gọi là Tam cung (三宮), đã nghi giá chạy ra Khiêm cung, rồi lại được Tôn Thất Thuyết mời đến Quảng Trị.

Ngày 3 tháng 6, xe ngựa của Thái hoàng thái hậu dời trở về Khiêm cung, vì cho rằng thành Quảng Trị không hợp làm nơi chốn. Lúc đấy Hàm Nghi Đế vẫn còn chống quân Pháp ở bên ngoài, việc nội chính đều do Thọ Xuân Vương Nguyễn Phúc Miên Định quản lý, gọi là Nhiếp chính vương, nhưng căn bản đều phải thông qua ý chỉ của Tam cung bên trong.

Ngày 27 tháng 6, chính quyền Pháp trao trả kinh thành Huế lại cho triều đình, và mời 3 cung ngự giá về. Bấy giờ, Thọ Xuân Vương cùng Phan Đình PhùngNguyễn Hữu Độ bàn luận với các quan Pháp đưa Kiên Giang quận công Chánh Mông lên ngôi, tức Đồng Khánh hoàng đế.

Năm 1887, Đồng Khánh năm thứ 2, hoàng đế tấn tôn mỹ hiệu cho bà là Từ Dũ Bác Huệ Thái hoàng Thái hậu (慈裕博惠太皇太后). Năm 1889, Thành Thái nguyên niên, nhân dịp mừng bà thọ 80 tuổi, bà được Thành Thái dâng tôn hiệu là Từ Dũ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu (慈裕博惠康壽太太皇太后).

Năm 1902, mùng 5 tháng 4 (tức 12 tháng 5 năm 1902), Thái Thái hoàng thái hậu băng hà, thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dũ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương hoàng hậu (儀天贊聖慈裕博惠齋肅慧達壽德仁功章皇后).

Ngày 20 tháng 5 năm đó, triều đình cử hành đại lễ an táng bà gần phía sau bên trái Xương Lăng, và có tên là Xương Thọ Lăng. Hiện toàn thể khu lăng này tọa lạc tại chân một dãy núi thấp (núi Thuận Đạo), thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế), cách Kinh thành Huế chừng 8 km. Lễ xong, bài vị của bà được thờ ở Biểu Ðức điện trong Xương Lăng, được thờ ở Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. (https://vi.wikipedia.org/)

Từ Dũ - Bà mẹ nghiêm khắc lấy lòng nhân dạy con. Theo http://baotanglichsu.vn, 28/10/2015: Thuở nhỏ, bà nổi tiếng hiếu hạnh, thông minh, làu thông kinh sử, hiền thục, nết na và rất xinh đẹp. Năm 14 tuổi, bà được Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang, vợ kế vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng tuyển triệu vào cung để chầu hầu Nguyễn Phúc Miên Tông (sau này là vua Thiệu Trị) - con trai vua Minh Mạng và là cháu trai của Cao Hoàng hậu.

Năm 15 tuổi, bà sinh con gái đầu lòng là Diên Phúc công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh.Năm sau, bà lại sinh Hoàng nữ thứ hai là Nguyễn Phúc Uyên Ý. Công chúa Uyên Ý sinh ra năm Minh Mạng thứ 7, nhưng 3 tuổi lại chết non. Ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829), bà sinh người con thứ ba là trai, đặt tên là Nguyễn Phúc Thì, sau đổi tên thành Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, (sau này là vua Tự Đức). 

Tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), bà được phong Nhị giai Thành phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Nhất giai Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Tuy quyền cao chức lớn, song tính tình bà đoan chính, thanh tao, giản dị, nhân từ khiến mọi người trong cung ai cũng quý mến và kính trọng.

Hằng đêm, vua Thiệu Trị thức khuya đọc sách, bà vẫn thức hầu mà không biết mệt mỏi và cùng vua trao đổi, bàn luận mọi việc. Bà thường hay góp ý với vua: “Làm người ắt phải học, nhiên hậu biết được điều thiện, điều ác. Điều thiện nên phát huy, điều ác nên tránh xa để không sa vào chỗ tà. Sách xưa có câu: Nhân bất học bất tri đạo (người chẳng học chẳng biết đạo lý)”.  Bà thường khuyên bảo các cung tần nên tận tụy trong công việc. Bà là người thưởng phạt công minh. Ai phạm lỗi bà đều tìm cách dạy dỗ, bảo ban hơn là sử dụng hình phạt.

Đầu năm 1847, Thiệu Trị ốm nặng, bà ngày đêm hầu thuốc thang không nghỉ. Khi ông gần mất, mọi việc về sau đều bí mật phó thác cho bà, ông lại dụ các quan rằng: “Quý phi là nguyên phối của trẫm, là người phúc đức hiển minh, giúp ta coi công việc trong cung cấm đã 7 năm. Nay ý trẫm muốn lập làm Hoàng hậu chính ngôi trong cung, tiếc vì việc không làm kịp mà thôi”.

Ngày 4 tháng 10 năm 1847, vua Triệu Trị băng hà, con trai bà là Hồng Nhậm được chọn nối ngôi, lấy niên hiệu Tự Đức và phong bà tôn hiệu Từ Dũ Hoàng Thái hậu. Lẽ ra trước vinh dự hiếm có này, bà phải vui lòng nhận ngay nhưng bà đã từ chối. Sự từ chối như vậy không phải bất cứ ai cũng có thể làm được.

Có lẽ trong lịch sử nước nhà, bà Từ Dũ là một Hoàng Thái hậu nổi tiếng nhất trong việc cưu mang và để lại nhiều bài học quý trong việc dạy dỗ con nên người. Chính những chi tiết này khiến người đời sau ngưỡng mộ bà. Nhờ sự giáo dục của bà, vua Tự Đức mới trở thành một người con có hiếu, không bị tha hóa bởi cuộc sống xa hoa, sống xa đọa như một số ông vua thời trước. Và ngài cũng là người yêu thích văn chương, hay chữ, làm nhiều thơ phú, có lẽ ít nhiều cũng chính vì ngài biết vâng lời mẹ mà dẹp bỏ những thú vui tầm thường để trau dồi thêm kinh sử. Sau này, nhân mừng mẹ thọ 60 xuân, ngài có làm 330 câu tụng.

Có lần vua Tự Đức mải vui ở cửa Thuận An nên bỏ buổi ngự triều. Bà giận lắm. Lúc về, ngài có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ cả tiếng đồng hồ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau về triều cùng các quan bàn quốc kế.

Cũng như nhiều phụ nữ Việt Nam khác, bà Từ Dũ là người sống rất tiết kiệm. Dù có đủ điều kiện để hưởng vật chất cao sang, nhưng bà vẫn ý thức tất cả những thứ ấy là của dân, do dân cung nạp mà có, từ cây kim, sợi chỉ cũng là máu mỡ của dân nên bà không tiêu xài phung phí. Tất cả những quần áo gấm vóc bà đều xếp gọn trong rương, chỉ mặc trong các dịp lễ hội, còn bà thì vẫn ăn mặc bình thường như bao người khác. Ăn uống bà không thích món ngon vật lạ mà chỉ ăn chay trường. Bà thường khuyên triều thần: “Một sợi tơ, một hạt gạo cũng là máu mỡ, là mồ hôi nước mắt của dân, nên lãng phí đã không ích gì mà lại đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước”.  Vì có hiếu với mẹ nên vua Tự Đức thường tổ chức lễ mừng thọ và tôn cho bà các mỹ hiệu, nhưng bà đều từ chối. Ví dụ, năm 1860, đình thần dự định làm lễ tôn mỹ danh, nhưng bà bảo với nhà vua: “Ta được hưởng sự phụng dưỡng của thiên hạ, nên phải biết lo những việc thiên hạ đang lo. Năm nay, không được mùa, dân đang lo chưa thể vui sướng được. Vậy con phải lo với nỗi lo của dân. Vả lại, tính ta vốn cần kiệm, chẳng chuộng phù hoa. Con ạ, ngày nay hưởng được sự phú quý, ta thường lo sợ, tu tỉnh tâm đức, thế mà con còn muốn ban cho ta cái hư danh để làm gì? Để còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì lễ này hội nọ nên bãi đi, ta chỉ nguyện các chư công và quần thần cùng con lo việc chính trị, giáo dục để quốc thái dân an thì còn gì vui bằng”.

Bà rất nghiêm khắc với thân nhân, phê phán gắt gao kẻ dựa thế cậy quyền dòng họ nhà bà để cầu vinh, cầu chức. Trong dân gian có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ”.  Nhưng quan niệm này chưa chắc đúng với trường hợp của bà Từ Dũ. Từ Gò Công, trong dòng họ Phạm của bà có người lặn lội ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà bảo vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Nhưng trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.

Trước những lời thấu tình đạt lý như thế, nhưng người này vẫn nằn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỷ cương phép nước”.  Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

Hoàng Thái hậu Từ Dũ luôn ý thức tự nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội bằng cách ham thích đọc sách. Nhờ có học mà bà mới có thể trao đổi với nhà vua trong những lúc mẹ con cùng bàn về sử. Hầu như khi đọc đến đoạn sử nào hay thì bà Từ Dụ đều có lời bàn xác đáng. Bà đã bàn về chính sự của các vua Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ đế, Tần Huệ đế hoặc phân tích các nhân vật như Hàn Tín, Viên Thiệu, Khổng Minh, Lã Hậu, Giả Nghị với nhiều nhận xét khá sâu sắc. Những lời bàn này không phải không hữu ích cho vua Tự Đức khi nghĩ về đạo trị nước. Năm 1850, khi mới lên ngôi, vua Tự Đức ham chơi, bê trễ việc nước, vị quan Phạm Phú Thứ dâng sớ can ngăn. Vua đọc xong giận tím gan liền giao cho triều thần nghị tội. Một số nịnh thần lợi dụng cơ hội này để lấy lòng vua, kết án ông vào tội phạm thượng và đề nghị phạt Phạm Phú Thứ xuống làm lính trạm ở Thừa Nông. Bà Từ Dũ biết chuyện liền hỏi:

Ông Phạm dâng sớ khuyên con, ông ta được cái gì?

Dạ! Ông ấy không được gì cả. Nhưng con thấy làm bề tôi mà trách vua như thế là phạm thượng.

Bà hỏi tiếp:

Thế từ khi bị giáng làm lính, ông ta có tỏ lời oán hận gì không?

Con không nghe chuyện ấy. Nhưng biết rằng, ông ta mỗi chiều thường thả thuyền trên sông ngắm cảnh làm thơ ngâm vịnh.

Ngẫm nghĩ một lát, bà Từ Dũ gật gù:

Vua Tự Đức nghe ra, vội vàng xóa án cho Phạm Phú Thứ và mời ông về triều nhận lại trọng trách cũ. Đúng như bà Từ Dũ đã nhận xét, Phạm Phú Thứ sau này là nhân vật có tầm vóc của triều Nguyễn. Có thể nói, bà Từ Dũ là người rất tinh tế.Thế người này đáng trọng lắm! Dâng sớ trách như vậy vì thương vua, vì muốn vua lo việc nước tốt hơn. Thương vua, giúp vua lại bị nạn mà không một lời than van, đành cam chịu thế càng tỏ dạ trung thành. Đó là bậc trượng phu không vui ở chức tước được người trên trọng hay khinh mà vui ở việc làm chân chính. Con nên nghĩ lại!

Hằng ngày, trong những lần trò chuyện với nhà vua, bà luôn nhắc nhở con về điều thiết yếu mà nay nói như ngôn ngữ hiện đại thì ta thường nói là “làm trong sạch đội ngũ cán bộ”.  Ví dụ như: Xưa nay quan lại chưa bỏ được một chữ “tham”.  Hại nước mọt dân chẳng qua là như thế. Bao nhiêu máu mủ của dân cũng vơ vét cho đầy túi. Nhưng của bất nghĩa không ở lâu, không cần đến vài đời mà đã hết sạch, con cháu nghèo túng thiện hạ chê cười. Phải dạy các quan lấy nhân nghĩa, làm điều nhân nghĩa để hưởng ân trạch lâu dài.

Tất cả những lời dạy của mẹ, nhà vua đều chép vào tập sách “Từ huấn lục”.  Cho dù, lịch sử còn phán xét nghiêm khắc nhà vua trong việc trị nước, nhưng ai cũng công nhận, Tự Đức là ông vua thờ mẹ chí hiếu. Từ khi lên ngôi, Tự Đức nhiều lần ngỏ ý tấn tôn cho mẹ, nhưng bà nhất định từ chối hoặc trì hoãn vì sợ tốn kém. Mãi đến ngày 15 tháng 4 năm Tự Đức thứ 2 (tức 7/5/1849), nhân dịp khánh thành cung Gia Thọ, bà mới thuận nhận Kim bảo và tôn hiệu là Hoàng Thái hậu.

11.5. Vua Tự Đức

Vua Tự Đức (chữ Hán: 嗣德; 22 tháng 9, 1829 - 19 tháng 7, 1883) là vị vua thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任) hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì (阮福時). Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.

Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.

Cuộc xâm lược của Pháp Phần lớn triều thần thời Tự Đức là những người có tầm nhìn hủ bại. Họ chỉ nhìn nhận tình hình bằng con mắt của cả ngàn năm trước khi các nước phương Tây đã bỏ xa nước Việt về công nghệ, kỹ thuật. Một số người ở Nghệ An đã xuất ngoại để giao du và học hỏi nhiều thứ mới mẻ, mà điển hình là ông Nguyễn Trường Tộ. Khi về nước, Nguyễn Trường Tộ liền thỉnh cầu Hoàng đế gấp rút cải cách kẻo mất nước. Tiếc thay, quan thần xàm tấu với Hoàng đế và ông cũng từ chối ban hành cải tổ. Cũng không phải tại vua Tự Đức không muốn cải cách đất nước nhưng vì khung cảnh thời gian. Cộng với việc nghe lời gian thần và ngu thần xúi bậy nên mới bị mất nước. Nhiều nhà sử học đã trách việc mất nước lên các quan thần dưới thời Tự Đức. Tuy nhiên dưới thời ông cũng có một số quan thần ưu tú như Tôn Thất ThuyếtTrần Tiễn Thành là những ví dụ điển hình.

Năm 1858trung tướng Pháp là Charles Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu Tây Ban Nha gồm 14 chiếc vào cửa Đà Nẵng bắn phá rồi hạ thành An Hải và Tôn Hải.

Dù chỉ đồn trú ở Đà Nẵng, các binh sĩ ngoại quốc đã bị khuất phục với các con số đáng sợ vì mắc bệnh dịch tả, kiết lỵ, và các chứng bệnh nhiệt đới khác, và một cuộc tiến quân trên nội địa bằng đường bộ hoàn toàn là điều không thực hiện được. Dòng sông Hương chảy từ Huế ra biển, nhưng chỉ có những tàu chạy ở tầm nước nông mới lưu thông được, và kém may mắn thay một số tàu chiến loại nhỏ được sản xuất đặc biệt tại Pháp cho chiến dịch Việt Nam lại bị phái sang Hồ Lake Garda để dùng chống lại người Áo trong một cuộc chiến nổ ra tại miền Bắc nước Ý. Hiển nhiên việc chỉ lảng vảng ở Đà Nẵng sớm bị chứng tỏ là không đạt được một mục đích gì cả. Nhưng bọn họ còn có thể đi đâu được nữa. Trung tướng Rigault de Genouilly đổi ý sang đánh Gia Định. Đầu năm 1859, Rigault de Genouilly dẫn quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định. Chỉ trong 2 ngày thì thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự vẫn. Xong trung tướng Rigault de Genouilly lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quân của Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì.

Rigault de Genouilly bệnh phải về nước, thiếu tướng Page sang thay. Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hoà, chỉ xin được tự do giảng đạo Công giáo và được buôn bán với Việt Nam nhưng triều đình Huế không đồng ý. Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long. Triều đình Huế phái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất1862. Trong bản hoà ước gồm 12 khoản có những khoản như sau:

- Việt Nam phải để cho giáo sĩ Công giáo người Pháp và người Tây Ban Nha được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo.

- Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp các tỉnh Biên HoàGia Định và Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mê Kông.

Vua Tự Đức bèn nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp và phái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ còn lại. Năm 1867, thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh LongAn Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn. Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp.

Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương

Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của quân Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Francis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và bốn tỉnh bị chiếm. Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.

Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự vẫn.

Sau cái chết của vua Tự Đức, các vị vua ít tuổi lần lượt được đưa lên Dục ĐứcHiệp Hòa ngày 20 tháng 08 năm 1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, một hiệp ước được ký kết Hiệp ước Quý Mùi 1883 với nội dung là xác nhận quyền bảo hộ dài của người Pháp lên Trung Kỳ và Bắc KỳKhâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.

Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, tức ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu Dực Tông Anh Hoàng đế. Lăng vua Tự Đức hiệu Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Một điều rất đáng chú ý ở Khiêm Lăng là tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Thông thường, con phải dựng văn bia cho cha nhưng vì Tự Đức không có con ruột nên ông tự dựng.

Đời tư

Tự Đức được đánh giá là một vị vua có tư cách tốt. Ông chăm chỉ xem xét việc triều chính và không hề trễ nải, được các quan nể phục. Theo Việt Nam sử lược, ông thường hay chít khăn vàng và mặc áo vàng, khi có tuổi thì ông hay mặc quần vàng và đi giày hàng vàng do nội vụ đóng.

Tự Đức là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn, nên ông rất đề cao Nho học. Ông chăm về việc khoa bảng, sửa sang việc thi cử và đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa, để chọn lấy người có tài văn học ra làm quan.

Tự Đức là người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Đêm nào ông cũng xem sách đến khuya. Ông làm nhiều thơ băng chữ Hán, trong đó có bộ Ngự Chế Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn làm cả sách bằng chữ Nôm để dạy cho dân dễ hiểu, điển hình như Luận Ngữ diễn caThập điềuTự học diễn ca... Có rất nhiều giai thoại về Tự Đức, nhất là những chuyện vua giao thiệp với nhà văn, học giả đương thời.

Nhà vua rất thích lịch sử, đã đặt Tập Hiền Viên và Khai Kinh Diên để ông ngự ra cùng với các quan bàn sách vở, thơ phú hoặc nói chuyện chính trị. Ông còn chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, từ đời thượng cổ cho tới hết thời nhà Hậu Lê, trong đó ông tự phê nhiều lời bình luận.

Tự Đức cũng rất yêu nghệ thuật, đã tập trung nhiều người soạn kịch bản tuồng về kinh thành Huế, và lệnh cho soạn những vở tuồng lớn Vạn bửu trình tườngQuần phương hiến thụy.

Vua có hiếu

Tự Đức được người đời ca tụng là một ông vua có hiếu. Lệ thường cứ ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều: trong một tháng chầu cung 15 lần và ngự triều cũng 15 lần, trừ khi đi vắng và lâm bệnh. Trong suốt 36 năm thường vẫn như thế, không sai chút nào.

Dù làm vua, Tự Đức luôn kính cẩn vâng lời mẹ dạy. Ông đã ghi chép những lời răn của mẹ vào một cuốn sách, đặt tên là Từ huấn lục. Thậm chí, có lần do mải mê đi săn về cung hơi muộn, thấy mình phạm lỗi nên ông nằm ra, đặt chiếc roi lên mâm son để chờ Hoàng thái hậu Từ Dũ trừng phạt.

Vợ

Ông không đặt Hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là Hoàng quý phi.

Lệ Thiên Anh hoàng hậu húy là Vũ Thị Duyên, con của Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Vũ Xuân Cẩn. Lăng của bà hiệu Khiêm Thọ Lăng, bên phía tả Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Ngoài ra ông còn một số bà vợ khác, với danh phận Hoàng phi:

- Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm (善妃阮氏錦), thứ nữ của Hải An Kinh lược Đại thần kiêm Định An Tổng đốc Nguyễn Đình Tân (1798-1873).

- Từ Cung tần, bà Nguyễn Thị Cẩm được phong làm Chiêu phi vào năm 1860, thuộc hàng Nhị giai phi. Rồi sau đó được tấn phong làm Thiện phi, thuộc hàng Nhất giai phi. Bà được giao dạy dỗ công tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, sau này lên ngôi là Đồng Khánh hoàng đế.

- Học phi Nguyễn Thị Hương (學妃阮氏香), người gốc tỉnh Vĩnh Long, cha là Nghiêm Oai tướng quân Nguyễn Văn Tuấn. Xuất thân danh giá. Từ tam giai Lượng tần, bà được tấn phong làm nhị giai Khiêm phi vào năm Tự Đức thứ 23 (1870) rồi nhất giai Học phi (1874), chỉ đứng sau Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên. Năm 1870, theo lệnh vua Tự Đức, bà nhận công tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng (con của Kiên Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Cai1845-1876) bấy giờ mới 2 tuổi làm con nuôi (cho nhà vua). Về sau, vị Hoàng dưỡng tử này lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc.

Sau khi Dục Đức và Hiệp Hòa bị bức tử, quyền thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường tôn Kiến Phúc lên nhằm muốn điều khiển vua nhỏ theo ý mình; bà Học phi tuy không được tôn làm Hoàng thái hậu nhưng cũng có địa vị danh vọng; chỉ đứng sau bà Dũ và Trang Ý; 3 người hợp lại gọi là Tam cung.

Theo dã sử, bà và Nguyễn Văn Tường có qua lại với nhau, dựa cậy nhau để thêm quyền trong triều, điều này khiến vua Kiến Phúc chú ý và có ý ghét. Bà Học phi lo sợ, bèn nhân hôm vua đau ốm, bà liền hạ độc vua

- Cung phi Lê thị (恭妃黎氏), thường được gọi là Lê Thị Cung phi. Từ Thận tần, bà được tấn phong làm Cung phi vào tháng 1 năm Tự Đức thứ 13, tức là tháng 1-1860.

- Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích (禮嬪阮若氏碧), nguyên là Lục giai Tiệp dư, khi mất được Thái hoàng thái hậu Dũ truy tặng hiệu Lễ tần. Con gái của Nguyễn Nhược Sơn, quan Bố chính tỉnh Thanh Hóa.

Con nuôi

Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa nên không có con. Ông nhận ba người cháu làm con nuôi:

< >Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Ưng Ái (1869 đổi thành Ưng Chân), tức vua Dục ĐứcHoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, tức vua Đồng KhánhHoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng, tức vua Kiến Phúc (https://vi.wikipedia.org)11.6. Vua Dục Đức

Vua Dục Đức (chữ Hán: 育德, 1852 - 1883?) tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái, là vị vua thứ năm của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883 nhưng tại vị chỉ được 3 ngày

Nguyễn Phúc Ưng Ái sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852 tại Huế. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1853). Ngài là con thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga.

Năm 1869, 17 tuổi, ông được vua Tự Đức chọn làm con nuôi và ban tên tự Ưng Chân (膺禛), đồng thời cho ra ở Dục Đức Đường (育德堂) và giao cho Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên trông nom dạy bảo. Năm 1883, ông được phong làm Thụy Quốc công (瑞國公).

Sử sách còn nêu nguyên do ông phải đổi tên vì Nguyễn Phúc Hồng Y sinh ra ông, tên Ái không có bộ thị, nên Tự Đức nhận ông làm con, đổi là Nguyễn Phúc Ưng Chân, tên này có bộ thị (xem thêm bài Đế hệ thi).

Tại vị được ba ngày

Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây.” Các quan Phụ chính Trần Tiễn ThànhNguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "không chắc đảm đương nổi việc lớn” nhưng vua Tự Đức từ chối.

Thọ lãnh di chiếu của Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 19 tháng 7 năm 1883. Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bèn dâng lên Hoàng thái hậu Từ Dụ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức bốn tội lớn:

< >Muốn sửa di chiếu của vua cha: Ở đây nhà vua là con nuôi của Tự Đức, coi Tự Đức là "Dưỡng phụ” chứ không phải "phụ hoàng". Nhưng Tự Đức đã có di chiếu, Dục Đức lại coi Tự Đức như vua cha của mình. Tự Đức mất để lại di chiếu. Dục Đức thấy di chiếu còn thừa một đoạn nên cắt bớt đoạn đó.Có đại tang mà mặc áo màu: Ở đây là lúc Tự Đức mất đi, các quan mặc áo tang để đi tang lễ Tự Đức. Dục Đức khi có tang lễ lại mặc áo màu, cởi áo long bào ra để an táng Tự Đức.Tự tiện đưa một giáo sĩ vào Hoàng thành: Ở đây muốn nói Dục Đức nghe tin có một giáo sĩ, sai người đưa giáo sĩ ấy vào. Từ Dụ thấy vậy kinh sợ, nhưng Dục Đức lệnh giáo sĩ phải ở lại.Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha: Ở đây ý nói Tự Đức có 300 cung nữ.Hoàng thái hậu Dũ và Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên, hai quan Phụ chính liền ra chỉ phế truất ông vào ngày 23 tháng 7 năm 1883 và giam vua Dục Đức ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện, và cuối cùng là Ngục thất trong Kinh thành Huế. Ở đây, nhà vua bị bỏ đói cho đến chết. Vua Dục Đức mất ngày 6 tháng 10 năm 1883.

Vì chỉ làm vua được mấy ngày chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường.

Năm 1892hoàng đế Thành Thái, là con vua Dục Đức đã truy tôn cha mình là Cung Huệ Hoàng đế (恭惠皇帝). Lăng của Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1901, Vua Thành Thái truy thụy cha mình là Khoan Nhân Duệ Triết Tĩnh Minh Huệ hoàng đế (寬仁睿哲靜明惠皇帝), Miếu hiệu là Cung Tông (恭宗).

Gia quyến

Vợ: Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan Thị Điều (8 tháng 9 năm 1855 - 27 tháng 12 năm 1906), con gái của Phù Quốc công Phan Đình Bình, người Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Sau khi mất, bà được chôn ở An Lăng, bên bờ sông An Cựu; huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Mẹ đẻ của Thành Thái và Tuyên Hóa vương Bửu Toản.

Con cái: Vua Dục Đức có 19 con, gồm 11 con trai và tám con gái. (http://vi.wikipedia.org/wiki)

11.7. Vua Hiệp Hòa

Vua Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11, 1847 - 29 tháng 11, 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng (阮福昇).

Vua Hiệp Hòa sinh tại Huế, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan tần Trương Thị Thuận.  sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi (1-1-1847). 

Bị ép lên  ngôi vua

Năm 1883, Tự Đức băng hà, theo di chiếu, người con nuôi là Nguyễn Phúc Ưng Chân lên nối ngôi. Nhưng ông này chỉ làm vua được 3 ngày chưa kịp đặt niên hiệu, thì bị hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyếtvà Nguyễn Văn Tường, hạch tội để phế bỏ và bị bỏ đói cho đến chết vào ngày 6 tháng 10 năm 1883.

Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế). Theo Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên là Ngự tiền văn phòng đổng lý của Bảo Đại, khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành.Đồng thời với việc truất phế Dục Đức, hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Lãng Quốc công lên làm vua.

Hai hôm sau, 30 tháng 7 năm 1883, Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.

Bị phế chuất và qua đời

Sách Việt Nam sử lược chép:

Hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu để lập ông Dưỡng Thiện là con nuôi thứ ba vua Dực Tông, rồi bắt vua Hiệp Hòa đem ra phủ ông Dục Đức cho uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hòa làm vua được hơn 4 tháng, sử gọi là Phế Đế.Trong Huế thì vua Hiệp Hòa cũng muốn nhận chính sách bảo hộ để cho yên ngôi vua, nhưng các quan có nhiều người không chịu, và lại thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên chế thái quá, muốn dùng kế mà trừ bỏ đi, bèn đổi Nguyễn Văn Tường sang làm Binh bộ Thượng thư, Tôn Thất Thuyết làm Lại bộ Thượng thư, để bớt binh quyền của Tôn Thất Thuyết.

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã giết vua Hiệp Hòa rồi, lại thấy quan Phụ chính Trần Tiễn Thành không theo ý mình, cũng sai người giết nốt.

Vua Hiệp Hòa mất ngày 30 tháng 10, năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883. Năm 1891, vua Thành Thái truy phong ông là Văn Lãng Quận vương (文朗郡王).

Theo Oscar Chapuis, khi Hiệp Hòa lên ngôi vua thì ông đã 36 tuổi, đủ chính chắn để nhận thấy sự chuyên quyền của các quan Phụ chính đại thần, nên không hài lòng. Các quan đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cũng nhận thấy thái độ của nhà vua nên cũng có ý muốn phế vua.

Năm 1883, Hiệp Hòa buộc phải ký Hiệp ước Harmand với Pháp với những điều khoản nặng nề, như nước Nam phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và Pháp có quyền kiểm soát quan hệ của nước Nam với các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa; và tỉnh Bình Thuận phải nhập vào Nam Bộ do Pháp chiếm làm thuộc địa. Với bản hiệp ước này, uy tín vua Hiệp Hòa trong triều đình cũng như với dân chúng bị tổn hại nghiêm trọng.

Trong triều đình, Tôn Thất Thuyết ra mặt chống vua, như không chịu quỳ lậy và to tiếng với nhà vua. Sự thù nghịch này làm vua Hiệp Hòa lo ngại cho tính mạng của mình, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Khâm sứ Pháp De Champeaux, tìm cách bãi bỏ các quan Phụ chính đại thần. Không may cho vua Hiệp Hòa, việc này bị Tôn Thất Thuyết phát hiện nên Tôn Thất Thuyết ra tay trước.

Việc bị bức tử, theo Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng), thì:

"Vua Hiệp Hòa thấy ông Tường và ông Thuyết có lập trường chính trị trái ngược mình, liền viết một bức thư giao cho Hồng Sâm, vừa là Bí thư vừa là anh em thúc bá của mình, để mang qua tòa Khâm để nhờ tay Pháp hạ hai quan Phụ chính trên.

Việc lén lút này, bị Nội giám Đạt biết được, mách với ông Tường. Và ông Tường bắt được lá thư nằm trong chiếc hộp sơn, có đóng dấu của nhà vua.

Ngay trưa hôm ấy (29 tháng 11 năm 1883), sau khi truyền đóng hết tất cả các cửa Hoàng thành lại, triều thần nhóm họp bất thường hạch tội vua Hiệp Hòa. Nhà vua bị buộc ba tội:

-Thâm lạm công nhu.

-Không chịu nghe lời khuyến cáo của các quan phụ chính.

-Tư thông với đại diện của Pháp.

Vua Hiệp Hòa không cãi được, triều đình buộc ông phải thoái vị...

Sau khi ký tên và đóng dấu son vào tờ tuyên ngôn, vua Hiệp Hòa không được nói một lời nào nữa. Trong khi ông trở về Nội cung thì bản án tử hình ông đã được quyết định. Chừng một giờ sau, võ tướng Ông Ích Khiêm được cử ra thi hành bản án...Ông vua vừa bị phế do dự một lát rồi chọn chén độc dược. Vào khoảng 4 giờ, người ta khuyên ông về đến tư thất rồi trút hơi tàn vào khoảng mặt trời lặn. Sáng hôm sau, hoàng thân Hồng Sâm cũng bị xử chém chết, vì tội đồng lõa với Hiệp Hòa để bán nước. Ông Trần Tiễn Thành, bấy lâu không đồng chính kiến với ông Thuyết, và cũng vì không chịu ký tên vào tờ phế truất vua Hiệp Hòa, cũng bị ông Thuyết cho lính Thân nghĩa đến tận nhà đâm chết. Sợ quá, Tuy Lý Vương dẫn vợ con chạy ra cửa Thuận An nương nhờ Picard Destelan, chỉ huy tàu Vipère, nhưng rồi cũng bị bắt đày vào Quảng Ngãi (1884).

Cuộc khủng hoảng chính trị này đã làm cho phe thân Pháp, phe chủ hòa mất tinh thần. Làn không khí khủng bố bao trùm khắp kinh thành Thuận Hóa".

Kể lại cái chết thảm của nhà vua, trong sách Đại Nam thực lục có đoạn:

..."(Hiệp Hòa) còn chần chờ không uống, Ông Ích Khiêm bèn lấy nước chè ấy (đã cho thuốc độc vào) đổ vào miệng vua. Lập tức phát lên như người phải gió. Một lúc lâu Trần Xuân Soạn ra truyền rằng nếu để lâu quá sẽ phải tội nặng, lập tức lấy tay bóp họng vua lè lưỡi, lồi mắt ra, rồi vua mới chết. Đến lúc đưa về phủ, thấy chỗ họng vua sưng như cái cung giương lên, ai cũng thấy làm lạ"

Vai trò trong sử Việt

Tin rằng vấn đề Bắc Kỳ chỉ có thể được giải quyết ở Huế, bộ chỉ huy Pháp liền lợi dụng việc hai quan phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết vừa phế truất và bắt giam vua Dục Đức, để dương oai.

Trong khi bộ binh của tướng Bouet bận việc quân ở Bắc Kỳ, tướng Courbet đem hạm đội tới đánh cửa Thuận An ngày 18 tháng 8 năm 1883. Trước sức mạnh của đại bác, triều đình Huế phải đề nghị hưu chiến. Và Tổng ủy François Jules Harmand đã tới Huế để thương lượng và rồi một hòa ước được ký kết ngày 25 tháng 8 năm 1883, dưới thời vua Hiệp Hòa, đó chính là Hòa ước Quý Mùi hay còn gọi là Hòa ước Harmand.

Việc ký hòa ước này, đối với phái chủ chiến, được xem như là một kế hoạch hoãn binh, để họ có thời gian lập những đội nghĩa quân, đắp thêm đồn phòng thủ quanh kinh thành và xây dựng các căn cứ bí mật...

Trong khi ấy, Nguyễn Thế Anh viết: Vua Hiệp hòa lại chủ trương hòa giải. Chính sách đó, được coi là quá nhu nhược, nên bị ép uống thuốc độc chết.

Còn theo sách Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối thế kỷ 19), thì từ sau Hòa ước Quý Mùi, phong trào chống đối lại sự đầu hàng của triều đình càng thêm rộng khắp. Ấy vậy mà vua Hiệp Hòa còn nghe theo Khâm sứ De Champeaux, cử người ra Bắc để triệt hồi các võ tướng đang trấn giữ ở nơi đó về kinh. Tuy cả hai lần đều bị thất bại, các tướng như Hoàng Tá ViêmTrương Quang Đản, Ngô Tất Ninh...đều không tuân lệnh và đều ở lại để cùng nhân dân tiếp tục kháng Pháp, nhưng việc làm đó của nhà vua đã khiến nhiều người thêm phẫn nộ.

Và cũng theo sách trên, ngoài việc loại bớt uy quyền của hai quan phụ chính, như Việt Nam sử lược đã chép, vua Hiệp Hòa còn có những hành động khác nữa, như: cử Tuy Lý Vương làm đại diện để giao thiệp thẳng với Tòa Khâm sứ, tự tiện tiếp De Champeaux tại điện Văn minh, nghe lời tâu của hai hoàng thân là Hồng Sâm và Hồng Phì định loại trừ ông Tường, ông Thuyết...

Chính vì vậy, mà hai ông phụ chính này đã phải gấp rút cho phế và cho bức tử nhà vua, để rồi khi Khâm sứ De Champeaux cho rằng việc Kiến Phúc lên nối ngôi là "trái với Hòa ước Quý Mùi” thì ông Thuyết tuyên bố rằng, "hòa ước” đó hoàn toàn không có giá trị gì, bởi người đứng đầu ra nó là Hiệp Hòa đã không còn nữa!

Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.

Vua Hiệp Hòa có 17 người con (11 trai, 6 gái). (https://vi.wikipedia.org/)

11.8. Vua Kiến Phúc

Ông trở thành vị quân chủ yểu mệnh nhất của triều đại nhà Nguyễn, khi băng hà chỉ vừa lúc 15 tuổi. Cái chết của ông liên hệ mật thiết đến dưỡng mẫu Học phi Nguyễn Thị Hương và đại thần Nguyễn Văn Tường.Kiến Phúc (chữ Hán: 建福, 12 tháng 2 năm 1869 - 31 tháng 7 năm 1884), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), là vị Hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Nguyễn, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Giản Tông (阮簡宗).

Kiến Phúc sinh vào ngày 2 Tháng giêng năm Kỷ Tỵ (12 tháng 2 năm 1869) tại Huế, là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Húy của ông là Nguyễn Phước Ưng Đăng (阮福膺登), hiệu Dưỡng Thiện (養善), lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phước Hạo (阮福昊).

Vì không có con, nên Tự Đức đã nhận ba người cháu làm con nuôi: Nguyễn Phúc Ưng ÁiNguyễn Phúc Ưng Kỷ và Nguyễn Phúc Ưng Đăng. Theo Quốc triều sử toát yếu thì Ưng Đăng được vua Tự Đức truyền đem vào cung, giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương nuôi dạy từ lúc mới 2 tuổi.

Sau khi vua Dục Đức và Hiệp Hòa đều mất, Hoàng tử Ưng Đăng được hai quan Phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ngày mùng 3 tháng 11 (âm lịch) năm Quý Mùi (1883), và lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Khi ấy, ông mới 15 tuổi, và mọi việc trong triều đều do hai quan Phụ chính quyết định.

Lúc bấy giờ, ở Bắc Kỳ, lực lượng của Hoàng Kế ViêmTrương Quang Đản hãy còn phối hợp với quân nhà Thanh, kình chống với quân Pháp. Viên Khâm sứ Pháp ở Huế lấy điều đó ra trách cứ, khiến triều đình có dụ truyền cho hai viên tướng ấy phải về Kinh. Nhân nhượng như vậy, nhưng ít lâu sau quân Pháp vẫn tiến đánh và chiếm đoạt các tỉnh là Sơn TâyBắc NinhHưng Hóa và Tuyên Quang.

Ngày 18 tháng 4 (âm lịch) năm Giáp Thân (1884), Pháp ký kết hòa ước Thiên Tân (còn gọi là Hòa ước Fournier) với nhà Thanh. Đại lược rằng triều Thanh thuận rút quân đóng ở Bắc Kỳ về, và từ đấy về sau họ để cho nước Pháp được tự do xếp đặt mọi việc ở đất Việt Nam. Thắng thế, ngày 13 tháng 5 (âm lịch) năm đó (tức ngày 6 tháng 6 năm 1884), ông Patenôtre (đại diện Pháp) ký tờ hòa ước mới với triều đình nhà Nguyễn. Đó là Hòa ước Giáp Thân (1884), công nhận cuộc bảo hộ của Pháp và chia nước Việt ra làm hai khu vực là Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

Đang khi đất nước rối ren như thế, thì vua Kiến Phúc mất vào ngày 10 tháng 6 (âm lịch) năm Giáp Thân (31 tháng 7 năm 1884), hưởng dương 15 tuổi. Miếu hiệu của ông là Giản Tông (簡宗), thụy hiệu là Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị Hoàng đế (绍德止孝渊睿毅皇帝).

Lăng của Kiến Phúc là Bồi Lăng (陪陵), ở phía trái Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Kiến Phúc mất, đáng lẽ ra con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là ông Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên nối ngôi. Nhưng sợ lập người lớn tuổi, mình dễ mất quyền, nên Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chọn người em của Ưng Kỳ là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, mới 12 tuổi, lập lên làm vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.

Nghi vấn về cái chết

Sử nhà Nguyễn chép Kiến Phúc mất vì bệnh. Viên Khâm sứ Pháp Rheinart cũng cho rằng nhà vua mất vì bệnh. Ông kể:

"...Cái chết của Đế [Kiến Phúc] là một cái chết tự nhiên [mort naturelle], nhưng nó đã đến một cách quá bất ngờ làm cho mọi người kinh ngạc. Đứa trẻ đáng thương đã làm vua một cách miễn cưỡng: cậu sống trong sự kinh hoàng, luôn luôn lo sợ bị một số phận như người tiền nhiệm, buồn bực, trầm mặc, trốn tránh mọi người. Trong một thời gian khá lâu cậu không dậy nổi, tôi không biết cậu có thể đứng lên mà không cần người đỡ không, từ lúc bị bệnh, nghĩa là từ ba tháng nay...

Tuy nhiên, có lời đồn rằng nhà vua chết là do Nguyễn Văn Tường đầu độc. Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam kể:

"Nguyên bà Học phi Nguyễn thị (vợ vua Tự Đức) là mẹ nuôi của Kiến Phúc, tư tình với Nguyễn Văn Tường. Nhân một hôm vua bệnh, ông Tường vào thăm có trò chuyện riêng với bà, vua nghe thấy. Ông Tường thấy có thể nguy hiểm liền xuống Thái y viện bốc một thang thuốc dâng vua uống, ngày hôm sau thì vua mất...".

Ngoài ra, còn có một số giả thuyết như sau:

-Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giết vua Kiến Phúc, tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn để dễ việc nắm trọn quyền bính.

-Hai Phụ chính trên cho rằng Hòa ước Giáp Thân (1884) là bất bình đẳng, nếu vua Kiến Phúc không còn nữa thì "hiệp ước sẽ mất hết hiệu lực".

-Vua Kiến Phúc và phe phái của ông tư thông với khâm sứ Pháp ở Huế, làm trở ngại công việc chống Pháp của hai Phụ chính. (https://vi.wikipedia.org)

11.9. Vua Hàm Nghi

Hàm Nghi (Chữ Hán: 咸宜) (3 tháng 8 năm 1872 - 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc

Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.

Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch. Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục ĐứcHiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thượng thư bộ Binh.

Thời gian tại kinh thành Huế

Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Nho. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang điện Thái Hoà làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi mà phe chủ chiến của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận một sự việc đã rồi.

Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về. Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:

Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời”

Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.

Phong trào Cần Vương

Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:

"Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy". 

Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị. Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp. Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo Tahiti ở Thái Bình Dương. Một thời gian sau Nguyễn Văn Tường qua đời, thi hài được đưa về Việt Nam. Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở.

Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên HóaQuảng BìnhVua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn bị đe dọa. Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước. "Nhà vua qua những gian lao mà luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên". Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh. Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. Tên của ông đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia... Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hành.

Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người Tây. Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.

Tháng 9 năm 1888, suất đội Nguyễn Đình Tình phản bội ra đầu thú với Pháp tại đồn Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm khuya 26 tháng 9 năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:

"Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".

Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1888. Quân Pháp tổ chức chào đón vua rất long trọng nhưng vua đã tỏ ra không hiểu, không nhận mình là Hàm Nghi. Viên trung uý chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đàm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên đề đốc Thanh Thủy là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi người Pháp đem thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến xem thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào. Đến lúc đó thì người Pháp mới yên trí đó là vua Hàm Nghi. Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.

Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên Pháp đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp: "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi ông cáo từ về phòng riêng.

Sau khi bị truất, cựu hoàng được chính thức gọi là Quận công Ưng Lịch.

Lưu vong

Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hoà” vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L'hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số. Ngày 24 tháng 1, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin mẹ là bà Phan Thị Nhàn; vợ thứ của Kiên Thái Vương; đã mất vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.

Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất sõi.

Cựu hoàng Hàm Nghi cũng giao du cùng những trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899, ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin, về sau khi vẽ tranh Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin. Hơn 100 năm sau, bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) của cựu hoàng phát hiện được dưới nghệ danh Xuân Tử khi bán đấu giá ở Paris ngày 24 tháng 11 năm 2010 bán được với giá 8.800 euro.

Đối với người Việt thì Kỳ Đồng, tức Nguyễn Văn Cẩm từng lui tới thăm cựu hoàng. Cũng chính vì đó mà người Pháp sinh nghi rồi ra lệnh trục xuất Kỳ Đồng về Việt Nam.

Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884, mất năm 1974), con gái của ông Laloe chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng bà Marcelle Laloe có ba người con:Đời tư

< >Công chúa Như Mai sinh năm 1905 (mất năm 1999).Công chúa Như Lý (hoặc Như Luân) sinh năm 1908 (mất năm 2005).Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910 (mất năm 1990).4 tháng 1 năm 1943, cựu hoàng Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger. Ông được chôn cất ở Thonac (quận Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp. Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ông mất năm 1944. Ông ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí.

Vinh danh

Vì có tư tưởng chống Pháp, vua Hàm Nghi, cùng với các vua Thành Thái, Duy Tân, được xem là 3 vị vua yêu nước của Việt Nam thời Pháp thuộc. Đến thời điểm tháng 05 năm 2014, hài cốt vua Hàm Nghi ở Làng THONAC (Pháp). Năm 2009, Bài vị và di ảnh Vua Hàm Nghi được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc đưa về thờ tại Thế Tổ Miếu (Hoàng thành Huế).

Niên hiệu của ông (Hàm Nghi) được đặt cho một con đường trung tâm ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Thành phố Hà Nội có tên dường Hàm Nghi thuộc xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.Tại Thành phố Hải phòng có tên đường Hàm Nghi ở phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Tại Thành phố Đà Nẵng có tên đường Hàm nghi tại quận Hải châu. Tại Thành phố Huế có tên đường Hàm Nghi ở phường Phước Vĩnh. Tại thành phố Móng Cái, phố Hàm Nghi kéo dài từ phố Duy Tân đến phố Trần Nhật Duật.

Năm 1955, trường Trung học Thành Nội được dời về trường Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế và đổi tên thành trường Trung học Hàm Nghi. Trường bị giải thể năm 1975 để rồi 30 năm sau vào ngày 4 tháng 9 năm 2005 ngôi trường này chính thức được khai giảng trở lại với sự đóng góp rất lớn của Cựu học sinh Trường Hàm Nghi trước 1975. Tại thành phố Đà Nẵng có trường Tiểu học Hàm Nghi và tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh có trường Trung học Hàm Nghi, Thành phố Huế có Trung học Hàm Nghi. (http://vi.wikipedia.org/)

Chuyện xúc động về vua Hàm Nghi (http://kienthuc.net.vn, 21/12/2013): Lên ngôi khi 13 tuổi. 15 tuổi phát hịch Cần Vương. 18 tuổi vị vua yêu nước này đã phải chịu cảnh lưu đày. Tuy thời gian làm vua không nhiều, nhưng tinh thần yêu nước của ông được nhân dân ghi nhớ, khiến thực dân Pháp e ngại, còn chính quyền Angiêri nơi ông bị lưu đày thì trọng thị.

Miễn là đuổi được giặc Pháp

Biết tình thế đã thất bại, Tôn Thất Thuyết vội vã vào cung rước vua Hàm Nghi vẫn còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, rời khỏi Kinh thành lên đường lập căn cứ chống thực dân Pháp.

Đoàn người gồm có cả tam cung nên rất cồng kềnh, đường lại gập ghềnh khó đi, nên đến Quảng Bình, Tôn Thất Thuyết đành cho tam cung quay trở lại Huế. Vua Hàm Nghi gạt nước mắt chia tay mẹ và Hoàng thái hậu, tiếp tục lên đường đến căn cứ Tân Sở.

Nhà vua 15 tuổi đã có ý thức chống Pháp, nên thốt ra: "Sống kham khổ thế nào trẫm cũng chịu, đi đến đâu cũng được, miễn là đuổi được giặc Pháp khỏi đất nước".

Bị lộ vì giữ lễ với thầy

Vua Hàm Nghi ẩn nấp ở vùng rừng núi vô cùng gian khổ, được hai con của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm, Tôn Thất  Thiệp và đề đốc Lê Trực luôn bảo vệ vòng trong vòng ngoài nên quân Pháp nhiều lần bao vây mà không bắt được. Một mặt tại Huế, chúng lập Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn, mặt khác chúng kêu gọi nhà vua trở về và hứa cho đứng đầu bốn tỉnh Bắc Trung Bộ. Nhưng Hàm Nghi một mực từ chối. 

Chẳng may, trong hàng ngũ của Hàm Nghi có một kẻ phản bội ra đầu hàng. Quân Pháp móc nối được với Trương Quang Ngọc, chỉ huy đội cận vệ bên cạnh vua. Ngọc vốn là một thủ lĩnh nghĩa quân người Mường, rất thông thuộc địa hình rừng núi nên được tin cậy giữ nhiệm vụ bảo vệ vua. Nhưng hắn nghiện thuốc phiện nên dễ dàng bị chúng dùng thuốc phiện mua chuộc, đang đêm bất ngờ đâm chết Tôn Thất Thiệp và bắt vua đem nộp cho quân Pháp.

Tại đồn Pháp, Hàm Nghi nhất quyết không nhận mình là vua, cho dù quân Pháp cho một số quan triều đến nhận diện. Nhưng khi thầy học cũ là Nguyễn Nhuận biết tin đến thăm, Hàm Nghi vô tình lễ phép đứng dậy, nên bị lộ.

E ngại để vua Hàm Nghi trở về Huế không có lợi, thực dân Pháp quyết định đày ông sang Angiêri.

11.10. Vua Đồng Khánh

Vua Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2, 1864 - 28 tháng 1,1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông (阮景宗), là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Thụy hiệu của ông là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế (弘烈統哲敏惠純皇帝).

   Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, sinh ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (19-2-1864). Năm 1865 lúc được 2 tuổi, Ưng Thị được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.

 Sau binh biến năm 1885, vua Hàm Nghi bỏ ngai vàng ra Tân Sở, triều đình Huế thương lượng với Pháp đưa Ưng Đường lên ngôi, đặt niên hiệu là Đồng Khánh.

Ở ngôi được 3 năm, vua Đồng Khánh bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tí (28-1-1889) lúc được 25 tuổi.

Sau khi mất, bài vị vua Đồng Khánh được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.

Vua Đồng Khánh có 10 người con (6 trai, 4 gái). (http://vi.wikipedia.org/)

11.11. Vua Thành Thái 

Vua Thành Thái (chữ Hán: 成泰; 14 tháng 3 năm 1879 - 24 tháng 3năm 1954) là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến1907. Do chống Pháp nên ông cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.  

Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều, sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế. Ông còn là cháu nội Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y, và là chắt vua Thiệu Trị.

Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phan Đình Bình (làm quan Thượng thư bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi bỏ cho chết, vì mắng Đồng Khánh nịnh bợ và thân Pháp, khi Đồng Khánh ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi đầu hàng. Bửu Lân lại phải cùng mẹ Từ Minh, lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.

Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của Tổng sứ Trung Bắc kỳ Pierre Paul Rheinart. Ở tòa khâm sứ lúc này có ông Diệp Văn Cương đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy bà cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình với vua Dục Đức, nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi. Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của Viện cơ mật. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phan Thị Điều nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.

Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc. Lúc trước, khi rời khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã mang theo và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Cho nên lúc tại vị vua Đồng Khánh đã phải dùng một ấn ngọc khác. Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức hay vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái. Không ấn ngọc, không di chiếu, nhưng lại có một toán lính Pháp bồng súng đóng ở bên trong cửa Ngọ Môn.

Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt. Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm. Một số quan phụ chính giúp đỡ như Tuy Lý Vương, Nguyễn Trọng, Trương Quang Đản, thường có lời can ngǎn ông, nhưng không được ông nghe lời. Các bà hậu ở Lưỡng cung rất lo cho Thành Thái, đã bắt ông ra ở đảo Bồng Dinh trên hồ Tịnh Tâm và quản thúc ông rất ngặt, để đưa vào khuôn phép. Một thời gian sau, ông mới trở về Đại Nội.

Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp. Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp. Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái ca nôxe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây. Là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi vi hành. Thành Thái cũng cho phép hoàng phi bị cấm cung đi cùng với mình bằng xe. Và lần đầu tiên "dân chúng quên cả nhìn mặt vua, lúc này không bị tội phạm tất".

Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Thành Thái làm thơ không nhiều, nhưng có những bài xuất sắc. Ông cũng ham vǎn nghệ, đánh trống tuồng khá thành thạo, có khi lên đóng một vài vai tuồng ở Duyệt Thị Đường. Có thể nói Thành Thái là người hiểu biết khá toàn diện.

Tinh thần chống Pháp

Vua Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Một viên quan lớn là Nguyễn Thân đã tiến con gái đến cho vua (là đệ nhất giai phi của Thành Thái) song cũng không được ông trân trọng. Có lần, cầu Long Biên ở Hà Nội, được lấy tên Toàn quyền Pháp Doumer, xây dựng xong, Hoàng Cao Khải đưa ra một danh sách xin nhà vua ban thưởng cho những người có công, nhà vua đã cười nhạt mà trả lời: "Ta có biết mặt mũi những đứa nào đâu". Những người Pháp thường xuyên gần gũi không được ông trọng thị lắm vì vậy họ thường có thành kiến với ông. Có những tài liệu nói là nhà vua đã toan bí mật sang Trung Quốc, nhưng mới đi đến Thanh Hóa đã bị người Pháp ngǎn chặn. Lại có ý kiến cho rằng ông đã đồng tình giúp đỡ... tạo điều kiện cho Cường Để xuất dương theo Phan Bội Châu sang Nhật. Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc họcchợ Đông Bacầu Tràng Tiền... đều được xây dựng vào thời kỳ này. Như trường hợp trường Quốc học Huế năm 1896, chính nhà vua đã gợi ý vấn đề thành lập với Thượng thư Ngô Đình Khả. Chính quyền thực dân Pháp phải đồng ý cho tiến hành những công trình đó.

Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ binh để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp. Nhưng sự việc cuối cùng bị lộ khi Thượng thư Bộ Lại và Cơ mật viện báo cho Khâm sứ Pháp Levécque

Bị ép thoái vị

Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe. Khâm sứ Pháp còn nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp, nên không để ông ở ngôi được. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.

Ngày 29 tháng 7 năm 1907, nhân dịp Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập.

Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần (trừ Ngô Đình Khả), với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn” rồi quay lưng đi vào.

Lưu đày và mất

Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.

Ông cùng gia đình thuê một căn nhà ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion. Thành Thái và Hoàng phi Chí Lạc dạy các con tiếng Việt và cả những nhạc cụ dân tộc như đàn còsáo... Ông tự phân công cho tất cả những người con từ nhỏ đến lớn đảm nhận công việc trong gia đình. Các công chúa phụ mẹ việc bếp núc, làm vườn. Các hoàng từ người làm cận vệ cho Thành Thái, người đảm nhận lo phần trầu cau, điểm tâm sáng, người phụ dọn dẹp nhà cửa...

Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques.Khác với vua Hàm Nghi trước đó, cuộc sống của cha con cựu hoàng Thành Thái khá chật vật. Già cả ốm đau, con cái nheo nhóc, ông hoàng Bửu Lân nhiều lần bị chủ nhà đòi tiền thuê nhà, chủ nợ đòi nợ. Năm 1925, vua Khải Định biết tình cảnh ông, đã trích ngân sách gửi sang cho ông 1.000 đồng, rồi sau thỉnh thoảng lại cho tiền. Sau khi Khải Định mất, không còn khoản tiền đó nữa, nên ngày 21 tháng 9 năm 1935, Bửu Lân phải viết thư gửi vua Bảo Đại xin nhà nước Bảo hộ Pháp cho một khoản tiền để mua nhà, "hễ hết đời” ông thì nhà nước sẽ thu lại.

Tháng 3 năm 1953, ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ.

Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi. (http://vi.wikipedia.org/)

11.12. Vua Duy Tân

Vua Duy Tân (chữ Hán: 維新; 19 tháng 9, 1900 - 26 tháng 12, 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái

 Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900).

Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi. 

Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp.

Năm 15 tuổi, vua Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với Triều đình. Năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó.

Dự định khởi nghĩa với Việt Nam Quang Phục Hội

Tháng 4 năm 1916, khi vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh có đưa cho vua một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp hai người này. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5.

Nhưng cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2 tháng 5thực dân Pháp ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho một người lính Việt nào ra ngoài.

Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng NamQuảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt.

Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý: “Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp.”

Pháp bắt Triều đình Huế phải xử, Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái PhiênTrần Cao VânTôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị xử chém ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.

Lưu đày

Ngày 3 tháng 11 năm 1916, gia đình vua Thành Thái và Duy Tân lên tàu Guadiana ở Cap Saint-Jacques. Đến ngày 20 tháng 11 họ tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion lúc 7 giờ rưỡi sáng. Tại đây, từ chối một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, gia đình cựu hoàng sống trong một căn nhà thuê lại một người dân ở thành phố Saint-Denis. Ông sống giản dị trong căn nhà nhỏ, ăn mặc và sinh hoạt cũng giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo.

Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình, ông cắt đứt liên lạc với gia đình. Duy Tân ghi tên học về vô tuyến điện và mở tiệm Radio - Laboratoire bán hàng sửa chữa máy. Đồng thời, ông thi tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Duy Tân ít quan hệ với người Pháp, chỉ giao du với một nhóm bạn bè. Ông tham gia hội yêu nhạc, học cưỡi ngựa và thắng nhiều cuộc đua. Cựu hoàng Duy Tân còn viết nhiều bài và thơ đăng trong những tờ báo Le Peuple (Dân chúng), Le Progrès (Tiến bộ) dưới biệt hiệu Georges Dry. Bài Variations sur une lyre briée (Những biến tấu của một cây đàn lia gãy vỡ) được giải nhất văn chương của Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương La Réunion năm 1924. Duy Tân còn là hội viên của Hội Tam Điểm, Franc-Macon và Hội địa phương bảo vệ Nhân quyền và quyền Công dân.

Tham gia Quân đội Pháp chông phát xít Đức

Ngày 5 tháng 5 năm 1945, có lệnh đưa chuẩn úy Duy Tân về phòng Quân sự của tướng Charles de Gaulle ở Paris. Duy Tân đến Pháp vào tháng 6 năm 1945 thì Đức đã đầu hàng ngày 8 tháng 5. Ngày 20 tháng 7 năm 1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (9ème DIC) đóng ở Forêt NoireĐức.Ngày 18 tháng 6 năm 1940Charles de Gaulle kêu gọi chống Đức quốc xã. Sự việc nước Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đầu hàng phát xít Đức và sau đó lực lượng kháng chiến Pháp ở hải ngoại do De Gaulle đứng đầu được thành lập ở Anh trở về tái chiếm đất Pháp đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của Cựu hoàng. Ông xem De Gaulle là thần tượng, là hình mẫu cho hoạt động cứu nước của mình. Tuy “nước Pháp tự do” và nước Pháp thực dân mà ông chống đối đều là một nước Pháp, Duy Tân hưởng ứng và bằng đài vô tuyến điện, ông đã thu thập tin tức bên ngoài để chuyển cho Lực lượng kháng chiến tự do Pháp. Vụ việc đổ bể, ông bị nhà cầm quyền La Réunion (lúc đó theo Chính phủ Vichy) câu lưu sáu tuần. Sau đó, ông phục vụ ba tháng với cấp bậc hạ sĩ vô tuyến trong phe kháng chiến của tướng Legentilhomme và đại tá Alain de Boissieu. Bị giải ngũ vì lý do sức khoẻ, Duy Tân nhờ thống đốc La Réunion là Capagory can thiệp cho ông đăng vào bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Một thời gian sau ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu.

Ngày 29 tháng 10 năm 1945, Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hóa những sự thăng cấp liên tiếp của Duy Tân trong Quân đội Pháp: thiếu uý từ 5 tháng 12 năm 1942, trung uý từ 5 tháng 12 năm 1943, đại uý tháng 12 năm 1944 và thiếu tá ngày 25 tháng 9 năm 1945.

 Ngày 14 tháng 12 năm 1945, Charles de Gaulle tiếp cựu hoàng Duy Tân. Trong tập Hồi ký chiến tranh, tướng de Gaulle ghi:

Tôi sẽ tiếp Cựu hoàng (Vĩnh San) và sẽ cùng ông xét xem chúng tôi sẽ làm được những gì? Đó là một nhân vật đầy cương nghị. Mặc dù bị lưu đày ròng rã 30 năm trời, hình ảnh của ông không hề phai mờ trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam”

“Riêng về phần tôi, lòng yêu quê hương Việt Nam không cho phép tôi để ngỏ cửa cho một cuộc tranh chấp nội bộ nào. Điều mà tôi mong muốn là tất cả các con dân Việt Nam ý thức được rằng họ là một quốc gia và ý thức ấy sẽ thúc đẩy họ dựng lên một nước Việt Nam xứng đáng là quốc gia. Tôi tưởng rằng tôi sẽ làm tròn bổn phận của một công dân Việt Nam khi nào mà tôi làm cho những người nông dân Lạng Sơn, Huế, Cà Mau ý thức được tình huynh đệ của họ. Nghĩa hợp quần ấy được thực hiện dưới bất cứ chế độ nào: cộng sản, xã hội chủ nghĩa, bảo hoàng hay quân chủ, điều đó không quan trọng, điều quan trọng là phải cứu dân tộc Việt Nam khỏi cái họa phân chia”.  Duy Tân đã từng tâm sự:

Ngày 24 tháng 12 năm 1945, Duy Tân lấy phi cơ Lockheed C-60 của Pháp cất cánh từ Bourget, Paris để trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi hành sứ mạng mới. Lúc 13 giờ 50, phi cơ rời Fort Lami để bay đến Bangui, trạm kế tiếp. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, khoảng 18 giờ 30 GMT, máy bay rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hoà Trung Phi. Tất cả phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung uý phụ tá, hai quân nhân trong đó có cựu hoàng Vĩnh San và bốn thường dân.

Theo nhiều người đây có thể là một vụ mưu sát. Việc vua Duy Tân trở lại Việt Nam sẽ gây khó khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa. Cũng trong Destin tragique d’un Empereur d’Annam, E.P Thébault viết:

Ngày 17 tháng 12 năm 1945 - mười hôm trước khi tử nạn - Duy Tân có linh cảm tính mạng ông bị đe doạ. Khi cả hai đi ngang - lần chót - vườn Tuileries, cựu hoàng nắm tay Thébault nói: "Anh bạn già Thébault của tôi ơi! Có cái gì báo với tôi rằng tôi sẽ không trị vì. Anh biết không, nước Anh chống lại việc tôi trở về Việt Nam. Họ đề nghị tặng tôi 30 triệu quan nếu tôi bỏ ý định ấy”.

Ngày 28 tháng 3 năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An LăngHuế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987.

Vinh danh

Ngày 5 tháng 12 năm 1992thành phố Saint-Denis đảo La Réunion khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh San.

Ở Sài Gòn thời Việt Nam Cộng hòa, đường Garcerie cũ thời Pháp thuộc được đổi tên là đường Duy Tân. Đây là con đường với hai hàng cây lớn, chạy ngang Trường Đại học Kiến trúc và Đại học Luật khoa có tiếng là thơ mộng nên được nhắc trong bản nhạc "Trả lại em yêu” của Phạm Duy. Tuy nhiên sau năm 1975 Duy Tân bị xóa và đường đổi tên thành Phạm Ngọc Thạch.

Ở Việt Nam, năm 2010 phố Duy Tân được đặt tên tại phường Dịch Vọng, quận Cầu GiấyHà Nội. Năm 2013 tại thành phố Móng Cái, tên ông được đặt cho phố kéo dài từ phố Hàm Nghi đến đường Đoan Ti tại thành phố Móng Cái. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình tên ông được đặt cho con đường kéo dài từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Phạm Văn Đồng ở phường Nam Lý.

Gia quyến

Khi sang đảo La Réunion, Duy Tân có đem theo Hoàng phi Mai Thị Vàng, nhưng được 2 năm bà xin về Việt Nam vì không chịu được khí hậu ở đó. Thời gian ở La Réunion, ông có chung sống với 3 người vợ ngoài giá thú, vì Hoàng phi Mai Thị Vàng từ chối ly hôn.

Những người con của ông với các người vợ gốc châu Âu đều mang họ mẹ và được rửa tội theo lễ nghi Công giáo. Một tài liệu viết các con ông đều không nói được tiếng Việt và có ít quan hệ với cựu hoàng Thành Thái.

Các bà vợ và con cái:

Diệu phi Mai Thị Vàng (妙妃枚氏鐄), kết hôn ngày 16 tháng 1, năm 1916. Khi đi lưu đày theo chồng bà có mang 3 tháng và bị sẩy thai. Năm 1925, cựu hoàng có gửi cho Hội đồng hoàng tộc một bức thư kèm đơn ly dị và xin Hội đồng hoàng tộc chứng nhận để bà Vàng đi lấy chồng khác, lúc này bà 27 tuổi. Nhưng bà Vàng một lòng thủ tiết cho đến cuối đời và thường ngâm:

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.

hay

Đá dù nát, "Vàng” chẳng phai

Tử sinh vẫn giữ lấy lời tử sinh.

Bà Marie Anne Viale, sinh năm 1890. Có một con trai: Armand Viale sinh 1919.

Bà Fermande Antier, sinh năm 1913, cưới năm 1928. Có tám người con, 4 trai 4 gái đều mang họ Vĩnh San: Thérèse Vinh-San sinh 1928 (mất sớm); Rita Suzy Georgette Vinh-San sinh ngày 6 tháng 9 năm 1929; Solange sinh 1930 (mất sớm); Guy Georges Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Ngọc) sinh ngày 31 tháng 1 năm 1933; Yves Claude Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Vàng) sinh ngày 8 tháng 4 năm 1934; Joseph Roger Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Quý) sinh ngày 17 tháng 4 năm 1938; Ginette sinh 1940 (mất sớm).

Bà Ernestine Yvette Maillot, sinh năm 1924. Có một con gái: Andrée Maillot Vinh-San sinh 1945 mất 2011.

Trong các hoàng tử của vua Duy Tân có hoàng tử Bảo Ngọc (Guy Georges Vĩnh San), sinh ngày 31 tháng 1 năm 1933 có bốn con Patrick Vĩnh San, Chantal Vĩnh San, Annick Vĩnh San và Pascale Vĩnh San, thường xuyên tham gia các hoạt động và nghi lễ của nhà Nguyễn cùng với vợ là bà Monique. Một người con khác là Hoàng tử Bảo Vàng (tên đầy đủ là Yves Claude Vĩnh San, sinh ra tại Saint-Denis, đảo Réunion ngày 8 tháng 4 năm 1934). Hoàng tử Bảo Vàng cưới Jessy Tarby và họ có mười con (7 trai và 3 gái): Yves Vĩnh San, Patrick Vĩnh San, Johnny Vĩnh San, Jerry Vĩnh San, Thierry Vĩnh San, Stéphanie Vĩnh San, Cyril Vĩnh San, Didier Vĩnh San, Marie-Claude Vĩnh San, Marilyn Vĩnh San và Doris Vĩnh San. Vào năm 1987, ông đưa di hài vua cha về Việt Nam để an táng tại lăng Dục Đức (ông nội của Duy Tân). Cùng với Hoàng tử Bảo Thắng, ông là lãnh đạo của Đại Nam Long tinh Viện. Mục đích của hội này không liên quan đến chính trị Việt Nam và vai trò của hoàng tộc dưới sự lãnh đạo của thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long là các hoạt động nhân đạo, giáo dục, và văn hóa cho người Việt Nam. Một người con khác là Hoàng tử Bảo Quý (Joseph Roger Vĩnh San), đang sống cùng vợ là bà Lebreton Marguerite tại Nha TrangKhánh Hòa (https://vi.wikipedia.org)

Vua Duy Tân là một anh hùng cứu quốc của dân tộc ta. Trong lịch sử đông tây kim cổ chưa thấy có một vị vua nào trẻ tuổi, bỗng hy sinh ngai vàng bệ ngọc để dấn thân vào một cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước như vua Duy Tân. Mà cũng ít khi thấy một loạt có ba vị vua liên tiếp nhau, trong vòng ba chục năm (1885 đến 1916), nổi lên chống đuổi xâm lăng để nhận lấy cảnh lưu đày khổ nhục như các vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân nước ta! ". (http://vietsciences.free.)

Cuộc đời của vua Duy Tân đã bao lần dang dở. Dang dở vì đã hy sinh mối tình đầu để tránh mối họa tày đình có thể xảy ra cho toàn gia người mình yêu, dang dở vì đã hy sinh ngai vàng của mình cho tiền đồ chung của đất nước, nạn nhân muôn thuở của tình đời phản trắc, của định mệnh khắt khe. Đây là một trong muôn ngàn hy sinh của toàn dân đã đâng hiến trên bàn thờ Độc Lập cho đất nưóc chúng ta. (http://vietsciences.free.).

Vua Duy Tân với mối tình đầu dang dở

Sư bà Diệu-Ái nử út của thượng thư Hồ Đắc Trung kể trong hồi ký rằng: Năm 1914, vua Duy-Tân ra nghỉ mát ở Cửa-Tùng, Quảng-Trị. Thân sinh tôi là Hồ Đắc Trung theo hầu. Nhà vua lúc ấy khoảng 15 tuổi, muốn có bạn trẻ cùng lứa chơi, nên truyền thân sinh tôi dẫn anh chị em chúng tôi theo. Hai anh tôi 15 và 16 tuổi, chị tôi 13 tuổi, tôi 10 tuổi. Thân sinh tôi căn giặn chúng tôi phải giữ phép “vua tôi”.  Không được cười đùa nhiều như đối với người dân thường. Nhưng nhà vua lại rất dung dị, bình dân. Ngài gọi 2 anh tôi bằng “anh” , gọi tôi bằng “em”.  Ngài ít nói chuyện với chị tôi. Mỗi khi vui đùa với 2 anh tôi và tôi, Ngài chỉ nhìn chị tôi mà không nói gì. Khi nào Ngài cũng tỏ ra vui vẻ. Chúng tôi rất mến Ngài, nhưng vẫn không dám cười đùa nhiều, sợ thân sinh chúng tôi quở mắng.

Tôi nhớ một hôm chơi bắt còng (dạ tràng), thi xem ai bắt được nhiều. Nhưng Ngài bắt được con nào, Ngài thả ngay con ấy. Chúng tôi ngạc nhiên hỏi, Ngài bảo: bắt chúng lên cạn chúng sẽ chết. Chi bằng thả chúng tự do bơi lội, ta nhìn xem cũng vui rồi. Thế là chúng tôi cũng đua nhau thả hết. Ngài lấy làm thích thú khi thấy những con còng tự do bơi lội. Ngài nói với 2 anh tôi: Nếu có ai bắt nhốt chúng ta, chắc chúng ta sẽ khổ lắm! Vì khi mất tự do là mất tất cả! Nói vậy rồi Ngài thở dài, kém vui. Nhưng ngay sau đó Ngài lại vui đùa lại. Mùa nghỉ hè mãn, “vua tôi” bịn rịn lúc chia tay. Chị tôi nhìn Ngài ứa lệ. Ngài bảo nhỏ tôi: Em ra dỗ chị đi, rồi sang năm chúng ta lại gặp nhau mà!

Năm sau hè đến, chị tôi không được đi. Thân sinh tôi bảo: con gái đã lớn, con phải ở nhà với mẹ. Thế là chị tôi phải ở nhà, chị khóc sưng cả mắt. Khi ra đến Cửa-Tùng, gặp lại chúng tôi Ngài hỏi: Sao thiếu mất một người? Tôi tâu: Mẹ tôi bắt chị tôi ở nhà, chị khóc sưng cả mắt . . . Ngài nói: Thật là tội nghiệp cho chị ấy!

Mãn hè ít ngày, một hôm có một quan thị vệ đến nhà xin ảnh chị tôi đem vào cung cho 2 ngài thái-hậu (Mẹ lớn và mẹ đẻ) xem mặt. Sau một tuần, 2 ngài thái-hậu đòi thầy mẹ tôi vào hầu. Sau đó tôi thấy kiệu vua tới nhà tôi, mang theo đôi bông tai và đôi vòng vàng - đó lá lễ hỏi của nhà vua dành cho chị tôi. Thầy mẹ tôi qùy lễ bái lãnh. Chị tôi cũng ra lậy tạ ân vua hạ cố.

Nhưng chuyện bất ngờ sẩy ra: Một hôm thầy tôi ở triều về, gọi mẹ tôi vào phòng, nói chuyện thật nhỏ. Nghe tiếng nói ngập ngừng như cố nén một nỗi buồn trong lòng. Năm ấy tôi 12 tuổi, cũng đã có ý, giả bộ không biết gì, xô cửa bước vào. Thấy thầy mẹ tôi mắt đỏ hoe. Thầy tôi bảo tôi ra gọi chị tôi vào. Thấy chị tôi thầy tôi bảo: Con đi lấy đôi vòng vàng và đôi bông tai ra đây để mẹ con đem vào cung dâng lại cho nhà vua, vì Ngài muốn từ hôn. Chị tôi nghe chết điếng cả người, mặc dù chỉ còn 2 tháng nữa là lễ nạp phi (lễ cưới). Chị đứng lúc lâu mới chạy đi lấy đồ vàng và đưa cho tôi đem vào cho thầy tôi, chứ chị không vào.

Thân sinh tôi còn nói, vua ban rằng: Thày hãy an ủi con gái thày và gả ngay cho người khác, đừng để cô ấy buồn tội nghiệp! Thày nên hiểu vì tôi thương gia đình thày nên tôi mới từ hôn với người mà tôi đã thương mến từ mấy năm nay. Thân sinh tôi nói thêm: Ngài còn bảo tôi tìm cho Ngài một thiếu nữ khác mà do tôi chọn. Bà xem có ai đáng giới thiệu không? Mẹ tôi đáp: Có con gái ông phụ đạo Mai Khắc Đôn. Tuy không đẹp lắm, nhưng có đức hạnh tốt. Ông vào tâu thử xem.

Một tuần sau, lễ hỏi của nhà vua lại đem đến nhà ông phụ đạo Mai Khắc Đôn và ngày 30 tháng 1, 1916; là lễ nạp-phi (lễ cưới) được tổ chức trọng thể tại bộ lễ. (http://batkhuat.net/)

Giai thoại

Một lần nhà vua thiếu niên từ bãi tắm Cửa Tùng lên (hàng năm ông hay ra đây nghỉ mát), tay chân dính cát. Thị vệ bưng chậu nước cho vua rửa. Duy Tân vừa rửa vừa hỏi:

"Khi tay bẩn thì lấy nước mà rửa, khi nước bẩn thì lấy chi mà rửa ?"

Người thị vệ chưa biết trả lời ra sao thì vua Duy Tân nói tiếp:

"Nước bẩn thì phải tìm cách trừ khử những chất ngoại lai lẫn vào trong đó, hiểu không ?"(https://vi.wikipedia.org/)

Tuổi đời còn trẻ nhưng vua Duy Tân lại vô cùng cương nghị, chống Pháp quyết liệt. Có lần, ngồi câu trước bến Phu Văn Lâu, vua ra vế đối với Nguyễn Hữu Bài (vừa là thầy, vừa là một trong 6 phụ chính Pháp lập ra để kiểm soát vua):

“Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần”.

Nguyễn Hữu Bài đáp lại:

“Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đó”.

Mặt đượm buồn, vua nói: Hóa ra thầy là người bó tay cam chịu trước số mạng. Theo ý trẫm, sống như thế thì buồn lắm. Phải có ý chí vượt qua gian khổ, khó khăn tiến lên thì mới sống có ý nghĩa. (https://lichsunuocvietnam.com)

11.13. Vua Khải Định

 Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu), sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu (8-10-1885). Vua Khải Định (chữ Hán: 啓定; 8 tháng 10, 1885 - 6 tháng 11, 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị vua thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925 .  

Vua Đồng Khánh mất, Hoàng tử Bửu Đảo còn ít tuổi (4 tuổi) nên không được chọn làm vua. Đến năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày ở Réunion, triều đình Huế và người Pháp mới lập Bửu Đảo lên ngôi vua vào ngày 18-5-1916, lấy niên hiệu là Khải Định.

Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Sau khi buộc tội Hoàng đế Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là Thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.

Dưới thời Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy cho vợ chồng Khâm sứ.

Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Ngô Đức Kế đã làm bài thơ liên châu (4 bài liên tiếp) để đả kích.Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó Phan Chu Trinh chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổNguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn Vi hành và còn viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris.

Khải Định cũng không được lòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:

Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây

Nghề này thì lấy ông này tiên sư

Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lăng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.

Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 41 tuổi. Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Châu Chữ, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên - Huế

Sau khi chết, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và có Miếu hiệu là Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế.

Vua Khải Định chỉ có một con trai là Hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại). (http://vi.wikipedia.org/)

11.14. Vua Bảo Đại

 Ông đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949).Vua Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10, 1913 - 31 tháng 7, 1997) là vị vua thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Đúng ra "Bảo Đại” chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.

Vua Bảo Đại tên là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là con độc nhất của vua Khải Định và bà Hoàng Thị Cúc (bà Từ Cung), sinh ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu (22-10-1913). 

Hoàng tử Vĩnh Thụy được đưa sang Pháp học lúc mới 10 tuổi, đến khi vua Khải Định qua đời, ông về Huế lên ngôi vua vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, lấy niên hiệu Bảo Đại, đây là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Sau 10 năm đào tạo ở Pháp, ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại xuống tàu D Artagnan về nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước” ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Khải Định mất không lâu.

Hoàng đế Đại Nam (1925 - 1945)

Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm QuỳnhThái Văn ToảnHồ Đắc KhảiNgô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực Nguyễn Hữu BàiTôn Thất ĐànPhạm LiệuVõ LiêmVương Tứ Đại.Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính. Ông đã cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn trước đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.

Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ra Bắc kỳ thăm dân chúng.

Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.

Hoàng đế Đế quốc Việt Nam (1945)

Sau khi Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp, bộ máy hành chính thực dân Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập chính phủ mới đặt ra như một đòi hỏi cấp bách và Đế quốc Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại gặp mặt cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki tại điện Kiến Trung để ký bản "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", trong đó tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, thống nhất Bắc KỳTrung Kỳ và Nam Kỳ. Trong tuyên bố của Bảo Đại, ông tuyên bố bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và bất bình đẳng với Pháp trước đây, tuy nhiên, đoạn sau của Tuyên cáo được cài thêm khẩu hiệu về Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật:

Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.

Vậy Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên. Khâm thử”

Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng minh, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ nội các Đế quốc Việt Nam, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho các nước Đồng Minh (Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle) đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam. Ngày 18 tháng 8, Bảo Đại gửi một thông điệp đến De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương". Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản. Tất cả các bức thư khác cũng đều không được hồi âm, vì các nước Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập ở các vùng chiếm đóng.

Đến 24 tháng 8, khi cách mạng tháng 8 đã nổ ra khắp cả nước, được sự vận động của ông Phạm Khắc Hòe, Bảo Đại đã trả lời Hội đồng Cơ mật rằng ông quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước".

Thoái vị

Từ tháng 3 năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Cả chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, nước Nhật cạn kiệt nguyên liệu nên quân Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này.

Ngày 17/8, quần chúng Hà Nội hạ cờ quẻ ly, dựng cờ đỏ sao vàng, biến cuộc mít tinh của Tổng hội công chức Đông Dương ủng hộ vua Bảo Đại thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, quần chúng Hà Nội chiếm dinh Khâm sai Bắc bộ, thành lập chính quyền cách mạng. Cuộc tổng khởi nghĩa do Việt Minh lãnh đạo nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945Cách mạng tháng Tám thành công. Tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam giao quyền lực cho họ. Trước tình thế đó, theo lời khuyên của quan đại thần Phạm Khắc Hòe, Bảo Đại quyết định thoái vị. Bảo Đại không rõ phải liên lạc với ai ở Hà Nội, nên gửi một điện tín tới "Ủy ban Nhân dân Cứu quốc” ở Hà Nội:

"Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.

Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín và bảo kiếm, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói "Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước nô lệ".

Cuộc sống lưu vong và qua đời

Chế độ phong kiến chấm dứt, Bảo Đại sang Pháp và sống hết cuộc đời của vị vua lưu vong ở đó.

Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi.

Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.

Gia quyến

Hậu, phi:

< >Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (南芳皇后阮有氏蘭; 14 tháng 12 năm 1914 - 16 tháng 9 năm 1963), con gái của Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bính, con gái của Lê Phát Đạt. Quê Gò CôngTiền GiangViệt Nam, có hôn thú, có năm người conBùi Mộng Điệp (裴夢蝶; 22 tháng 6 năm 1924 - 26 tháng 6 năm 2011), quê Bắc Ninh, không hôn thú, có ba người con.Ánh phi Lê thị (暎妃黎氏) ở Huế, (24 tháng 061925 - 15 tháng 12 năm 1986: 61 tuổi) không hôn thú, có hai người con, được phong làm Ánh phi (暎妃) vào năm 1935. Về sau đều gọi bà là Lê Phi Ánh (黎妃暎).Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có conHoàng Tiểu Lan (黃小蘭), còn tên khác là Jenny Woong, vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có một con gái, sau này cũng có đưa về Đà Lạt, cũng có một biệt thự như các bà thứ phi người Việt.Bà Vicky (Pháp), không hôn thú, có một con gái.Clément(?), vũ nữ (Pháp), không hôn thúMonique Marie Eugene Baudot (莫尼克·博多), người Pháp, sinh tại Lorraine vào ngày 30 tháng 4, năm 1946. Năm 1972 vào tháng 2, bà kết hôn với Bảo Đại, được xưng danh Hoàng phi (皇妃; Imperial Princess). Sau khi Bảo Đại băng hà, bà tự xưng làm Thái Phương hoàng hậu (泰芳皇后). Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu; Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, mất ngày 15 tháng 3 năm 2017. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu; Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Mẹ là Lê Phi Ánh. Ông Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phúc Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phúc Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phúc Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại; Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm (1954 - 1955), chết khi một tuổi. Mẹ là Bùi Mộng Điệp; Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957 - 1987), chết khi 30 tuổi vì tử nạn tại Nhật. Mẹ là Bùi Mộng Điệp;

Hoàng nữ: Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt; Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu; Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu; Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh ngày 4 tháng 6 năm 1946 hiện nay đang sống ở Pháp. Mẹ là Bùi Mộng Điệp; Nguyễn Phúc Phương Minh, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1949, bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị, trước tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm mẹ và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ vào năm 2012. Mẹ là Lê Phi Ánh; Nguyễn Phúc Phương An, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ. Mẹ là Hoàng Tiểu Lan; Nguyễn Phúc Phương Từ, sinh năm 1955, hiện đang sống ở Pháp. Mẹ là Quý bà Vicky; Bảo Đại còn có một người con do bà Từ Cung Hoàng thái hậu nuôi từ nhỏ, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ.  (http://vi.wikipedia.org/)

11.15. Tôn Thất Hội

Tôn Thất Hội (1757-1798). Theo Liệt truyện, ông là con thứ ba cai đội Tôn Thất Thắng. Năm 18 tuổi, ông theo Định Vương Nguyễn Phước Thuần vào Gia Định (1775), tiếp đó ông theo Nguyễn Ánh, hai lần chạy sang Xiêm, làm tới chức đại tướng, Chưởng dinh Hậu quân.

Năm 1787, anh em Tây Sơn bất hoà, Nguyễn Ánh từ Xiêm về chiếm lại Gia Định. Trong những trận đánh quyết liệt năm 1788-1789, Tôn Thất Hội giữ vai trò chủ chốt:

Mùa thu năm Mậu Thân (1788), đại binh đến đóng ở Tam Phụ. Hội cùng Vũ Tính [Võ Tánh] đánh giặc ở Ngũ Kiểu, lấy đèn lồng sắt đốt vào sách [?] của giặc, giặc sợ tan vỡ cả. Bắt sống được không biết đâu mà kể. Bèn nhân thế được, tiến sát đến Sài Gòn, đánh phá được Thái bảo của giặc là Phạm Văn Tham chạy đến giữ Ba Thắc [Sóc Trăng]. Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) Hội điều khiển quân các đạo cùng bọn Vũ Tính đánh giặc ở Hổ Châu. Tham sức kém bèn đầu hàng. Lại cùng Nguyễn Văn Trương đánh dẹp bọn lũ còn lại của người Man Ốc Nha Ốc. Tân Hợi (1791), bổ làm Chưởng Tiền quân doanh [Chưởng dinh Tiền Quân]. Năm Quý Sửu (1793) thăng Khâm Sai Bình Tây Đại tướng quân, tước quận công” (Liệt truyện, II, t. 78).

Năm 1797, Nguyễn Vương đi đánh Quy Nhơn, “để Hội ở lại trấn Gia Định. Uy lịnh nghiêm túc, trong cõi yên lặng. Mùa đông năm Mậu Ngọ [1798] bị bệnh chết, tuổi bốn mươi hai [Liệt truyện ghi tuổi ta, tức là 41 tuổi tây] Thế Tổ rất thương tiếc, tặng là Nguyên phụ công thần, Thượng phụ quốc Chưởng doanh.” [Liệt truyện, II, t. 79).

Nhìn lại công trạng của các quan theo Nguyễn Ánh từ thời lưu vong ở Vọng Các, Tôn Thất Hội đứng hàng đầu: “Hội là người nghiêm trọng, kính giữ lễ độ, công cao mà không khoe, ngôi tôn mà càng khiêm tốn, mỗi khi vào chầu ra mắt đi đứng có chỗ thường, ăn mặc như nhà Nho, các tướng đều kính mà sợ. Lê Văn Duyệt từng bàn về điều được điều hỏng của các tướng, bảo rằng: Tống Viết Phước hăng mạnh mà không có mưu, Nguyễn Văn Thành có mưu mà ít hăng mạnh. Duy Hội trí dũng gồm đủ, thật là bậc danh tướng. (…). Năm [Gia Long]thứ 16 vua thấy Hội là người huân nghiệp danh vọng rõ rệt đừng đầu các bề tôi đời trung hưng, cho phụ tế ở Võ Miếu”.  (Liệt truyện, II, t. 80).

Là người trong hoàng tộc, Tôn Thất Hội hay Nguyễn Phước Hội hơn vua 5 tuổi, chưa biết ngôi thứ trong họ thế nào. Ông đã trưởng thành khi phải bỏ kinh đô vào Nam, nên có đủ thời gian để học hỏi hơn Nguyễn Ánh (lúc đó mới 13 tuổi). Ông có đủ khả năng của một vị tướng văn võ kiêm toàn, cho nên Lê Văn Duyệt, vốn rất cao ngạo, mới có những lời như trên về ông.

Điều này giải thích lý do tại sao vua trao cho ông đặc trách trông coi xây đắp hai thành trì lớn nhất thời đó, là Gia Định và Diên Khánh.

Việc đắp thành Diên Khánh thì như sau: mùa hạ năm 1793, Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn theo đường thủy, Tôn Thất Hội tiến công mặt bộ. Liệt truyện ghi: “Đại binh vào cửa biển Thị Nại; Hội từ Hà Nha, Cù Mông chia làm hai đường đến đánh úp tên Bảo là con ngụy Nhạc ở Thổ Sơn, Bảo thua chạy về thành Quy Nhơn. Hội cùng đạo binh họp lại để bao vây, giặc có quân cứu viện ở ngoài đến, bèn giải vây về đắp thành Diên Khánh.” (Liệt truyện, II, t. 78). Cũng chỉ vỏn vẹn có mấy chữ! Thực là trái ngược với sự huênh hoang của người Pháp về huyền thoại Puymanel và Le Brun xây thành Gia Định và Diên Khánh!

Ta có thể hiểu Tôn Thất Hội là tướng kiêm việc công chánh, một loại “kỹ sư trưởng” có trách nhiệm cao nhất, nhưng người phụ tá đắc lực của ông trong việc xây đắp thành Gia Định là Trần Văn Học. (https://sites.google.com)

11.16. Nguyễn Văn Thành

Nguyễn Văn Thành sinh ngày 13 tháng 11 âm lịch năm Mậu Dần (1758). Tiên tổ của ông người xứ Thuận Hóa, phủ Triệu Phong, huyện Quảng Điền, tổng Phú Ốc, xã Bác Vọng. Tằng tổ là Nguyễn Văn Toán dời vào Gia Định. Tổ là Nguyễn Văn Tính lại dời đến ở Bình Hòa. Cha ông là Nguyễn Văn Hiền lại dời vào Gia Định.Nguyễn Văn Thành (chữ Hán: 阮文誠; 1758 - 1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn đồng thời là một trong những người có công lớn nhất trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên (vua Gia Long) của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).

Sử cũ ghi: "Nguyễn Văn Thành trạng mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ".

Võ nghiệp

Năm Quý Tị 1773, ông cùng cha ra tận đất Phú Yên ngày nay để theo Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, chống Tây Sơn.

Năm Ất Mùi 1775, tháng 7 âm lịch, Phú Yên bị đánh úp, cai đội Nguyễn Văn Hiền tử trận.

Năm Mậu Tuất 1778, ông theo Nguyễn Văn Hoàng đóng đồn ở Phan Rí. Khi Nguyễn Văn Hoàng mất, Nguyễn Ánh cho triệu ông về.

Năm Bính Ngọ 1786, ông cùng Lê Văn Quân giúp quân Xiêm đánh tan quân Miến Điện ở Sài Nặc (trên đất Xiêm), vua Xiêm thán phục trở về đem vànglụa đến tạ, lại ngỏ ý một lần nữa giúp quân cho Nguyễn Ánh thu phục Gia Định. Nguyễn Ánh triệu chư tướng hội bàn, ông tâu rằng: "Vua Thiếu Khang chỉ một lữ còn dựng được cơ đồ nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc có thể làm được, lính Xiêm tàn ngược, không nên nhờ họ giúp, nếu nhờ binh lực họ mà thành công lại có sự lo sau, không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn". Vua cho là phải, nên việc ấy bèn thôi.

Năm Đinh Mùi 1787, vào mùa thu, Đại Nam Liệt Truyện ghi: "...trận đánh ở Mỹ Tho, quân ta thất lợi. Hoặc có người bảo Thành về ẩn quê nhà, để đợi thời cơ. Thành nói rằng: “Nghĩa cả vua tôi sống chết vẫn theo đi, sự thành bại nhờ trời, ta đoán trước sao được, và nhân bị quở mà đi, nhân thua mà trốn là phản phúc, tiền nhân ta không làm thế”.

Năm Tân Dậu 1801, ông lãnh ấn Khâm Sai Chưởng Tiền QuânBình Tây Đại tướng Quân, tước Quận Công.

Ông là người "biết chữ, hiểu nghĩa sách, biết đại thể, ở trong chư tướng, vua trọng Thành hơn cả, không cứ việc lớn việc nhỏ đều hỏi để quyết đoán. Mỗi khi ông đến chầu vua cho ngồi thong dong hỏi han, ông cũng đem hết sức hiểu biết tiềm tàng, tình hình ngoài biên, sự đau khổ của dân, kế hoạch nhà nước, mưu kế việc binh, biết điều gì là nói hết, cũng nhiều bổ ích".

Về tài cầm binh, Tiền quân Nguyễn Văn Thành là vị tướng "phân tích kỹ lưỡng, đâu là điểm mạnh, đâu là thế yếu, rồi mới quyết đoán, lúc tiến, khi lui nhằm giảm thiểu hao tổn tướng sĩ".

Trong một truyền dụ của triều đình còn ghi: "quân ta giao tranh, đánh ba trận thắng ba trận, ta lấy được tuy chưa bắt được hết nhưng cũng là toàn thắng. Đó thực là do đại tướng giỏi cầm quân và các quân vui theo mệnh lệnh”.  

Năm Quý Dậu 1813, sau khi xác định được rõ vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Đà Nẵng từ trước nên triều đình nhà Nguyễn đã cho đo đạc cửa biển của thành phố này, kết hợp với việc vẽ bản đồ và bố trí thủy quân. Ông được vua cử đi lập pháo đài Điện Hải và đài An Hải nằm hai bên tả hữu sông Hàn, ở miền giáp giới với biển, để kiểm soát thuyền bè ra vào và trấn giữ Đà Nẵng .

Tổng trấn Bắc thànhVề sau, triều đình cho rằng các pháo đài này có thành trì, trấn giữ hùng mạnh ở bờ biển khác hẳn những pháo đài khác nên đặc cách cho gọi là thành.

Năm Nhâm Tuất 1802, vua Gia Long nghĩ Bắc Hà mới bình định, dân vật đổi mới, cố đô Thăng Long lại là trung tâm của Bắc thành với nghìn năm văn hiến đồng thời cũng là nơi đã từng chứng kiến bao cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc, nên được trọng thần để trấn thủ bèn phong cho ông làm Tổng trấn Bắc thành, còn vua trở về kinh đô Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Ban cho sắc ấn trong ngoài mười một trấn đều thuộc vào cả, các việc truất nhắc quan lại, xử quyết việc án, đều được tiện nghi làm việc, sau mấy năm mà đất Bắc Hà được yên trị.

Vào tháng Chạp năm 1802, tại Thuận Hóa, ông đứng chủ tế ở lễ truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh với lực lượng Tây Sơn. Ông đã soạn bài "Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong", lúc tế ông đọc bài văn này, lấy cái cảm tình của một ông võ tướng mà giải bày công trạng anh hùng của kẻ đã qua, thổ lộ tấm lòng thương tiếc của người còn lại, lời văn thống thiết, giọng văn hùng hồn, đây thật là một áng văn chương tuyệt bút của nền văn học Việt Nam.

Do một sự giao hoà tự nhiên của đất trời mà sách còn chép rằng: “Khi Tiền quân Nguyễn Văn Thành đọc bài văn tế trên, chung quanh đài lễ mây mù khói nổi, vang vọng tiếng gươm đao chát chúa và tiếng ngựa hí cuồng. Trên không trung, từng luồng gió rít ngang, nghe mơ hồ tiếng than vãn nhớ thương lẫn tiếng chân người rầm rập đi qua. Khi bài văn tế kết thúc, trời quang, mây mù tan hết, cảnh vật chung quanh trở nên tĩnh lặng như cũ. Phải chăng đây là oan hồn của bao nhiêu binh lính và lương dân đã bỏ mình trong chiến trận, hiển linh để nghe bài văn tế giải oan cho họ?”.

Là một võ tướng, Nguyễn Văn Thành lại là người rất coi trọng việc học hành thi cử, Giáp Tý 1804, ông tâu:"Hiện nay thánh thượng lưu ý đào tạo nhân tài, chia đặt đốc học, rèn đúc học trò, để cống hiến cho đất nước. Đó thực là cơ hội lớn để sửa đổi phong tục tác thành nhân tài. Nhưng sự dạy dỗ mới bắt đầu thì văn khoa cử nên có kiểu mẫu để làm khuôn phép cho học trò. Vậy xin chuẩn định học quy, khiến cho người dạy lấy đó mà dạy học trò và học trò lấy đó làm chuyên nghiệp để cho giảng dạy khảo khóa lấy đó mà theo". Vua liền chuẩn lời tâu.

Cũng trong năm Giáp Tý 1804 ông đã nỗ lực thống nhất các đồ cân, đo, lường ở các trấn Bắc Thành. Đồng thời ông còn cho đúc thước đạc điển được dùng từ Quảng Bình trở vào Nam và thước Kinh được dùng từ Nghệ An trở ra Bắc.

Cùng thời gian lãnh mệnh triều đình đứng ra coi việc xây dựng lại Bắc Thành, ông đã cho tu bổ Văn Miếu-Quốc Tử Giám, dựng thêm Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc có giá trị độc đáo về khía cạnh văn hóa và mỹ thuật. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805. Kiến trúc được đặt ở cửa Nghi Môn và chính tại đây hằng năm vào mùa Xuân và mùa Thu, chọn hai ngày Đinh lệnh cho quan đến tế, lại lấy bốn tháng giữa Xuân, Hạ, Thu, Đông tổ chức khảo thí học trò.

Năm Bính Dần 1806, sau khi xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc đường biên giới phía bắc dựa vào địa dư từ thủa trước đến thực tế hiện tại Tiền quân Thành đã đề nghị đưa thư và xin đề cử người trao đổi với quan nhà Thanh, vạch rõ địa giới hai nước, dù vua Gia Long chưa quyết định. Vào mùa đông cùng năm, khi vào kinh chầu, Tiền quân Thành đã dâng bản đồ nội ngoại 11 trấn và các phủ, châu, huyện tất cả 164 bản.

Tháng 12 năm Đinh Mão 1807, Tiền quân Thành cho khắc sách Đại học diễn nghĩa.

Năm Kỷ Tị 1809, gặp Bắc Thành dân đói, ông dâng sớ tâu: "Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Sau khi các trấn bị thiên tai, nhân dân ngày càng đói lắm, xin bàn cách phát chẩn và cho vay để đỡ túng ngặt cho dân". Vua đều nghe theo.

Soạn luật Gia Long

Năm Canh Ngọ 1810, ông được triệu về kinh, lãnh ấn Trung Quân, rồi được giao cử chức Tổng tài trong việc soạn bộ Hoàng Việt Luật Lệ (thường được gọi là luật Gia Long). Việc soạn Hoàng Việt Luật Lệ bắt đầu từ tháng 2 năm 1811 và đến tháng 8 năm 1812 thì hoàn tất. Bộ luật có hai phần, chia làm hai mươi hai quyển, có tất cả ba trăm chín mươi tám điều, ban hành năm 1812, đến năm 1815 được khắc in. Hoàng Việt Luật Lệ là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất thời bấy giờ.

Trước khi ban hành, Nguyễn Văn Thành có dâng sớ tâu lên vua Gia Long, trong sớ ông trình bày về việc: "...đặt lại quy tắc khoan hồng và thưởng phạt. Điều dễ thấy nhất trong bộ luật là các cực hình trong luật nhà Thanh như: Tru di tam tộc, Lăng trì, Yêm,… đều hoàn toàn bị loại bỏ”.

Ngoài ra, tính nhân đạo của bộ luật còn thấy rõ qua từng phiên tòa mở trong năm (trừ các tội Mưu phản, Đại phản nghịch, Đạo tặc…). Theo luật, các phiên xử thường tổ chức vào đầu mùa thu chứ không mở vào đầu mùa hè vì theo luật, mùa hè, thời tiết nóng, sẽ ảnh hưởng xấu đến việc buộc tội của các phán quan. Nếu phiên tòa xử trong mùa thu năm nay mà chưa có phán quyết cuối cùng thì phải đợi đến mùa thu năm tới mới quyết án chung thẩm. Trường hợp gặp tội nhân bị án tử hình (giam chờ - đợi để chống án hoặc xin ân xá hay chờ thỉnh ý vua) thì cũng phải đợi đến mùa thu khi có phiên tòa mới xử chung thẩm. Việc mở phiên tòa vào mùa thu là một điểm đáng chú ý của bộ luật này mà đến nay chưa có bộ luật nào ngay cả luật các nước khác có được. Đây là đặc điểm và tính nhân đạo của Hoàng Việt Luật Lệ.

Vào tháng 1 năm 1812, Tiền quân Nguyễn Văn Thành được sung chức tổng tài trong việc biên soạn Quốc Triều Thực Lục. Như vậy trong cùng một khoảng thời gian, ông đã kiêm nhiệm hai chức Tổng tài.

Được triệu tập giữ chức Tổng tài biên soạn Quốc Triều Thực Lục, Tiền quân Nguyễn Văn Thành dâng phong thư kín viết ra bốn điều mà điều thứ ba:"xin kén thêm nho thần để sung Sử cục” vua chấp nhận và cho thực hiện (San định Quốc Sử).

Khi công việc đi dần vào ổn định thì sự kiện 1817 xảy ra và đến hơn 4 năm sau việc biên soạn công trình này mới được tiếp tục dưới thời vua Minh Mạng.

Hoàng Việt Luật Lệ và Quốc Triều Thực Lục là hai công trình văn hóa quan trọng của triều Nguyễn.

Vụ án có nguồn gốc từ một bài thơ

Năm Ất Hợi 1815, người con trưởng của ông là Nguyễn Văn Thuyên cũng chính là phò mã của vua Gia Long thi đỗ hương cống. Vốn là người hâm mộ văn chương, ông Thuyên thường làm thơ, ngâm vịnh văn thơ với những kẻ sĩ. Bấy giờ lại nghe nói có hai người ở Thanh Hóa là Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận có tiếng là hay chữ, ông Thuyên có làm một bài thơ tặng, thơ dịch âm rằng:

Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt,

Hư hoài trắc tịch dục cầu ty.

Vô tâm cửu bảo Kinh Sơn phác,

Thiện tướng, phương tri Ký-bắc Kỳ.

U-cốc hữu hương thiên lý viễn,

Cao vương minh-phượng cửu thiên tri.

Thư hồi được đắc Sơn trung tể,

Tá ngã kinh-luân chuyển hóa ky.

Dịch nghĩa là:

Ái-châu nghe nói lắm người hay,

Ao ước cầu hiền đã bấy nay.

Ngọc phác Kinh-Sơn tài sẵn đó,

Ngựa Kỳ Ký-bắc biết lâu thay.

Mùi hương hang tối xa nghìn dặm,

Tiếng phượng gò cao suốt chín mây.

Sơn tể phen này dù gặp gỡ,

Giúp nhau xoay-đổi hội cơ này.

Một số người vốn có tị hiềm với ông dựa vào hai câu cuối của bài thơ mà lập luận, suy đoán, thêu dệt thành ý phản loạn, truất ngôi vua.

Mọi việc kêu oan của ông đều không được Gia Long minh xét. Ông hiểu rằng:"Án đã xong rồi, vua bắt bề tôi chết, bề tôi không chết không phải là trung", di biểu để lại còn ghi:"sớm rèn tối luyện dệt thành cái tội rất độc ác cho cha con thần, không biết kêu oan vào đâu, chỉ chết mà thôi". Ông bị bức tử, buộc phải uống thuốc độc trong ngục vào năm Đinh Sửu (1817), hưởng thọ sáu mươi tuổi, con trai ông là Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử án chém.

Nhận định và phục hồi chức năng

Nguyễn Văn Thành là bậc nho tướng, giỏi việc quân, biết dùng người hiền tài, mang phong thái của một mạnh thường quân, việc tài chánh, giao thiệp với ngoại bang, biên soạn hình luật, không gì không làm được, giỏi văn chương, giao hảo với Ngô Nhân Tịnh, có thơ tặng đáp với Lê Quang Định, nhưng thơ văn phần nhiều không thấy hành thế, nay chỉ còn vài tác phẩm trong đó nổi tiếng nhất là bài "Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong“viết bằng chữ Nôm.

Sách Đại Nam Liệt Truyên còn ghi:

"...Thành có văn võ tài lược, lâm trận dụng binh mưu lược rồi mới đánh cho nên ít khi thua, lúc đầu trung hưng, công ấy tốt lắm. Đến khi Bắc Hà đã định, một mình đương công việc Tổng trấn không động đến lời nói nét mặt mà trộm giặc đều yên, bày mưu chốn miếu đường, bày tâu sự nghị đều được thi hành, có thể gọi là người có mưu giỏi trị nước...”

Năm Mậu Thìn 1868, sau khi nguyên niên được 21 năm, thể theo lời đệ tấu xin gia ân của Đông các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, Vua Tự Đức đã truy xét công trạng, lại chiếu giải oan án và phong chức tước cho con cháu Tiền Quân Nguyễn Văn Thành. Sau đây là bản dịch nghĩa Sắc gia ân do dịch giả Lê Xuân Hoàng phụng dịch:

Nhân lúc vận trời đang hưng vượng Hoàng Đế phán rằng:

Ta nghĩ công thần là khí tốt của nước nhà, là người có quyền lớn, những việc làm kỳ lạ đều bày ra tốt đẹp, có công và có tội cũng có khi xảy ra. Các quan nhà Châu đều đặt ra tám nghị (điều) còn bên sách Tả truyện thì có mười điều là để khen chê những người có công hay có tội.

Trước đây Vọng Các Công Thần là ông Quận Công Thành, NGUYỄN VĂN THÀNH là một người công thần cũ, là con của ông NGUYỄN VĂN HIỀN, là một nhà trung nghĩa đời đời đều có công, đã từng đánh giặc nhiều phen, đánh trăm trận lên đến Đại tướng, chức đến Thượng công.

Sử sách còn để rõ ràng. Về triều đại Gia Long, nhân vì người con có tội, mà để lụy cho cha, có dâng biểu lên thì nhà Vua cũng cảm động. Đến triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị cũng đem ra xét và đã thi ân tha tội. Trẫm ngưỡng truy vì ta đây thấy chỗ đời trước cũng thương tiếc đến công trạng. Sắc cho đình thần phải hai ba lần xét lại cho rõ ràng, rồi cho lại chức tước đúng như nguyên hàm mà thờ tự.

Như thế là đã tri ân nhiều cho ông NGUYỄN VĂN THÀNH được phục chức Vọng Các Công Thần, tước Quận Công, được thờ vào miếu Trung Hưng Công Thần và cho cáo mạng để an ủi linh hồn.

Than ôi ! Công lao nặng như đá, không lẽ vì một chút đứa con mà phải bị mất hết, cho nên phải truy lục lại để tỏ rõ là ơn của nhà Vua vậy.

Như vậy là đã đối xử một cách rất hậu đối với tướng tài, nhà Vua không quên ơn của người có công, mặc dầu đã qua đời lâu nhưng vẫn như còn sống vậy.

Ngày 17 tháng 4 năm Tự Đức thứ 21.

Xây dựng lại thành Thăng Long

Mùa hạ năm Giáp Tý1804, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành đứng ra trông coi việc xây dựng lại thành Thăng Long. Công trình này hoàn tất vào mùa thu năm Ất Sửu 1805.

Một số nét chính của thành mới:

Trong Hoàng Thành, lấy cửa Đoan Môn Điện Kính Thiên làm chuẩn, phía trước dựng cột cờ gọi là kỳ đài cao một trăm thước ta, lấy đó làm hiệu lệnh trong quân.

Ngoài thành mở bảy cửa, trên có lầu đều có trụ đồng, dẫn sông Tô Lịch làm hào thành, trên hào lấy gạch nung làm cầu

Kiềng thành khuất khúc như hoa bát giác hồi hương, nền thành rộng bảy trượng, mặt thành hai trượng trong có năm bậc phía trên là tường nhỏ thấp, có lỗ châu mai.

Gỗ, đá bào trơn như mài, các doanh, vệ ngang dọc như bàn cờ, đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông (chợ Đồng Xuân ngày nay), phân chia quán xá, đường đi thật vuông, thẳng.

Ngoài cùng đắp đất, trồng tre làm lũy, tùy chỗ mà đặt của ô, trên có lầu gác súng.

Bài minh trên bia đá thành Thăng Long có viết:

Kiểu đất bụng rồng, hình thể nhất đây.

Tản Viên là cột, sông Nhị là đai.

Trải đời dấy nghiệp, chọn nơi rộng rãi.

Văn vật biến thiên, non sông chẳng đổi.

Nguồn gốc Khuê Văn Các

 Năm 1805, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành cho xây dựng Khuê Văn Các tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội. Sau đây là một vài hình ảnh của Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Hà Nội. Về nguồn gốc Khuê Văn Các trong bức ảnh thứ nhất đã ghi rõ như sau:

Tháng 6, năm Ất Mùi niên hiệu Gia Long thứ 4 (1805) Quận công Nguyễn Văn Thành dựng Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông, trước sân Văn Miếu.

Trần Bá Lãm có thơ ca ngợi:

Mấy lớp cung tường sừng sững cổ kim

Bốn mùa hoa cỏ sum xuê tươi tốt

Thánh triều gây dựng quy mô lớn

Lâu dài mãi với núi Nùng cao, sông Nhị sâu

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, gồm bốn trụ gạch vuông có hoa văn, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo cho gác là một đài tháp tám mái, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình tròn với kích thước hài hòa, cân xứng, tỏa ra những tia sáng, tia sáng sao khuê chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng, hai bên phải, trái của gác Khuê Văn là hai cổng nhỏ Súc Văn và Bí Văn (văn hàm súc và văn sáng đẹp).Trích: Quốc sử di biên

Các câu đối trước, sau và các chữ trong phần chính cũng như toàn bộ hình tượng của kiến trúc mang ý nghĩa và vẻ đẹp của sao Khuê, ngôi sao chủ của văn học theo quan niệm xưa.

Giai thoại

1. Tương truyền hôm làm rạp để tế, khi trang hoàng xong mới thấy hai bên cột chưa có câu đối, nhân lúc có đông đủ các mặt đại thần, tiền quân Thành liền yêu cầu cử tọa nghĩ tại tịch một câu để viết và dán ngay cho kịp.

Các vị bàn tán hồi lâu, nghĩ được mấy câu, cử một người đứng ra đọc cho Tiền quân chấm, xem câu nào hơn thì sẽ viết.

Tiền quân Ngyễn Văn Thành nghe xong còn đương tần ngần lựa chọn vì chưa có câu nào vừa ý bỗng nhiên thấy phía ngoài, gần cửa có một thanh niên nhìn vào phía mình, miệng cười nhạt, mặt khinh khỉnh.

Ông thấy lạ cho gọi vào trách:

Đây là chỗ đại thần nghị việc, anh từ đâu tới, dám có cử chỉ vô lễ như vậy?

Người này thưa:

Vì câu đối nghe không được, nên bất giác có thái độ làm phật ý quan tổng trấn, dám xin ngài thứ tội.

Ở đây toàn bậc danh nho trong nước, mà anh nghe không được, thì hỗn thật! Nay cho thử làm xem sao, nếu cũng lại không nghe được thì đừng có trách.

Chúng tôi là thiếu niên thư sinh, đâu dám so tài với bậc tôn trưởng, chắc rằng có nghĩ ra câu nào cũng không thể nào bằng các vị đại khoa được, vậy nếu quan tổng trấn cho phép, chúng tôi xin lấy văn cổ ra ghép thành câu để trình chuộc tội.

Kim hay cổ không sao, miễn nghe được như lời vừa nói.

Chúng tôi xin giấy bút.

Người này cầm bút viết hai dòng trình lên:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

Nghĩa:

Bóng chiều đã ngã đầu làng cũ

Xưa nay chinh chiến mấy ai về

Tiền quân đọc lên cho các quan nghe mà không ngớt lời khen ngợi: tướng sĩ trận vong đều ở Nam, Trung ra Bắc thì hương quan xứ thị thật là hợp tình. Chinh chiến kỷ nhân hồi là một lời thật thấm thía! Hay, hay thật!

Về sau, người này được Tiền quân Nguyễn Văn Thành cho mời tới phủ ngỏ ý bổ dụng một chức quan, nhưng lại khước từ. Nguyễn Văn Thành ái tài, thường đến thăm tận nhà, coi như một người bạn tâm giao.

2. Sau khi vua Gia Long cho thu hồi ấn và gươm lệnh, Tiền quân Nguyễn Văn Thành về nhà buồn bực đem rượu ra uống. Một mình nâng chén, nghĩ đến sự đời càng thêm ngán ngẩm: nào lúc bôn tẩu thì mình đã cùng bao người khác đem tâm lực ra mà gây dựng nên một dải quan hà, nào lúc bị mắc vạ oan thì ngoảnh lại chỉ còn một mình. Rượu ngà ngà say, lòng gây gây buồn, Nguyễn Văn Thành bèn lấy giấy mực viết luôn hai câu tuyệt bút:

Chạnh niềm sương tuyết một mình đi...Chung dải quan hà bao kẻ đứng?

Lăng mộ

Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Văn Thành hiện an vị ở xã Thủy Phương, huyện Hương ThủyThừa Thiên Huế. Lăng mộ có diện tích năm mươi mét vuông, bao gồm bốn cột trụ biểu, bia tiền và bia hậu. Trên bức bia tiền còn ghi rõ chức tước của Tiền quân khi đã trở về cố đô Huế vào năm 1810 cho đến khi mất: "Việt Cố Khâm Sai Chưởng Trung Quân Bình Tây Đại tướng Quân Thành Quận Công Chi Mộ". Trên Bức bia hậu ghi tóm tắt tiểu sử công trạng cùng tên tuổi gia quyến của Tiền quân. Đặc biệt trên bia còn khắc cảnh Xuân Hạ Thu Đông và các hoa văn tượng trưng cho uy quyền và đức độ của ngài khi xưa.

Đền thờ

Tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, trên vùng đất cao trong khu rừng sao, ngôi đền thờ Tiền quân Nguyễn Văn Thành được xây dựng từ năm 1820. Toàn bộ khung sườn đền đều làm bằng gỗ sao đốn từ những cây sao già tại khu rừng ấy. Trải qua hơn một trăm tám mươi năm thăng trầm của lịch sử, đền vẫn còn đó dáng uy nghiêm và trầm mặc. Hằng năm vào ngày rằm tháng Mười Một âm lịch là ngày giỗ của Tiền quân.

Đường phốTheo như lệ thường hàng năm, vào ngày mười lăm tháng mười một âm lịch năm Bính Tuất, tức là vào thứ tư, ngày mùng ba tháng giêng dương lịch năm 2007 đã diễn ra buổi lễ cúng đình thần, Đức Tiền quân Nguyễn Văn Thành, tại xã Tân An. Từ tờ mờ sớm đã diễn ra lễ rước sắc phong thần từ ngôi nhà cổ vào đền Tân An. Trong bầu không khí trang nghiêm và long trọng của buổi lễ cúng thần, các đội tế lễ trong trang phục truyền thống, áo dài khăn đóng, đã ra làm lễ tế. Các khách thập phương lũ lượt từ các nơi gần xa cũng đã có mặt đông đủ tại đình cổ Tân An để thấp hương và cầu an.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1985 có tới 2 con đường mang tên Nguyễn Văn Thành. Đường Nguyễn Văn Thành (thường hay gọi là bến Nguyễn Văn Thành, do nằm dọc theo rạch Hàng Bàng) của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Phan Văn Khỏe (trước đó cũng gọi là bến Phan Văn Khỏe, nhưng hiện nay không còn gọi là bến nữa do rạch Hàng Bàng đã bị lấp gần hết) ở quận 5 và quận 6, còn đường Nguyễn Văn Thành của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Huỳnh Đình Hai ở quận Bình Thạnh. (http://vi.wikipedia.org/)

11.17. Nguyễn Huỳnh Đức

Trước ông có tên là Huỳnh Tường Đức (黃奉德), sau nhờ lập được nhiều công lao nên được ban quốc tính họ Nguyễn, từ đó ông có họ kép là Nguyễn Huỳnh, sinh trưởng tại giồng Cái Én, làng Trường Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc ấp Dinh, xã Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An).Nguyễn Huỳnh Đức (chữ Hán: 阮黃德; 1748 - 1819) là danh tướng và là công thần khai quốc của nhà Nguyễn. Ông là một trong số các võ quan cao cấp đầu triều Nguyễn, từng giữ chức Tổng trấn của cả Bắc Thành lẫn Gia Định Thành.

Ông xuất thân trong một gia đình quan võ, ông nội là Huỳnh Châu, cha là Huỳnh Lương, đều theo phò chúa Nguyễn và đều được phong chức Cai đội. Năm 1731, cha và ông nội theo Điều khiển Trương Phước Vĩnh tham gia đánh dẹp cuộc nổi loạn Sá Tốt. Sau khi dẹp yên, vua Chân Lạp hoảng sợ, xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng cho chúa Nguyễn Phúc Chú. Để tiện việc coi giữ, vị chúa này cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp. Từ đó, gia đình ông ở lại khai khẩn và lập nghiệp tại nơi sinh ra ông.

Nguyễn Huỳnh Đức là người có “dung mạo khôi ngô, khỏe mạnh hơn người, ai cũng coi ông là hổ tướng”.  Năm 1781, ông gia nhập vào đội quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn. Sau, mặc dù chủ tướng bị chúa Nguyễn Phúc Ánh giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được lưu dùng.

Năm Nhâm Dần (1782), ông được phong chức Tiền quân. Từ đó về sau, cuộc đời ông gắn chặt với chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường thì bị sa lầy, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời vừa chạng vạng tối, quân Tây Sơn sợ bị mai phục nên rút lui. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt, Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man...Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh ban cho ông "quốc tính” và xem ông như người trong hoàng tộc.  Từ đó, ông mang tên là "Nguyễn Huỳnh Đức” như đã kể trên.

Năm 1783, ông đánh nhau với quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, nhưng bị thua, bị bắt cùng với 500 thuộc hạ. Chỉ huy quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ thấy ông khỏe mạnh, nên thu dùng. Ông chịu theo Tây Sơn nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân Trịnh, chứ không đánh nhau với quân của chúa Nguyễn.

Năm 1786, Nguyễn Huỳnh Đức theo Nguyễn Huệ ra Bắc Hà đánh nhau với quân Trịnh, rồi về làm Phó tướng cho Nguyễn Văn Duệ. Ông Duệ trước là tướng tâm phúc của Nguyễn Nhạc nên không thích ở dưới quyền của Nguyễn Huệ. Muốn lợi dụng việc này để trốn về với chúa Nguyễn, Nguyễn Huỳnh Đức bàn với Nguyễn Văn Duệ rằng hãy theo đường tắt mà lẻn về với Nguyễn Nhạc. Tin lời, ông Duệ dẫn hơn 5000 quân băng rừng rậm về Quy Nhơn. Trên đường, Nguyễn Huỳnh Đức lựa dịp trốn sang Vạn Tượng rồi qua Xiêm La (Thái Lan). Nhưng khi ông đến nơi, chúa Nguyễn đã về Gia Định. Vua Xiêm La muốn giữ lại, nhưng ông cương quyết về với chúa Nguyễn.

Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí, rồi Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ được thành Quy Nhơn, rồi được cử vào Nam cai quản xứ Định Tường. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú Xuân, giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công.

Năm 1810, ông được làm Tổng trấn Bắc thành kiêm Khâm sai Chưởng tiền quân. Năm 1816, ông trở về Nam làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức, cai quản toàn miền Nam.

Ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Mão (tức 27 tháng 10 năm 1819), ông mất khi đang tại chức, thọ 71 tuổi, an táng tại nơi quê nhà và được thờ tại miếu Trung hưng công thần tại kinh đô Huế.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công. Ông có 4 người con trai đều là võ quan, trong số đó có 2 người là rể của vua Gia Long.

Tại đây có bức họa truyền thần được vẽ từ năm 1802 (ảnh), bộ ván độc mộc dài 3,4 m - rộng 1,8 m - dày 0,14 m, vốn là vật dụng của ông. Bên trong đền còn có 3 bộ lỗ bộ (đồ binh khí), lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi công trạng ông do vua Gia Long ngự ban. Ở cuối chánh điện có khám thờ với bức đại tự do vua Tự Đức đề tặng vào năm 1854. Bên trong đền còn lưu giữ chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của nhiều vua Nguyễn phong tặng. Đặc biệt, nơi điện thờ còn lưu giữ đoản kỷ do vua Xiêm La ban tặng vào năm 1789, khi ông đi sứ qua đó; một khánh lệnh bằng đồng do vua Gia Long ban tặng vào năm 1819.Hiện nay, nơi quê quán của Nguyễn Huỳnh Đức ở Long An, có đền và mộ của ông, được dòng tộc giữ gìn khá tốt. Ngôi điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ Sài Gòn.

Cách không xa đền là khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng từ thời Nguyễn, với nhiều cây sứ cổ thụ. Trước mộ có tấm bia đá cao 1,56 m - rộng 0,95 m được mang từ Huế vào. Mộ đấp nấm hình hộp: dài 3,4 m - rộng 2,7 m - cao 0,3 m (ảnh). Sau ngôi mộ là bình phong lớn có viết bài Thọ Phần Minh. Tất cả, được che chắn bằng những bức tường đá ong kiên cố. Trong khuôn viên này có cả thảy 9 cặp liễn đối, một bài minh, một bức bình phong bằng đá ong cao 3 m, có đắp nổi hoa văn hình cây đại thụ che mát cho đôi hươu...

Năm 1993, toàn thể khu di tích trên, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là "di tích lịch sử cấp Quốc gia” theo số quyết định 534-QĐ/BT ký ngày 11 tháng 5 năm 1993.

Tên ông đặt được đặt tên cho nhiều đường phố ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1985 có tới hai con đường mang tên Nguyễn Huỳnh Đức. Đường Nguyễn Huỳnh Đức của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Trần Tuấn Khải ở quận 5, còn đường Nguyễn Huỳnh Đức của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Huỳnh Văn Bánh ở quận Phú Nhuận. Điều đặc biệt là cả hai con đường mang tên Nguyễn Huỳnh Đức này đều bị đổi tên vào cùng ngày 4 tháng 4 năm 1985. Ngoài ra trước năm 1976, quận 5 còn có phường Nguyễn Huỳnh Đức, ngày nay là địa bàn các phường 5 và 6 của quận 5. (http://vi.wikipedia.org/)

11.18. Nguyễn Văn Trương

Nguyễn Văn Trương (chữ Hán: 阮文張; 1740 - 1810), là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định, và là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người huyện Lễ Dương (nay là huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam. Không rõ năm nào ông vào sống ở đất Gia Định, chỉ biết khoảng năm Bính Thân (1776), khi Nguyễn Lữ (một trong ba thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn) đem quân vào Nam, lấy được thành Sài Gòn, đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy đến Trấn Biên (Biên Hòa), thì Nguyễn Văn Trương xin theo phò tá Nguyễn Lữ, và được cho giữ chức Chưởng cơ cai quản binh thuyền.

Năm Đinh Mùi (1787), liệu rằng có thể lấy lại Gia Định, chúa Nguyễn bèn biên thư từ tạ vua Xiêm La, rồi nửa đêm đem gia quyến xuống thuyền về nước. Lúc bấy giờ nhà Tây Sơn lại lục đục, bất hòa, nên Nguyễn Văn Trương đem 300 quân, 15 chiến thuyền binh chạy vào Long Xuyên (Cà Mau) giúp chúa Nguyễn, được phong chức Chưởng cơ. Sau, nhờ lập thêm nhiều chiến công, được phong làm Khâm sai chưởng đạo tiền phong, Trung quân thủy dinh.

Tháng 8 năm Mậu Thân (7 tháng 9 năm 1788), chúa Nguyễn chiếm được Sài Gòn, nhưng mãi đến năm sau (Kỷ Dậu1789), toàn cõi đất Gia Định mới thuộc hẳn về chúa Nguyễn. Nhờ Nguyễn Văn Trương cùng Lê Văn QuânTôn Thất HộiVõ Tánh hợp binh đánh ở Hổ Châu, quân Tây Sơn do Phạm Văn Tham không phá được vây, phải lui về Ba Thắc rồi xin hàng.

Tháng 3 năm Nhâm Tí (1792), nhân khi mùa gió Nam thổi mạnh, chúa Nguyễn sai Nguyễn Văn Trương cùng Tiền quân Nguyễn Văn ThànhDayot và Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) đem chiến thuyền từ cửa Cần Giờ (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) ra đốt phá thủy trại của Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Quy Nhơn), rồi quay về an toàn.

Tháng 3 năm sau (Quý Sửu1793), chúa Nguyễn để con là Nguyễn Phúc Cảnh ở lại giữ đất Gia Định, sai Tôn Thất Hội cùng Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành đem bộ binh đánh Phan Rí (nay thuộc Bình Thuận). Còn chúa Nguyễn cùng Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh đem thủy quân đi đánh mặt bể. Đến tháng 5 thì đoàn chiến thuyền của quân Nguyễn vào cửa bể Nha Trang, rồi đánh lên Diên Khánh, phủ Bình Khang, sau lại đánh lấy phủ Phú Yên.

Toàn thắng, Nguyễn Văn Trương cùng chúa Nguyễn cho thủy quân hội với bộ binh của tướng Tôn Thất Hội vào cửa Thị Nại, tiến đánh thành Quy Nhơn. Bấy giờ Nguyễn Huệ đã mất rồi, vua Cảnh Thịnh tức Nguyễn Quang Toản sai thái úy là Phạm Công Hưng, hộ giá là Nguyễn Văn Huấn, tư lệ là Lê Trung, đại tư mã là Ngô Văn Sở đem 17.000 bộ binh, 80 con voi đi đường bộ và sai đại thống lĩnh là Đặng Văn Chân đem hơn 30 chiến thuyền đi đường bể vào cứu Quy Nhơn. Chúa Nguyễn thấy viện binh đã đến, liệu thế chống không nổi, rút về Diên Khánh...

Năm Tân Dậu (1801), ngày 15 tháng Giêngchúa Nguyễn sai Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương đem quân tiền đạo tấn công vào đồn thủy của quân Tây Sơn, và sai Lê Văn DuyệtVõ Di Nguy đem thủy quân vào đánh cửa Thị Nại. Võ Di Nguy trúng đạn chết, còn Lê Văn Duyệt ra sức xung đột, đốt được cả tàu và thuyền của quân Tây sơn. Đây là trận thủy chiến dữ dội nhất, đáng được gọi là "võ công đệ nhất” trong thời trung hưng của nhà Nguyễn.

Đánh xong trận trên, từ ngày 13 tháng 4 đến 12 tháng 5, Nguyễn Văn Trương tiến quân đến cửa Đại cổ lũy ở Quảng Ngãi, phá đoàn quân lương của Tây Sơn ở Trà Khúc. Thừa thắng, Nguyễn Văn Trương cho quân tiến thẳng ra cửa Đại Ấp ở Quảng Nam, đánh phá lũy Bến Ván, đoạt được hai mươi bảy thớt voi chiến. Tiếp đó, tiến quân ra đánh chiếm cửa Đại Chiêm, giao chiến ở Hội An, Phú Triêm. Đại đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Xuân và thiếu úy Văn Tiến Thể phải thua chạy, quân Nguyễn đoạt được hơn hai mươi tám cổ súng...Nguyễn Văn Trương báo tin thắng lớn, chúa Nguyễn gửi thêm 1.000 binh sĩ, 30 chiến thuyền để tăng cường những vị trí vừa chiếm đóng.

Ngày 7 tháng 6 năm (1801). Nguyễn Văn Trương hợp binh với chúa Nguyễn tại cửa Hàn (Đà Nẵng). Ngày 9, khoảng 4 giờ quân Nguyễn cả lục quân và thủy quân tiến ra Phú Xuân (Huế). Ngày 11, đoàn tàu chiến do Nguyễn Văn Trương chỉ huy đã vào đến cửa Sông Hương và đánh vào cửa hữu phía Tây kinh thành. Kể từ đó, nhiều trận kịch chiến đã nổ ra, máu lửa tràn lan...Đến 8 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801), thành Phú Xuân mất vào tay chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn liền cho Nguyễn Văn Trương và Lê Chất mang quân đuổi theo vua Cảnh Thịnh. Đuổi không kịp, Nguyễn Văn Trương được lệnh đem thủy binh ra chặn ở Linh Giang (sông Gianh), để chặn quân Tây Sơn chạy ra đất Bắc.

Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1802), vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh sai Nguyễn Quang Thùy tiến lên vây đánh lũy Trấn Ninh. Thế trận chưa nghiêng ngả về bên nào thì có tin thủy quân của Tây Sơn đã bị Nguyễn Văn Trương phá tan ở cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), khiến quan quân nhà Tây Sơn hốt hoảng, cầm cự được một lúc thì phải tháo chạy. Chúa Nguyễn để trung quân Nguyễn Văn Trương giữ Đồng Hới. Tháng 5 năm đó, sau khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, liền ngự giá đi đánh Bắc Hà. Nhà vua sai Nguyễn Văn Trương thống lĩnh thủy binh, Lê Văn Duyệt và Lê Chất thống lĩnh bộ binh, hai mặt thủy bộ cùng tiến. Kết cục, nhà Tây Sơn bị tiêu diệt.

Năm Ất Sửu (1805), vua Gia Long cử ông vào cai trị miền Nam với chức vụ Lưu trấn thành Gia Định, thay cho Nguyễn Văn Nhơn. Năm 1808, ông được triệu về kinh đảm nhận chức vụ khác.

Năm Canh Ngọ (1810) ông mất tại chức, thọ 70 tuổi, được truy tặng là Thái bảo, thờ ở miếu Trung hưng công thần. Đời Minh Mạng, ông lại được truy phong là Đoan Hùng Quận công.

Con ông là Nguyễn Văn Vân, cũng là một viên tướng có tài, làm quan võ đến chức Tiền quân đô thống chế.

Đường phố

Trước năm 1975, trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (ngày nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), tại xã Bình Hòa cũ (nay thuộc quận Bình Thạnh) có một con đường mang tên Nguyễn Văn Trương, nhưng sau đó lại đổi tên là đường Nguyễn Huy Lượng cho đến ngày nay. (http://vi.wikipedia.org/)

Nguyễn Văn Trương - Đệ nhất Ngũ hổ tướng

Làng An Lý, huyện Lễ Dương, nay là xã Bình Phú, huyện Thăng Bình đã sản sinh một vị tướng tài lại rất nhân hậu được tôn là “phúc tướng”.  Triều Nguyễn phong ông là đệ nhất ngũ hổ tướng, liệt vào hàng “công thần vọng các” (người có công lớn được trọng vọng). Đó là Đoan hùng Quận công Nguyễn Văn Trương.

Từ cậu bé chăn trâu đến đại tướng

Nguyễn Văn Trương sinh năm 1740, trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng tây nam Thăng Bình. Từ nhỏ ông phải đi giữ trâu cho nhà giàu trong làng nhưng thiên tư quân sự bộc lộ rất sớm. Ông thường tập hợp trẻ chăn trâu, tổ chức thành đội ngũ, bày trận đồ, tự xưng làm tướng chỉ huy bọn trẻ đánh nhau. Khi cuộc khởi nghĩa của nhà Tây Sơn nổ ra, ông vào Gia Định theo phò Nguyễn Lữ, được phong làm Chưởng cơ, trấn giữ vùng Long Xuyên và lập nhiều chiến công. Một lần ông truy đuổi Nguyễn Ánh, may nhờ có cơn lốc làm cây cối ngã đổ, Nguyễn Ánh mới thoát chết.

Nhận thấy sự chia rẽ của anh em nhà Tây Sơn, nghiệp lớn khó thành,   Nguyễn Văn Trương bỏ Nguyễn Lữ theo về giúp Nguyễn Ánh. Năm 1787, khi Nguyễn Ánh từ Xiêm về nước, ông sai viên phó tướng Hoàng Văn Điểm (người Duy Xuyên) đem 300 quân và 15 chiến thuyền đến đón. Ông được Nguyễn Ánh phong làm Khâm sai chưởng cơ, chỉ huy đội Trung quân. Từ đây Nguyễn Văn Trương mới phát huy hết tài năng, tham gia hàng trăm trận đánh giúp Nguyễn Ánh khôi phục nghiệp cũ.

Sau trận thủy chiến của quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn, ông dẫn đại quân tiến ra cửa biển Cổ Lũy (Quảng Ngãi) rồi Đại Áp, Đại Chiêm (Quảng Nam). Quân ông đến đâu quân Tây Sơn tan vỡ đến đó, ông chiếm đồn La Qua tiến ra Đà Nẵng, lấy đồn Hải Vân, chiếm cửa biển Tư Hiền, Thuận An và cùng đại quân của Nguyễn Ánh tiến chiếm Phú Xuân. Sau đó ông được sai mang quân ra sông Gianh chặn đường rút lui của Tây Sơn. Sau trận này, Nguyễn Ánh sai người mang ấn và dây thao đại tướng đến giữa trại quân trao cho Nguyễn Văn Trương và phong làm Khâm sai chưởng trung quân, Bình tây Đại tướng quân quận công.

 Sau khi Gia Long lên ngôi, Nguyễn Văn Trương được cử làm quyền Tổng trấn Bắc Thành (1803 - 1804), sau đó vào Nam làm Lưu trấn Gia Định (1805 - 1808). Ông mất năm 1810 tại kinh đô Huế, thọ 71 tuổi. Vua Gia Long thương tiếc ban quan tài bằng gỗ giáng hương, cấp 1.000 quan tiền và cử các quan lo việc ma chay, cấp phu trông coi mộ phần. Ngày an táng, vua đích thân ngự thuyền rồng đi tiễn. Năm 1815, ông được rước thờ ở miếu Trung Hưng, năm 1817 thờ ở Thế Miếu, 1835 thờ ở Võ Miếu. Năm 1817, ông được vinh danh trong danh sách công thần vọng các… Năm 1831 dưới thời Minh Mạng, ông được truy phong Tá vận công thần Đặc tiến tráng vũ đại tướng quân, Trung quân đô thống phủ chưởng phủ sự, hàm Thái bảo, đổi tên thụy là Chiêu vũ, phong Đoan hùng quận công.Nhưng trận thủy chiến thắng lợi trên sông Nhật Lệ mới là đóng góp lớn nhất của ông cho sự nghiệp của Nguyễn Ánh. Năm 1802, vua Cảnh Thịnh sai em là Nguyễn Quang Thùy trấn giữ Nghệ An, còn tự mình cầm quân định chiếm lại Phú Xuân. Đây là trận đánh có ý nghĩa quyết định cho cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Hai bên chạm nhau ở Trấn Ninh. Đánh từ sáng đến chiều quân Tây Sơn vẫn không tiến lên được. Thấy thế trận ngày càng khốc liệt bất phân thắng bại, Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh riết vào lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Ánh đang cố thủ. Bà xua quân xung trận, tự tay thúc trống liên hồi. Quân của Nguyễn Ánh đã hốt hoảng định vượt sông Gianh mở đường máu thoát thân. Lúc quân Tây Sơn đang ở thế thắng thì thủy quân của Nguyễn Ánh do Nguyễn Văn Trương chỉ huy đánh tan thủy quân Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ tràn lên tiếp cứu. Bộ binh Tây Sơn tan vỡ. Quang Toản rút chạy, Bùi Thị Xuân buộc lòng phải phò vua ra Bắc. Từ đó quân Tây Sơn trượt dài trong thất bại. Trong chiến dịch đánh Thăng Long, Nguyễn Văn Trương chỉ huy thủy quân tiến chiếm cửa Giồn (Hà Tĩnh), cửa Hội (Nghệ An), chiếm vùng Sơn Nam Hạ rồi tiến vào Thăng Long.

Vị “phúc tướng” người Quảng

Nguyễn Văn Trương  là vị tướng bách chiến bách thắng, được nhà Nguyễn phong làm Đệ nhất Ngũ hổ tướng Gia Định (gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu). Đại Nam liệt truyện chỉ nói đến một trận thua duy nhất của quân ông vào năm 1801 ở núi Thần Đâu nhưng lại do viên phó tướng chỉ huy và vì không tuân theo chỉ dẫn của ông. Là tướng tài, lập nhiều công nhưng ông lại rất khiêm tốn và không ham danh lợi. Khi làm quyền Tổng trấn Bắc Thành, một năm lụt lội dân bị đói, ông tự ý mở kho phát chẩn. Vì việc này ông bị quở trách, suýt bị giáng chức. Khi làm Lưu trấn Gia Định, quyền sinh sát trong tay nhưng bao giờ ông cũng châm chước công tội thấu tình đạt lý, tâu về triều chờ lệnh chứ không tự ý quyết đoán. Năm 1803 bắt đầu thời kỳ bình xét công trạng, ông lại dâng sớ xin về hưu nhưng bị nhà vua từ chối và trách khéo.

Nguyễn Văn Trương được quân sĩ cả hai phe tôn là “phúc tướng” vì rất nhân hậu. Khi quân đối địch gặp nguy ông không cho quân sĩ của mình truy sát, dù lúc làm tướng cho Tây Sơn hay Nguyễn Ánh. Ông bảo: “Nhân lúc nguy của người mà đâm, không phải là kẻ mạnh” , nhờ vậy nhiều người thoát chết. Gia Long từng khen ông “Làm tướng mà nhân hậu như Trương xưa nay hiếm”.

Hưởng “phúc” của ông nên con cháu đều thành danh ở nghiệp võ . Con thứ là Nguyễn Văn Vân được phong Phó tướng Trung quân, làm quan đến Đô thống chế; khi chết được ban chức Chưởng doanh, thờ trong đền Trung Nghĩa. Con út là Nguyễn Văn Ngoạn, được vua Gia Long chọn làm phò mã, gả công chúa đầu là Bình Thái, làm quan đến Khâm sai thống chế, Đốc trấn Thanh Hóa. Cháu đích tôn là Nguyễn Văn Minh làm Cai đội. Cháu nội là Nguyễn Văn Thuận làm Quản cơ Vĩnh Bảo, khi chết được phong Phó vệ úy, thờ ở đền Trung Nghĩa. Các chắt của ông có Nguyễn Văn Lược làm Vệ úy Hậu vệ doanh tiền phong, tước Đoan hùng tử; Nguyễn Văn Duật lấy công chúa thứ 46 của Minh Mạng, làm Phò mã đô úy. Một người hai lần làm thông sui gia với vua là điều hiếm xưa nay.

Đại Nam Liệt truyện của Sử quán triều Nguyễn dành gần nửa quyển 8 để viết về ông, trong có đoạn: “Trương tính tình nhân hậu, làm tướng mà không muốn giết người… lại biết giữ pháp độ cẩn thận, không đem công nghiệp tự khoe, cho nên  tuy xuất thân là hàng tướng mà trước sau được nhà vua, quân sĩ và nhân dân yêu mến, ít người theo kịp...” (Bản dịch của Viện Sử học, Nxb Giáo Dục, trang 161) . Trước đây tại Văn thánh huyện Lễ Dương có tấm bia ghi công trạng của ông (hiện đang để ở tiền hiền làng Hà Lam, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình). (http://baoquangnam.vn, 22/10/2016)

11.19. Nguyễn Văn Nhơn

Nguyễn Văn Nhơn (chữ Hán: 阮文仁) hay Nguyễn Văn Nhân, tục gọi là Quan lớn Sen (1753-1822), là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) trong lịch sử Việt Nam.

Ông chính là Tổng trấn đầu tiên của Gia Định Thành và là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định.

Nguyễn Văn Nhơn sinh năm Quý Dậu (1753) tại làng Tân Đông, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang, về sau đổi thành xã Tân Đông thuộc huyện Châu Thànhtỉnh Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Ông là con ông Nguyễn Quang (tước Minh Đức hầu) và bà Thị Áo.

Sinh thời loạn lạc, Nguyễn Văn Nhơn không được học hành nhiều. Về sau, khi làm lưu thủ Trấn Biên (Biên Hòa), lúc đã ngoài bốn mươi tuổi, ông mới có thể tự trau giồi thêm chữ nghĩa cho mình.

Năm Giáp Ngọ (1774), lúc 21 tuổi, ông theo Tống Phước Hiệp và Nguyễn Khoa Thuyên, làm chức đội trưởng. Ông lại theo Tống Phước Hòa, được thăng cai đội.

Năm Đinh Dậu (1777), chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Ánh khởi binh ở Long Xuyên (nay là Cà Mau), ông theo Dương Công Trừng đóng giữ ở Sa Đéc.

Năm Mậu Tuất (1778), ông được thăng Cai cơ.

Năm Nhâm Dần (1782), bị quân Tây sơn bắt tại Thủ Thiêm (Sài Gòn), nhưng sau đó ông trốn thoát, sang Xiêm tìm chúa Nguyễn. Nhân lúc đó, chúa Nguyễn sai người về nước, ông liền trở lại hợp lực đánh chiếm đất Long Xuyên (Cà Mau).

Năm Ất Mão (1795), ông làm Lưu thủ Trấn Biên (Biên Hòa).

Năm Đinh Tỵ (1797), ông về giữ Gia Định, lãnh việc vận lương kiêm việc ở bộ Hộ.

Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, phong ông làm Chưởng Chấn võ quân, tước Nhơn Quận công; giữ chức Lưu trấn Gia Định trấn đến năm 1805.

Cuối năm ấy, vua Gia Long bình xong Bắc Hà, ông dâng sớ điều trần 14 khoản để xin chấn chỉnh nhiều việc, được vua Gia Long khen ngợi và tin cậy.

Năm Mậu Thìn (1808), chấm dứt giai đoạn Gia Định trấn để trở thành Gia Định Thành, ông được cử làm Tổng trấn và Trịnh Hoài Đức làm hiệp Tổng trấn. Vậy, chính ông là vị Tổng trấn đầu tiên ở miền Nam kiêm lãnh hai trấn là Bình Thuận và Hà Tiên cho đến 1812 thì bàn giao cho Lê Văn Duyệt.

Năm 1819-1820, Nguyễn Văn Nhơn được cử làm Tổng trấn Gia Định Thành một lần nữa.

Năm Tân Tỵ (1821), thời vua Minh Mạng, ông được điều về kinh đô Huế, sung chức Tổng tài ở Quốc sử quán.

Mùa xuân năm Nhâm Ngọ (1822), ông mất, thọ 69 tuổi.

Hay tin, vua Minh Mạng cho bãi chầu ba ngày, đích thân ban rượu tế, trước khi đưa linh cữu ông về Gia Định. Nhà vua lại ban cho câu đối:

Vọng Các hiệu tùng long, trực bá đan tâm huyền nhật nguyệt;

Xuân thành bi khử hạc, do lưu chính khí tác sơn hà.

Nghĩa:

Theo vua nơi Vọng Các, lòng son treo rạng cùng trời đất;

Bỏ mình Phú Xuân, khí chính còn lưu với núi sông.

Lại cấp cho trăm mẫu ruộng ở xã Thanh Thủy (Phú Vinh, Huế), cho con cháu làm tự điền, và ông được truy tặng là Dực vận đồng đức công thần, Đặc tiến trụ quốc thượng tướng quân, Thái bảo Quận công.

Năm Tân Mão (1831), ông lại được truy tặng làm Tráng võ tướng quân, Đô thống phủ Chưởng phủ sự, tước Kinh Môn quận công, thụy là Mục Hiến.Năm Giáp Thân (1824), cho thờ ông vào Thế Miếu và Miếu Trung Hưng Công Thần.

Khu mộ Quận công Nguyễn Văn Nhơn (dân địa phương gọi là "Lăng Quan lớn Sen") xưa kia nằm bên bờ sông Tiền, thuộc làng Tân Đông, sau vì dòng nước đe dọa xói lở, năm 1920, di hài ông được đưa về táng tại ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), tại ấp Đông Qưới, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đéc có ngôi Đình Tân Đông là nơi thờ tự Ông. Tại đây, mộ ông và vợ ông nằm song song nhau. Hàng năm, lễ giỗ ông được tổ chức vào tiết Thanh minh.

Ông có một người con gái gả cho vua Thiệu Trị là Lệnh phi Nguyễn Thị Nhiệm.

Sớ điều trần

Như trên đã nói, cuối năm 1802, tướng Nguyễn Văn Nhơn đã dâng sớ điều trần 14 khoản để xin chấn chỉnh nhiều việc. Những khoản ấy như sau:

1. Định lại các thứ thuế

2. Cầu người hiền

3. Lập hương học

4. Cử người hiếu liêm

5. Cải cách phong tục

6. Định phép khoa cử

7. Cải cách hình phạt

8. Định sắc phục kẻ trên người dưới

9. Đặt phép cho nghiêm việc quan lại

10. Phát chẩn cho dân nghèo

11. Biểu dương người trinh tiết

12. Thẩm định phép tắc

13. Lập đồn trại các nơi

14. Bỏ những thuế tạp.

Trước năm 1975, trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (ngày nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), gần khu vực chợ Thị Nghè thuộc xã Thạnh Mỹ Tây cũ (nay thuộc quận Bình Thạnh) có một con đường nhỏ mang tên Nguyễn Văn Nhơn, nhưng sau đó lại đổi tên là đường Nguyễn Ngọc Phương cho đến ngày nay. (http://vi.wikipedia.org/)

11.20. Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh

Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (chữ Nho: 阮福景; 1780-1801), thường được gọi là Hoàng tử Cảnh(皇子景),

Nguyễn Phúc Cảnh sinh ngày Tân Tỵ tháng 3 (âm lịch) năm Canh Tý tại Gia Định.Là con của chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau là vua Gia Long) và Nguyên phi Tống Thị Lan (sau là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu)

Mùa hạ năm Quý Mão (1783), Nguyễn Phúc Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine tục gọi là Cha Cả) sang Pháp cầu viện, Hoàng tử Cảnh (khi đó mới 3 tuổi) theo làm con tin.

Tháng 7 năm 1789, Nguyễn Phúc Cảnh, Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn. Cùng theo có một số người Pháp, như: Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng)...

Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), chúa Nguyễn Phúc Ánh lập ông làm Đông Cung (tức thái tử, nhưng người đời vẫn quen gọi là Hoàng tử Cảnh), được phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy, được ban ấn Đông cung chi ấn. Cử các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài ĐứcLê Quang ĐịnhNgô Tùng Châu lo việc giảng học cho ông. Trong thời gian ở ngôi Đông cung, Nguyễn Phúc Cảnh từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia ĐịnhDiên Khánh.

Mùa Xuân năm Tân Dậu (1801), ông bị bệnh đậu mùa và mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (tức 20 tháng 3 năm 1801) hưởng dương 21 tuổi. Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn Phúc Ánh đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được.

Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình trấn Gia Định (nay là xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn). Năm Ất Sửu (1805), ông được truy phong là "Anh Duệ Hoàng thái tử"(英睿皇太子). (http://vi.wikipedia.org/).

Theo https://nghiencuulichsu.com/, Hoàng tử Cảnh sinh năm Canh Tý (1780) ở Gia-định. Mẹ là Thừa-Thiên Cao Hoàng Hậu, con quan Chưởng Doanh Tống Phúc Khuông, sinh được hai con trai, con trưởng là Chiêu mất sớm, con thứ là Cảnh. Năm lên 4 tuổi, Hoàng tử vâng lệnh cha, theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện, đến năm lên 9 (1789) thì về nước.

Tháng 3 năm Giáp Dần (1794), 14 tuổi, Hoàng tử được lập làm Đông Cung Thái Tử, phong chức Nguyên Súy Quận Công, được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần. Việc nhỏ do các đại thần phân xử, việc lớn bẩm Súy phủ quyết định. Mùa hạ năm ấy, Vua (Nguyễn Ánh) đi đánh Qui-nhơn, sai Ðông Cung trấn giữ Gia-định ; mùa đông, trấn giữ Diên-khánh.

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1798), Vua lại sai Ðông Cung tổng quản tướng sĩ dinh Tả quân và Vệ ban trực tuyển phong Tiền quân Thần sách, đến trấn giữ Diên-khánh. Cho Bá-đa-lộc cùng Phó tướng Tống Viết Phước đi theo giúp đỡ.

Tháng 4 năm Kỷ Vị (1799), sai Ðông Cung hộ giá đi đánh Thị-nại, chống Trần Quang Diệu, Võ văn Dũng. Lại theo Vua đi đánh Qui-nhơn (lấy được Qui-nhơn, đổi tên ra Bình-định).

Ngày 20/3/1801 (Tân Dậu), sau khi lấy được Thị-nại, chính vị Đông Cung được 8 năm thì mắc bệnh đậu mùa, mất năm 22 tuổi. Vua sai Nguyễn văn Nhân, Nguyễn Tử Châu hiệp cùng Lễ bộ lo việc an táng ở Bình-định. Sách cho Gia-định đình mọi việc cúng tế cho đến ngày an táng, đình việc giá thú 60 ngày ; các tỉnh Bình-dương, Bình-thuận đình cúng tế 13 ngày, đình giá thú 30 ngày.

Năm Gia-Long thứ 3, đem thờ ở Tả vu nhà Thái miếu. Năm Gia-Long thứ 4, truy đặt tên thụy là Anh Duệ Hoàng Thái Tử, lập nhà thờ Đại mộ ở xã Vĩ-dạ. Năm Gia-Long thứ 8 (1809) đưa về táng ở Dương-xuân (6).

11.21. Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở

Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở sinh ngày 26/9/1734 tại làng Hương Triện, nay thộc  xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân thuộc gia đình dòng dõi quý tộc thời Lê - Trịnh, có nguồn gốc làng Nguyệt Viên - huyện Hoàng Hóa - tỉnh Thanh Hóa, tổ tiên đến cư trú tại làng Hương Triện vào đầu thế kỷ thứ XVII. Ông nội là Nguyễn Đăng Hài, đỗ Tiến sĩ năm 1721, làm quan đến chức Hàn lâm viện thị chế. Bố là Nguyễn Đăng Tôn, nho sinh trúng thức Chiêu Văn quán.

Vốn thông minh, hiếu học, năm 24 tuổi Nguyễn Đăng Sở đỗ Hương cống, năm 34 tuổi đỗ Nhị giáp Tiến sỹ- tức Hoàng giáp. Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở được bổ làm quan cho ba triều kế tiếp nhau là Lê - Trịnh - Tây Sơn và triều Nguyễn với các chức; Hàn lâm viện hiệu lý (triều Lê - Trịnh); Lại bộ tả thị Lang (triều Tây Sơn), Tư nghiệp Quốc Tử Giám dưới triều Nguyễn.

Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở đã được ghi trong Quốc sử triều Nguyễn và các văn bia Tiến sĩ tại kinh đô Huế, Văn miếu Bắc Ninh và các công trình khảo cứu khoa học lịch sử.  Khi đề cập đến Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở các nhà nghiên cứu đều có chung đánh giá ông không chỉ là nho sỹ quan lại tài ba, thanh liêm, mà còn có những đóng góp quan trọng về tư tưởng và văn hóa cho triều đình và đất nước.

Bia “Hương Triện lưu thạch” viết: “Phu tử sinh giờ Sửu ngày 16 tháng Chín năm Giáp Tuất niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê (1754), thuộc phái Nho lâm, đỗ Hương cống năm 24 tuổi (1777), đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đệ nhị danh khoa Đinh Mùi, niên hiệu Chiêu Thống, năm 34 tuổi (1887). Đỗ được đúng 5 ngày thì nhà Lê cáo chung, ý lớn chỉnh đốn không phò triều chính không được toại nguyện, bèn ẩn nhẫn chờ thời, mở trường dạy học. Sau quốc triều mở vận, dùng lại các vị cố lão nhà Lê. Năm Canh Thìn niên hiệu Minh Mệnh nguyên niên (1820) phụng chiếu giữ chức Quốc Tử Giám tư nghiệp”.  

Bia “Sùng Đức bi kí” viết: “Nhâm Thìn, niên hiệu Minh Mệnh thứ 13, Hòa Nghĩa hầu Nguyễn Đăng Sở, đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Đinh Mùi nhà Lê, Quốc Tử Giám tư nghiệp chí sĩ, người xã Hương Triện kính cẩn thuật lại gia tiên nội ngoại ghi vào bia đá để tế tự”.  

Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở - Người đề xuất Quốc hiệu Việt Nam

  Mùa hè năm 1802 vua Gia Long cử Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh xin cầu phong và đổi quốc hiệu là Nam Việt. Đầu năm 1804 nhà Thanh sai án  sát sứ Quảng Tây là Tế Bố Sâm sang tuyên phong, nhưng Quốc hiệu nước ta phải đổi là Việt Nam. Theo sách “Đại Nam thực lục” của Quốc sứ quán triều Nguyễn do Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2005 thì quá trình thay đổi tên gọi từ Nam Việt thành Việt Nam có những tranh biện thư đi thư lại vài lần.

 Theo sách trên, trang 580 viết: “Vua Thanh cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không muốn cho. Vua (Nguyễn) hai ba lần phục thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong. Vua Thanh sợ mất lòng nước ta mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước”.

 Trong sách trên nếu chú ý đến câu “Vua (Nguyễn) hai ba lần phục thư để biện giải” thì sẽ thấy quá trình thay đổi từ Nam Việt sang Việt Nam đều do nhà Nguyễn tự đề xuất. Theo sách “Kiên Trai hành trạng tự sự” (Kiên Trai là tên hiệu của Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở) có viết: “Ta xưng là Nam Việt họ (nhà Thanh) không thuận, vậy xưng là Việt Nam thì tất họ phải nghe. Hoàng thượng cho lời tôi nói là phải, Ngài bèn cho cải là “Việt Nam quốc” mà làm biểu đưa sang. Vua Thanh bấy giờ là Gia Khánh ưng thuận ngay” (Dẫn theo Nguyễn Triệu trên báo “Văn hóa nguyệt san” số 41 tháng 6 năm 1959 (http://baobacninh.com.vn/,01/08/2008)

Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở và bài kí trên chuông chùa Cổ Am

Trước hết về phần luận thấy rõ Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở tuy viết ngắn nhưng đủ để nói lên vẻ đẹp của ngôi chùa và ý nghĩa việc đúc chuông: “chùa thì phải có chuông, gõ chuông để cảnh tỉnh giấc u mê, tuyên dương giáo hóa của nhà Phật và làm cho tiếng mõ đỡ đơn độc khua vang ngày ngày.Chùa làng Do Tràng nằm ở trên sườn núi có địa thế đẹp. Chùa được xây dựng từ lâu đời, trải qua nhiều lần tu sửa đến nay quy mô khá khang trang. Chuông chùa treo ở gian ngoài tòa nhà Tam bảo. Chuông cao khoảng 70cm, đường kính miệng 50cm, quai cao 20cm hình đôi rồng đấu lưng vào nhau. Chuông chia làm 4 múi, mỗi múi phía trên khắc từng chữ to “Cổ Am tự chung” , phía dưới khắc toàn văn bài kí bằng chữ Hán do Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở soạn, Cử nhân Trần Văn Châu viết chữ, thợ đúc đồng Đoàn Bá Ý khắc chữ. Chuông đúc năm Ất Dậu (1825), khắc bài kí năm Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 7 (1826). Ngoài phần luận nói về cảnh chùa Cổ Am và việc đúc chuông, nội dung chủ yếu của bài kí ghi chép tên tuổi, quê quán những người công đức tiền của đúc chuông. Tuy nhiên bài kí cho chúng ta biết nhiều thông tin quý khác về thời kỳ đúc chuông. Cụ thể như sau:

Huyện ta ở xã Do Tràng có chùa Cổ Am núi non bao bọc thật đáng là danh lam chốn sắc sắc không không luân hồi đạo pháp. Có sắc mà không có tiếng chuông thì làm sao có được sự từ không đến sắc. Tiếng chuông vang lên từ cửa thiền mang theo đạo pháp lan đến từng làng xóm đâu phải chuyện nhỏ.

Ngay từ thời triều Nguyễn gia tộc Nguyễn Đăng đã xây dựng từ đường làm nhà thờ của dòng họ. Trải qua chiến tranh nhà thờ xưa đã bị phá bỏ hoàn toàn, trong khi đó thân thế, sự nghiệp của Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở chưa được nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, khoa học, nhằm tôn vinh những đóng góp đối với lịch sử dân tộc và quê hương.Năm Ất Dậu (1825) ông Cử nhân làng ta đề tiến với làng vào dịp tháng 9 việc học trò xin nhận làm việc tốt là đúc chuông to. Tháng 12 lò nấu đồng được dựng lên, vật liệu quý đúc chuông cũng đã đủ. Việc đúc chuông vốn muốn làm từ lâu, nay mới tiến hành cũng là vừa dịp vì có cơ duyên mới thành. Thế là từ nay sớm thỉnh chiều khua, tiếng chuông ngân vang lên tới tận chín tầng mây, đến tận trời và khắp núi cùng sông càng thêm điều mừng càng thêm phúc lớn. Làng ta được văn minh, dân ta tăng hiểu biết, thắng tích càng nổi danh hơn. Tiếng chuông báo trước điềm lành rộng khắp quê hương. Với lòng kính ái sâu sắc xin ghi lại việc đúc chuông cho mai sau cùng biết”.  (http://www.hannom.org.vn, 24/02/2015)

Nhân kỷ niệm 176 năm ngày mất của Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở (15/5 năm Canh Tý - 15/5 năm Bính Thân), ngày 19/6 tại Đình Làng thôn Hương Triện - xã Nhân Thắng, Hội Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật-Hội khoa học lịch sử  tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với dòng họ Nguyễn Đăng tổ chức hội thảo khoa học “Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở” , nhằm làm rõ thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở với lịch sử dân tộc và quê hương Bắc Ninh. Tham dự Hội thảo có Tiến sỹ Trần Đình Luyện - Phó Chủ tịch Thường trực Hội khoa học lịch sử tỉnh Bắc Ninh; cùng các giáo sư, Tiến sỹ đến từ Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Hội khoa học lịch sử tỉnh Bắc Ninh.

Tại Hội thảo đã có 24 báo cáo khoa học của các giáo sư, tiến sỹ đến từ Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Hội khoa học lịch sử tỉnh Bắc Ninh đã làm rõ thân thế, sự nghiệp, hành trạng và những đóng góp của Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở đối với các triều đại phong kiến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cũng như  sự nghiệp văn chương và những tác phẩm của ông để lại cho hậu thế, đồng thời giới thiệu các tác phẩm còn lưu lại, làm sáng tỏ, tư tưởng của ông về Nho giáo và Phật giáo.

Thông qua Hội thảo với các báo cáo trình bày một cách khoa học, khách quan, đã khẳng định Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở xứng đáng được tôn vinh là danh nhân văn hóa,  những di tich lịch sử về Nguyễn Đăng Sở ở  Hương Triện và các địa phương khác là cơ sở khách quan cùng các tiêu chí để có căn cứ đề nghị xếp hạng và cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa. Sau hội thảo gia tộc Nguyễn Đăng mong muốn các cơ quan Văn hóa của tỉnh sẽ nghiên cứu, xem xét lập hồ sơ khoa học vinh danh Nguyễn Đăng Sở và cấp Bằng di tích lịch sử văn hóa về Nguyễn Đăng Sở ở quê hương Hương Triện. Đây không chỉ là mong muốn, nguyện vọng của con em dòng họ Nguyễn Đăng nói riêng mà của cả nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói chung, nhằm giáo dục truyền thống khoa bảng và hiếu học cho lớp hậu thế, đồng thời làm phong phú thêm những giá trị văn hóa, của các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Gia Bình. (http://bacninh.gov.vn, 22/06/2016 ).

Ngày 26/2/2017 Đảng ủy, UBND, MTTQ và dòng họ Nguyễn Đăng ở xã Nhân Thắng huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã vinh dự làm lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Hoàng Giáp Nguyễn Đăng Sở tại quê nhà.

11.22. Nguyễn Hữu Thận

Nguyễn Hữu Thận (1757-1831), tự Chân Nguyên, hiệu Ý Trai (hoặc Ức Trai) là nhà toán học, và là đại thần trải hai triều: nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Theo Phổ hệ họ Nguyễn Hữu (trước là Nguyễn Phú), Nguyễn Hữu Thận sinh vào tháng 3 năm Đinh Sửu (tức tháng 4 năm 1757, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát) tại làng Đại Hòa, tổng An Dã, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Cha ông là Nguyễn Phú Điêu, làm Huấn đạo (chức quan phụ trách việc học hành ở cấp huyện) nhà Hậu Lê, nhưng lại là người thích nghiên cứu về lịch. Sau, niềm mê say này được truyền sang Nguyễn Hữu Thận.

Tháng 5 (âm lịch) năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Huệ chỉ huy, đánh đuổi quân Trịnh ra khỏi Phú Xuân. Sau đó, Nguyễn Hữu Thận ra làm quan cho nhà Tây Sơn, rồi được cử vào Quy Nhơn. Làm quan ở đó được 9 năm, ông được triệu về làm ở Phú Xuân, dần thăng lên chức Hữu thị lang bộ Hộ.

Tháng 5 (âm lịch) năm Tân Dậu (1801), chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau lên ngôi là Gia Long) mang binh thuyền đánh chiếm Phú Xuân. Cũng như nhiều viên khác của triều Tây Sơn, ông phải ra "hiệu thuận", tức là thuận theo triều đại mới và làm việc hết sức để chuộc lỗi. Ban đầu được bổ làm Chế cáo ở Viện Hàn lâm, rồi Thiêm sự ở bộ Lại và Cai bạ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay).

Đầu năm Kỷ Tỵ (1809), ông được điều động về kinh làm Tham tri bộ LạiTháng 3 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm Chánh sứ để cùng với hai Phó sứ là Lê Đắc Tân và Ngô Thì Vị sang Thanh (Trung Quốc) dâng hai lễ cống của năm Đinh Mão (1807) và năm Kỷ Tỵ (1809). Thời gian ở Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay), ông chịu khó học hỏi và tìm mua được nhiều sách quý về lịch số và toán học.

Tháng 4 (âm lịch) năm Canh Ngọ (1810), ông trở về nước, dâng lên vua Gia Long quyển Đại lịch tượng khảo thành thơ do ông tìm được ở Trung Quốc và tấu rằng: "Lịch vạn toàn nước ta và sách Đại Thanh thời hiến bên Tàu, đều theo lịch Đại Thống nhà Minh, hơn 300 năm chưa hề sửa lại, càng lâu lại càng sai lắm. Đời Khương Hy nước Tàu, mới tham dùng phép lịch Thái Tây, làm ra quyển lịch này, mà sách này suy xét góc độ số tinh tường hơn sách Đại Thống, phép tam tuyến bát giác lại tinh xảo lắm. Xin giao học trò Khâm thiên giám theo lịch này để khảo cứu làm phép lịch, thời biết đúng độ số trời mà nhằm tiết hậu". Ngài (vua Gia Long) cho là phải [3]. Sau đó, ông được chuyển qua làm Tham tri bộ Hộ.

Tháng Giêng năm Nhâm Thân (1812), cho ông kiêm quản việc tòa Khâm thiên giám. Năm Bính Tý 1816, ông được điều ông ra làm Hộ tào Bắc Thành, ít lâu lại trở về triều làm Thượng thư bộ Lại, nên được người dân gọi là "ông Thượng Đại Hòa".

Năm Canh Thìn (1820), Minh Mạng lên ngôi, đổi ông làm Thượng thư bộ HộTháng 5 (âm lịch) năm đó, nhà vua sai ông lựa người nào học hạnh thuần cẩn, sung làm Hoàng tử trực học để dạy các hoàng tửTrương Đăng Quế, Doãn Văn Xuân và Ngô Hữu Vĩ liền được ông cử lên và được dùng.

Năm Nhâm Ngọ (1822), lại cho ông kiêm quản Khâm thiên giám, và làm chủ nhiệm sách Vạn niên thư theo cách thức của triều Thanh.

Ngày 5 tháng 7 (âm lịch) năm Tân Mão (12 tháng 8 năm 1831), Nguyễn Hữu Thận mất, thọ 74 tuổi.

Tác phẩm chính của ông:

< >Ý Trai toán pháp nhất đắc lục (Một điều tâm đắc về toán pháp của Ý Trai, gồm 8 quyển)Bách ty chức chế (nói về nhiệm vụ và thể chế các ty các sở của triều Nguyễn) biên tập chung với nhiều người.Trung Quốc.

Đóng góp về Toán học

Nguyễn Hữu Thận không chỉ am tường về thiên văn mà còn cả toán pháp. Suốt thời gian làm quan dù bận việc triều chính ông vẫn chú tâm nghiên cứu toán thuật. Sau khi về hưu, năm 1829, ở tuổi 72 ông hoàn tất bộ  Ý Trai toán pháp nhất đắc lục. Theo một số nhà nghiên cứu, bộ toán thư của Nguyễn Hữu Thận gồm 8 quyển (chương):

< >Quyển 1: Bảng số 81 ô (9x9), khảo về việc đo lường, cânQuyển 2: Phép phương điền (đo diện tích ruộng đất)Quyển 3: Phép sai phân (tính sai số)Quyển 4: Phép khai bình phương (tìm căn bậc hai)Quyển 5: Phép câu cổ (cách tính theo tương quan giữa các cạnh bên với cạnh huyền của tam giác vuông)Quyển 6: Phương, viên, tà, giác, biên tuyến, diện thể (tính chu vị, diện tích các hình)Quyển 7: Giải 47 bài toán minh hoạ, liên quan đến phép phương trình (đại số học), và các nghiên cứu ma phương.Quyển 8: Phép lập phương (tìm thể tích và căn bậc 3).Lý thuyết ma phương trước đó được nhiều nhà toán học trên thế giới nghiên cứu; nhưng ở Việt cho đến lúc bấy giờ thì hoàn toàn lạ lẫm. Nguyễn Hữu Thận đã bước vào thế giới bí ẩn của những con số và khám phá được mối liên hệ giữa chúng, như đánh giá của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn“Lần đầu tiên một nhà toán học Việt là ông bàn tới ma phương”.  Không chỉ bàn tới mà Nguyễn Hữu Thận còn đi xa hơn một bước là lập những ma phương số ô chẵn, vốn phức tạp hơn; trong khi các nhà toán học nổi tiếng trước đó ở Á, Âu phần nhiều là xây dựng ma phương với ô số lẻ.

 

Khen ngợi, ghi công

Sử nhà Nguyễn là Quốc triều sử toát yếu đã khen ông rằng:

(Nguyễn Hữu) Thận tinh thiên văn và lịch học, lúc sang sứ Tàu, học được phép làm lịch lại càng thêm tinh. Ngài (Gia Long) thường bàn thiên văn với Thận, khen lắm .

Ghi nhận công lao Nguyễn Hữu Thận, tên ông được dùng để đặt tên một con đường ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; và một trường Trung học phổ thông ở xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. (https://vi.wikipedia.org)

Nguyễn Hữu Thận - nhà toán học và lịch học nổi tiếng đầu thế kỷ XIX

Theo Đại Nam chính biên chép lại thì vào đầu năm Kỷ Tỵ (tức năm 1809) Hữu Tham tri Bộ lại - Nguyễn Hữu Thận được vua Gia Long  cử làm Chánh sứ một phái bộ sang Tàu. Vốn lớn lên từ một vùng quê nghèo mà hạn hán và lụt, bão hầu như năm nào cũng xảy ra, nhưng thời vụ, lịch lại thường báo không đúng,  nên Nguyễn Hữu Thận rất say mê về lịch, luôn cháy bỏng nỗi ước mơ tìm được sách vở mới để nghiên cứu cải tiến phép lịch, giúp ích cho nhân dân. Vì vậy, những ngày tháng ở Bắc Kinh ông vừa lo làm tròn vai Chánh sứ, vừa cất công sưu tìm tài liệu và có được bộ Lịch tượng Khảo thành - bộ sách này chứa đựng những bí quyết về một phép lịch đúng đắn mà những người làm lịch cùng thời với ông muốn biết để sửa lại lịch nước ta nhưng không sao có được. Nhờ những tư liệu thâu thập được này mà sau khi về nước (tháng 4 năm Canh Ngọ -1810), ông trình với vua và được vua chấp thuận đã cho sửa đổi lịch. Ông liền bắt tay biên soạn lịch Hiệp Kỷ thay cho lịch Vạn Toàn, có nguồn gốc từ lịch Đại Thống thời nhà Minh đã hơn 300 năm có quá nhiều sai biệt so với  thực tế, vì càng lâu càng sai. So với lịch cũ, lịch Hiệp Kỷ có những cải tiến mới: Những ngày tiết được báo chính xác hơn, đáp ứng mục đích giúp cho nông dân cày, cấy kịp thời vụ; các giờ mặt trời mọc và lặn được căn cứ vào kinh độ và vĩ độ để quan sát được ở Việt Nam và việc tính nhật thực phải căn cứ vào kinh và vĩ tuyến nơi quan sát... Lịch Hiệp Kỷ do ông biên soạn được áp dụng cho đến năm 1945.

Cuốn Liệt truyện và Thực lục chép rằng: “Năm Ất Hợi (1815), trong khi luận về thiên tượng, nhà vua quyết định ngày mồng một nào có nhật thực thì bãi lễ triều hạ và yến hương, để tỏ ý lo sợ và tu tỉnh” , ông đã báo cáo trước: “Hai năm nữa, tháng 4 và tháng 10 đều sẽ có nhật thực”.  Ông đã tính đúng. Ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (16 - 5 - 1817), nhật thực xảy ra.

Lâu nay, những người giỏi về thiên văn học đều thường giỏi cả về toán học. Nguyễn Hữu Thận cũng vậy. Chính niềm đam mê, đầu óc mẫn tuệ và sự miệt mài đã giúp ông  tích luỹ được vốn kiến thức toán học không nhỏ để phát huy đúng sở trường của mình. Suốt thời gian làm quan, dẫu bận việc triều chính ông vẫn chú tâm nghiên cứu toán thuật. Cho đến lúc về hưu năm 1828, ở tuổi 71  ông đã có những tập bản thảo đồ sộ “Bắt tay duyệt lại, bổ sung những chổ khuyết lược, làm sáng tỏ những chỗ  chưa rõ” và hoàn tất bộ  Ý Trai toán pháp.

Theo một số nhà nghiên cứu, bộ toán thư của Nguyễn Hữu Thận  gồm 8 quyển, trình bày về toán pháp cửu chương như phép phương điền (Đo diện tích ruộng đất, tức hình học phẳng), phép sai phân (chia một tổng thành nhiều phần), phép khai bình phương (tức tìm căn bậc hai), phép câu cổ (tính các chiều trong tam giác vuông), phép phương trình (đại số học), Phép lập phương (tìm căn bậc ba), giải 47 bài toán minh hoạ và nghiên cứu ma phương.

Ngoài Ý trai toán pháp, Nguyễn Hữu Thận còn dịch quyển “Toán thiên tự lịch đại văn chú” (ba nghìn chữ chú giải văn chương các đời) của tác giả người Trung Quốc Từ Côn Ngọc, một quyển sách dạy trẻ em học chữ Hán, và là một trong những người biên tập bộ sách “Bách ty chức chế” , nói về nhiệm vụ và thể chế các cơ quan của triều Nguyễn và bài “Lập phương pháp biện ngôn”.

Đến bây giờ, ở các làng quanh Đại Hòa vẫn còn lưu hành câu truyện dân gian kể về việc “chỉ trong một đêm, ông tính toán xong số lượng vật liệu, nhân công và thời gian cần thiết để xây dựng lại Bắc thành (tức thành Hà Nội) cho vua Gia Long”.  Chúng ta đều biết rằng việc xây dựng lại một bức thành như vậy đòi hỏi một khối lượng tính toán rất lớn, rất phức tạp, làm sao một người khi chưa có máy tính điện tử hiện đại, có thể hoàn thành trong 12 tiếng đồng hồ được. Câu chuyện vì vậy chỉ là một giai thoại mà cốt lõi là từ những năm đầu thế kỷ 19, nhân dân đã coi ông là một người rất giỏi toán.

Một nhà Nho giỏi chữ nghĩa, say mê khoa học, nhưng vì triều đình Nguyễn với nhãn quan hạn hẹp hoặc ít nhiều mặc cảm chính trị đã hạn chế ông, không tạo điều kiện thuận lợi cho tài năng trong ông được phát triển cao hơn nữa. Nhưng nhân dân không bao giờ quên ông. Người đời tiếp tục kể cho nhau nghe câu chuyện ông ứng đối với quan Tàu, những giai thoại về tài năng toán học, thiên văn học của ông. Người ta còn nhắc đến những câu hò và ca dao hát đố:

Anh đi thì quế chưa trồng

Anh về quế đã đâm bông trăm ngành

Mỗi ngành mười tám bông xanh

Ba bông bốn trự đố anh mấy tiền ?

Cuộc đời của ông, một nhà soạn lịch, nhà thiên văn học và toán học nổi tiếng vào đầu thế kỷ thứ XIX - được sử sách chép lại, hoặc được lưu truyền đều  là sự ngưỡng mộ của người đời đối với một tài năng xuất chúng. Thượng thư Nguyễn Hữu Thận hoàn toàn xứng đáng với lòng yêu mến, niềm cảm phục của nhân dân, niềm tự hào về quê hương Quảng Trị. Ghi nhận công lao vị quan thanh liêm, nhà khoa học, Nguyễn Hữu Thận- tên ông được dùng để đặt tên một con đường ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh; và một trường Trung học phổ thông ở xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị. (http://quangtritv.vn/, 21/02/2018)

11.23. Nguyễn Đăng Giai

Nguyễn Đăng Giai (阮登楷 hay 阮登階, ? - 1854) tự Toản Phu; là danh thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông là người làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Xuất thân trong một gia đình vọng tộc, nội ông là tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, cha ông là Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân (thầy dạy vua Thiệu Trị).

Thuở nhỏ, Nguyễn Đăng Giai theo học với thân phụ. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ông đỗ hương tiến (cử nhân).

Dưới triều Minh Mạng

Thi đỗ, Nguyễn Đăng Giai được bổ vào làm ở Hàn lâm, rồi thăng Lang trung bộ Hộ. Năm Canh Dần (1830), ông làm thự Tham hiệp trấn Nam Định. Mùa thu năm Tân Mão (1832), sung cho ông chức Khảo thí trường thi Nghệ An, rồi đợi lĩnh chức Bố chánh sứ Thanh Hóa.

Khi ấy, đường biển thường bị cướp, bị những nhóm nổi dậy làm trở ngại, nên ông đã cùng với Tổng đốc Đoàn Văn Trường dâng sớ xin chấn chỉnh lại các đội binh thuyền, để tiễu trừ nạn trên. Xem xong tấu sớ, vua Minh Mạng phê rằng: Đăng Giai có kiến thức, những điều đã trình bày phần nhiều thiết thực trúng cơ nghi.... Vì vậy, ông không được điều đến Thanh Hóa, mà được cử làm Hộ lý quan phòng cửa Tuần Phủ.

Lúc bấy giờ, ở nhiều nơi bị mất mùa, dân đói đến nỗi phải xiêu dạt, Nguyễn Đăng Giai liền xin vua cho đặt sở Dưỡng tế, cho mở đường cảng và lấy đá núi, lấy tiền trả công thay cho tiền phát chẩn. Lời tâu này lại được nhà vua truyền chỉ khen ngợi ông là người "hết lòng trù tính cứu chữa".

Năm Quý Tỵ (1833), Lê Duy Lương làm cuộc nổi dậy ở đất BắcTháng 3 (âm lịch), nhà vua sai Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ AnHà TĩnhTạ Quang Cự, Thống chế Hoàng Đăng Thận và Nguyễn Đăng Giai cùng mang quân bộ và quân tượng đi tiễu trừ lực lượng của Lê Duy Lương.

Sau khi được nhà vua chấp thuận phương cách tiêu diệt cuộc nổi dậy của ông, ông đã tự xin đem binh tượng đến thẳng Ninh Bình, rồi cùng với Tạ Quang Cự tiến quân đóng ở phủ Thiên Quang (nay là Nho Quan). Khi ấy quân của Lê Duy Lương đang làm chủ đất Chi Nê, 4 sở ở Phụng Hóa, 2 sở ở Gia Viễn và 5 sở ở Yên Hóa...Ngoài vài ngàn quân, lực lượng Lê Duy Lương còn có hơn 30 chiếc thuyền chiến chia giữ các nơi hiểm yếu.

Để đối lại, Nguyễn Đăng Giai bèn bàn với tướng Tạ Quang Cự cùng hợp binh, trước đánh lấy hai đồn là Không Cốc và Tâm Đình, sau tiến lấy Chi Nê và Sơn Âm. Không ngờ trong lúc đánh đuổi quân nổi dậy, một thổ ty ở Thanh Hóa là Nguyễn Đình Bang, sau khi được cấp súng liền đánh lại quân triều rồi bỏ trốn. Nguyễn Đăng Giai gửi sớ về nhận lỗi, vua Minh Mạng truyền lệnh cách chức ông nhưng cho ở lại quân thứ để lấy công chuộc tội. Sau đó, ông đốc quân tiến đánh lấy lại đồn Xích Thổ và vài đồn khác, làm thương vong quân nổi dậy rất nhiều, được nhà vua khen cho ông khai phục chức quan cũ. Tiếp theo, Nguyễn Đăng Giai lại nhận lệnh dẫn quân đi đánh dẹp cuộc nổi dậy của các thổ dân ở Thanh Ba, lúc bấy giờ đang đánh phá huyện Cẩm Thủy và phủ Quảng Hóa (ở phía tây bắc của tỉnh Thanh Hóa). Xong việc, ông được khai phục chức Bố chính, rồi đổi đi Bắc Ninh.

Năm Bính Thân (1836), ông được điều động về Thanh Hóa, rồi tiếp tục lo việc mở đường cảng. Cuối năm ấy, các thổ ty ở Thanh Ba lại xui dân nổi dậy, nhà vua bèn cử Hiệp biện đại học sĩ Trương Đăng Quế làm chức Kinh lược, cử Doãn Uẩn và ông cùng làm chức phó, để đi trấn áp và thu phục lại lòng dân.

Năm sau (1837), dân tỉnh Bắc Ninh bị đói, nhà vua ban lệnh bán thóc gạo cho dân, cử Nguyễn Đăng Giai ra coi việc ấy, nhưng vì có lời xin của Trương Đăng Quế nên ông được ở lại để cùng đi đánh dẹp tàn quân của Lê Duy Lương, lúc này đang do các thủ lĩnh họ Quách, họ Đinh làm lãnh đạo.

Tháng 3 (âm lịch) năm ấy, Nguyễn Đăng Giai cùng Đề đốc Tôn Thất Bật đang ở Ái Chữ, thì bắt sống được một viên tướng của đội quân nổi dậy là Phạm Công Nho, liền cho đóng cũi đưa về Huế giết ngay. Sau đó, Nguyễn Đăng Giai còn chém chết tại trận tướng Lê Phúc Hiển, bắt sống thêm hai viên tướng khác, đó là Đinh Kim Bảng và Hà Công Kim của lực lượng trên.

Bình định xong nơi ấy, vua Minh Mạng xuống chiếu cho ông thu quân về. Vào triều, ông được nhà vua thưởng cho quân công một cấp, và chuẩn cho ông về lại Bắc Ninh.

Dưới triều Thiệu Trị

Năm đầu Thiệu Trị (1841), thăng Nguyễn Đăng Giai làm Tổng đốc Ninh Thái (tức Bắc Ninh và Thái Nguyên). Năm Quý Mão (1843), đồng thủ lĩnh cuộc nổi dậy ở Sơn Tây là Ba Nhàn và Tiền Bột kéo lực lượng về ẩn náu ở vùng rừng núi thuộc đất Lâm Thao và Đoan Hùng. Để truy diệt tận gốc, nhà vua bèn đổi Nguyễn Đăng Giai làm thự Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn TâyHưng HóaTuyên Quang). Đến nơi, ông lo chỉnh đốn việc binh, nên chỉ vài tháng sau thì đánh dẹp xong.

Lập được đại công, Nguyễn Đăng Giai được thưởng cho một cấp trác dị, kim tiền và nhẫn ngọc. Cũng trong năm ấy, ông tâu với vua xin bãi chức Bố chính Lê Nguyên Giám và Án sát Vũ Danh Trì ở tỉnh Tuyên Quang vì không làm được việc; xin mộ thổ dân, lập đồn quân ở Sơn Động, đặt chức giáo thụ cho tỉnh này.

Mùa thu năm Giáp Thìn (1844), trong kỳ xét công, ông được vua Thiệu Trị cho thực thụ chức Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên. Cha mất, ông xin về thọ tang. Không bao lâu sau, ông lại trở ra Tuyên Quang, dẫn quân đi tìm bắt Nông Hùng Thạc, lúc này cũng đang làm cuộc nổi dậy chống Nguyễn. Bắt được thủ lĩnh Thạc, Nguyễn Đăng Giai lại được thăng một cấp.

Năm Bính Ngọ (1846), đổi ông làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình). Khi ấy, việc đê điều ở Bắc Kỳ, người nói thôi, người nói đắp, ý kiến rất khác nhau. Cho nên, nhà vua đã sai Nguyễn Đăng Giai phải đích thân đi xem xét rồi thử đưa ra giải pháp. Tuy nhiên, sau đó đề xuất của ông không được đình thần chấp thuận, vì bị cho là "tự một mình thiên kiến".

Dưới triều Tự Đức

Năm Tự Đức thứ nhất (1848), thăng Nguyễn Đăng Giai làm thự Hiệp biện đại học sĩ, triệu về làm Thượng thư bộ Hình kiêm sung Quốc sử quán Tổng tài. Tháng 5 (âm lịch) năm ấy, ông dâng sớ điều trần 10 khoản về việc hình, 13 khoản về các việc đúc tiền, tuyển lính, khẩn hoang, vỗ yên dân...Tất cả đều được nhà vua nghe theo.

Khi ấy, vì mới lên ngôi, nhà vua muốn sai sứ sang nhà Thanh cầu phong. Nguyễn Đăng Giai liền dâng sớ can ngăn, đồng thời đề xuất ý kiến là nên mời sứ thần nhà Thanh sang làm lễ bang giao tại kinh đô Huế, vừa giữ được lễ, vừa ít tốn kém. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép:

...Vua cho lời nói (của ông) là phải, sai phát quốc thư đệ đạt đi. Đến khi sứ nước Thanh là Lao Sùng Quang đến Kinh, làm lễ bang giao, tình ý thỏa hợp, Vua cho Đăng Giai (là người) đầu tiên kiến nghị ra, giữ được quốc thể lắm, thưởng (cho ông) một đồng kim tiền có chữ "Long vân khế hội” và ba tấm nhiễu màu.

Tuy được nhà vua khen và tin cậy, nhưng Nguyễn Đăng Giai không được lòng các quan đồng triều. Cho nên khi khuyết chức Tổng đốc Nghệ An, nhiều người đã đồng đề cử ông đi, buộc ông phải dâng sớ xin từ chối.

Mùa xuân năm Canh Tuất (1850), vùng Hữu Kỳ (gồm Thanh HóaNghệ AnHà Tĩnh) mất mùa, nhà vua bèn chọn Nguyễn Đăng Giai làm Hữu Kỳ Kinh lược đại sứ lĩnh chức Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh), kiêm coi đạo Thanh Hóa. Đến nơi, ông gửi sớ về xin vua cho sắp đặt lại nhiều việc, trong đó có việc cho bãi lệnh cấm bán gạo, hoãn thu thuế, tha cho các khoản thiếu, mở các cửa quan và đình đặt đồn để cho dân tự do đi lại giao thương...Lời tâu của ông lại được vua khen, và sai đình thần chọn lấy để thi hành.

Mùa đông năm ấy, ông lại tâu xin truy phong các bề tôi tiết nghĩa ở cuối đời Hậu Lê, lại được vua nghe theo. Xét công, nhà vua thưởng cho ông một cái bài đeo bằng ngọc tốt chạm khắc hoa mai, một đồng tiền hạng lớn có chữ "Vạn thế vĩnh lại".

Năm Tân Hợi (1851), tàn dư của các cuộc nổi dậy chống Thanh nhưng đã biến chất, từ Quảng Tây (Trung Quốc) xiêu dạt tới cướp phá đất Cao Bằng. Nhà vua liền đổi Nguyễn Đăng Giai đi làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình) kiêm sung Kinh lược các tỉnh là: Ninh Thái (Bắc Ninh và Thái Nguyên) và Lạng Bằng (Lạng Sơn và Cao Bằng).

Sau khi đi xem xét các nơi, ông dâng sớ lên vua trình bày 5 điều về sự trù tính công việc ở biên giới. Được nhà vua chấp thuận, ông liền lệnh cho các tỉnh chọn lính (tuyển thổ binh, tuyển cả phạm nhân tội lưu), bãi chức lưu quan, đặt lại thổ quan...để cho cương giới được bền vững. Tiếp theo, ông gửi thư cho Tuần phủ Quảng Tây để nhờ yểm trợ, rồi đốc quân đến Lạng Sơn, đánh bắt được ba viên chỉ huy của đội quân xiêu dạt trên là Trần Trường, Hoàng Ngọc Quang, Đặc Kim Long. Hoảng sợ, Lý Văn Xương, thủ lĩnh quân Tam Đường (Lai Châu) bèn cử người đến xin hàng.

Nhân dịp này, Nguyễn Đăng Giai lại xin vua cho thi hành ba việc cần làm ở biên giới phía Bắc (và được chấp thuận), đó là: Đặt đồn lớn ở ven biên giới, chia ghép lại Tam Đường và tha thuế cho các châu huyện bị tàn quân cướp bóc.

Năm Quý Sửu (1853), ông xin về thăm mẹ già, được vua ban cho 40 lạng bạc. Cũng trong năm này, khi bình xét công lao, ông được thưởng một cái kim khánh hạng lớn có chữ "Liêm bình cần cán".

Năm Giáp Dần (1854), quân "phỉ” (gọi theo sử cũ) ở Trung Quốc lại kéo sang quấy nhiễu ở đất Cao Bằng. Nguyễn Đăng Giai lại phải mang bộ binh, tượng binh đi mới đánh đuổi được. Rồi vì một người ở bang Hướng Nghĩa (thuộc Tam Đường) tên là Giang A dọa nạt người lấy của, nên ông bị nhà vua sai giáng bốn cấp nhưng cho lưu nhiệm. vì tội "chiêu nạp người đầu hàng không đúng".

Mùa thu năm ấy, Nguyễn Đăng Giai lâm bệnh nặng rồi mất tại Hà Nội. Thương tiếc, vua Tự Đức sai truy tặng ông hàm Thiếu bảo, ban tên thụy là Văn Ý. Năm Mậu Ngọ (1858), nhà vua cho thờ ông trong đền Hiền Lương tại Huế.

Nói về Nguyễn Đăng Giai, trong sách Đại Nam chính biên liệt truyện, có biên chép hai lời dụ của vua Tự Đức và một lời phê của các sử quan làm ra sách này. Ba đoạn văn ấy như sau:

- Mùa đông năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức ban dụ rằng:

(Nguyễn) Đăng Giai mang cờ tiết đi xét hỏi dân tình, kinh lý châu huyện, nên người thanh liêm tài năng, bỏ kẻ tham nhũng, tha các thuyế trốn, thiếu, vỗ yên dân điêu háo, đến đấy thức ăn dùng của dân được thừa thãi, trộm cướp yên lặng, đời xưa khen là thuần lương cũng không hơn thế. Đặc cách thưởng (cho Đăng Giai) một cái bài đeo bằng ngọc tốt chạm khắc hoa mai, một đồng tiền hạng lớn có chữ "Vạn thế vĩnh lại” và đoạn, nhiễu, sâm, quế.

- Mùa thu năm Giáp Dần (1854), nghe tin ông mất, vua Tự Đức lại ban dụ rằng:

Nguyễn Đăng Giai đã từng thờ ba triều, trung cần một tiết. Ra ngoài nhận coi một địa phương, vào Kinh tham dự việc cơ mật, đã hơn 20 năm nay từ khi mang cờ tiết ra sai phái cúi mình làm hết sức khó nhọc, sửa sang việc biên cương, xông pha lam chướng, nhọc mãi thành mệt, lâu ngày bệnh nặng, đã từng sai ban cho vị thuốc ở thượng phương (thuốc của vua dùng) để mong giữ được thân có bệnh, cố gắng theo việc nhà vua, ngờ đâu lại chết, thương tiếc biết bao….

- Lời phê của các sử quan:

Nguyễn Đăng Giai xuất thân là thế thần, được vua để ý chọn cất lên, trải qua làm quan trong triều, ngoài quân, dựng được nhiều mưu kế sáng suốt, công nghiệp kể cũng rực rỡ. Nay đọc đến những biểu chương sớ tấu thì (thấy) kiến thức lúc bình sinh (của ông), đầy dẫy ra ở lời nói, tuy bề tôi có danh tiếng đời xưa cũng không hơn được. Tiếc vì (ông) tôn chuộng đạo Thích, dựng chùa thờ Phật, luôn mê hoặc người, phí của thật nhiều, chưa khỏi làm lụy cho thịnh đức.

- Tuy là con nhà theo đạo Nho, nhưng Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng là người mến mộ đạo Phật. Năm 1842, chính ông đã đứng ra quyên góp và chủ trì việc xây dựng một ngôi chùa có tên là Báo Ân (tục gọi là chùa Quan Thượng, vì ông Giai mang hàm Thượng thư), với quy mô gồm 180 gian với 36 nóc trên khu đất rộng gần 100 mẫu, mặt trước trông ra Sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Năm 1888, thực dân Pháp phá hủy để xây dựng nhà Bưu điện, chỉ còn giữ được tháp Hoà Phong (tháp Ông Thương) ở phía sau chùa, nay ở trên bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tuy nhiên, việc làm này không phải ai cũng đều tán thành.

- Trong số con của ông Giai, nổi bật có Nguyễn Đăng Hành, đỗ Tiến sĩ năm 1848, làm quan trải đến chức Bắc thứ thường biện quân vụ ở Bắc Kỳ. Khoảng năm 1862, ông bị quân nổi dậy giết chết ở Thuận Thành (Bắc Ninh), được truy thụ hàm Bố chính sứ, được thờ ở đền Trung Nghĩa (Huế), và được chép thành truyện cùng với nội (Nguyễn Đăng Tuân) và cha (Nguyễn Đăng Giai) trong Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển thứ 13).

- Ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có con đường mang tên Nguyễn Đăng Giai. (https://vi.wikipedia.org)

Nguyễn Đăng Giai: Phò giúp ba vua, trung cần một tiết. Theo http://www.baodanang.vn, 26/10/2013: ,Nghe tin ông mất, vua Tự Đức có dụ rằng: “Nguyễn Đăng Giai đã từng thờ ba triều, trung cần một tiết. Ra ngoài nhận coi một địa phương, vào Kinh tham dự việc cơ mật, đã hơn 20 năm nay từ khi mang cờ tiết ra sai phái cúi mình làm hết sức khó nhọc, sửa sang việc biên cương, xông pha lam chướng, nhọc mãi thành mệt, lâu ngày bệnh nặng, đã từng sai ban cho vị thuốc ở thượng phương (thuốc của vua dùng) để mong giữ được thân có bệnh, cố gắng theo việc nhà vua, ngờ đâu lại chết, thương tiếc biết bao…”.

Tên ông được đặt cho con đường dài 680m, rộng 10,5m, từ đường Trần Nguyên Hãn đến đường Lê Đức Thọ, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, theo Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 23-12-2011 về Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2011.

11.24. Nguyễn Đăng Tuân

Nguyễn Đăng Tuân (1772 - 1844), tự Tín Phu, hiệu Thận Trai; là danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông sinh năm Nhâm Thìn (1772) tại làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Xuất thân trong một gia đình nho học, cha ông là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành. Mặc dù có tài năng, nhưng vào thời Tây Sơn, Nguyễn Đăng Tuân không ra làm quan mà đi ở ẩn.

Đầu đời Gia Long, ông được tiến cử vào làm việc ở Viện Hàn lâm, rồi làm Tri huyện Ngọc Sơn (nay là vùng thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa). Ít lâu sau, đổi ông về Huế sung chức Tư giảng ở Công phủ, rồi làm Thị giảng ở cung Chấn Hanh.

Năm Minh Mạng thứ nhất (Canh Thìn1820), ông được bổ làm Thiêm sự bộ Lễ. Năm Đinh Hợi (1827), thăng ông giữ chức Hộ tào Bắc Thành, sau chuyển sang Binh tào, rồi làm Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng sung ông làm Phó Tổng tài Quốc sử quán. Tuy nhiên, làm được một năm, thì ông xin về nghỉ, được ban hàm Tả Tham tri bộ Lễ.

Năm Minh Mạng thứ 14 (Quý Tỵ1833), gặp lễ khánh tiết, ông về Huế chầu mừng, được nhà vua làm thơ tặng. Năm Ất Mùi (1835), ông được triệu vào triều, sung chức Sư bảo dạy các Hoàng tử. Trong số đó có Nguyễn Phúc Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị. Nhờ dạy bảo nghiêm, và nghĩ định điều lệ để dạy dỗ, ông được ban hàm Thượng thư. Ở đó được ít lâu, ông lại xin về nghỉ.

Năm Thiệu Trị thứ nhất (Tân Sửu1841), Nguyễn Đăng Tuân về triều viếng tang vua Minh Mạng. Gặp lại thầy dạy cũ, vua Thiệu Trị muốn bổ ông làm Thượng thư bộ Lễ, nhưng ông khẩn thiết xin từ, chỉ dâng lên bài biểu, vừa để tạ ơn, vừa để xin vua hãy chú trọng "đạo hiếu” và "đạo trị nước". Cảm kích tấm lòng ấy, trong năm đó, nhà vua lại ban chỉ mời ông về triều, lại sung ông làm chức Sư bảo để dạy dỗ cho các Hoàng đệ và Hoàng tử.

Năm Nhâm Dần (1842), vua đi tuần ra Bắc, ông được sung chức đại thần lo việc ở kinh đô. Khi vua trở về, thăng ông làm Thự Hiệp biện đại học sĩ, nhưng vẫn sung chức Sư bảo như cũ.

Rồi vì già yếu, ông lại cố xin nghỉ. Không nỡ trái ý ông mãi, nhà vua bèn ban cho vàng bạc, đồng thời cấp thuyền công để đưa ông về.

Năm Thiệu Trị thứ 4 (Giáp Thìn1844), nhà vua sai quan ở Nội các mang sắc thư đến nhà thăm hỏi ông, đồng thời ban cho ông thực thụ hàm Vinh lộc đại phu, Hiệp biện đại học sĩ. Ngoài ra, nhà vua còn sai cấp cho ông một nửa nguyên bổng hàng năm, cho người con thứ (được tập ấm làm Tư vụ) và người cháu là cử nhân Nguyễn Đăng Hành đều được ở nhà để phụng dưỡng ông. Song ông đã dâng sớ xin từ chối bổng lộc, nói rằng mình "không đến nỗi thiếu thốn".

Mùa đông năm đó (1844), Nguyễn Đăng Tuân mất tại quê nhà, hưởng thọ 72 tuổi, được truy tặng chức Thiếu sư, và ban tên thụy là Văn Chính. Ngoài ra, nhà vua còn sắc cho ty chức cấp tiền để lo việc tang, sai quan đến tế, đồng thời lại sai lấy thơ vua làm và soạn sự trạng khắc vào bia đá, dựng nơi làng của ông.

Năm Tự Đức thứ nhất (Mậu Thân1848), nhà vua nghĩ đến công lao của ông, có làm hai bài thơ, rồi sai người đọc trong một buổi tế. Sau, sứ thần về lại nói là cảnh nhà ông quá thanh bạch, nhà vua lại sắc cho ty thuộc dựng lại nhà để thờ ông.

Được tôn vinh trong sử Nguyễn

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13), Nguyễn Đăng Tuân là người có "tính thận trọng, ít nói, và lối học chủ về nghĩa lý". Trải thờ ba triều, sau khi về, được "vua mến nhớ khôn nguôi". Ngoài ra, sử thần còn cho biết khi ông đang giữ chức Thiêm sự bộ Lễ (1820), ông đã dâng sớ, đại ý nói là "quân và dân đang bị tật dịch (dịch bệnh), xin đình các công tác nặng nhọc". (https://vi.wikipedia.org/)

 Thời vua Minh Mạng, Nguyễn Đăng Tuân dâng sớ lên triều đình, tấu trình việc điều hành quốc gia. Sớ tấu có 6 điều được nhà vua phê chuẩn cho thi hành, 6 điều trong sớ tấu của ông, sau này trở thành điển lệ của triều Nguyễn:

 1- Đặt “Ngự sử quan” để đàn hặc vua, quan, nếu có lỗi.

 2- Đặt chức “Thái phóng sử” để xem xét khả năng quan lại.

 3- Ban hành “sách lược kiệm ước” nhằm bớt chi tiêu vô ích.

 4- “Đặt nhà học” ở các doanh, trấn, châu, huyện.

 5- Mở khoa “ân thí”.

 6- Cử hành việc “thờ tự gia ân”.  (https://vietbao.com/, 04/03/2016)

Con cháu

Con ông là Nguyễn Đăng Giai (? - 1854), cháu ông là Nguyễn Đăng Hành (? - ?, con Đăng Giai), đều là danh thần triều Nguyễn, và đều được vinh danh trong bộ sách Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13). (https://vi.wikipedia.org/)

11.25. Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 - 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.

Nguyễn Công Trứ con quan Đức Ngạn hầu Nguyễn Công Tấn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngay từ thuở còn hàn vi ông đã nuôi lý tưởng giúp đời, lập công danh, sự nghiệp:

Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Năm 1819 khi đã 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca.

Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thưtổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

Sự nghiệp

Quân sự

Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành,1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt-Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc.

Kinh tế

Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải(thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.

Thơ ca

Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.

Thế thái nhân tình gớm chết thay

Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

Hay:

Tiền tài hai chữ son khuyên ngược

Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

Hoặc:

Ra trường danh lợi vinh liền nhục

Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào

Đã sa xuống thấp lại lên cao.

Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế.

Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.Trời đất cho ta một cái tài

Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng . Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:

Năm mươi năm trước, anh hai ba

(Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)

Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":

Tau ở nhà tau, tau nhớ mi

Nhớ mi nên phải bước chân đi

Không đi mi nói: răng không đến?

Đến thì mi nói: đến làm chi

Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Giữa trời vách đá cheo leo

Ai mà chịu rét thì trèo với thông (https://vi.wikipedia.org)

Gia thoại về Nguyễn Công Trứ: Về Nguyễn Công Trứ có rất nhiều giai thoại. Sau đây là một vài giai thoại nói về ông.

1. Ngông ngay từ lúc chào đời …. Cho đến chết

Ngày mồng Một tháng Mười một năm Mậu Tuất (1778), tại tư gia của viên quan Tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, bà huyện họ Nguyễn, sau cuộc vượt cạn kinh hoàng đã sinh hạ được một cậu con trai thân dài, trán rộng, mũi cao.

Các cụ xưa nói “Trai mồng một, gái ngày rằm” quả không sai - vừa mới lọt ra khỏi lòng mẹ, cậu bé đã tỏ ngay sự ngông bướng của mình bằng cách không chịu mở mắt nhòm và không thèm mở miệng khóc như những đứa trẻ sơ sinh khác. Người nhà và hàng xóm đưa hết nồi đồng, mâm thau đến khua gõ liên hồi, cậu cũng điềm nhiên mặc! Chỉ đến khi cả đám người lớn đã mỏi rã rời, xuôi tay lắc đầu thì cậu mới dõng dạc cất tiếng khóc đầu tiên oang oang như tiếng chuông đồng!

Người cha của đứa bé mừng khôn xiết, vì ông vốn hiếm muộn, năm đó đã ngót nghét lục tuần mới có được cậu con trai nối dõi. Là một nhà Nho hay chữ, nghĩ đây cũng là một điềm triệu báo điều hỉ, ông bèn ra thư phòng lấy giấy bút đặt tên cho con trai. Ông chọn cho cậu quý tử bướng bỉnh tên húy là Củng - theo chữ Nho có nghĩa là bền chặt, vững vàng; còn tên chữ là Trứ - nghĩa là rõ ràng, nổi trội.

Cậu bé đó chính là Uy Viễn Tướng công Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Trứ tương lai, và cũng là nhà thơ trác việt kiêm tay chơi số một một thời. Cả cuộc đời của cậu Củng - Trứ về sau quả đúng như những quan sát dân gian và ước vọng thầm kín của người cha già - bền gan vững chí và lẫy lừng sáng tỏ!

Nhưng đó chỉ mới là cái ngông khởi đầu. Tới tận khi đón cái chết, Nguyễn Công Trứ vẫn ngông.

Theo lời truyền, trước khi sang thế giới bên kia - chắc là cũng sẽ tiếp tục cái cuộc chơi bất tuyệt - Cụ dặn con cháu không nên bày cuộc tang lễ để khỏi tốn kém, làm khổ dân làng, mà cứ để Cụ nằm nguyên trên chõng như khi đang ngủ, thả xuống huyệt là xong! Nhưng không biết là các con cháu có dám nghe theo lời Cụ hay không? Xưa nay người đời sau vốn coi trọng cái “lễ” của mình hơn là hiểu và tuân theo được cái lí, cái lòng giản dị và khoáng đạt, không chấp nê của những bậc vĩ nhân vừa khuất.

Cụ mất, theo Niên biểu ghi là ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1858), nhưng chính trong Gia phả lại chép là ngày Rằm. Nếu như vậy, thì quả là Cụ lại “chơi ngông” quả chót: lựa đúng ngày Sóc (mồng một) để đến nhập cuộc tang bồng, rồi chọn đúng ngày Vọng trăng tròn (15 Âm lịch) để vĩnh viễn rũ trường danh lợi ra đi.

Đúng là… đến cả chết cũng ngông!

2. Có ai vô lý như thi sĩ

Gần làng Uy Viễn có bến Giang Đình trên bờ sông Lam, là một trong “Nghi Xuân bát cảnh” (tám cảnh đẹp của Nghi Xuân), trên bến có khu chợ nổi tiếng với những đặc sản miền quê và cũng là nơi thường lượn lờ, gặp gỡ của trai thanh gái tú. Và một điều thú vị là trên con đường dẫn vào chợ, nơi ngã ba, có một mảnh đất nhỏ không hiểu sao mọi bàn chân đều không dẫm lên, đi vòng qua, nên chỗ đó cỏ xanh bốn mùa, những bụi cây nở hoa đẹp tươi và duyên dáng.

Một chiều xuân nọ, Nguyễn Công Trứ vừa thơ thẩn đến ngã ba đó thì thấy từ đằng xa một cô gái cũng đang đi lại. Chàng trai làm ra vẻ đang mê mải ngắm hoa, nhưng thực ra là câu giờ để đợi giai nhân đến. Biết tỏng chàng Nho sinh kia là ai và vốn không lạ gì những mẹo vặt kiểu đó, khi đến gần cô gái mỉm cười đọc, như bâng quơ:

Có ai vô lí như thi sĩ,

Hoa nở giữa đường cũng vấn vương.

Cô gái ấy vốn là một nghệ sĩ dân gian làng nghệ thuật Ca Trù Cổ Đạm, tài sắc có thừa. Biết đã gặp “đối thủ” cao tay, chàng thi sĩ dù vô lí vẫn không hề bối rối, mà lại buông giọng ỡm ờ như nói với bông hoa ven đường:

Trời đà cho sắc cho hương,

Hoa kia nỡ để gió sương đãi đằng.

Chuyện đến đây, có người nói cô gái tự biết mình không phải là “kì phùng địch thủ” của chàng “thi sĩ vô lí” kia nên e thẹn bước đi, kéo theo cái nhìn xao xuyến của kẻ đa tình; nhưng cũng có người kể, sau một phút lúng túng, nàng đã trả đòn ngoạn mục:

Sắc hương là của đất trời,

Phận ai ai giữ, ai người phải lo!

Rồi không đợi chàng thi sĩ kịp đáp lời, sắc hương đã nhẹ gót xa dần với tiếng cười khúc khích…

3. Ba vạn anh hùng đè xuống dưới

Một lần có việc đi xa, trời rét, chàng học trò Nguyễn Công Trứ ghé vào quán nước bên đường nghỉ chân, rồi rúc vào ổ rơm trong quán ngủ nhờ. Vừa lúc đó, Tả quân Lê Văn Duyệt dẫn một đạo quân đi ngang qua cũng ghé vào quán. Những người trong quán thấy quan quân rầm rập thì sợ hãi nép tận vào các góc xa, riêng Nguyễn Công Trứ vẫn đắp chiếu nằm trên ổ rơm ngủ khì như không có chuyện gì xảy ra. Một viên quản cơ thấy vậy nạt nộ om sòm, hất chiếu đánh thức kẻ vô lễ dậy. Chàng thư sinh điềm nhiên, chậm rãi ngồi lên, không tỏ vẻ gì là sợ hãi cả. Thấy vậy, Tả quân Lê Văn Duyệt lấy làm lạ, hỏi:

- Nhà ngươi là ai, mà thấy đạo quân của ta đến vẫn cứ nằm lì, không đứng dậy chào cho phải phép? Ngươi không sợ ta trách phạt hay sao?

Chàng học trò khôn khéo đáp lời quan:

- Bẩm quan lớn, tiểu sinh vốn biết đạo quân của ngài là đạo quân nhân nghĩa, chẳng vô cớ làm hại ai bao giờ, nên không việc gì phải sợ. Vả lại, tiểu sinh là học trò, đi đường xa mệt, gặp trời mưa lạnh lại có ổ rơm ấm quá nên trót ngủ quên mất ạ.

Thấy Nguyễn Công Trứ quả có dáng vẻ nho nhã, Tả quân liền bảo:

- Nếu ngươi đúng là học trò thì hãy làm vài câu thơ vịnh cảnh nằm ổ rơm đắp chiếu như vừa rồi, nếu hay ta sẽ tha, bằng không sẽ chịu phạt đó.

Cậu Nho sinh dường như chỉ đợi có thế, ứng khẩu đọc ngay:

Ba vạn anh hùng đè xuống dưới

Chín lần thiên tử đội lên trên.

Tả quân Lê Văn Duyệt nghe xong, giật mình khen hay, hỏi tên tuổi, thưởng cho Trứ một số tiền rồi thả cho đi, và ghi nhớ trong lòng về người học trò kì tài ấy.

4. Thơ vạn năng

Có thể nói Nguyễn Công Trứ là Người - Thơ, nghĩa là chỗ nào cũng thơ, cái gì cũng thơ, sống bằng/với thơ, dùng thơ như một công cụ giao tiếp, như vũ khí, như tình ái…

Sau đây là mấy cách Nguyễn Công Trứ “dụng thơ” từ hồi còn trẻ:

Dùng thơ khất nợ

Sau một lần đánh tổ tôm, tay chơi Công Trứ bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già đòi mãi không được, cuối cùng ông đến tận nhà ăn vạ. Trước mặt ông lão, con nợ lục lọi hết mọi rương hòm xem có gì đáng giá đem đi cầm, nhưng khốn thay chỉ thấy có mấy quyển sách đã cũ sờn. Bí quá, chàng Nho sinh đành phải “cầu cứu” đến… Nàng Thơ, tức cảnh ngâm nga:

Thân "bát văn” tôi đã xác vờ,

Trong nhà còn biết "bán chi” giờ?

Của trời cũng muốn, "không thang” bắc,

Lộc thánh còn mong "lục sách” chờ.

Thiên tử "nhất văn” rồi chẳng thiếu,

Nhân sinh "tam vạn” hãy còn thừa.

Đã không "nhất sách” kêu chi nữa?

"Ông lão” tha cho cũng được nhờ!

Ông lão vốn rắp tâm đến là để đòi cho bằng được nợ, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ thẩn ra đã có ý bực, nhưng rồi nghe hết cả bài thì thấy thơ hay quá, lại tài nữa, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm mà lại nói lên được cảnh học trò nghèo kiết không tiền... Vừa thương vừa phục, ông lão đã bằng lòng cho nhà thơ khất nợ.

Dùng thơ chuộc tội

Một lần, vì lỡ… si, cậu học trò Trứ táo gan trêu chọc một tiểu thư xinh đẹp nhưng cũng khá kiêu kì bằng cách dẫm bắn nước bẩn tung toé lên vạt tấm áo lụa mới tinh của nàng. Bị bắt giải vào trình quan Đốc học là cha của cô gái, chàng Nho sinh Nguyễn Công Trứ đã chuộc tội bằng bài thơ tinh nghịch sau:

Thoắt chốc tai nghe một tiếng ồ,

Bầu trời vần vũ kín vầng ô,

Tưởng rằng gió cuốn màn mây lại.

Ai biết trời tuôn lộc nước cho.

Khi nãy nắng nôi ra thế ấy,

Bây giờ mát mẻ biết chừng mô.

Hỡi người ướt áo đừng năn nỉ,

Có rứa rồi ra mới được mùa.

Cả hai cha con quan Đốc học nghe thơ xong tha luôn tội cho Nguyễn Công Trứ, tiểu thư còn đỏ ửng má cúi đầu mỉm cười kín đáo.

Dùng thơ cảm ơn

Một ngày trời nắng chang chang có việc phải đi qua ngọn đèo toàn đá, mà đôi chân hàn sĩ Trứ lại… không giày. Vừa may có hai cô gái gánh giầy đi cùng đường thương tình cho mượn tạm đôi giầy để đi. Khi đã qua đèo an toàn, chàng học trò Trứ liền cởi giầy, hai tay nâng lên ngang mày trả cho hai cô và xin phép đọc bài thơ “cây nhà lá vườn” gọi là cám ơn:

Lật đật qua đèo nóng nực thay,

Hai cô thương đến lại cho giày.

Ơn này biết lấy chi mà giả,

Xin quỳ hai gối, chống hai tay!

Nghe nói, chàng học trò hiền lành vừa xong câu cuối, hai cô hàng giầy mặt đã đỏ nhừ như say nắng và… ù té chạy!

Dùng thơ khuyên giải

Một lần có chị nhà quê mất mấn! Ròng rã đứng chửi đã hai ngày liền, chị ta doạ sẽ chửi đủ tám ngày nữa mới thôi làm mọi người xung quanh xanh mắt. Đầu xứ Trứ nghe chuyện vừa thương vừa buồn cười, liền làm một bài thơ Nôm khuyên chị ta như sau:

Thằng cha con bợm thật gớm ghê!

Trộm mấn bà đi đã độc hề!

Những chắc ra đi còn có bận,

Nào hay mất trộm lấy chi che?

Thương thay lạnh lẽo ba mùa rét,

Tội nhỉ trần truồng một nố tê!

Của mất, người còn, còn có của,

Thôi thôi đừng chửi, xóm làng chê!

Sau khi nghe bài thơ của Đầu xứ Trứ, chị ta liền thôi không chửi nữa.

5. Ngay lòng ở với nước nhà

Khi cụ Trứ đã về hưu nhưng vẫn được nhân dân hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn nhớ ơn khẩn điền cho họ làng quê, việc làm nên lập sinh từ Cụ rồi rước Cụ từ quê Hà Tĩnh ra chơi. Có một viên Thị vệ thấy thế, bèn bịa đặt mật tâu về Kinh là cụ Trứ đang tìm cách thu phục nhân tâm, có ý mưu đồ làm phản. Nhà vua vội vàng cho triệu cụ vào Kinh để tìm cớ trừ “hậu hoạ”.  Tuy nhiên, khi tỉnh táo lại suy xét, triều đình cũng hiểu được rằng đó chỉ là những lời đồn xằng bậy,xấu xa. Tương truyền, lúc cụ đã vượt hàng ngàn dặm đường đất về Kinh, vua Tự Đức vời Cụ vào bệ kiến để Cụ giãi bày tâm sự cho rõ thực hư. Nhân nhà vua hỏi Cụ: “Ở hạt Tiền Hải và Kim Sơn dân tình làm ăn thế nào?” , Cụ mới tâu rằng:

- Thưa bệ hạ, dân hai huyện ấy làm ăn rất là vui vẻ, ngày thì chăm lo cày cấy, tối về đập lúa ca hát, thật đúng là cảnh “Muôn dân trăm họ, thái bình âu ca”.  Họ thường đặt ra những câu hát đố rất là thú vị để hát đối đáp với nhau.

Nhà vua hỏi:

- Như những câu gì, có thể đọc cho trẫm nghe được không?

- Tâu Bệ hạ, chẳng hạn như câu này:

Đem thân cho thế gian ngồi,

Rồi ra lại nói những lời bất trung.

Vua hỏi là cái gì, cụ Trứ đáp:

- Tâu Bệ hạ, họ bảo đấy là cái phản.

Tự Đức lại hỏi:

- Còn câu gì hay nữa không?

- Tâu Bệ hạ: còn câu này cũng hay lắm:

Ngay lòng ở với nước nhà,

Người dù không biết trời đà biết cho.

Vua hỏi: Là cái gì?

- Tâu Bệ hạ, họ giảng đấy là cái máng nước.

Tự Đức biết ý Cụ ám chỉ việc Cụ bị vu oan và trách triều đình không biết xét việc minh bạch có trước có sau, nên tìm lời an ủi cụ rồi cho cụ trở về nguyên quán ở Hà Tĩnh.

6. Làm cây thông đứng giữa trời

Cụ Thượng Uy Viễn Nguyễn Công Trứ ngang tàng, coi đời như một cuộc chơi thú vị theo ý ngông của mình cho đến tận lúc chết, và cả chết Cụ cũng ngông như vừa nói ở trên. Thế nhưng, cái ngông, cái ngạo của Cụ không dừng lại ở kiếp này, mà còn sang cả kiếp sau nữa.

Tương truyền, vào phút lâm chung, cụ Trứ dặn con cháu trước mộ mình chỉ trồng một cây thông xanh mà thôi. Và bài thơ Cụ để lại sau đây cũng có thể coi là lời di chúc của Cụ với đời: kiếp người, dù có tài, có sang, có chơi đến như Cụ vẫn có những lúc buồn tênh, vẫn đầy những nhộn nhạo, khóc cười; và Cụ hẹn một cuộc chơi khác:

Ngồi buồn mà trách ông xanh,

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.

Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!

Nhưng dù thế, Cụ vẫn không muốn mình đơn độc, vẫn muốn tìm bạn, để có người tri kỉ, cùng chơi. Cụ gửi lại lời mời đầy thách thức:

Giữa trời vách đá cheo leo,

Ai mà chịu rét thì trèo với thông!

Nhân vật chết, hết giai thoại!

Còn một điều cuối cùng là lời băn khoăn buồn của những hậu duệ trông coi và hương khói nhà thờ Cụ Trứ: họ đã nhiều lần trồng thông xanh bên mộ Cụ đúng theo di chúc, nhưng thông không sống được - quê Cụ toàn đất cát. Đất nghèo.Đất này cây khó sống, nhưng người vẫn phải sống. Mà lại sống kiêu sa, ngang tàng. (https://www.vanhoanghean.com.vn/ 17 Tháng 12 2009)

11.26. Nguyễn Huy Hổ

Nguyễn Huy Hổ (chữ Hán: 阮輝琥, 1783 - 1841), tự Cách Như (革如), hiệu Liên Pha (聯坡), Hi Thiệu (熙紹), là một thi sĩ sống ở thời Nguyễn sơ.

Nguyễn Huy Hổ vốn có tên cúng cơm là Nhậm (壬), sinh ngày 17 tháng 9 năm Quý Mão (1783) ở thôn Trường Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) của xứ Đàng Ngoài. Ông là thứ nam của một dòng tộc có truyền thống khoa hoạn lừng danh. Thân phụ ông danh sĩ Nguyễn Huy Tự và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Đài (con gái của quan Tham tụng Nguyễn Khản, theo vai vế phải gọi danh sĩ Nguyễn Du bằng chú). Nguyễn Huy Hổ sau còn cưới bà Lê Thị Hậu vốn là cháu gái của vua Lê Hiển Tông.

Sống ở cái thời khắc nhiều biến chuyển và tao loạn, dẫu học rất giỏi nhưng ông không thể nối nghiệp lều chõng của dòng tộc và cũng khó ra làm quan được. Vào năm 1823, vua Minh Mạng biết tiếng Nguyễn Huy Hổ giỏi nghề thuốc và thông tường thiên văn địa lý, mới triệu ông vào kinh đô Huế làm chức ngự y, lại kiêm Linh đài lang ở Khâm Thiên giámĐại Nam thực lục có chép lại một sự kiện nhỏ vào năm 1826, vua có chỉ dụ ban khen Nguyễn Huy Hổ vì tìm được đất tốt.

Ngày 20 tháng 9 năm Tân Sửu (1841), Nguyễn Huy Hổ mất. Ông để lại cho đời ít nhất một tác phẩm là sử thi Mai đình mộng ký. (https://vi.wikipedia.org/)

Tác phẩm và đóng góp cho văn học Nôm của Nguyênx Huy Hổ

Hành trạng về Nguyễn Huy Hổ không còn nhiều, kể cả bản “Mai Đình mộng ký” đang sử dụng cũng là bản sao của cụ Hoàng Xuân Hãn.

“Mai Đình mộng ký” chỉ được xuất hiện lần thứ nhất vào năm 1951 dưới sự biên tập, trích dẫn của Hoàng Xuân Hãn . Trong bản này ông đã viết: “Ai cũng biết Kiều, nhiều người biết Hoa Tiên. Đến như “Mai Đình mộng ký “thì không mấy ai được đọc, trừ một số người ở La Sơn và Can Lộc. Một áng văn hay như vậy mà bị mai một trong gần trăm rưỡi năm, kể cũng hơi lạ. Chúng ta há không nên sửa lai sự bất công ấy hay sao?”.

“Mai Đình mộng ký “là tác phẩm văn vần Tiếng Việt, thể loại lục bát, có chèn song thất lục bát gồm 298 câu. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của “Văn phái Hồng Sơn”.  Tuy có dùng nhiều điên tích nhưng "Mai Đình mộng ký “được người đương thời đánh giá cao với một bút pháp tả cảnh diễm lệ, một ngôn từ trau chuốt điều luyện:

Trong gương ai cắm cành mai

Dưới mây ai ném một vài lưu tinh.

..........

Chim về xao xác lá cây

Rừng đông đã thấy tròn xoay bóng thiềm

…........

Lửa đâu thấp thoáng trong rèm

Khi đưa hương xạ, khi đem khói tùng

Đá đâu lấp ló trửa dòng

Như bay hoa sóng như trồng gương nga

Ngoài ra trong “Mai Đình mộng ký “có một điều được giới nghiên cứu văn học đánh giá rất cao, đó là hai bài thơ Nôm ngũ ngôn lồng trong tác phẩm đó để tả Mai và hoa Mai.

Cho đến thời điểm lúc bấy giờ, đây là hai bài thơ Nôm ngũ ngôn xuất hiện đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam. “Thành tựu mà Nguyễn Huy Hổ đạt được là một hiện tượng văn học vượt ra ngoài qui luật, mang ý nghĩa của sự đột biến văn hóa. Hai bài thơ Nôm ngũ ngôn ấy được xem như là những viên ngọc quí trong kho tàng thơ Nôm”.

Chính nhờ sự đột phá này mà Nguyễn Huy Hổ được đứng vào hàng ngũ Danh nhân Văn Hóa Việt Nam. (http://canloc.gov.vn,25/2/2012) 

11.27. Nguyễn Văn Siêu

Tượng Nguyễn Văn Siêu (www.google.com.vn)

Nguyễn Văn Siêu (chữ Hán: 阮文超, 1799 - 1872), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, tự: Tốn Ban, hiệu:Phương Đình; là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông thường được gọi là Nguyễn Siêu - trùng tên với một sứ tướng thời loạn 12 sứ quân.

Ông sinh năm Kỷ Mùi (1799) ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Maithành phố Hà Nội).

 Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lớn lên, ông theo học với Tiến sĩ Phạm Quý Thích, và kết bạn văn chương với Cao Bá Quát, mặc dù nhà thơ này kém ông 10 tuổi. Năm 26 tuổi, ông thi Hương đỗ Á nguyên (Cử nhân thứ hai), nhưng hơn 10 năm sau mới đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1838) dưới triều vua Minh Mạng.

Giải thích cho sự chậm trễ này, sách Đại Nam chính biên liệt truyện (gọi tắt là "Chính biên"), cho biết vì ông "đọc sách cốt để rèn về cổ văn, không chuyên về học khoa cử, (nên) tới lúc đỗ Hương tiến (Cử nhân), thường cáo từ không đi tuyển cử (nữa), chỉ ở nhà tranh dưỡng chí , tới 10 năm có lẻ, sau mới đỗ Tiến sĩ Ất khoa (tức Phó bảng)". Cùng đỗ khoa này với ông có Phạm Văn Nghị, Nguyễn Cửu Trường, Doãn Khuê, Đinh Nhật Thận...

Ngay năm đó (1838), ông được bổ làm Hàn lâm viện Kiểm thảo. Năm 1839, ông làm Chủ sự ở bộ Lễ. Năm 1840, thăng ông làm Viên ngoại lang. Cuối năm này vua Minh Mệnh mất, Thiệu Trị lên thay.

Biết tài Nguyễn Văn Siêu, nên vừa lên ngôi, vua Thiệu Trị chuyển ông làm Thừa chỉ trong Nội các. Ít lâu sau, cho ông kiêm giữ cả chức Thị giảng (phụ trách việc giảng sách cho các Hoàng tử, trong số ấy có Nguyễn Phúc Hồng BảoNguyễn Phúc Hồng Nhậm)...

Tháng 8 (âm lịch) năm 1841, ông được cử làm Phân khảo tại trường Hương Thừa Thiên. Sau khi việc chữa bài của Cao Bá Quát bị phát giác, Nguyễn Văn Siêu phải tội trượng, đồ. Sau vua xét lại, ông chỉ bị cách chức.

Năm 1847Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngôi (tức vua Tự Đức). Hai năm sau (1849), Nguyễn Văn Siêu được cử làm Phó sứ trong đoàn đi sứ sang Yên Kinh (tức Bắc KinhTrung Quốc ngày nay). Khi đi vua Tự Đức có dặn:"Khanh học vấn uyên bác, chuyến này đi sang sứ, xem xét núi sông, phong tục, ghi chép kỹ, khi về tiến lãm"; nên lúc về (1850), ông dâng lên quyển "Vạn lý tập dịch trình tấu thảo".

Lúc bấy giờ có lời bàn về việc hủy đê, ông điều trần lên cho là bất tiện, có khảo cứ rõ ràng. Sau vì ông mắc bệnh, phải chuyển đổi, rồi cáo bệnh về làng. Ít lâu sau, ông lại được phục chức Hàn lâm viện Thị độc, nhưng viện lẽ đến tuổi xin về hưu hẳn (1854).Về nước (1850), ông được thăng làm Học sĩ ở viện Tập hiền. Năm 1851, ông ra làm Án sát Hà Tĩnh, rồi Án sát Hưng Yên.

Từ đó cho tới khi qua đời (1872, thọ 73 tuổi), non 20 năm Nguyễn Văn Siêu ở Hà Nội, vui với việc dạy học, soạn sách. Điều đáng kể nữa, đó là việc lập nhà thờ họ ở làng Kim Lũ; và việc ông đã đứng ra tu sửa đền Ngọc Sơn, bắc cầu Thê Húc, xây Tháp Bút và Đài Nghiên...ở tại Hồ Gươm (Hà Nội) vào năm 1865.

Các tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu đều bằng chữ Hán, và đã được khắc in.

Về sáng tác, có:

< >Phương Đình văn loại (Văn Phương Đình phân loại)Phương Đình thi loại (Thơ Phương Đình phân loại)Phương Đình thi văn tập (Tập thơ văn Phương Đình)Phương Đình tùy bút lục (Sao lục tùy bút của Phương Đình)Phương Đình dư địa chí (Ghi chép địa dư của Phương Đình)Chư kinh khảo ước (Lược khảo các kinh)Chư sử khảo thích (Khảo và chú các bộ sử)Tứ thư bị giảng (Giảng giải đầy đủ về tứ thư)...nhà Nguyễn là Đại Nam chính biên liệt truyện có đoạn viết:

Nguyễn Văn Siêu ở Hàn Các đã lâu, nên cáo văn điển sách của triều đình phần nhiều (do) ông soạn thảo cả, về thế văn học (của ông) được vua biết đến. Đương thời đều tôn trọng ông. Tới tuổi già rút lui, (ông) thích bảo ban kẻ hậu học, mà giảng sách biện biệt ngay thẳng chỗ giống chỗ khác lấy nghĩa lý làm chủ...

Về sự nghiệp văn chương, đương thời ông và Cao Bá Quát được coi là hai danh sĩ tiêu biểu lúc bấy giờ (Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán). Ngoài các tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc, có nhiều phát hiện đáng quý, Nguyễn Văn Siêu còn là một người có tài thơ. Thơ ông đáng chú ý nhất là mảng phản ánh đời sống nghèo đói, cực khổ, loạn lạc của nhân dân thời ấy (như bài: "Tự Bắc Ninh phó Hải Dương vịnh hoài"; "Nhân tự Bắc Ninh lai, ngôn Bắc Ninh sự, cảm tác"); và lòng tự hào của nhà thơ về đất nước, về nhân dân, về dân tộc (như bài "Chương Dương độ"). Bên cạnh đó, ông cũng làm nhiều bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên tình tứ, nhất là cảnh Hà Nội; và làm nhiều bài thơ để trao đổi, gửi tặng cho bạn bè, trong đó có Cao Bá Quát...

Nguyễn Văn Siêu là một trí thức trong sạch, đạo đức cao đẹp, học thức uyên bác, một nhà giáo gương mẫu, một nhà nghiên cứu nghiêm túc, một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đáng trọng. Ông xứng đáng có một chỗ đứng nhất định trong nền văn học và văn hóa Việt Nam thế kỷ 19.

Ghi nhận công lao, tên Nguyễn Văn Siêu đã được dùng để đặt tên cho đường phố và trường học ở nhiều nơi trong nước Việt Nam. (https://vi.wikipedia.org)

Thần Siêu - Đài Nghiên Tháp Bút

Ng­ười dựng nên Đài Nghiên, Tháp Bút là Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872). Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra vận động ngư­ời Hà Nội trùng tu đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và xây thêm Đài Nghiên, Tháp Bút, đắp núi Độc Tôn, tạo thành một cụm kiến trúc chứa đậm tâm hồn, tư­ t­ưởng của kẻ sĩ Bắc Hà.Chẳng có Thủ đô nào trên thế giới lấy "Đài Nghiên, Tháp Bút” làm biểu t­ượng một cách hùng hồn, kiêu hãnh như­ Thủ đô Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn đ­ược xây trên trên đảo Ngọc Hồ Gư­ơm, ôm ấp trong nó những giá trị văn hóa, lịch sử. Năm 1056, nơi đây cây cỏ tốt tư­ơi, nư­ớc xanh ánh ngọc, toả bình minh rạng ngời bảy sắc cầu vồng, chim trời sà xuống tư­ng bừng reo ca, trăm hoa đua nở, hư­ơng bay thơm gió mát lành... Dư­ờng như­ thần thánh cũng ngự về, độ phúc, lộc cho ngư­ời hiền chung sống an vui. Dân gian gọi là hồ Lục Thủy, bởi trời, mây, non, nư­ớc cây lá, tụ hội thành một vùng xanh lục.

Đời Trần hồ Lục Thủy là nơi tập trận chống quân Mông. Thế kỷ XV, hồ Lục Thủy có thêm truyền thuyết Lê Lợi trả gư­ơm cho rùa thần, gửi gắm khát vọng hoà bình của dân ta. Câu chuyện trả

gư­ơm ắt do kẻ sĩ sáng tác để l­ưu truyền vạn đại tư tưởng hịa bình.Vua Lý Công Uẩn đã chọn nơi đây dựng chùa Sùng Khánh để cúng tế trời đất, cầu m­ưa thuận gió hoà, cầu hoà bình, an vui cho xã tắc.

Hồ Lục Thủy đổi thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ trả Gư­ơm, tên hồ chính là lời kêu gọi Hoà Bình.

Năm 1854, ông đệ sớ từ quan, rời xa cung đình Huế, về sống ở Hà Nội, dạy học và soạn sách.

Lượng sức mình. Biết lòng mình yêu văn hóa, trí tuệ, muốn dùng tri thức soi sáng muôn dân, xây nền hòa bình, bác ái trong lòng dân tộc, Nguyễn Văn Siêu đứng ra sửa sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút năm tầng. Ngòi bút nhọn v­ươn thẳng lên trời cao, thênh thang chạm tới mặt trời, trăng sao, vũ trụ, với ba chữ "Tả Thanh Thiên"(viết lên trời xanh). Ba chữ đó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con ngư­ời vư­ơn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập, tự cường, dân chủ, văn minh...

Thần Siêu xây bên cạnh Tháp Bút một Đài Nghiên. Đó là một cái cửa cuốn trên có kê một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào, ở thành nghiên có khắc bài minh do thần Siêu soạn, với ý tứ rằng:

Chính bởi cái "Thần” ấy mà Đài Nghiên, Tháp Bút mãi mãi sừng sững đứng giữa Hồ Gư­ơm. Nắng, mư­a, gió, bão, sấm chớp, đạn bom, đêm tối, sư­ơng mờ... càng làm cho Đài Nghiên, Tháp Bút vững vàng nhả chữ lên trời xanh. Chẳng ai có thể cắt nghĩa đ­ược sự kỳ diệu này! (http://newvietart.com/)- X­a lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái nghiên chẳng có hình dáng, không vuông, không tròn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gươm, ngửa trông gò Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư­ không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.

Rủ nhau thăm cảnh Kiếm hồ

Thăm cầu Thê Húc, thăm chùa Ngọc Sơn

 Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn

Vì ai gây dựng nên non nước này.

Đó là những câu ca dao từng lay động tâm trí của bao thế hệ Việt Nam và quần thể kiến trúc Tháp bút, đền Ngọc Sơn từ lâu đã là hình ảnh thân thuộc của người Hà Nội, của người dân cả nước cũng như nhiều bạn bè quốc tế.

Năm 1843 chùa Ngọc Sơn được đổi thành đền, thờ Văn Xương, Trần Hưng Đạo và Quan Vũ. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu nhà thơ lớn đất Thăng Long đứng ra tu sửa lại toàn bộ khu đền. Không chỉ nổi danh là nhà văn, Nguyễn Siêu còn là nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hóa. Ông có câu nói nổi tiếng mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị: “Có hai loại văn chương, loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú vào văn chương. Còn loại đáng thờ là loại chuyên chú vào con người”.  

Bắt tay vào tu sửa đền, Nguyễn Văn Siêu cho dựng đình Trấn Ba, xây tháp đá ngoài cổng cao 9 mét, đỉnh tháp là ngọn bút lông gọi là Tháp Bút, phần thân tháp, Nguyễn Siêu tạc ba chữ “Tả Thiên Thanh” (viết lên trời xanh). Nguyễn Siêu cũng đã cho xây thêm Đài Nghiên và sửa sang lại cầu đặt tên là Thê Húc (giọt ánh sáng đậu lại).

Mặt trước Đài Nghiên có vế câu đối quan trọng “Kịch thiên bút thế thạch phong cao” , tức là thế bút chống trời cao như ngọn núi đá. Đó là khí phách độc lập tự chủ của người trí thức Bắc Hà. Nhưng đặc sắc nhất của Nghiễn Đài là ở trên đỉnh Đài Nghiên, ở đó có một viên đá vốn đùng để pha mực tàu viết chữ nho, hình nửa quả đào đặt trên ba con cóc được khắc nguyên tảng, liền khối với bệ gạch, 3 con cóc cùng há miệng như đang cùng kề, cùng nói điều gì hân hoan sau những ngày ngậm miệng. (http://www.baogiaothong.vn).

Theo http://newvietart.com: Đền Ngọc Sơn đ­ược xây trên trên đảo Ngọc Hồ Gư­ơm, ôm ấp trong nó những giá trị văn hóa, lịch sử. Năm 1056, nơi đây cây cỏ tốt tư­ơi, nư­ớc xanh ánh ngọc, toả bình minh rạng ngời bảy sắc cầu vồng, chim trời sà xuống tư­ng bừng reo ca, trăm hoa đua nở, hư­ơng bay thơm gió mát lành... Dư­ờng như­ thần thánh cũng ngự về, độ phúc, lộc cho ngư­ời hiền chung sống an vui. Dân gian gọi là hồ Lục Thủy, bởi trời, mây, non, nư­ớc cây lá, tụ hội thành một vùng xanh lục.

Vua Lý Công Uẩn đã chọn nơi đây dựng chùa Sùng Khánh để cúng tế trời đất, cầu m­ưa thuận gió hoà, cầu hoà bình, an vui cho xã tắc.

Đời Trần hồ Lục Thủy là nơi tập trận chống quân Mông. Thế kỷ XV, hồ Lục Thủy có thêm truyền thuyết Lê Lợi trả gư­ơm cho rùa thần, gửi gắm khát vọng hoà bình của dân ta. Câu chuyện trả gư­ơm ắt do kẻ sĩ sáng tác để l­ưu truyền vạn đại tư tưởng hịa bình.

Hồ Lục Thủy đổi thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ trả Gư­ơm, tên hồ chính là lời kêu gọi Hoà Bình.

Giữa thế kỷ XV trở đi, vua Lê Thánh Tông thư­ờng đến đảo Ngọc ngắm gió trăng, vui chơi cùng dân chúng.

Đến thời mạt vận, chúa Trịnh xây cung Khánh Thuỵ trên đảo Ngọc làm nơi đàng điếm. Họ Trịnh mất ngôi, ly cung, biệt điện, đền đài quanh hồ Gư­ơm bị phá huỷ.

Năm 1982, ông Tín Trai xây ngôi đền nhỏ trên nền cung Khánh Thuỵ đổ nát, đặt bàn thờ Trần Hư­ng Đạo, thờ thần chủ văn học Văn Xư­ơng, thờ Lã Đồng Tân, vị tiên có tài chữa bệnh cứu ngư­ời. Ngôi đền Ngọc Sơn trở thành nơi kẻ sĩ Bắc Hà "khuyên ngư­ời ta làm điều lành, khuyến học, khuyến thiện".

Lượng sức mình. Biết lòng mình yêu văn hóa, trí tuệ, muốn dùng tri thức soi sáng muôn dân, xây nền hòa bình, bác ái trong lòng dân tộc, Nguyễn Văn Siêu đứng ra sửa sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút năm tầng. Ngòi bút nhọn v­ươn thẳng lên trời cao, thênh thang chạm tới mặt trời, trăng sao, vũ trụ, với ba chữ "Tả Thanh Thiên"(viết lên trời xanh). Ba chữ đó như­ sự thách đố cung đình. Nó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con ngư­ời vư­ơn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập, tự cư­ờng, dân chủ, văn minh...

Thần Siêu xây bên cạnh Tháp Bút một Đài Nghiên. Đó là một cái cửa cuốn trên có kê một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào, ở thành nghiên có khắc bài minh do thần Siêu soạn, với ý tứ rằng:

- X­a lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái nghiên chẳng có hình dáng, không vuông, không tròn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gư­ơm, ngửa trông gò Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư­ không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.

Chính bởi cái "Thần” ấy mà Đài Nghiên, Tháp Bút mãi mãi sừng sững đứng giữa Hồ Gư­ơm. Nắng, mư­a, gió, bão, sấm chớp, đạn bom, đêm tối, sư­ơng mờ... càng làm cho Đài Nghiên, Tháp Bút vững vàng nhả chữ lên trời xanh. Chẳng ai có thể cắt nghĩa đ­ược sự kỳ diệu này!

Lầu Chắn Sóng

Đó là một ngôi lầu bát giác, ngói nâu trầm, trước Đền Ngọc Sơn được Thần Siêu xây với kiến trúc lầu Việt cổ hiển hiện trên Trống Đồng. Lầu Chắn Sóng trước Đền Ngọc Sơn, đón nắng, gió, mây, trời, Mặt Trời, Trăng Sao, vũ trụ Tâm Linh Tiên Rồng, chặn xâm lăng văn hóa độc hại Bắc phương. (http://newvietart.com/)

11.28. Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Nguyễn Tri Phương (chữ Hán: 阮知方) tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (tức 9 tháng 9 năm 1779), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.

Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.

Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang.

Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thư lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các.

Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Nghĩa, trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh LongĐịnh Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá. Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên). Năm 1845, ông cùng với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ. Sau, thăng Khâm sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845), rồi được thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng” (tháng 2 âm/1847).

Năm Mậu Thân (1848), vua Tự Đức phong tước cho ông là Tráng Liệt bá. Cùng năm đó, cha ông qua đời. Ông xin về cư tang, nhưng vì đang làm Phụ chính nên chỉ được nghỉ một thời gian ngắn phải ra làm việc tại triều đình.Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế). Sau khi vua Thiệu Trị mất, ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần (theo di chiếu).

Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là Nguyễn Tri Phương. Từ đó tên Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Sau đó ông được sung chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Trong thời gian này, ông có công lập được nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa phương được an cư lập nghiệp.

Thống lĩnh quân sự chống Pháp

Năm Mậu Ngọ (1858), tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, vua Tự Đức cử ông làm Quân thứ Tổng thống đại thần trực tiếp chỉ huy quân đội chống lại. Với vũ khí tối tân, Pháp đã uy hiếp và phá hủy một số lớn đồn lũy của Việt Nam, ông bị triều đình giáng cấp nhưng vẫn lưu tại chức. Tuy nhiên, do công cuộc kế hoạch phòng thủ của Nguyễn Tri Phương chu đáo nên quân Pháp không thể tiến lên được.

Năm 1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn không rõ thương vong nhưng tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam.

Nguyễn Tri Phương chủ trương huy động từ 15.000 đến 20.000 quân; nhưng không tập trung quân ở một nơi, mà chia thành ba đạo: một đạo chính đóng tại đồn Phú Thọ, chỗ quân thứ Gia Định hiện đóng; một đạo đóng ở phủ hạt Tân An; một đạo đóng ở tỉnh hạt Biên Hòa. Ông hạ lệnh phòng thủ các đường sông, ngòi lớn nhỏ, vừa đánh và giữ, dần dần đắp thêm đồn lũy tiến sát đến chỗ địch đóng quân. Trang bị cho quân đội cần từ 20 đến 30 cỗ súng loại lớn, đường kính nòng từ 2 tấc 9 phân trở lên. Do không nắm vững tình hình quân sự và chính trị của Pháp, Nguyễn Tri Phương đã chủ trương xây dựng đại đồn Chí Hòa (về sau người Pháp gọi là Kỳ Hòa) để bao vây, bức rút quân Pháp. Tuy nhiên, sau vào ngày 25 tháng 10 năm 1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Ông chỉ huy quân lính chống cự quyết liệt nhưng rồi bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm. Em ruột ông là Nguyễn Duy tử trận, ông bị cách chức xuống làm Tham tri, mãi đến năm sau lại được hàm Binh bộ Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, tập hợp lực lượng để chống sự bành trướng của quân đội Pháp.

Năm 1862, sau khi triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất, mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào tay Pháp, ông được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ, thăng chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. Năm Nhâm Thân (1872), lại được điều về giữ chức Tuyên sát đổng sức đại thần, thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ.

Đánh dẹp giặc cướp trên đất Bắc

Từ năm 1863, ông được cử ra Bắc Kỳ đánh dẹp quân Lê Duy Phụng.

Năm Tự Đức thứ 25 (1870), quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc vẫn đánh phá cướp bóc các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Trong 3 năm trường chúng vẫn uy hiếp các tỉnh này và quan quân liên tục thất bại.

Sau khi quan Tổng đốc Phạm Chi Hương bại trận và bị bắt, triều đình đã phái Võ Trọng Bình ra làm Tổng đốc Hà Ninh kiêm Khâm sai Quân thứ đại thần Tuyên-Thái-Lạng. Quan Khâm sai hội với quan Đề đốc Quảng Tây để cùng đánh quân Ngô Côn vì họ cứ quấy phá cả hai bên biên thùy. Vào giữa năm 1869, Ngô Côn đem quân đánh Bắc Ninh, quan Tiểu phủ Ông Ích Khiêm đánh thắng một trận lớn, phá tan quân giặc và Ngô Côn bị bắn chết.

Ngô Côn chết rồi thì đồng đảng chia làm 3 phe tiếp tục cướp phá các tỉnh mạn ngược ở miền Bắc: phe Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, phe Cờ Vàng của tướng Hoàng Sùng Anh, phe Cờ Trắng của Bàn Văn NhịLương Văn Lợi.

Quan Trung quân Đoàn Thọ được gửi từ Kinh ra làm Tổng thống quân vụ Bắc Kỳ. Ông liền kéo quân lên Lạng Sơn. Bọn giặc Khách là Tô Tứ thình lình nổi lên nửa đêm vào chiếm thành giết chết Đoàn Thọ. Võ Trọng Bình may mắn chạy thoát được. Triều đình Huế lại sai Hoàng Kế Viêm ra làm Thống đốc quân vụ Lạng-Bình-Ninh-Thái cùng với Tán tương Tôn Thất Thuyết tìm cách dẹp giặc cho yên. Tiếp theo vua lại sai ông Lê Tuấn là Thượng thư Hình bộ ra làm Khâm sai thị sự để giúp Hoàng Kế Viêm. Rồi Hoàng Kế Viêm giữ mạn Sơn Tây, Lê Tuấn trấn đóng ở Hải Dương. Tuy vậy tình hình vẫn lằng nhằng không giải quyết thanh thỏa được.

Vua Tự Đức quá lo lắng, lại phải vời Nguyễn Tri Phương cho làm chức Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần, được phép tùy nghi lo việc đánh dẹp cho yên. Vua ban cho ông kỳ bài, ấn kiếm, cờ mao tiết, nhung y, v.v. Đến miền Bắc, ông và Hoàng Kế Viêm chủ trương chia để trị, thu phục quân Cờ Đen vì lực lượng này mạnh nhất và dùng nó để chế ngự các nhóm khác. Vua Tự Đức bằng lòng và ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức Đề đốc với nhiệm vụ tuần phòng ở biên cảnh. Chính sách này tỏ ra có hiệu quả, quân Cờ Đen giúp sức đánh quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và sau này tham gia đánh Pháp.

Năm Tự Đức thứ 24 (1871) vua xuống dụ chuẩn cho ông khôi phục nguyên hàm Thái tử Thái bảo Võ hiển điện Đại học sĩ Trí dõng tướng Tráng liệt bá, nhưng vẫn sung Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần.

Chống giữ thành Hà Nội

Năm 1873, Soái phủ Nam Kỳ phái Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị sự tranh cãi giữa tay lái buôn Jean Dupuis và chính quyền nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ. Thoạt tiên Đô đốc Dupré định đưa ra hai ngàn quân, tuy nhiên việc phái một lực lượng quân sự lớn như vậy gây nghi ngờ từ phía triều đình Huế. Kết cục là đại úy Garnier thuyết phục đô đốc Dupré là chỉ cần vài chục binh sỹ tinh nhuệ là đủ. Trên giấy tờ, Garnier có lệnh điều tra tình hình tranh cãi giữa Dupuis và nhà đương cục, trục xuất Dupuis khỏi Bắc kỳ sau khi đã thu xếp bồi thường thiệt hại cho ông ta. Tiếp đó Garnier phải buộc nhà đương cục chấp thuận mở cửa thông thương tuyến đường thủy sông Hồng, đặt trạm thuế quan và dùng tiền thuế thu được để hoàn trả phí tổn cuộc viễn hành. Tuy nhiên thực tế là Garnier đã rất hoan hỉ viết thư cho anh trai "Tôi có toàn quyền hành động! Nước Pháp tiến lên!”

Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, Garnier đánh úp thành Hà Nội. Quân Pháp bất ngờ đánh chiếm vòng phòng thủ bên ngoài của hai cửa phía nam, và vượt qua cầu trước khi quân trú phòng kịp bắn xuống. Đồng thời, pháo từ các pháo thuyền cũng bắn lên, khiến cho binh lính phòng thủ, do không quen với đạn pháo, bỏ chạy tán loạn khỏi thành theo cửa tây. Cùng lúc đó, hỏa lực quân Pháp cũng bắn vỡ cửa nam, và chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân triều đình bị bắt làm tù binh, về phía quân Pháp, chỉ có một người lính đánh thuê Vân Nam của Dupuis bị giết do một viên sỹ quan Pháp bắn nhầm.Garnier chuyển quân ra bắc thành hai đợt, đợt đầu 83 lính, đợt hai thêm 88 lính và hai pháo thuyền (kể cả số thủy thủ và thủy binh). Tới ngày 5 tháng 11 ông ta đã đến Hà Nội trên tàu hơi nước của Dupuis, do Dupuis đi đón dọc đường. Cộng với thuộc hạ của Dupuis, gồm có 10 người Âu, 30 người Á, 150 lính đánh thuê Vân Nam và một số lính Cờ vàng, Garnier chuẩn bị đánh chiếm thành Hà Nội sau khi nhận thấy các yêu sách của mình không đe dọa được Nguyễn Tri Phương.

Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, Nguyễn Tri Phương cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa". Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức  tự soạn bài văn tế cho ba vị công thần (Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Nguyễn Tri Phương) và cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương tại quê nhà.

Nhận xét

 Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng, ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Hoàng Diệu) trên gò Đống Đa với câu đối:

Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa

Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên

Dịch:

Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất

Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh

Khen thưởng

Ông được các triều đại nhà Nguyễn phong thưởng do nhiều công trạng:

Năm Canh Tý (1840), Khâm sai quân thứ đại thần, hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ rồi được thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng".

Tháng 5 năm 1847, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, tước Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Tòa Võ miếu Huế.

Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức ban tên Nguyễn Tri Phương, chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần kiêm Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên.

Năm 1853, thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ. Năm 1862, thăng chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. Hàm Thái tử Thái bảo Võ hiển điện Đại học sĩ Trí dõng tướng Tráng liệt bá (1871).

Hậu duệ

Con trai, Phò mã Nguyễn Lâm hy sinh trong trận Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, cùng ông.

Con trai Nguyễn Tri Túc, nhạc công nhạc dân tộc Việt Nam, là ông cố ngoại của Trần Văn Khê. Chắt ngoại là nhà văn hóa nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Nam giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê. (http://vi.wikipedia.org/).

Nguyễn Tri Phương - danh thần khí tiết

Theo https://lichsunuocvietnam.com, 13/08/2016. Trong lịch sử triều Nguyễn có một danh tướng xuất thân từ quan văn. Ông là người tận tụy việc nước, trung nghĩa với quốc gia đến hơi thở cuối cùng. Xã tắc hưng vong - Thất phu hữu trách, làm quan và làm con dân thời loạn, đất nước in bóng quân thù, tinh thần quật cường của con người ấy càng trở nên sáng ngời!

Dù thống lĩnh đại quân, quyền bính ngất trời nhưng Nguyễn Tri Phương là một vị quan thanh liêm. Ngay cả sử gia nước ngoài Paulin Vial cũng nhận xét Nguyễn Tri Phương “phụng sự nước Nam với ý định không làm giàu bằng sự bóc lột cướp giật tài sản của dân chúng” , và đánh giá ông là một tấm gương “đức hạnh vô biên khó tìm thấy ở Á châu” ! Dù không sinh ra ở Hà thành nhưng nhân dân nơi đây vẫn vô cùng cảm kích trước cống hiến của Nguyễn Tri Phương, và đã lập đền Trung Liệt thuộc Gò Đống Đa và Vọng Lâu thành Cửa Bắc để tôn thờ.

11.29. Nguyễn Đăng Huân

Nguyễn Đăng Huân (chữ Hán: 阮登勳, 1805 - 1838), tự: Hy Khiêm, hiệu: Thạch Am; là quan triều Nguyễn (đời Minh Mạng) trong lịch sử Việt Nam. Ông nổi tiếng là vị quan "thanh liêm, cẩn thận, bình bị và gần dân".

Nguyễn Đăng Huân là người xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là thôn Hương Ngải, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thấtthành phố Hà Nội). Gia đình ông có nhiều người đỗ đạt, cụ nội và ông nội đều đỗ Sinh đồ triều hậu Lê, cha ông là Nguyễn Đình Thực thi đỗ Hương cống năm Quý Dậu (1813) triều Nguyễn, là Giám sinh trường Quốc Tử giám.

Năm Minh Mạng thứ 9 (Mậu Tý1828), ông thi đỗ cử nhân. Năm sau (1829Kỷ Sửu), ông thi đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đệ nhất danh (Hoàng giáp) lúc 25 tuổi.

Ban đầu, ông được bổ chức Tri phủ Điện Bàn (Bình Định). Được vài năm vì cha mất, ông xin về chịu tang. Sau đó, ông được cử làm Lang trung bộ Lễ, từng được theo vua Minh Mạng đi tuần.

Nguyễn Đăng Huân lâm bệnh mất năm 34 tuổi.

Bài đối sách của ông trong kỳ thi Đình đã được chép trong Lịch khoa Hội Đình văn tuyển (Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, ký hiệu: A.1759/2).

Nguyễn Đăng Huân kết bạn với Cao Bá Quát (1808-1854), Tiến sĩ Hà Tôn Quyền (1798-1839), Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1851), Phó bảng thứ 9 Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), Phó bảng thứ 2 Dương Đăng Dụng (1804-18?), Phó bảng thứ 6 Diệp Xuân Huyên (1808-1847),.... Trong đó Phó bảng Diệp Xuân Huyên tự là Di Xuân hay Cổ hiên Diệp Huyên viết bài Nguyễn Đình nguyên bi ký để ghi lại sự tích, công trạng của Đình nguyên tiến sĩ Nguyễn Đăng Huân. Hiện nay, tấm bia này vẫn còn, thuộc địa phận Bia gai, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Ông có 2 con trai, con trai cả của ông từng làm quan Tri huyện Gia Lộc (Hải Dương) sau được thăng làm Tri châu Mai Đà (Hòa Bình).

Khen ngợi

Tuy Nguyễn Đăng Huân làm quan không lâu, nhưng rất được người đời khen ngợi. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép:

..."Tính người (chỉ Nguyễn Đăng Huân) thanh liêm, cẩn thận, bình dị, gần dân. Mỗi khi đi thường đi bộ, xử đoán hết tình...hai bên nguyên bị đều phục.

"Khi theo xa giá đi tuần qua hạt cũ (chỉ Điện Bàn), nhân dân đón đường yết kiến, nhiều người đưa biếu tiền lụa, đều không nhận. Khi ông mất, túi quan vẫn rỗng tếch, duy chỉ có một cái áo mùa đông mới ban để khâm liệm. Đại thần ở Ngự sử đài đem việc tâu lên, vua (Minh Mạng) rất tiếc nói rằng: Đáng giận là lúc Đăng Huân còn sống không có ai đề cử đến. Rồi vua cho truy thụ hàm Lang trung, sai hậu cấp cho gia đình, lại sai quan địa phương phải thường xuyên thăm hỏi bà mẹ của ông. Sau dân Điện Bàn quý mến, thờ phụng ông ở Văn từ của quận". (https://vi.wikipedia.org)

Năm nào dòng họ Nguyễn Đăng cũng tổ chức giỗ cụ vào ngày 12-10 Âm lịch. (http://hanoimoi.com.vn/).

Theo www.baomoi.com: Dòng tộc Nguyễn Đăng có nguồn gốc từ họ Mạc, do những biến cố lịch sử mà sang tên đổi họ. Trải qua 400 năm với 14 đời tới nay, dòng tộc Nguyễn Đăng đã có khá nhiều nhân vật thành đạt. Đặc biệt là Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân, đời Minh Mạng (1820-1841). Ông mệnh danh là vị Hoàng giáp tiến sĩ hai lần dược rước vinh quy ở Việt Nam.

 Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân sinh ngày 25/10 năm Giáp Tý (niên hiệu Gia Long năm thứ 3) vào triều Nguyễn (1804). Ông còn có tên tự Hy Khiêm, hiệu Thạch Am, trưởng thành trong một gia đình dòng dõi nho học. Vốn có tư chất thông minh, được cha dạy học, ngay từ bé Nguyễn Đăng Huân rất chăm học, lên 7 tuổi đã biết viết hai chữ: “Trung, Hiếu” vào dây lưng luôn thắt bên mình. Năm 8 tuổi, ông đã biết ứng đối rất giỏi. Lớn lên, năm 14 tuổi được vào học trường dòng, ông đã học rất chăm chỉ miệt mài văn học. Ông nổi tiếng không những ở huyện, ở phủ mà còn trong tỉnh. Các kỳ tập văn của ông đều được phê hạng bình và ưu. Năm ông 16 tuổi dự thi, đã nhị trường khoa thi Kỷ Mão. Năm 18 và 22 tuổi đều thi đỗ tam trường các khoa thi Tân Tỵ (Ân khoa) và Ất Dậu (Chính khoa). Năm Mậu Tý (1828) khi 25 tuổi, Nguyễn Đăng Huân đi thi Hương đỗ Á nguyên (thứ hai của khoa thi), rồi thi Hội cũng đỗ Á nguyên. Đến năm Kỷ Sửu (1829) ông vào thi Đình (ở Huế) đã đỗ đầu khoa, liền được nhà vua phong sắc “Nhị Giáp Tiến sĩ xuất thân nhất danh” rồi ban cho mũ, đai, quần, áo, hia và võng lọng, xem vườn ngự uyển, dự yến tiệc rồi được vinh quy bái tổ về quê. Tuy tuổi còn trẻ, đỗ cao, nhưng Nguyễn Đăng Huân không bao giờ có thói kiêu căng tự mãn nên được nhân dân và các vị thân sĩ trong làng rất đỗi mến phục. Sau này, ông được vua bổ dụng làm quan, cho giữ chức tri phủ huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Khi ra làm quan, ông cũng không bao giờ làm phiền nhiễu dân, rất mực thanh liêm nên được nhân dân trong phủ tin yêu, các đồng liêu kính nể. Ông còn được vua mời vào cung giữ chức Hàn Lâm tu soạn rồi Hàn Lâm thị giảng. Ông thường được theo nhà vua ngự giá thăm viếng nhiều nơi. Có lần theo nhà vua thăm phủ Điện Bàn (nơi ông làm tri phủ trước đây), nhân dân trong phủ đua nhau bái yết, lúc ra về rất nhiều người đem tặng phẩm kính biếu ông, nhưng ông thảy đều từ chối không chịu nhận, quan phủ và dân trong vùng đã lưu luyến đi theo tiễn ông qua địa phận mình ở mới quay trở lại. Qua 8 năm làm quan, ở đâu Nguyễn Đăng Huân cũng nổi tiếng là con người thanh liêm, mặc dù gia đình ông ở quê vẫn rất nghèo... Vào năm 34 tuổi, ông bị bệnh nặng và từ trần ngày 12/0 năm Đinh Dậu (1837) tại nơi làm việc là Bộ Lễ ở triều đình Huế (đương triều vua Minh Mệnh thứ 18). Sau khi ông mất, Ban lễ tang của triều đình thử cho mở túi, hòm riêng của ông, song chẳng thấy có bất cứ một đồng tiền hay một hiện vật giá trị nào, mà chỉ vẻn vẹn có một bộ triều phục (khi đi chầu mới mặc). Do vậy, lúc khâm liệm thi hài ông, được vua ban một bộ quần áo mùa đông mới. Vua còn ban thưởng 100 quan tiền cho việc chi nhu, thưởng riêng 100 quan tiền cho vợ con ông và 100 quan cho thân mẫu của ông. Vua cũng lệnh cho các quan địa phương khi linh cữu của ông Nguyễn Đăng Huân đi qua nơi nào thì nơi ấy đều phải nghinh tiếp, bàn giao chu đáo để linh cữu của ông được về tới nơi an táng tại bản quán an toàn, trịnh trọng… Có lẽ vì chuyện này mà mãi tới nay, ở làng Ngái và vùng quê lân cận vẫn còn truyền tụng câu chuyện: “Một vị Hoàng Giáp Tiến sĩ hai lần được rước vinh quy”.  Ông đã được dân lập đền thờ ở Điện Bàn (Quảng Nam). Tên ông cùng những giai thoại đã được sử sách lưu truyền (Sách Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn -Quốc triều chánh biên toát yếu). Năm Thiệu Trị thứ 6, ngày 9/11/1846, Nhà vua cho lập Bia công đức Hoàng giáp Nguyễn Đăng Huân tại Đồng Gai xã Hương Ngải, và hiện nay trong cố đô Huế vẫn còn Bia tiến sĩ ghi danh cụ Hoàng đỗ Đình nguyên tại khu Văn Thánh.

11.30. Nguyễn Duy

Nguyễn Duy (阮惟) hay Nguyễn Văn Duy (阮文惟), tự: Nhữ Hiền (1809-1861), là một danh tướng triều Nguyễn, (Việt Nam) hy sinh trong Trận Đại đồn Chí Hòa. Ông cũng chính là em của danh tướng Nguyễn Tri Phương.

Nguyễn Duy sinh ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Tỵ (1809), tại làng Đường Long tức Chí Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thuở nhỏ ông thông minh, hiếu học, năm Đinh Dậu (1837) đỗ tú tài, năm Thiệu Trị nguyên niên đậu cử nhân khoa Tân Sửu 1841. Năm sau (Nhâm Dần 1842), thi Đình đậu Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân.

Năm 1843, ông được bổ dụng làm Biên tu ở Nội các, năm sau thăng Tu soạn, năm 1845 được bổ Tri phủ Tân An ở Gia Định, năm 1847 chuyển về làm Tri phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Cùng trong năm này, thân phụ ông mất, ông phải về cư tang. Đến năm sau (1848), ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Năm 1851, ông được thăng Tập hiền viện Thị độc sung giảng sách ở Tòa Kinh diên. Năm 1852, ông làm Thị giảng học sĩ. Cùng năm này ông được sung vào phái bộ đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi đi sứ về, ông được thăng hàm Hồng lô tự khanh, sung chức Biện lý bộ Lại kiêm Nội các, làm việc tại triều đình.

Năm 1856, tàu chiến Pháp đến khiêu khích ở Đà Nẵng, ông được phái vào giúp Tổng đốc Quảng Nam là Đào Trí lo chống ngăn. Năm 1859 thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông sung chức Tán lý đạo Định Biên trông coi việc quân sự.

Và mặc dù lực lượng của Pháp lúc này rất ít, chủ tướng Tôn Thất Cáp vẫn chủ trương cố thủ. Thấy quân lực của mình dường như bất động, vua Tự Đức phái Tham biện các vụ Huỳnh Văn Tuyên vào điều tra. Nghe ông Tuyên về báo cáo, là Tôn Thất Cáp có tinh thần khiếp nhược, trước sau chỉ muốn hòa, nhà vua liền giáng Tôn Thất Cáp xuống Thị lang, Tán lý Nguyễn Duy xuống Lang trung, nhưng vẫn phải ở Gia Định chiến đấu.

Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, trông coi việc quân sự ở miền Nam, ông Duy tòng sự dưới quyền của anh.

Ngày 24 tháng 2 năm 1861, Thủy sư đô đốc là Charner đánh phá Đại đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương trấn giữ. Dưới áp lực của quân Pháp, Nguyễn Duy chiến đấu và đã hy sinh tại trận cùng với Tôn Thất Trĩ. Riêng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển thì bị thương (mấy ngày sau, do bị thương quá nặng, ông Hiển mất tại thôn Tân Tạo, phủ Tân Bình), nhưng cuối cùng Nguyễn Tri Phương cũng rút tàn quân về được Biên Hòa.

Sau khi Nguyễn Duy mất, triều đình truy tặng hàm Binh bộ Tả tham tri và được thờ tại đền Trung Nghĩa, đền Trung Hiếu cùng anh là Nguyễn Tri Phương và cháu là Phò mã Nguyễn Lâm.

Hay tin Nguyễn Duy hy sinh tại trận, danh sĩ cùng thời là Nguyễn Thông (1827-1884) đã làm thơ điếu ông như sau:

Phiên âm Hán-Việt:

Vãn Nguyễn Duy, Định Biên Tán lý

Tây phong phiêu đại thụ.

Nhất tịch ế viên môn.

Mãn địa mai hùng lược,

Tâm quân khấp cựu ân.

Đồ tích không y táng

Na tri hạo khí tồn.

Niên niên hư trủng thượng,

Di lão loại phương tôn.

Tạm dịch nghĩa:

Điếu ông Nguyễn Duy làm chức Tán lý Định Biên

Một đêm gió tây thổi mạnh,

Cây đại thụ ngã che cửa đồn.

Đất chôn vùi người anh hùng có mưu lược,

Ba quân than khóc vì nhớ ơn đức của ông xưa.

Luống tiếc chỉ nhận được dấu áo, thu hài cốt về mai táng,

Hay đâu chí khí lớn lao hãy còn.

Hàng năm trên chỗ mộ phần cũ,

Các bạn già sống sót rưới rượu lên mấy ngọn cỏ thơm.

(https://vi.wikipedia.org/)

11.31. Tôn Thất Hiệp

Tôn Thất Hiệp còn có tên là Tôn Thất Cáp (尊室鉿, 1814-1862), là một đại thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Tôn Thất Hiệp sinh ngày 1 tháng Chạp năm Giáp Tuất (1814) tại Phú Xuân. Ông là cháu nội của Lạng Giang Quận công Tôn Thất Hội, một công thần của chúa Nguyễn Phúc Ánh, và là cháu ngoại của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành.

Cha ông chưa tra được, chỉ biết mẹ ông bà Nguyễn Thị Viên.

Trước khi vào Gia Định, Tôn Thất Hiệp lần lượt trải các chức vụ:

Năm 1841: Thự lang trung bộ Lại.

Năm 1842: Thự án sát Khánh Hòa.

Năm 1845: Hữu thị lang bộ Hộ.

Năm 1848: Tuần phủ Ninh Bình.

Năm 1853: Tổng đốc An Tịnh.

Năm 1856: Hộ bộ thượng thư.

Sự nghiệp kháng Pháp

Thời điểm vào Nam

Tôn Thất Hiệp vào Nam Kỳ vào lúc nào, đang tồn tại hai ý kiến:

- Một là, ông đã có mặt trước ngày 17 tháng 2 năm 1859, là khoảng thời gian quân Pháp chuẩn bị tấn công thành Gia Định. Sách Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng) chép:

Gia Định thành thất thủ, Hộ đốc Võ Duy Ninh thắt cổ tự vẫn, Án sát Lê Từ cũng tự vận chết...Tôn Thất Hiệp rút quân qua Biên Hòa.

- Hai là, ông được cử vào ngay sau khi thành Gia Định thất thủ (ngày 17 tháng 2 năm 1859), như GS. Nguyễn Phan Quang đã viết:

Nghe tin Gia Định thất thủ, triều đình Huế vẫn chủ trương để đại quân phòng ngự Đà Nẵng, chỉ phái Thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp mang 1.500 quân vào đóng ở Biên Hòa.

Cách ứng phó

Sách Monographie de la province de Gia Đinh (Chuyên khảo về tỉnh Gia Định), không nói rõ thời điểm Tôn Thất Hiệp vào Nam Kỳ, tác giả chỉ cho biết sau khi thành Gia Định thất thủ, ông đã có mặt tại làng Chí Hòa, cách Sài Gòn, khoảng 5km. Lược kể:

Ở đó, Tôn Thất Hiệp cho xây đắp Đồn Tiền trên con đường đi Tây Ninh, và Đồn Hữu và Đồn Tả ở hai bên, cách nhau khoảng 400m. Công việc xây đắp này kéo dài trong hai tháng, trong khi quân Pháp kéo về đóng ở Sài Gòn, tướng Hiệp đã không làm gì để ngăn cản. Hai bên chỉ quan sát và thăm dò nhau.

Cuộc đụng độ đầu tiên xảy ra vào ngày 10 tháng 4 năm 1859 lúc 6 giờ sáng tại Phú Thọ. Quân Việt xuất phát từ sáng sớm ở Đồn Tiền đi đến Chợ Lớn. Họ nghe tiếng quân kỵ mã nhưng không nhìn thấy được, vì sương mai và vì các bụi cỏ cao. Đến khi thấy khoảng 10 lính Pháp hiện ra, quân Việt liền nổ súng. Một lính kỵ mã bị trúng đạn, số lính còn lại bắn trả. Quân Việt rút chạy về Phú Thọ, sau khi chết hết 10 người, trong đó có trưởng toán tuần tiễu tên Thoại và một người làm chức cai tên Cốc. Cuộc giao chiến này kéo dài chưa được 30 phút...

Sau trận đó đến hết năm, không có cuộc giao tranh nào khác. Tướng Tôn Thất Hiệp nhận thêm quân tiếp viện, nhưng cũng chỉ để củng cố đồn lũy, đề phòng các cuộc tấn công sắp tới. Nhưng quân Pháp trong thời gian này không có khả năng tấn công. Phó đô đốc Rigault de Genouilly bị bệnh phải trở về Pháp vào ngày 1 tháng 11 năm 1859, nhường quyền chỉ huy lại cho Đề đốc Page. Ông này cũng bị gọi sang Trung Hoa với một số quân, nên quyền chỉ huy giao lại cho thiếu tá Daries với khoảng 700 binh sĩ...

Mãi đến những ngày đầu tháng 4 năm 1860, quân Việt ở Chí Hòa được mật báo sẽ xảy ra một cuộc tấn công của Pháp. Mấy ngày sau, vào sáng ngày 16 tháng 4 đại pháo của quân Pháp bắn về phía Đồn Cây Mai và Đồn Hữu. Quân Việt bắn trả, nhưng một lúc sau khẩu đại pháo duy nhất bảo vệ đồn bị bắn hạ và quân Pháp tấn công vào đồn. Quân Việt chống trả mãnh liệt, nhưng sau khi viên chỉ huy là Trần Tương Tư bị trúng một phát đạn vào đầu, thì quân Việt mới tháo chạy hết về Đồn Tiền. Trận này, quân Việt chết khoảng 50 người và bị quân Pháp chiếm lấy đồn.

Thừa thắng, quân Pháp muốn chiếm ngay Đồn Tiền, nhưng đồn này được phòng thủ khá vững chắc. Một hố rộng bao quanh thành, các vật dẫn hỏa, những cây gỗ lởm chởm nhiều mũi nhọn chất đầy trên mặt đồn, sẵn sàng rơi xuống đầu đối phương khi họ leo lên tấn công.

Tính cả số quân ở Đồn Hữu chạy sang, thì Đồn Tiền có khoảng 1.500 người. Lúc 8 giờ (tài liệu không ghi ngày tháng), quân Pháp tấn công dưới làn đạn pháo và các chướng ngại vật của Đồn Tiền và Đồn Tả. Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt, làm thiệt hại mỗi bên khoảng 20 người, quân Pháp rút về Đồn Hữu.

Đến 3 giờ chiều, họ trở lại Đồn Cây Mai. Dưới thành Đồn Tiền có 6 xác thủy quân Pháp bị giết ở những lỗ châu mai khi họ tìm cách đột nhập vào đồn. Quân Việt cho mang xác bỏ vào một đảo nhỏ tên Mật Cật ở bên cạnh.

Cùng ngày tướng Tôn Thất Hiệp cho quân thông báo về Huế tin chiến thắng. Triều đình gởi tiền bạc vào để khen thưởng quân sĩ...

Thất bại

Nhưng chỉ ít lâu sau, vào tháng 6 năm 1860, Tôn Thất Hiệp bị thất trận ở Miếu Hội đồng (thôn Tân Triêm, huyện Bình Dương) và ở đồn Kiểng Phước (Chợ Lớn) khi ông chỉ huy quân đánh chiếm lại, nên bị giáng chức và mất quyền chỉ huy....

Tương tự, sách Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng) chép:

Lúc này, quân Việt rút về Cây Mai, Kiểng Phước, dưới quyền chỉ huy của Tôn Thất Hiệp và Phạm Thế Hiển. Triều đình thấy chiến sự Nam Kỳ có vẻ nghiêm trọng, liền cử Nguyễn Tri Phương vào Nam với chức kinh lược đại thần để điều khiển mọi việc. Tới nơi, ông thấy Cây Mai và Kiểng Phước vừa thất thủ liền truyền lịnh bắt đóng gông hai tướng bại trận.

Sau khi thất trận Chí Hòa, ông bị án trảm giam hậu. Năm 1862, ông được phục chức Thị lang bộ Binh, để vào Nam Kỳ tiếp tục kháng Pháp. Nhưng đến Bình Thuận thì ông lâm bệnh rồi mất vào tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1862) lúc 52 tuổi.

Nhận xét

Trích ý kiến của:

- GS. Nguyễn Phan Quang:

Theo như nhận định của các nhà nghiên cứu, "một cuộc giải phóng đất nước đã mở ra". Nhưng tướng nhà Nguyễn chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Hiệp lại chủ trương “án binh bất động” để "làm nản lòng địch". Do vậy, thời cơ đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi bị bỏ qua.

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu:

Hèn lâu, số quân Pháp ở Sài Gòn không quá 300 tên, trong lúc số quân mà Tôn Thất Hiệp cầm trong tay nhiều hơn gấp hai chục lần, chưa kể dân dũng trong tỉnh Gia Định và các tỉnh khác kéo đến tiếp ứng. Vậy mà Tôn Thất Hiệp chỉ lo bao vây không chịu quyết liệt tấn công... (https://vi.wikipedia.org/)

Thượng thư Tôn Thất Hiệp. Theo https://nghiencuulichsu.com/2017/09/12: ngày 3 tháng 2 năm Kỷ vị (tức 7-3-1859), thay mặt triều đình, ông soạn lời hịch kêu gọi sĩ phu Nam Kỳ nổi dậy đánh Pháp . Nội dung tạm dịch như sau: Lời kêu gọi của Thống đốc Quân vụ đại thần sau khi thất thủ thành Sài Gòn:

“Lũ giặc Tây đã kéo đến gây rối ở thành Gia Định, làm nghịch lại những luật lệ về nhập nội ở xứ này. Như loài hổ dữ, chúng đã tàn phá thành phố và đã thuê người đến khuân kho tàng của chúng ta đi. Bọn cướp này trước đã bị đuổi khỏi Quảng Châu (Trung Hoa) và sau lại bị thất trận ở Đà Nẵng, đã kéo vào đây như đàn chuột bị mắc bẩy đi tìm chỗ nương thân.Chúng vào đây bằng hơn 10 chiếc tàu và trên 2000 quân.

Tất cả các quan lại phải hội quân để diệt giặc. Bằng tất cả cái gì mình có, mọi người phải cố gắng cầm lây và giết bọn chúng càng nhiều càng tốt. Ai bắt được hay giết được một tên giặc sẽ được thưởng 10 đồng bạc và được lấy những đồ đạc mà tên ấy mang theo…”

Đêm 3 tháng 7 năm 1860, quân Việt tiến công vị trí địch ở chùa Hiển Trung, quân ta đã vào chiếm được công sự địch, chẳng may viên chỉ huy là Dương Bình Tân bị trúng đạn chết, nên phải rút lui. Thừa thắng, quân Pháp muốn chiếm ngay đồn Tiền, nhưng đồn này được phòng thủ khá vững chắc chắn, hơn nữa do quân Việt chống trả kịch liệt nên chúng không thể làm gì được.

Lúc 8 giờ (tài liệu không ghi ngày tháng), quân Pháp tổ chức  tấn công đồn dưới làn đạn pháo và các chướng ngại vật của đồn Tiền và đồn Tả. Sau hai giờ chiến đấu quyết liệt, quân Pháp phải rút về đồn Hữu. Đến 3 giờ chiều, họ trở lại đồn Cây Mai. Dưới thành đồn Tiền có 6 xác thủy quân Pháp bị giết ở những lỗ châu mai khi họ tìm cách đột nhập vào đồn. Quân Việt cho mang xác bỏ vào một đảo nhỏ tên Mật Cật ở bên cạnh. Cùng ngày tướng Tôn Thất Hiệp cho quân thông báo về Huế tin chiến thắng. Triều đình gởi tiền bạc vào để khen thưởng quân sĩ…(BAVH, sđd, tr 195).

Sách Lịch sử quân sự Đông Dương do người Pháp ghi chép viết: “Phòng tuyến của ta (Pháp) không được liên tục mà bị cắt khúc. Địch (quân Việt Nam) hoạt động từng toán nhỏ, luồn qua bụi rậm mà đi vào. Hễ gặp quân ta thì họ tiến công, thành ra lúc nào cũng có báo động. Ban đêm quân Việt Nam vào tận trung tâm Sài Gòn để đánh phá. Họ có treo giải thưởng cho bất kỳ ai lấy được đầu người Pháp. Đại úy lính thủy đánh bộ là Barbé đi ngựa tuần tra bị đâm chết và cắt đầu ở gần chùa Hiển Trung.” (Địa chí…sđd, tr 251).

Ngày 3 rạng sáng 4-7 năm 1860, tướng Tôn Thất Hiệp chỉ huy 2000 quân tấn công vào đồn giặc ở chùa Kiểng Phước, Quân Việt đồng loạt xông vào  tấn công và giết được tên giặc. Giao chiến suốt đêm, quân Pháp nao núng cầm cự cho đến sáng để chờ quân tiếp viện do viên trung tá Palanca dẫn quân tới. Quan ta chống cự không nổi phải rút lui. Sau trận này, Tôn Thất Hiệp bị bãi chức nhường quyền chỉ huy cho tướng Nguyễn Tri Phương

Ít lâu sau, tháng 11- 1861, được tin Pháp  chuẩn bị tấn công Biên Hòa, ông lại được cử làm Đổng nhung quân thứ Biên Hòa, được khai phục Binh Bộ thị lang lĩnh Tham tán, lĩnh 2 vệ quân ở Kinh thành, hợp với 2000 quân đã phái đi trước vào Biên Hòa cấp cứu, nhưng trên đường đi, ông lâm trọng bệnh và mất tại Phan Thiết, thi hài ông được chuyển về Huế an táng

11.32. Nguyễn Văn Tường

Nguyễn Văn Tường (chữ Hán: 阮文祥; 1824-1886), là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn. Ông xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Sau khi đậu cử nhân (1850), dự thi hội, đạt đủ phân số điểm để được bổ nhiệm, ông vào huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nhận chức huấn đạo (phụ trách việc dạy và học).

Năm 1853, huyện Thành Hóa, thuộc tỉnh Quảng Trị được thành lập. Ông được bổ làm tri huyện ở đó cho đến 9 năm sau. Thành Hóa là một nơi xung yếu, "hậu lộ của kinh đô", chỉ những người được tin cậy mới được giao trọng trách, nhất là trong thời điểm Pháp đã tấn công Đà Nẵng, Gia Định, kích động nội phản ở Bắc Kỳ, sứ bộ Phan Thanh Giản kí kết Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Tại đây, ông đã xây dựng được một căn cứ địa tốt cho Huế. Ông lại chứng tỏ là một người rất có tâm và tài trong việc đoàn kết người Thượng với người Kinh.

Năm 1862, ông vào kinh đô Huế giữ chức biện lí Bộ Binh, rồi vào Quảng Nam làm án sát.

Năm 1864, vì cần có vị quan giỏi để điều hành "điểm nóng” mâu thuẫn lương - giáo, ông được chuyển đổi làm phủ doãn kinh đô (tỉnh Thừa Thiên và đạo Quảng Trị). Năm 1866, vì cuộc khởi nghĩa Chày Vôi nổ ra trong phạm vi quản lí, ông bị cách chức.

Từ 1866 đến 1868, Nguyễn Văn Tường trở lại huyện Thành Hóa, với chức trách bang biện (tham mưu), tiếp tục xây dựng căn cứ địa Thành Hóa (Tân Sở về sau). Trong hai năm này, ông lại được cấp ấn quan phòng với quyền được trực tiếp tâu lên vua những việc thực thi cụ thể cùng những kiến nghị rộng lớn.

Cũng trong năm Đinh Mão 1867, mặc dù đang ở huyện Thành Hóa, ông vẫn được triều đình và vua Tự Đức điều động vào sứ bộ để vô Gia Định đàm phán với Pháp. Đặc biệt, năm sau, khi sứ bộ dự định đi Paris, ông có viết một bản tấu nổi tiếng, thể hiện tư tưởng "phòng thủ chủ chiến” (thủ để chiến), đồng thời phê phán "ảo tưởng hòa nghị” (tháng 3 âm lịch, Mậu Thìn 1868).

Thương thuyết với nhà Thanh (1868-1873)

Từ tháng 7 âm lịch, cũng năm Mậu Thìn (1868), Nguyễn Văn Tường với chức tán tương quân thứ, đứng vào hàng ngũ các quan tướng chỉ huy 3 đạo quân hùng hậu nhất của triều Nguyễn, tiến ra Bắc tiễu phỉ (nội phản, nhất là tàn quân Thái bình thiên quốc toan xưng hùng xưng bá ở biên giới Đại Nam, mặc dù triều đình đã hết sức phủ dụ). Suốt 5 năm trời, ông là một quan văn cầm gươm từng trải trận mạc trên vùng núi phía Bắc, đồng thời là một nhà ngoại giao trong nhiệm vụ thương thuyết, phối hợp tiễu phỉ với quân binh nhà Thanh. Đây cũng là thời đoạn các quân thứ Đại Nam thu phục được Lưu Vĩnh Phúc (chủ tướng quân Cờ Đen) để tiêu diệt quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và để chống Pháp.

Hòa ước Giáp Tuất (1874)

Việc tiễu phỉ ở phía Bắc không thể dứt điểm được, Pháp lại dùng thủ đoạn "buôn bán” vũ khí cho bọn phỉ để nuôi dưỡng chúng, nhằm làm tiêu hao sinh lực quân Đại Nam và ý chí của triều đình. Vì vậy, 1873, ông được điều động vào phái bộ, do Lê Tuấn làm chánh sứ, vô Gia Định thương lượng với thực dân Pháp. Cuộc đàm phán kéo dài, bởi triều đình và sứ bộ Đại Nam không chịu nhân nhượng Pháp, mặc dù tại Gia Định lúc ấy, không chỉ có Pháp mà còn có các đại diện của nhiều nước thực dân châu Âu. Tướng Pháp Dupré cử Francis Garnier ra quấy nhiễu Bắc Kỳ để làm sức ép. Thành Hà Nội cùng các thành tỉnh lân cận bị thất thủ. Nguyễn Tri Phương tử tiết. Tuy quân của Lưu Vĩnh Phúc chém được Francis Garnier, nhưng tình thế buộc triều đình phải nhân nhượng. Nguyễn Văn Tường ra Bắc Kỳ thu hồi xong bốn tỉnh, lại phải vào Gia Định để cùng Lê Tuấn, Nguyễn Tăng Doãn tiếp tục bàn định các điều khoản, cuối cùng phải đành chấp nhận Hòa ước Giáp Tuất (1874) và một thương ước khác.

Trọng thần tại triều đình (1874-1883)

Năm 1874, ông giữ chức Thượng thư Bộ Hình kiêm Thương bạc đại thần tại kinh đô Huế. Không lâu sau ông được bổ sung vào Viện cơ mật. Từ thời điểm này, Nguyễn Văn Tường là một trọng thần tại triều. Chức vụ ông giữ lâu nhất là Thượng thư Bộ Hộ, quản lí Thương bạc viện (cơ quan ngoại giao và ngoại thương). Ông còn là người có công cải cách thuế ruộng đất, để thống nhất Đàng TrongĐàng Ngoài về chiều sâu, thiên về tầng lớp nông dân nghèo.

Phụ chính đại thần (1883-1885)

Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, trong tình hình Bắc Kỳ đang bị thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Mặc dù Henri Rivière cũng bị giết chết trong một trận đánh do Hoàng Tá Viêm làm tổng chỉ huy, Lưu Vĩnh Phúc trực tiếp cầm quân, các tỉnh Bắc Kỳ vẫn chưa thu hồi được, kinh đô Huế lại đứng trước nguy cơ bị tấn công. Và thật sự Thuận An, cửa ngõ của kinh đô, đã bị thất thủ, không lâu sau ngày vua Tự Đức mất. Do đó, cùng với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường lần lượt lập rồi phế bỏ 2 vua Dục ĐứcHiệp Hòa (với lý do: một thân Pháp, "tả đạo"; một cấu kết với Pháp qua De Champeaux), nhằm mục đích đưa lên ngai vàng một vị vua yêu nước, quyết chiến với thực dân Pháp.

Bấy giờ, quân Thanh đã sang đất Bắc Kỳ để phối hợp đánh Pháp, theo những lần thương nghị giữa Nguyễn Văn Tường, đại diện triều đình Đại Nam, và Đường Đình Canh, đại diện triều đình Đại Thanh (Trung Hoa), từ năm 1881. Nhưng trong thực tế, quân binh nhà Thanh lại mưu mô quy phục Lưu Vĩnh Phúc nhằm mục đích cùng Pháp chia đôi Bắc Kỳ ("Bắc Kỳ mỏ” và "Bắc Kỳ gạo"), lấy sông Hồng làm ranh giới.

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thực hiện kế sách quân sự "tọa sơn quan song hổ đấu", thúc đẩy chiến tranh giữa Pháp và Hoa nổ ra, còn triều đình Huế đứng vào thế trung lập.

Nhưng triều đình nhà Thanh lại kí Hòa ước Thiên Tân với Pháp, cô lập hoàn toàn triều đình Huế. Triều đình Huế bị bắt buộc phải kí Hòa ước Giáp Thân (còn gọi là Hòa ước Patenôtre, 1884). Trong tình thế ấy, hai vị phụ chính đại thần vẫn cố gắng tiếp tục thúc đẩy chiến tranh Pháp - Hoa tiếp diễn, nhằm làm suy yếu lực lượng cả Pháp lẫn Hoa và tranh thủ thời gian để xây dựng cơ sở cho phong trào Cần Vương. Một loạt sơn phòng được củng cố, xây dựng, gồm cả "hậu lộ kinh đô", Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị). Đích thân Nguyễn Văn Tường chỉ đạo xây dựng "kinh đô kháng chiến” hoặc "kinh đô tị địa” này.

Vua Kiến Phúc lại không may mắc bệnh, băng hà. Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép khá kĩ lưỡng như sau:

“Vua không khỏe, tháng tư trước, ngọc thể vi hoà, đình thần đã xin vua tĩnh dưỡng, và chia nhau đi cầu đảo các linh từ; sau đó đã khỏe, nhưng chưa được bình phục như cũ; đến ngày mồng 7 tháng này, ngày kỷ mão, mới ngự điện Văn Minh, chịu lễ chầu mừng, ban thưởng lụa hoa cho các bầy tôi có sai bậc, rồi sau lại không được khỏe. Thái y tiến thuốc, không thấy công hiệu. Ngày mồng 10, nhâm ngọ, bệnh kịch; giờ ngọ hôm ấy vua mất ở chính điện Kiền Thành. Hoàng thái phi bèn vời bọn Tôn nhân phủ Miên Định, phụ chính phủ thân đại thần Hồng Hưu, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Hộ bộ thượng thư Phạm Thận Duật, truyền bảo hoàng đế di chúc rằng:

Hoàng đế đức mỏng, có em là Ưng Lịch có học có hạnh, hoàng đế có mất đi, truyền bảo tôn nhân phụ chính nên lấy Ưng Lịch vào nối ngôi lớn, để phụng tôn miếu; lại đại lễ tiên hoàng đế chưa xong, và lấy của dùng chưa sẵn, vậy hợp thành tang lễ châm chước làm được 4, 5 phần mà thôi, chớ cầu thể lệ

Ngày 12 tháng 6 âm lịch, năm Quý Mùi (1884), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cùng Tôn nhân phủ, đình thần lập vua Hàm Nghi lên ngôi.

Hai vị phụ chính cùng các thành viên nhóm chủ chiến (Trần Xuân SoạnTrương Văn Để...) đã có một vị minh quân để tiếp tục đương đầu với Pháp.

Chính phủ Pháp quyết thực hiện xâm lược toàn bộ Đại Nam. De Courcy được cử sang với mục đích hoàn tất việc chiếm trọn Bắc Kỳ và bắt đầu tấn công chiếm cứ kinh đô Huế. Câu nói của De Courcy, hầu như ai cũng biết, "cần phải giải quyết việc này ở Huế"; và ông ta đã vạch kế hoạch bắt sống hoặc tiêu diệt nhóm chủ chiến triều đình Huế, đứng đầu là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

Cuộc kinh đô quật khởi và bị thất thủ (05-7-1885)

Ngày 23 tháng 5 âm lịch, Ất Dậu (khuya ngày 4 tháng 7, bước sang ngày 5 tháng 7 năm 1885), tuy thi hành kế sách "không biết gì", nhưng thực sự ông cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công một cách bất ngờ vào Sứ quán Pháp bên kia sông Hương và doanh trại Pháp tại Mang Cá (Huế), nhưng thất bại. Thực chất đó chỉ là đòn đánh trước để giành thế thượng phong, mặc dù biết rằng De Courcy cố dùng kế khích tướng, ép buộc quân Đại Nam phải tấn công trước (Đại Nam tấn công trước thì không nước nào trách được việc Pháp vi phạm các hòa ước).

Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi và Tam cung (thái hoàng thái hậu Từ Dũ, Trung phi Vũ thị, Học phi Nguyễn thị) ra khỏi kinh thành; trong khi đó, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn vẫn cố kìm giữ sự tấn công của Pháp. Trần Xuân Soạn là vị tướng can trường, ông có nhiệm vụ rút quân cuối cùng.

Theo dự kiến mà nhóm chủ chiến đã vạch ra trong trường hợp kinh đô thất thủ (phương án 2), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lúc ấy liền quyết định đưa vua ra thành Quảng Trị, rồi sẽ đưa lên Tân Sở (tại huyện Thành Hóa, tức là Cam Lộ) để tránh đạn quân xâm lược Pháp, đồng thời phát Dụ Cần vương.

Trong lúc đó, một mặt được lệnh của bà Từ Dũ và vua Hàm Nghi, mặt khác là thực hiện phương án 2, ngăn cản Pháp truy kích xa giá, thực thi kế sách "kẻ ở người đi” (đàm và đánh), nên ông đã quay lại điều đình với Pháp. Nguyễn Văn Tường đã nhờ giám mục Caspar (có tên tiếng Việt là Lộc) của giáo đường Kim Long đưa sang Sứ quán để gặp tướng De Courcy (qua môi giới Caspar cũng là cách mà vào năm 1883, khi Thuận An thất thủ, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Trọng Hợp đã thực hiện trong việc "cầu hòa"). Sau khi De Courcy buộc Nguyễn Văn Tường ban bố một vài lệnh  "hòa hảo giữa hai nước Việt - Pháp", ông ta lại ra thời hạn cho Nguyễn Văn Tường: trong vòng hai tháng phải tìm cách để đưa vua Hàm Nghi và Tam cung về.

Nguyễn Văn Tường phái Phạm Hữu Dụng cầm sớ ra Quảng Trị, tâu xin rước vua về, nhưng Tôn Thất Thuyết cản sớ không cho vua biết. Tôn Thất Thuyết dặn Phạm Hữu Dụng: Nguyễn Văn Tường cố gắng thương thuyết với Pháp 2 điều là Pháp không được tiếp tục bức hiếp và phía ta cũng nên "đoàn kết” với Pháp. Nếu được như thế, mới có thể rước vua Hàm Nghi về lại kinh đô.

Nguyễn Văn Tường lại viết sớ vấn an Tam cung, và đệ trình về việc Tam cung tạm về Khiêm lăng (lăng Tự Đức) trong khi chờ vụ việc được giải quyết.

Về việc Tôn Thất Thuyết cản Phạm Hữu Dụng trực tiếp dâng sớ lên vua Hàm Nghi và cũng không cho vua biết: Đây có thể là một khía cạnh mâu thuẫn trong sách lược mà hai vị phụ chính đã bàn với nhau, và chắc hẳn đúng hơn là do tình huống mới nảy sinh, nên đó chỉ là một "động tác giả", để thực hiện thủ thuật "hai mặt", nhằm đối phó với Pháp. Nhưng ngay sau đó, bằng sự liên lạc mật, họ lại nhất trí vẫn duy trì kế sách "kẻ ở người đi". Từ Tân Sở, Dụ Cần vương chính thức và duy nhất được ban bố, cùng thời điểm vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết gửi về Huế một bản sắc dụ cho Nguyễn Văn Tường. Mật dụ của vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ Tân Sở gửi về Nguyễn Văn Tường, cùng một ngày phát Dụ Cần vương, 2 tháng 6 năm Ất Dậu (13 tháng 6 năm 1885):

“…Tôn Thất Thuyết còn giữ giá vua còn đóng ở Phòng Quảng Trị, đã kèm vua ra Lệnh dụ Thiên hạ cần vương, lại sẽ dụ bảo Nguyễn Văn Tường và yên ủi những người họ mạc ở trong kinh, đều một đạo, do đường dịch lộ chuyển chạy về kinh. (Khi ấy tự Phòng đến kinh ống trạm còn chuyển đệ được). Đó đều là việc từ mồng 7 tháng này trở về trước.

Ngày mồng 2 dụ Văn Tường, lược nói:

Y [De Courcy] thấy ta càng khuất, y càng ngày càng lấn, khiến Triều đình không còn mặt mũi nào, vạn bất đắc dĩ mà ta mới phải làm cái kế bỏ thành đi ra ngoài. Nay đại thần Tôn Thất Thuyết ở đây cùng ta, còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm, kẻ ở người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản. Trời đất thực cũng chứng giám. Ngươi nên khéo thể tấm thịnh tình của tiên hoàng đối với nước láng giềng rất có thủy chung và cùng y giảng rõ về lý thế, cân nhắc về lợi hại, hết lòng thoả hiệp, phàm những khoản gì bách thiết, chung nhau bàn đổi, cốt khiến cho hai nước như anh em, vinh nhục cùng quan hệ, vui lo cùng chung nhau mười phần chân thành, không còn dùng đến uy thuật. Lúc này ta mệnh cho hồi loan, trên để phụng dưỡng ba cung, dưới để yên lòng thần dân, khanh cùng với Tôn Thất Thuyết trung trinh chói lọi, muôn thuở cùng sáng, những phường nịnh tử gian phu, đều phải lặn hình giấu bóng. Nam triều ta há chẳng hân hạnh ư, nước Đại Pháp chắc cũng vui vẻ mà cùng giữ lấy cường thịnh vậy.

Nếu không như thế thì các miếu xã lăng tẩm và các vương công không kịp đi theo ấy thì hết thảy uỷ cho khanh. Ta duy có chọn đất lánh ở, sợ trời vui trời, rường cột cương thường, cả nước cùng thế, không đâu không phải là Triều đình và không phải là tôi con vậy. Trẫm quyết không cùng với họ tranh được thua vậy.

Tình thế ví lại không thôi, trẫm nguyện phái thêm cán viên, lấy đường đi khắp các nơi, nghiêm sắc cho Ninh Bình trở về phía Bắc, bao nhiêu quan tỉnh, phủ, huyện đều để ấn lại mà đi, người nào như có trung nghĩa tài lược không kể quan hay dân, đều cho được tiện nghi làm việc [nhân dân, sĩ phu khởi nghĩa], cốt không phụ tấm lòng tốt của triều đình dưỡng dục, tác thành, yên được bóng thiêng liêng ở trời của liệt thánh, và đáp phó được nguyện vọng [khởi nghĩa chống Pháp] tha thiết của thần dân trong nước. Khanh nên nghĩ cho kỹ nhé, có muốn nên tâu đối, thì gởi theo đường trạm chờ xét cũng chẳng hại gì”

Sau đó ít hôm, vào ngày 7 tháng 5 năm Ất Dậu (18 tháng 7 năm 1885), vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) lại từ Tân Sở gửi một mật dụ về Huế cho hoàng tộc:

Ngày mồng 7, dụ các người trong họ, đại lược nói:

Dụ Thọ Xuân vương, phụ chính Hoài Đức công và các bọn hoàng phiên, công chúa nghĩ coi: Nước Nam ta nhiều lần bị kẻ khác bức hiếp nhiều khoản, phàm có tai mắt khí huyết không ai là không uất ức buồn rầu, chẳng riêng người trong họ ta mà thôi. Trẫm vâng di mệnh của tiên quân, và các vương công phụ thần cùng suy tôn lên quyền giữ việc nước. Phàm có trăm điều đều duy kiến nghị, phải ấy thì theo. Trẫm tuổi trẻ, kiến thức chưa rộng, dám đâu chuyên trái việc gì, cho nên hễ khi tiếp được thư của nước Đại Pháp gửi đến khoản gì, nếu quá lăng nhục và yêu sách quá đáng, nhân tình không thể chịu được, mật nghe vương công và các phụ chính khuyên bảo, không đâu là không cưỡng tự đau đớn nín náu, chịu theo êm việc, vì muốn bảo toàn xã tắc, để họ mạc lâu dài hưởng tôn quý giàu sang vậy. Không ngờ sứ Pháp ngang ngược ngày thêm, không còn được chút quốc thể, cúi xuống đất, ngửa lên trời, xiết bao hổ thẹn, vạn bất đắc dĩ mà phải làm ra việc này; quay nhìn nơi lăng miếu và các bậc ý thân, thực không biết bao nhiêu là tưởng nhớ, chả biết trong tôn tộc từng có tin đến sự lo xuôi nghĩ ngược của ta không? Nay đã có phụ chính huân thần là Nguyễn khanh [Nguyễn Văn Tường] ở lại giảng nói, che chở nhiều việc, hơi được yên ổn; huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế, thực là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được. Trẫm cũng dụ cho đại thần ấy hết lòng bàn tính công việc, tâu chờ quyết định. Vương công đều là cốt nhục chí thân, đều nên thương ta khổ tâm, thể tất ta vô cùng. Phàm việc gì cùng với Nguyễn khanh châm chước thoả đáng, cốt không trái với cương thường của trời đất. Nên được nền bình trị lâu dài của quốc gia, ngõ hầu để được tiếng thơm muôn đời, thế là lành lắm, tốt lắm. Trời đất dài lâu, gặp nhau có hẹn. Nước nhà suy thịnh, gặp hội đổi thay, càng nên trân trọng di dưỡng, để yên tấm lòng xa của người tuổi trẻ. Còn ta sẽ uỷ cho Nguyễn khanh sẽ vì ý thân điều đình cho thoả đáng, vụ được như thường. Phàm người họ ta, cần tin lời ta nhé, thế thì ta mới yên lòng”

Trong hai tháng đó, Nguyễn Văn Tường hoàn toàn bị Pháp quản thúc ngay tại Sở Thương bạc, do một trung đội lính viễn chinh thuộc Pháp canh giữ, sĩ quan Schmitz chỉ huy. Tất cả mọi sắc dụ kí tên thái hoàng thái hậu Từ Dũ đều do Miên Định (chú ruột vua Tự Đức, hiện giữ chức nhiếp chính giám quốc) bàn bạc, thông qua và Nguyễn Nhược Thị Bích (tác giả Hạnh Thục ca) chấp bút.

Tuy ở trong thế bị quản thúc nghiêm ngặt, Nguyễn Văn Tường vẫn đấu tranh hết sức gay gắt với nhóm người "đón gió xoay buồm", trực diện là với Nguyễn Hữu Độ (người đã có ý theo Pháp từ 1873 - theo ghi chép đã xuất bản của Jean Dupuis và theo Đại Nam thực lục chính biên), trong việc phong chức hàm cho ông ta với quyền hạn "phó vương” tại Bắc Kỳ, thành lập Nha Kinh lược tại đấy, mà thực chất là mất hẳn Bắc Kỳ vào tay Pháp và các cố đạo như Puginier.

Trong khi đó, phong trào "Cần vương, bình Tây, sát tả đạo” đã bùng nổ ra khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh tả kì (phía trái cửa ngõ vào kinh đô, tức là phía Nam). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường đã lãnh nhiệm vụ chỉ đạo tổng quát ở miền đất ấy, trong khi Tôn Thất Thuyết phụ trách các tỉnh hữu kì (phía Bắc).

Lưu đày và mất ở nơi biệt xứ (1885-1886)

Hết hạn hai tháng, đúng vào ngày 27 tháng 7 Ất Dậu (5 tháng 9 năm 1885), Pháp ra lệnh bắt Nguyễn Văn Tường. De Courcy chỉ thị De Champeaux công khai cáo thị khắp nước. Quốc sử quán ghi nhận như sau:

Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định.

Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [nước Pháp] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn [vốn] lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp] cho hai tháng [nhằm để] lo liệu việc nước cùng Bắc Kỳ cùng được lặng yên vô sự; [kì thực] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh tả kỳ về phía Nam, có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ưng [nên; phải] kết tội lưu.

Hôm ấy chở Văn Tường đến cửa biển Thuận An; buổi chiều Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về đến cửa biển ấy.

(Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính [Tôn Thất Đính] đem về nước ấy [thuộc địa Tahiti]; Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tàu, buông xác xuống biển)

Không những người Pháp ở Gia Định đổ một loại hóa chất gây cháy bỏng vào miệng Nguyễn Văn Tường, khi tra tấn (để khỏi la hét, gào rú), De Courcy còn đánh điện tín cho Caffort, chúa đảo Côn Đảo: "Tầm quan trọng của những tù nhân chính trị này đòi hỏi họ phải được giám sát nghiêm ngặt với bất cứ giá nào"; trong đó, Nguyễn Văn Tường là "kẻ thù nguy hiểm nhất” đối với Pháp.

Khi ông và hai người bạn tù của ông đã bị giam giữ tại Côn Đảo, chính phủ Pháp lại chuẩn bị lưu đày họ tận Tahiti; bấy giờ, triều Đồng Khánh, dưới sự chỉ đạo của De Courcy, đã "xử án vắng mặt” nhóm chủ chiến triều đình Huế, với nội dung chính là hành trạng của họ từ ngày 5 tháng 7 đến 5 tháng 9 năm 1885. Bản án chung thẩm ấy được xét xử, công bố vào tháng 8 âm lịch Ất Dậu (tháng 9 năm 1885):

Tôn nhân phủ và đình thần dâng sớ tâu bày tội trạng của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, xin tước hết quan tước và tịch thu gia sản; tham tri Trương Văn Đễ đã quá cố, và chưởng vệ Trần Xuân Soạn, đều là bè đảng làm loạn, cũng tước cả quan chức. Trong bọn ấy, thì Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, xin do quan địa phương xét bắt bằng được và chém ngay, để tỏ rõ hiến pháp trong nước. Vua nghe theo.

Khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 7 năm 1886, tại Papeete, một làng trên quần đảo thuộc địa Tahiti của Pháp, Nguyễn Văn Tường mất vì bệnh ung thư cổ họng. Sau một vài tháng quàn giữ, di thể ông được Tôn Thất Đính đưa về Đại Nam

Một số văn bản tài liệu

Lúc sinh thời, ông nổi tiếng là người sắc sảo, cả quyết và mưu trí. Trong khi làm quan, ông đã dâng lên vua nhiều tấu sớ. Hầu hết các tài liệu này đã được vua Tự Đức đích thân phê duyệt, và được các quan lưu giữ tại các nha môn, bộ, viện và tại Quốc sử quán. Số di cảo này đã được Nhóm Tư liệu Hán - Nôm lịch sử cận đại Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm giảng viên Đại học Sư phạm Huế sưu tầm, dịch thuật.

< >Nam Kỳ tấu nghị (chưa xuất bản toàn bộ, chỉ mới ấn hành từng phần)Bắc Kỳ tấu nghị (chưa xuất bản, chỉ mới ấn hành từng phần)Thương bạc viện phúc (chưa xuất bản, chỉ mới ấn hành từng phần)Văn thư thương thuyết Nhà Thanh viện binh tiễu phỉ.Thừa Thiên-Huế đã đưa ra đề nghị "Tặng bia cho các nhân vật lịch sử” để ghi nhận công lao của các nhân vật lịch sử tại Việt Nam, trong số đó có Nguyễn Văn Tường.

Theo thông tin từ trang web của tỉnh Quảng Trị:

“Kết quả nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường là một trong những thành tựu có ý nghĩa của giới sử học nước ta trong thời gian qua. Từ trong tăm tối của quá khứ bất minh, lịch sử Nguyễn Văn Tường đã được đưa ra ánh sáng, được khôi phục lại giá trị chân chính; giới sử học đã tẩy được vết nhơ trên tấm kính chân dung, hình ảnh Nguyễn Văn Tường từ đây được tỏa sáng và được hậu thế tôn vinh. Để ghi lại vắn tắt về một quá trình nghiên cứu lâu dài và khẳng định vai trò Nguyễn Văn Tường đối với lịch sử dân tộc, Hội KHLS Việt Nam - Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế kính tặng Bia Lịch sử Nguyễn Văn Tường cho quê hương và gia tộc”.  (http://vi.wikipedia.org/).

Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường. Theo http://www.vanchuongviet.org: Hai hậu duệ của Nguyễn Văn Tường là Nguyễn Thị Ngọc Oanh ở California, Hoa Kỳ (đời thứ 5) và Trần Nguyễn Từ Vân, con gái bà Oanh (đời thứ 6) đã khăn gói lên đường miệt mài tìm kiếm, lục lọi khắp các cơ sở lưu trữ hồ sơ ở Tahiti và Pháp để tìm kiếm những tư liệu mới mẻ về Nguyễn Văn Tường.

Tại Trung tâm lưu trữ hồ sơ Bộ Ngoại giao Paris, Pháp, Từ Vân đã tìm được một tư liệu nói đến việc Pháp bắt Nguyễn Văn Tường là do phát hiện một người bên ngoài đang cất giấu mật thư để chuyển đến cho Nguyễn Văn Tường: “Vào chiều thứ hai, sự tình cờ đã khiến một người đưa thư rơi vào tay chúng ta. Lục soát khắp nơi, người ta không tìm được gì trên người của hắn ta; khi tên này bị lột trần ra và khám xét kỹ lưỡng, người ta tìm thấy một tờ giấy nhỏ, sau khi mật thư được dịch tại chỗ, thì quyết định bắt giữ Tường được ban hành tức khắc” (trích từ Báo Pháp Avenir Militaire-Tương lai Quân đội, ngày 26-8-1885).

 Đặc biệt, cũng từ Trung tâm lưu trữ này, Từ Vân đã sao lục được một tư liệu khác nhắc đến một câu nói của Nguyễn Văn Tường mà người Pháp đã phải thốt lên là “câu nói nổi tiếng”: “Nếu họ thắng lợi, đúng là chính trị của họ đã đắc thắng” và câu: “Chúng ta lấy lại từ người Pháp bằng chính trị và mưu mô, những gì mà họ đã chiếm được của chúng ta bằng binh lực” (trích thư của Cơ Mật viện gửi Công sứ Huế Le Maire do Giám mục Puginier sao lại). Câu nói này cho thấy đường lối đấu tranh ngoại giao với Pháp của Nguyễn Văn Tường và chính vì đường lối này mà ông đã ở lại kinh đô Huế “hợp tác” với Pháp. Nguyễn Văn Tường vốn là một nhà ngoại giao giỏi, ông từng thương thuyết với nhà Thanh (Trung Hoa) bàn việc dẹp loạn ở vùng biên giới, thương thuyết với Pháp để Pháp chấp nhận trả lại các thành Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội cho triều đình Huế. Ông sống nhờ danh tiếng giỏi ngoại giao, ứng đối mà chết rồi vẫn hàm oan là vì ngoại giao, quả đúng là “sinh nghề tử nghiệp” vậy.

Những tư liệu mà mẹ con bà Oanh tìm kiếm đã được đánh giá rất cao tại hội thảo khoa học về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Huế (Đại học Huế) và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 2-7-2002.

Ngày 3-6-2007, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND xã Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng bia Nguyễn Văn Tường ngay trên chính quê hương của ông, giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã xúc động phát biểu: “Sự thật lịch sử đã sáng loà, xua tan mọi hiểu lầm. Nguyễn Văn Tường đã được chiêu tuyết. Trong việc chiêu tuyết cho Nguyễn Văn Tường phải kể tới đóng góp của bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh và con gái Trần Nguyễn Từ Vân”.  Còn nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã gọi mẹ con bà Oanh là “những nhà sử học bất đắc dĩ”.

Qua nghiên cứu tài liệu của các nhà sử học Việt Nam và sự dày công truy tìm, sưu tập chứng cứ của hậu duệ ông Nguyễn Văn Tường ở nước ngoài, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã đánh giá ông là một đại quan yêu nước dưới triều Nguyễn. Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng đã khẳng định “sự nghiệp yêu nước của Nguyễn Văn Tường là tấm gương ái quốc, cần được tôn vinh”.

Đền thờ Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường vừa được khánh thành tại thôn An cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phòng (Quảng Trị). Đến dự lễ có GS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử và Trung tâm nhân văn Thừa Thiên - Huế, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, lãnh đạo xã Triệu Phước cùng đông đảo bà con dân làng hậu duệ đời thứ 5, thứ 6 của Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường. (http://www.vusta.vn/)

11.33. Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ (chữ Hán: 阮長祚, 1830 ? - 1871), còn được gọi là Thầy Lân ; là một danh sĩ, kiến trúc sư và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Cha là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.

Những năm học tập

Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc.

Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử.

Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.

Cuối năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào Đà Nẵng tránh nạn "phân tháp” (sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung như trước).

Đầu năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (Hồng Kông) và một số nơi khác...

Làm phiên dịch cho quân Pháp

Đầu tháng 2 năm 1861, sau khi chiến tranh ở Ý và ở Trung Quốc kết thúc, Đô đốc Léonard Charner được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộng vùng chiếm đóng. Với quyết tâm này, Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩ Pháp đang lánh nạn ở Hồng Kông, trong số đó có Giám mục Gauthier, về Sài Gòn cộng tác. Nhận lời, Giám mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ cùng về với mình. Sau đó, ông Tộ nhận làm "từ dịch” (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp.

Trong bài "Trần tình” (viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn công thành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác, nhưng ông một mực từ chối. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm...

Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa” nên xin thôi việc.

Hết lòng vì đất nước

Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trịkinh tếvăn hóakhoa học kỹ thuật...; đến đầu tháng 5 năm 1863, thì ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế cấp luận", "Giáo môn luận” và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận".

Nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định:

Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864, ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện thất lạc) để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao.

Trong thời gian phái bộ Phan Thanh Giản ở Pháp về Sài Gòn chờ tàu để đi Huế (từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 1864), ông đã đến tiếp xúc với các chánh phó sứ để thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, ông viết "Lục lợi từ” (còn có tên "Dụ tài tế cấp bẩm từ", tháng 6 năm 1864) rồi gửi lên Triều đình, nhưng sau đó cũng không được phúc đáp.

Trong quãng thời gian đó, năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay.

Thành công ấy đã làm cho tiếng tăm Nguyễn Trường Tộ lan rộng. Khoảng năm 1864, ông được người Anh mời sang dự một hội nghị khoa học ở Anh, nhưng chưa đi thì đã bị thực dân Pháp ngăn trở, có lẽ vì họ không muốn ông liên lạc với người Anh.

Khoảng cuối năm 1864 cho đến đầu năm 1865, Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp ba bản điều trần cho đại thần Trần Tiễn Thành, và hai bản điều trần cho đại thần Phạm Phú Thứ, để nhờ đưa các vấn đề quan trọng lên vua và Triều đình. Hai văn bản gửi cho ông Thứ, vì chưa tìm thấy nên không rõ nội dung. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy” (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy” (tháng 2 năm 1865) và "Khai hoang từ” (tháng 2, 1866).

Sau đó, Nguyễn Trường Tộ được triệu ra Huế để giải quyết vụ tàu London. Về vụ việc này, sách Đại Nam thực lục kể đại ý như sau: "Trước đây, Hoàng Văn Xưởng đi Hương Cảng có đặt mua tàu London. Không ngờ bị Phô Na (chủ hãng tàu) lừa dối, tàu đã cũ nát, chưa đi tới nơi thì đã bị sóng gió làm hư hại. Sau khi sửa chữa ở Gia Định, họ đưa tàu đến cửa Thuận An (Huế) bắt phải mua. Nhưng sau khi đệ trình lên cách giải quyết, thì không được thi hành nên ông có lẽ chán nản, và xin về Nghệ An (ngày 10 tháng 4 năm 1866). Trong bức thư gửi Trần Tiễn Thành (viết từ Nghệ An đề ngày 15 tháng 6 năm 1866), thì tâm trạng của ông lúc bấy giờ khá u uất. Một phần vì ông nóng lòng việc canh tân đất nước, một phần vì thấy vua và một số quan lại bảo thủ hãy còn nghi kỵ mình...

Mặc dù vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không nản chí. Về tới Nghệ An, việc đầu tiên ông làm là viết thư cho Triều đình để báo tin về việc Giám mục Gauthier nhận lời đi Pháp để mua các thứ cần thiết về mở trường kỹ thuật ở Huế. Sau đó, ông được lệnh đi cùng Giám mục Gauthier ra Huế để chuẩn bị đi Pháp. Khi ấy là giữa tháng 8 năm 1866.

Trong khoảng 3 tháng ở quê nhà, ông giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Tá Viêm đào kênh Sắt ở Hưng Nguyên. Truyện "Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ” kể:

Năm Tự Đức 19, Bính Dần (1866), ngũ nguyệt (tháng 5), Bộ sai quan Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào Kênh Sắt...Người viết thư cậy ông Tộ đi khám xem hình đất, thế đất, chỉ lối cho mà đào... Kênh hoàn thành, ông Tộ có làm bài thơ mừng Kênh Sắt.

Ngày 17 tháng 8 năm 1866, Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier và Linh mục Nguyễn Điều tới Huế. Lần này, Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức tiếp kiến ở nhà Tả Vu trong Tử Cấm thành (Huế), được hỏi han nhiều điều, và được nhà vua nghe theo.

Ngày 15 tháng 9 năm đó, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ đi tàu của nhà vua vào Sài Gòn, và ở đó chờ tàu. Trong thời gian lưu lại, hai ông đã có những cuộc tiếp xúc với Đô đốc Lagrandière và Lãnh sự Tây Ban Nha để nắm tình hình theo yêu cầu của Triều đình. Sau đó, Nguyễn Trường Tộ đã có sáu bản báo cáo gởi về Huế. Qua các văn bản này, ông trình bày cho Triều đình thấy là có một khác nhau giữa ý đồ của Pháp soái (tức Đô đốc Lagrandière) ở Sài Gòn và chính sách của chính phủ ở Pháp. Pháp soái thì muốn bằng mọi cách thôn tính hoàn toàn sáu tỉnh Nam Kỳ và áp đặt trên phần đất còn lại của Việt Nam một hiệp ước bảo hộ; trong khi ấy ở chính quốc, thì có nhiều dư luận chống đối các cuộc phiêu lưu quân sự ở các vùng đất xa xôi....

Ngày 10 tháng 1 năm 1867, phái đoàn đáp tàu L’orne đi Pháp. Trong 8 tháng ở đây, họ đã mua sách vở, dụng cụ, máy móc...để lập trường học kỹ thuật ở Huế. Ngoài ra, Giám mục Gauthier cũng đã tới Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp để xin tài trợ cho các chương trình của mình; đồng thời tiếp xúc với một số thương gia và kỹ nghệ gia người Pháp. Ngày 25 tháng 11 năm 1867, phái đoàn trở về Việt Nam.

Theo Linh mục Trương Bá Cần (tác giả sách Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo), thì có lẽ Nguyễn Trường Tộ đã theo Giám mục Gauthier sang Rôma (Ý), rồi được vào chầu Giáo hoàng Piô IX nhân chuyến đi này.

Ngày 29 tháng 2 năm 1868, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ về tới Huế. Cùng theo về còn có hai Linh mục, một giáo dân (bác sĩ Hemaiz5) và một người thợ máy (tất cả đều là người Pháp, và đều do Giám mục Gauthier vận động được). Sau khi xem xét các thứ mua về cho trường học và các thứ mà Bộ Hàng hải Pháp gửi tặng, vua Tự Đức cho phép Giám mục Sohier được xây trường học kỹ thuật trên mảnh đất đã đề nghị (nằm giữa nhà thờ Kim Long và Tòa Giám mục Huế).... Theo tờ tấu của Viện Cơ mậtđề ngày 4 tháng 3 năm 1868, thì sau đó các thành viên trong đoàn đều được nhà vua ban thưởng tiền và lụa...

Đi Pháp về, trong thời gian từ cuối tháng 2 cho tới cuối tháng 4 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ đã gởi cho Triều đình, ít nhất là 9 văn bản. Ngoài văn bản đầu tiên (sau khi về tới Huế), còn nói về việc mở trường và phát triển đất nước, hầu hết các văn bản khác đều xoay chung quanh vấn đề sứ bộ đi Pháp. Bởi Triều đình vua Tự Đức lúc bấy giờ chỉ quan tâm tới việc làm sao lấy lại được 6 tỉnh Nam Kỳ đã mất vào tay Pháp. Sau những cuộc thương thuyết không thành công giữa Trần Tiễn Thành và Đô đốc Lagrandière tại Sài Gòn cuối tháng 1 năm 1868, vua Tự Đức nhất định cử một phái bộ sang Pháp để điều đình với chính phủ Pháp. Đối với vấn đề quan trọng này, quan điểm trước sau như một của Nguyễn Trường Tộ là phải tự lực tự cường để lấy lại phần đất đã mất, chứ không thể van xin nài nỉ. Tuy nhiên, ông vẫn sẵn sàng đi theo sứ bộ và đã có những kiến nghị rất cụ thể cho chuyến đi.

Khoảng giữa tháng 3 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ được cấp phát ngựa và chi phí về Nghệ An thăm mẹ già trước lúc lên đường sang Pháp. Tuy nhiên, sau khi trở lại Huế, ông đổi ý, kiến nghị với Triều đình là không nên sai sứ bộ sang Pháp điều đình mà chỉ nên gởi sứ bộ vào Sài Gòn thương thuyết.

Việc đi Pháp vì thế phải đình hoãn không thời hạn. Ngày 18 tháng 4 năm 1868Bộ Lễ lại cấp phép cho Nguyễn Trường Tộ trở về Nghệ An. Trước đó, ngày 7 tháng 4 năm 1868, Giám mục Gauthier cũng đã lên đường trở về Xã Đoài vì thấy việc mở trường kỹ thuật không được nói tới nữa.

Về lại Nghệ An, Nguyễn Trường Tộ bắt tay vào việc vận động dân vùng Xuân Mỹ (Nghệ An) thường xuyên bị úng lụt đến nơi ở mới, đồng thời xây cất Nhà Chung Xã Đoài. Trong những năm này, ông vẫn đều đặn gửi lên triều đình Huế các bản điều trần về thời sự.

Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.

Ngày 28 tháng 12 năm 1870, trong bản tấu của Viện Cơ mật dâng lên vua Tự Đức có đoạn:

..."Bọn thần tuân phụng xét duyệt các khoản mật trần của Nguyễn Trường Tộ thấy y cũng có lòng với ta và chính lúc này là lúc có thể thừa cơ hội được. Ý kiến của bọn thần cũng đồng với các lý lẽ của thần Trần Tiễn Thành tâu xin. Nhưng xét vì đây là việc quân quốc trọng sự cần phải bàn thảo kín đáo kỹ lưỡng mới bảo đảm không nguy hiểm trở ngại sau này. Nay bọn thần chưa giáp mặt y bàn tính mà đã nội giao cho y qua các nước thám sát những việc cần phải làm, lỡ ra có chỗ nào chưa được chu đáo, sợ sẽ sinh trở ngại. Vậy xin cho Bộ Lễ lấy lý do phái đem người qua Tây học tập, khẩn tư cho tỉnh thần Nghệ An lập tức cấp ngựa, sức y lên kinh ngay để bọn thần ở Viện Cơ mật và Tòa Thương Bạc đối diện hỏi bọn y xem suy tính cơ nghi như thế nào cho được chu thỏa. Bọn thần sẽ suy nghĩ chín chắn đôi ba lần và phúc tâu đầy đủ. Vậy dám xin có lời tâu bày, đợi chỉ tuân hành."

Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện...

Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An).

Qua đời

Giữa năm ấy, ông về lại Xã Đoài, và đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới 41 tuổi.

Con ông là Nguyễn Trường Cửu, trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ chỉ nói ngắn gọn rằng: "Qua năm sau, Tự Đức 24 (1871), ngày 10 tháng 10, ông Tộ làm câu thơ rằng: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận / Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm) đoạn thì qua đời. Thọ 41 tuổi".

Nhiều chứng cứ cho thấy ông mất vì bệnh xuất huyết bao tử. Riêng Giám mục Gauthier cho rằng ông bị đầu độc. Trong một thư đề ngày 1 tháng 11 năm 1871, vị Giám mục này viết: "Người Giáo hữu Việt Nam mà tôi đem theo năm 1867 và người ta gọi là Kiến trúc sư (...) đã là nạn nhân của một âm mưu đầu độc".

Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ban đầu, phần mộ ông chỉ là một nấm mộ đất thấp, tại một bãi đá mài bên sông của làng Bùi Chu. Sau được cải táng về phía tây, trên một gò đất cao giữa khu đất bằng phẳng, gần đường chính, cách vị trí mộ cũ khoảng 300 m. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc Nguyễn Lân đã đứng ra tổ chức, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp công của để xây dựng lăng mộ cho Nguyễn Trường Tộ. Bản thân giáo sư Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133 đồng  cho linh mục địa phận Xã Đoài là Laygue để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ. Trong đó bao gồm 110 đồng là tiền bán 900 quyển “Nguyễn Trường Tộ” của ông, còn 23 đồng là tiền của những người bạn của giáo sư đóng góp vào. Nhờ đó ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ được xây lại bằng đá cẩm thạch Thanh Hóa cùng với những họa tiết tương đối hoàn chỉnh. Ngày 21 tháng 1 năm 1992, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Năm 1996 huyện Hưng Nguyên đã đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích với diện tích 1062m², gồm 2 phần: phần mộ và phần vườn mộ, xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, bên trong trồng hoa và cây cảnh, trở thành khu lăng mộ hoàn chỉnh.

Vợ, con

Không biết chắc Nguyễn Trường Tộ đã lập gia đình lúc nào. Có thể là trong khoảng thời gian ông trở về Nghệ An, sau khi các dự án canh tân của ông gởi vua Tự Đức bị chống đối nên bị bỏ dở (sau tháng 4 năm 1868). Con ông gồm một trai, một gái. Người con gái lấy chồng ở một làng kế cận. Người con trai là Nguyễn Trường Cửu (ông mất khi Trường Cửu mới được 18 tháng), có tư chất thông minh, được học hành, thường được gọi là "Đồ Cửu". Ông Cửu mất vào khoảng năm 1942, và đã để lại tác phẩm Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ.

Tác phẩm

Kể từ khi về nước (khoảng 1861) cho đến năm cuối đời (1871), Nguyễn Trường Tộ đã đều đặn gửi lên vua Tự Đức và triều đình Huế các bản điều trần và phúc trình về thời sự. Đáng chú ý có:

< >Hòa từ (Bàn về hòa) gửi tướng Nguyễn Bá Nghi (1861)Tế cấp luận (Bàn về những việc khẩn cấp, tháng 3 - 4 năm 1863, hiện chưa tìm thấy)Giáo môn luận (Bàn về việc tự do tôn giáo, 26 tháng 3 năm 1863)Thiên hạ phân họp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ). Đây là bài "Hòa từ” được sửa chữa lại (1863)Điều trần (7 tháng 5 năm 1863)Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864)Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865)Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866)Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây [Nam Kỳ] (1866)Báo cáo về việc gặp viên Lãnh sự Tây Ban Nha (1866)Kế ly gián giữa Anh và Pháp (1866)Điều trần về hội nước ngoài (1866)Phúc trình về việc ký hợp đồng với các hội nước ngoài (gửi về khi sang Pháp năm 1867)Về tám điều cần bàn gấp (gửi về khi sang Pháp năm 1867)Điều trần về việc tiễu trần giặc biển (tháng 8 năm 1868)Điều trần về việc tái tu võ bị (1869)Kế hoạch nội công ngoại kích thu hồi sáu tỉnh Nam Kỳ (tháng 11 năm 1870)Bổ sung kế hoạch sai sứ đi Tây và đánh úp Gia Định (tháng 11 năm 1870)Bàn về việc cho Pháp thông thương để đổi lại sáu tỉnh (tháng 2 năm 1871)Kế hoạch thương nghị với Pháp và vận động sự giúp đỡ của các nước khác (tháng 2 năm 1871)Kế hoạch vay tiền để dùng vào việc binh (tháng 2 năm 1871)Về việc gửi học sinh sang Singapore học sinh ngữ (tháng 2 năm 1871)Về việc nhờ Giám mục Hòa giúp lấy lại 6 tỉnh (tháng 3 năm 1871)Tu võ bị (bàn về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng, tháng 5 năm 1871)Về việc cần canh tân, quảng giao để giữ nước (tháng 8 năm 1871)Về việc nông chính (tháng 8 năm 1871), v.v...Trung Hoa. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính...

Về ngoại giao:

Ông chủ trương quan hệ mềm mỏng với Pháp, và không chỉ có Pháp mà còn phải đặt ngoại giao với nhiều nước khác như AnhTây Ban Nha... Phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được các thông dịch viên giỏi công việc và tiếng nước ngoài...

Về võ bị:

Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...

Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo[34], bảo tồn di tích lịch sử, v.v...Tuy nhiên, phần lớn những đề nghị của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo do tầm nhìn hạn hẹp của họ và hạn chế của thời đại [35].

Nhận xét về Nguyễn Trường Tộ

Giám mục Gauthier:

"Tên Trường Tộ trước là linh mục. Từ khi thuyền Tây đến Gia Định thì phần nhiều kém đạo hạnh, lệch lạc ra ngoài phạm vi đạo trưởng, năng lui tới Tây soái tìm vui.”

Vũ Ngự Chiêu, Tiến sĩ sử học:

"...Cuộc đời Nguyễn Trường Tộ phần lớn gồm những mẩu truyền kể khó kiểm chứng... Điều có thể kiểm chứng là Nguyễn Trường Tộ từng theo hầu Giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu), người cai quản giáo phận Xã Đoài (Nghệ An). Chi tiết thứ hai là Nguyễn Trường Tộ đã theo Gauthier lưu lạc qua Hong Kong, rồi trở lại Sài-gòn năm 1861 trên hạm đội của Charner.”

Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, thì:

Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã nói lên rất rõ tấm lòng yêu nước thiết tha của ông. Ông tin tưởng vào triển vọng canh tân của Nhật Bản, đặt hết hy vọng vào thế hệ trẻ được đào tạo bằng thực nghiệp có thể làm mạnh thế nước... Tuy chưa có ý thức thay thế thể chế phong kiến bằng một thể chế dân chủ, bởi tình thế đất nước chưa có phép làm điều đó, nhưng tư tưởng của ông đã tiến rất gần các nhà tư tưởng tiến hóa luận của phương Tây. Có thể nói, ông đã gợi ra cho người lãnh đạo đất nước những cách nghĩ, cách nhìn cởi mở và táo bạo mà hàng thế kỷ về sau vẫn đáng để suy gẫm. Tóm lại, ông quả là một con người có trí thông minh, nhìn xa thấy rộng, có khả năng ứng dụng vào thực tế vốn liếng tri thức uyên bác cũng như những điều mình sở đắc. Tiếc thay, ông lại "sinh không gặp thời", do đó ông đã không thực sự đóng một vai trò nào trong lịch sử, ngoài vai trò "làm chứng về tấm lòng của một con người, về vận hội của một đất nước".

Về đóng góp cho văn học Việt, ông đã để lại một lối văn mang phong cách "chính luận - trữ tình": vừa phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắt bén, khúc chiết trong phân tích (chịu ảnh hưởng khá rõ tư duy lôgic phương Tây); nhưng cũng vừa thấm đẫm cảm hứng trữ tình của tác giả (vì ông phơi trải hết lòng mình), nên có sức thuyết rất mạnh. Ngoài ra, ông còn để lại một số di cảo thơ. Nhìn chung thơ ông mang phong cách trữ tình khoáng đạt, và có thể chia thành hai mảng: những bài "tức cảnh, sinh tình” và những bài "Ngôn chí, tự tình"...

Trích thêm ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng:

...Tôi không đi vào khía cạnh "đổi mới tư duy” mà ông kiên trì, tôi chỉ muốn nhấn mạnh những kiến nghị vì lợi ích của đất nước, mà với tư cách một tín đồ đạo Công giáo đang bị Triều đình ngược đãi, dân chúng nghi kỵ, ông không ngần ngại trình bày, hy vọng nhà vua đảo ngược thế cờ, chuyển nguy thành an, chuyển yếu thành mạnh, chuyển lạc hậu thành tiên tiến cho cả quốc gia, bấy giờ, đứng trước khả năng sụp đổ không phải khó thấy.

Nguyễn Trường Tộ là một trí thức - theo nghĩa gần với hiện đại. Phân tích kỹ các "điều trần", chúng ta dễ dàng phát hiện tính "không tưởng” ở một số chủ trương của Nguyễn Trường Tộ - Ông nóng vội và nhất là ông không biết cơ chế của triều Tự Đức không bao giờ cho phép suy nghĩ của ông trở thành hiện thực bởi chúng đụng đến bức tường lạc hậu kinh khủng về học vấn, về khoa học, sự mụ mẫm trong đầu các quan lại cao cấp, kể cả đấng chí tôn - nhưng ông vẫn không mệt mỏi. Tấm lòng yêu nước thúc đẩy ông. Ta quý Nguyễn Trường Tộ ở chỗ đó....

Và của GS. Nguyễn Hữu Tá:

...Ở tuổi 30, Nguyễn Trường Tộ đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Với tiềm lực chất xám rất quý như thế, nếu ông được tin dùng, được tạo điều kiện để hoạt động, tình thế có thể sẽ rất khác. Bi kịch của Nguyễn Trường Tộ, ngẫm ra là một nghịch lý khó tin nhưng có thật. Yêu nước nhưng không được giúp nước vượt qua đại họa ngoại xâm; thực sự có tài năng xuất chúng nhưng vấp phải vật cản quá lớn - sự trì trệ bảo thủ, dị ứng với chủ trương duy tân, tự cường của triều đình Tự Đức và sự nghi ngờ dai dẳng của họ với những người tin theo Công giáo.

Bi kịch lớn lao ấy bình thường ra có thể nhấn sâu những con người nặng lòng với đất nước vào tình trạng trầm cảm, u uất, bế tắc. Nhưng với Nguyễn Trường Tộ thì không. Ông đã bộc lộ một phẩm chất đáng tôn trọng: sự kiên trì nhẫn nại - nhẫn nại đến mức phi thường. Trong vòng 10 năm (1861 - 1871), Nguyễn Trường Tộ liên tục gửi đến vua Tự Đức và triều đình Huế rất nhiều bản điều trần. Riêng Linh mục Trương Bá Cần đã tập hợp được 58 bản và công bố trong tập Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo. Gửi mà không có hồi âm, nhưng lại tiếp tục gửi nữa. Đề tài không lặp lại, nội dung hết sức phong phú đề cập đến hầu hết những vấn đề chiến lược ở tầm "quốc sách"…

Vinh danh

Vinh danh Nguyễn Tường Tộ, tên ông được đặt cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam.

Văn Nguyễn Trường Tộ

Giới thiệu hai đoạn văn, để hiểu phần nào lối văn nghị luận và tấm lòng yêu nước của ông.

- Trần tình (trích):

...Vì tôi là kẻ tự biết rõ mình, thấy mình một cách chính xác, bao nhiêu những việc thế tình nham hiểm, hoạn hải ba đào không việc gì không biết nên mới cam tâm chịu ba tội ấy (tức là tội thân phận hèn mọn dám nói việc cao xa, tội "ở trong vòng của quân địch mà lại ôm chí khác” và tội bị nghi kị mà vẫn hiến dâng ý kiến) chuốc lấy mối lo không phải phận sự của mình, ôm lấy những việc khó làm, chỉ đó mới có thể giữ được. Người xưa xét người không xét ở thành bại mà xét ở chỗ có hay không có tấm lòng. Có lòng mà gặp thời đắc dụng là điều may. Có lòng mà gặp thời không tốt, đến phải cô quạnh không chỗ nương thân lại còn mắc tội là điều rất không may. Nhưng nếu lấy điều khoan dung nhân hậu mà xét, thì nhìn vào lầm lỗi của một người có thể biết được lòng nhân hậu của người đó. Huống chi tôi nay như con cá voi ở giữa bể, trong gia đình không hệ luỵ vợ con, ngoài xã hội không lo bị cấm chế, thế mà biết nhớ về cố đô căm giận quân thù (…) việc đời được mất vinh nhục tôi đều xem như ngoại vật, chỉ cần bảo toàn lấy cái điều rất quý ở nơi mình là đủ rồi, nhưng thấy người có việc bất bình cũng phải tuốt gươm cứu giúp, mà bản tâm không mong người báo ơn. Chỉ khi nào không mong người báo đáp, người ta mới làm được những việc phi thường, khẳng khái. Tôi xin dâng mấy bài "Thiên hạ phân hợp đại thế luận", "Tế cấp luận", "Giáo môn luận"… để cho ngụm nước nơi vũng chân trâu nhờ sông ngòi có thể chảy thấu ra biển cả. Được thế thì nước đổ qua trăm dặm may ra có thể giúp ích được ít nhiều. Như thế, tôi dẫu chết vùi nơi nơi chốn mường mọi cũng tỏ được tấm lòng không quên nguồn gốc...

- Thiên hạ đại thế luận (trích):

... Hiện nay tình hình trong nước rối loạn...tiền của sức lực của dân đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi, trong Triều đình quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều; ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những kẻ hận đời ghét kẻ gian tà, những kẻ thất chí vong mạng, phần nhiều ẩn núp nơi thao dã, chính là lúc Thắng, Quảng sẽ thừa cơ nổi dậy. Thế mà sao đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớt, khiến cho dân bị cái hại "cháy nhà vạ lây". Thật đúng như câu nói: "đào ao đuổi cá", "nối giáo cho giặc". Cây cối trước hết tự nó hủ mục sau mới bị sâu đục; nước mình trước hết không biết tự giữ thể diện thì người ta mới khinh mình; dân loạn bên trong, rồi kẻ địch mới nhân đó mà vào. Như thế loạn không phải chỉ từ bên ngoài mà ở ngay trong nước vậy. Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, đóng thuế nạp tô, để mong được sống yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những thứ nuôi sống người đó để làm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa binh đao, nỡ tranh giành cái nhỏ mà bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn cành lá mà lại đem đẵn cả cội gốc. Cho nên mới nói: không sợ thế giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc. Lòng người đã rời rạc, đã muốn chóng mất, thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phải bỏ mà chạy, ai ở đó chịu chết mà giữ cho!.. (https://vi.wikipedia.org)

Nguyễn Trường Tộ - một nhà canh tân yêu nước. Nguyễn Trường Tộ bản tính là người đặc biệt thông minh, học một biết mười, “bác văn cường ký” , được ca ngợi là “Trạng Tộ”.  Ông lại có may mắn được tiếp nhận cả hai nguồn văn hóa Đông và Tây, cổ và kim. Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ thụ giáo các thầy trong vùng (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và có được một vốn Hán học chắc chắn. Do những mối quan hệ tốt đẹp tình cờ, ông được giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và các môn khoa học phổ thông cơ bản. Với Nguyễn Trường Tộ cũng như với trí thức Việt Nam thời đó là chìa khóa quan trọng và cần thiết. Trên cái nền tảng ban đầu ấy, Năm 20 tuổi, ông may mắn được sang Pháp, Italya, Hồng Kông học hỏi và tiếp xúc với những nền văn minh lớn, ông có điều kiện mở rộng kiến thức và văn hóa. Ông không chỉ sưu tầm, học hỏi qua sách vở mà còn quan tâm tìm hiểu tình hình chính trị xã hội phương Tây, đồng thời rất năng nổ xông xáo tham quan nhiều cơ sở công kỹ nghệ, gặp gỡ nhiều trí thức, kỹ thuật gia, học giả châu Âu. Vì thế ngay khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trong ông đã hình thành những tư tưởng cách tân muốn được đem giúp nước, giúp đồng bào. Nghĩ lại tình cảnh nước nhà, ông thấy thế giặc đang mạnh, thế nước thì yếu, triều đình lúng túng, tốt nhất là nên tìm kế sách hòa hoãn để tìm thời cơ. Tháng 5 năm 1863 ông đã soạn xong ba văn bản để gửi lên Triều đình Huế: bản thứ nhất là Tế cấp luận, bản thứ hai là Giáo môn luận, bản thứ ba là Thiên hạ phân hợp đại thế luận. Trong ba bản đó, bản Tế cấp luận là văn bản quan trọng nhất. Nội dung của bản này đề cập đến việc canh tân và phát triển đất nước.  Mục đích canh tân là để nước mạnh, để giữ nước. Đó là tư tưởng nhất quán của Nguyễn Trường Tộ. Ông đã bộc lộ một phẩm chất đáng tôn trọng: luôn kiên trì nhẫn nại - nhẫn nại đến mức phi thường theo đuổi những mục tiêu mà ông cho là đúng. Vì vậy, sau ba bản điều trần trên, liên tục trong vòng 10 năm (1861 - 1871), Nguyễn Trường Tộ gửi đến vua Tự Đức và triều đình Huế rất nhiều bản điều trần (58 bản). Nội dung các bản điều trần đề cập đủ mọi lĩnh vực. Tập trung vào các mặt chủ yếu của công cuộc trị vì, cai quản và phát triển đất nước (http://baotanglichsu.vn/, 26/07/2013)

11.34. Nguyễn Đăng Hành

Nguyễn Đăng Hành (? - 1862), là quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam

Sử nhà Nguyễn là Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13) không ghi nơi sinh của Nguyễn Đăng Hành, chỉ cho biết ông là cháu nội của Nguyễn Đăng Tuân (1772-1844, từng là thầy dạy vua Thiệu Trị), và là con của Nguyễn Đăng Giai (? - 1854, từng là Tổng đốc Ninh).

Vốn là người "ôn hòa văn nhã, thích đọc sách", năm Tự Đức thứ nhất (Mậu Thân1848), Nguyễn Đăng Hành thi đỗ Tiến sĩ. Buổi đầu, ông được bổ làm Biên tu ở Viện Tập hiền; sau thăng lên Thị độc, lãnh chức Án sát sứ tỉnh Quảng Ngãi.

Năm Tân Dậu (1861), thăng ông làm Hồng lô tự khanh, lãnh chức Bố chính sứ tỉnh Khánh Hòa. Đến năm sau (Nhâm Tuất1862), thì ông nhận lệnh đi theo quân thứ ở Nam Đạo. Lúc bấy giờ, ở nơi ấy "nhiều bọn giặc phỉ ở Bắc Ninh nhiễu động, thông (đồng) với giặc biển ở Quảng Yên", nên lại có chỉ cho Nguyễn Đăng Hành sung làm Bắc thứ Thường biện quân vụ...để đốc suất quân đi đánh dẹp.

Cũng theo quyển sử trên, thì sau đó ông "đánh được luôn 13 trận. Một hôm ở địa phương Đông Hồ, thuộc phủ Thuận Thành (Bắc Ninh), gặp giặc tiến đánh, vì không có quân viện trợ, bị giặc giết chết".

Thương tiếc, vua Tự Đức cho truy tặng ông hàm Bố chính sứ, lại hậu cấp cho người nhà, về sau lại được thờ trong đền Trung Nghĩa ở Huế. Ngoài ra, tiểu sử của ông còn được chép trong Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13), cùng với ông nội (Nguyễn Đăng Tuân) và cha (Nguyễn Đăng Giai).

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 13) không ghi rõ Nguyễn Đăng Hành bị phe nhóm nào giết chết. Tra trong Quốc triều sử toát yếu thì thấy có đoạn chép như sau:

"Nhâm Tuất (1862)...tháng 3 (âm lịch), có tên chánh tổng là Nguyễn Thạnh ở Bắc Ninh, tự xưng Nguyên soái, tôn tên giặc trốn là Huân làm Minh chúa. Lại thông với đảng giặc biển ở Quảng Yên (chỉ quân nổi dậy của Tạ Văn Phụng), tụ hội đến vài ngàn người, xâm phạm các phủ, huyện Lạng GiangYên Dũng, rồi tới vây thành tỉnh...

Có lẽ, trong khoảng thời gian đó, Nguyễn Đăng Hành đã bị lực lượng của Nguyễn Thạnh giết chết. (https://vi.wikipedia.org/)

11.35. Nguyễn Hữu Huân

Nguyễn Hữu Huân (chữ Hán 阮友勳, 1830-1875), được biết nhiều với danh hiệu Thủ Khoa Huân. Ông là một sĩ phu yêu nước, và là một lãnh tụ khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Nam Kỳ (Việt Nam) vào nửa cuối thế kỷ 19.

Nguyễn Hữu Huân là người làng Mỹ Tịnh An, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường; nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Thuở nhỏ ông thông minh và học giỏi. Tương truyền, năm Nhâm Tý (1852) dưới triều Tự Đức, ông dự thi Hương và đỗ đầu, nên được gọi là Thủ Khoa Huân. Sau đó, ông được bổ nhiệm và dần trải đến chức Giáo thụ phủ Kiến An

Khi quân Pháp xâm lược ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (trong đó có tỉnh Định Tường quê ông), cũng giống như nhiều nhà nho yêu nước khác, ông đã cầm vũ khí đứng lên chống Pháp vào tháng 5 năm 1859, và được cử giữ chức Phó quản đạo.

Năm 1861, ông cùng nghĩa quân hoạt động trên địa bàn từ Tân An đến Mỹ Tho. Khoảng tháng 6 năm 1862, Nguyễn Hữu Huân đem nghĩa quân gia nhập lực lượng Trương Định.

Ngày 5 tháng 2 năm 1863, quân Pháp tấn công vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công). Căn cứ thất thủ, Trương Định kéo quân về vùng Lý Nhơn (nay thuộc huyện Duyên Hảithành phố Hồ Chí Minh). Khi ấy, Nguyễn Hữu Huân về khởi nghĩa ở Bình Cách (Tân An), trực tiếp lãnh đạo lực lượng nghĩa quân ở Định Tường. Quân Pháp tấn công Bình Cách, Nguyễn Hữu Huân phải rút quân về Thuộc Nhiêu (nay thuộc Cai LậyTiền Giang),

Tháng 6 năm 1863, lúc ban đêm Pháp bất ngờ đem quân càn quét căn cứ Thuộc Nhiêu. Đến cuối năm đó, ông rút quân đến An Giang gặp Võ Duy Dương (còn gọi là Thiên Hộ Dương). Đầu năm sau (1864), ông cùng thủ lĩnh Dương chiêu mộ nghĩa binh để khởi nghĩa lần thứ hai.

Nguyễn Hữu Huân cho chuyển quân về vùng Thất SơnAn Giang tiếp tục chiến đấu. Bộ chỉ huy quân đội Pháp rất lo ngại nên gửi tối hậu thư, buộc Tổng đốc An Giang là Phan Khắc Thận phải giao nộp Thủ Khoa Huân cho họ làm tội, viện lẽ ông này không tuân theo Hòa ước Nhâm Tuất (1862).

Giáo sư Nguyễn Văn Hầu chép:

Sau khi Đô đốc Nam Kỳ là De la Grandière biết tin Thủ Khoa Huân lẩn trốn ở Thất Sơn, viên sĩ quan Pháp này buộc Tổng đốc An Giang phải bắt ông Huân, giao cho họ làm tội. Tổng đốc An Giang không thuận. Tức thời, Doudart de Lagrée được lệnh đem 500 quân cùng đại bác từ Oudong (Campuchia) xuống huy hiếp thành An Giang. Trước áp lực đó, Tổng đốc An Giang đành nhượng bộ .

Nghe tin ông bị bắt, vợ là Lê Thị Lộc đã đến An Giang để đưa đơn xin tha cho chồng nhưng không kịp. Bị giải đến Sài Gòn, mặc dù thực dân Pháp đem mọi thứ ra dụ hàng nhưng Thủ Khoa Huân vẫn kiên quyết chối từ. Cuối cùng, vào ngày 22 tháng 8 năm 1864, ông bị kết án 10 năm tù khổ sai và bị đày đi Cayenne, là một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ.

Sau 5 năm tù, ngày 4 tháng 2 năm 1869, Pháp cho lệnh ân xá và đưa ông về quản thúc tại nhà Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, đồng thời cử ông làm giáo thọ dạy bảo cho các "sinh đồ” ở Chợ Lớn với hy vọng lôi kéo ông về phía họ.

Lợi dụng điều kiện đi dạy học, Nguyễn Hữu Huân liên lạc với các sĩ phu yêu nước và hội kín Hoa kiều Trường Phát, nhờ mua vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa. Trong khi cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị khẩn trương, nhờ do thám nên Pháp bắt được thuyền chở vũ khí. Trước tình hình bất lợi đó, ông ra lệnh giải tán, bí mật trốn khỏi nhà Tổng đốc Phương tìm đường về lại Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa lần thứ ba (1872). Lần này dân chúng theo Nguyễn Hữu Huân rất đông, trong số đó có cả một số hương chức, hội tề, địa chủ... Địa bàn kháng chiến của ông kéo dài từ Mỹ Tho đến Mỹ Quý - Cai Lậy.

Cuối năm 1874, quân Pháp có Trần Bá LộcĐỗ Hữu Phương đánh vào căn cứ ở Bình Cách. Cản ngăn không nổi, nghĩa quân bỏ chạy. Nguyễn Hữu Huân thoát được về Chợ Gạo, đến khoảng tháng 3 năm sau, ông trở lại vùng Tân An để tập hợp lại lực lượng, thì bị bắt vì bị chỉ điểm.

Nhà cầm quyền Pháp (Tỉnh trưởng Mỹ Tho de Gailland: 1873 - 1875)) ra lệnh bắt giam Nguyễn Hữu Huân ở Mỹ Tho. Sau khi chiêu hàng không thành, họ kết án tử hình ông. Trước khi thụ hình, ông nhắn vợ con tế sống mình và gửi vải vào cho ông đề thơ và câu liễn (Liễn tuyệt mệnh) thờ.

Ngày 15 tháng Tư năm Ất Hợi (tức 19 tháng 5 năm 1875), người Pháp cho tàu chở Nguyễn Hữu Huân xuôi theo dòng Bảo Định về Mỹ Tịnh An và hành quyết ông lúc 12 giờ trưa.

Tác phẩm

Nguyễn Hữu Huân làm thơ không nhiều, và hầu hết sáng tác của ông đều làm trong thời kỳ kháng Pháp. Tuy nhiên, qua bài thơ Tặng vợ (làm lúc bị Pháp bắt lần đầu), bài Tự Thuật (làm khi bị đày sang Guyan), và nhiều bài khác như: Bửa củi, Cảm hoài, Thuật hoài, Hò khoan ca, Khi được tha về... đều tỏ rõ ý chí bền bỉ tranh đấu vì đất nước và nhân dân của ông. Vì vậy, Nguyễn Hữu Huân được ghi nhận là "một hiện tượng đặc sắc của văn học yêu nước thế kỷ 19 của Việt Nam: hiện tượng nhà thơ - chiến sĩ.

Hai câu Liễn tuyệt mệnh do Nguyễn Hữu Huân làm trước khi mất, hiện được treo trang trọng tại bàn thờ ông ở Mỹ Tịnh An.

Hữu chí nan thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị,

Tuy công bất tựu, diệc tương nhất tử báo quân ân.

Tạm dịch:

Việc lớn không thành, báo chúa cũng đành liều một chết;

Lòng ngay khó tỏ, miệng đời luống để luận trăm năm.

 Ghi công

Trên đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho, qua TP Tân An đến ngã ba Hoà Tịnh, rẽ trái khoảng 3 cây số, sẽ đến Tịnh Hà. Gần đến cầu Tịnh Hà (cầu Cai Lộc) bắc qua rạch Bảo Định, rẽ trái đi thêm nửa cây số, thì sẽ thấy đền thờ và phần mộ của Thủ Khoa Huân. Trước kia, nơi đây kéo dài ra cầu sắt Cai Lộc là bãi chợ Phú Kiết. Trở ra cầu Cai Lộc cạnh ngã tư (đường xuống Nhựt Tiên, đường ra Phú Kiết, đường về Tân An, đường Lên giồng Tân Hiệp) sẽ thấy một tấm bia mộ kỷ niệm nơi ông thọ án.

Mộ và đền Thủ Khoa Huân được xây dựng ngay tại quê nhà của ông. Ban đầu mộ được đấp bằng đất, đầu thế kỷ 20, cháu ngoại của ông là Trần Văn Thông xây lại bằng đá xanh. Trong đền thờ có nhiều hoành phi và câu đối ca ngợi khí tiết của Thủ Khoa Huân.

Nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, tên Nguyễn Hữu Huân (hay Thủ Khoa Huân) thường được dùng để đặt tên cho trường học, cho đường phố. (https://vi.wikipedia.org/)

11.36. Nguyễn Quang Bích

Nguyễn Quang Bích sinh ngày 8 tháng Tư năm Nhâm Thìn (tức 7 tháng 5 năm 1832) tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình).Nguyễn Quang Bích (chữ Hán: 阮光碧, 1832 - 1890), còn có tên là Ngô Quang Bích, tự Hàm Huy, hiệu Ngư Phong; là quan nhà Nguyễn, nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc (Việt Nam).

Ông vốn họ Ngô, dòng dõi vua Ngô Quyền và khai quốc công thần nhà Hậu Lê - Ngô Từ - ông ngoại vua Lê Thánh Tông, nhưng do ông nội ông đổi sang họ ngoại là họ Nguyễn nên sử sách thường gọi ông là Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê. Năm 1861, ông đỗ cử nhân và được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Năm Kỷ Tỵ (1869), thời Tự Đức, ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên (tức Hoàng giáp). Sau đó ông được cử làm Tri phủ tại phủ Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ ngày nay), rồi Tri phủ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa ngày nay) và lần lượt làm Án sát tỉnh Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám Huế, Án sát tỉnh Bình Định.

Năm Ất Hợi (1875), được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cũng trong năm này, triều đình mở doanh điền Hưng Hóa (tức tỉnh Phú Thọ ngày nay) vừa khai hoang vừa phòng vệ vùng núi rừng Tây Bắc, ông được cử làm Chánh sơn phòng sứ. Đến năm sau (1876) ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Tại đây, Nguyễn Quang Bích phối hợp với Tôn Thất Thuyết, Hoàng Tá Viêm vừa đánh dẹp vừa lôi kéo phân hóa các đội quân người Trung Quốc mà sử cũ gọi là "giặc khách” (tàn dư của các cuộc chống Thanh, nhưng đã biến chất). Đặc biệt, trong số người mà Nguyễn Quang Bích cảm hóa được có Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh đội quân Cờ Đen (dư đảng của Thái Bình Thiên quốc)

Sự nghiệp chống Pháp

Ngày 12 tháng 4 năm 1884, thành Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích cai quản bị quân Pháp đánh hạ. Noi gương Tổng đốc Hoàng Diệu, ông định tuẫn tiết, nhưng nhờ quân sĩ phá vòng vây cứu ra. Sau đó, ông thu tàn quân chạy về Tứ Mỹ, tiếp theo là Áo Lộc, rồi lên Tiên Động (nay thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) lập căn cứ để kháng Pháp.

Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Cam Lộ (Quảng Trị), ban bố dụ Cần Vương. Biết Nguyễn Quang Bích là người có chí và có tài đức, nhà vua phong ông làm Lễ bộ thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần Trung hầu; lãnh nhiệm vụ tổ chức kháng chiến ở vùng Tây Bắc (Bắc Bộ).

Kể từ đó, với uy tín của mình, ông vừa trực tiếp chỉ huy phong trào, vừa tìm cách liên hệ để phối hợp với các phong trào khác, như của Nguyễn Thiện ThuậtĐèo Văn Trì (thủ lĩnh người Thái), Nông Văn Quang, Cầm Văn Hoan, Cầm Văn Thanh,...Ngoài ra, ông còn lôi kéo được nhiều sĩ phu, tù trưởng và đông đảo người dân (gồm các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mông) trong vùng tham gia chiến đấu hay ủng hộ.

Trong hai năm 1885-1886, ông đã hai lần sang Trung Quốc cầu viện (nhưng việc không thành, vì triều đình nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp), mua vũ khí và phối hợp hoạt động với nhiều nhóm nghĩa quân khác ở Bắc Kỳ.

Cuối năm 1886, Nguyễn Quang Bích trở về nước. Xét thấy địa thế Tiên Động khá hẹp, lại do yêu cầu mới về chiến lược, chuẩn bị cho việc đón vua Hàm Nghi ra Bắc, nên ông và Nguyễn Văn Giáp (tức Bố Giáp, một cộng sự đắc lực) bèn đem quân lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng căn cứ mới.

Tháng 4 năm 1888, Soái phủ Nam Kỳ gửi thêm viện binh ra Bắc Kỳ. Ngay sau đó, quân Pháp chia làm hai đạo mở cuộc hành quân lên Nghĩa Lộ. Đạo thứ nhất gồm 400 quân do Thiếu tá Bose chỉ huy, đi từ Ngòi Hút (tức Đại Lịch). Đạo thứ hai gồm 384 quân do Thiếu tá Berger chỉ huy tiến từ Ngòi Lao. Dọc đường cả hai đạo quân đều chịu thiệt hại nặng vì bị mai phục và dịch bệnh, nên mặc dù chiếm được một số nơi mà vẫn phải triệt hồi.

Phong trào kháng Pháp ở vùng Tây Bắc (Việt Nam) vì thế bị giảm sút nặng nề sau cái chết của Bố Giáp và ông. Tuy nhiên, công cuộc do hai ông và các đồng đội đã dày công gây dựng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn mà còn được tiếp tục ở miền hạ lưu sông Đà (nổi bật là cuộc khởi nghĩa Thanh Sơn do Đốc Ngữ làm thủ lĩnh) cho đến năm 1893 mới chấm dứt hẳn.Cầm cự ở đây thêm ít tháng nữa, thì Nguyễn Quang Bích mang một số quân rời Nghĩa Lộ đến Yên Lập, là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, để củng cố phong trào kháng chiến tại vùng này. Từ nơi đây, ông đã phái nhiều đạo quân đi đánh phá nhiều nơi. Công cuộc đang thu được một số kết quả, thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn, (thuộc xã Mộ Xuân, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) ngày rằm tháng Chạp năm Canh Dần (tức 24 tháng 1 năm 1890

Sự nghiệp văn chương

Nguyễn Quang Bích để lại Ngư phong thi tập (Tập thơ Ngư Phong), gồm 97 bài thơ bằng chữ Hán phần lớn theo các thể Đường luật, sáng tác trong những năm ông lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, biểu lộ tiếng nói bi phẫn, đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử. Ngoài ra, ông còn có các bài văn, câu đối, liễn điếu viếng các đồng đội tử trận, và "Thư trả lời quân Pháp” với lời lẽ khẳng khái, ý chí quyết hi sinh vì độc lập, dân tộc.

Ghi nhân công lao

Sử gia Phạm Văn Sơn viết:

Khi còn ở quê nhà, Nguyễn Quang Bích đem cái sở kiến và uy tín của mình ra dạy dân đắp đê ngăn nước mặn, lấy thêm đất canh tác cho hai vụ chiêm, mùa. Khi cầm quyền cai trị, ông thanh trừng được quân cướp bóc, dân địa phương được yên ổn làm ăn, nên họ tôn sùng ông như một vị Phật sống.

Sau này, Lưu Vĩnh Phúc chặt đầu tên tướng cướp thành Hà Nội năm Quí Dậu (1873) là Francis Garnier. Xét ra, cũng có công của ông vì đã biết tài mà tiến cử họ Lưu...

Từ khi Nam triều biết Nguyễn Quang Bích có tài và có tâm với nước, đã luôn cử ông vào nhiều việc khó khăn. Thấy ông có uy tín bao trùm xứ Bắc Kỳ, Pháp cho Bố chính Hưng Hóa Bùi Quang Bích và Tri phủ Lâm Thao Nguyễn Khái Hợp lần lượt tới dụ hàng, nhưng ông đã khẳng khái từ chối. Không lay chuyển được lòng ông, bọn thực dân lại dở trò Tào Tháo bắt mẹ Từ Thứ...Đến nỗi này ông chỉ còn biết gạt nước mắt để tiếp tục kháng chiến. Mẹ ông cũng chẳng nhắn ông ra hàng, thật là đã nêu cao tư cách của phụ nữ Việt Nam”.

Ngày nay, tên Nguyễn Quang Bích được đặt cho một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho các đường phố ở các địa phương khác, như ở quận Tân Bình - thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Rạch Giá. (http://vi.wikipedia.org/)

11.37. Tôn Thất Thuyết

Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần.Tôn Thất Thuyết chữ Hán: 尊室説; 1839 - 1913) là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương.

Sự Nghiệp

Thời vua Tự Đức

Năm 30 tuổi (1869), Tôn Thất Thuyết giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Đến tháng 7 năm 1870, được sung làm Biện lý Bộ hộ rồi sau đó (tháng 11) chuyển sang chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn” ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, Tôn Thất thuyết được phong chức "Quang lộc tự khanh” và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên. Kể từ đây, ông chuyên hoạt động quân sự và nổi tiếng dần qua các cuộc giao tranh với những cánh quân chống lại triều đình Huế.

Tháng 12 năm 1870, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên.

Tháng 3 năm 1872 ông cùng Trương Văn Để đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương, giết chết Hoàng Tề.

Tháng 12 năm 1873, ông cùng Hoàng Tá Viêm phục binh tại Cầu GiấyHà Nội giết chết viên chỉ huy quân sự trong đợt Pháp đánh miền Bắc lần thứ nhất là đại úy Francis Garnier.Tháng 8 năm 1872, ông đánh thắng toán giặc Khách ở Quảng Yên.

Tháng 7 năm 1874, ông cùng Hoàng Tá Viêm đàn áp 2 cuộc nổi dậy của hai sĩ phu Trần Tấn và Đặng Như Mai.

Tháng 3 năm 1875, ông dập tắt được khởi nghĩa ở Cổ LoaĐông Anh.

Tháng 6 năm 1875, bức hàng nhóm Dương Đình Tín ở Thái Nguyên.

Tháng 9 năm 1875, bắt sống được tướng quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh ở Thái Nguyên....

Với hàng loạt công lao như vậy nên Tôn Thất thuyết được vua Tự Đức cho thăng tiến nhanh. Tháng 3 năm 1872, ông được bổ làm Bố chính tỉnh Hải Dương. Năm 1873 làm Tham tán Đại thần hàm Thị lang Bộ binh, rồi lên thự Tham tri Bộ binh. Tháng 3 năm 1874 vẫn là Tham tán Đại thần nhưng Tôn Thất Thuyết được phong là Hữu tham tri Bộ binh, tước Vệ Chính Nam. Tháng 4 năm 1874, ông giữ chức Tuần Vũ tỉnh Sơn Tây kiêm Tham tán Đại thần. Tháng 3 năm 1875 ông là Tổng đốc Ninh-Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh-Thái-Lạng-Bằng. Đến tháng 10 năm 1875 lại được bổ làm Hiệp đốc quân vụ Đại thần, chức tước gần ngang với Tổng thống quân vụ Đại thần Hoàng Kế Viêm. Với thắng lợi vào năm 1881, Tôn Thất Thuyết được phong chức Thượng thư Bộ binh và sang tháng 2 năm 1882 ông kiêm thêm chức Hải phòng sứ Kinh thành Huế. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết chính lãnh chức Thượng thư Bộ binh và sau đó được cử vào Cơ Mật Viện tháng 6 năm 1883.

Tháng 10 năm 1875, khi ông đang làm Tổng đốc Ninh-Thái, phái viên Pháp ở Hà Nội đã đề nghị triều đình Huế phải thay người, vua Tự Đức đã bổ ông đi chỗ khác.

Từ năm 1876, Tôn Thất Thuyết thường lâm bệnh, muốn thôi đảm đương việc quân và dâng sớ lên vua Tự Đức bày tỏ ý muốn đi tu.

Ngày 19 tháng 7 năm 1883Tự Đức đã triệu tập một số đại để chứng kiến việc ký di chúc truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, đồng thời phong cho Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường để giúp cho Ưng Chân kế vị ngôi vua vào tháng 7 năm 1883.

Theo nhận xét của vua Tự Đức, Tôn Thất Thuyết"có tài dụng võ, nhưng thiếu lương thiện, không trung thực và hay trốn trách nhiệm. Học hành kém, không nhất quán, nhát gan, đa nghi, dễ làm mất lòng người khác. Hắn phải học nhiều thêm để trở thành một người quân tử”.  Tuy nhận xét như vậy, nhưng vua Tự Đức lúc sắp mất vẫn tin tưởng trao trọng trách Phụ chính Đại thần cho ông.

Thời vua Dục Đức, vua Hiệp Hoà

Với chức vụ Phụ chính đại thần, cùng Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đã nhiều lần làm việc phế lập. Đầu tiên là việc phế bỏ Dục Đức, đưa Hiệp Hòa lên ngôi.

Tháng 8 năm 1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính Bá. Nhưng do ông đã phản đối Hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883, nên đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm Thượng thư Bộ Lễ rồi Thượng thư Bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng Pháp nên ông đã tổ chức đảo chính vào cuối tháng 11 năm 1883, phế bỏ Hiệp Hòa đưa Kiến Phúc lên ngôi và về giữ lại chức Thượng thư Bộ Binh. Trong triều đình Huế tất cả những quan từng có quan hệ mật thiết với Pháp đều bị ông tìm cách trừ khử. Ông thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp sắp tới. Việc đưa Hàm Nghi lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884, sau cái chết của vua Kiến Phúc, cũng xuất phát từ ý đồ của Tôn Thất Thuyết nhằm hướng triều đình theo chủ trương chống Pháp.

Từ lúc về Huế tham dự triều chính, đặc biệt là sau ngày vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết đã làm hết sức mình để biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp. Song lực yếu thế cô, Tôn Thất Thuyết phải chịu cảnh đắng cay khi Hiệp Hòa ký Hòa ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) và phải chấp nhận xuôi tay khi Kiến Phúc ký Hòa ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884). Đến lúc đưa Hàm Nghi lên ngôi (2 tháng 8 năm 1884), Tôn Thất Thuyết mới thực sự nắm được triều đình đã mất gần hết quyền lực và ông cố hết sức để đưa nó thoát khỏi những ràng buộc mà người Pháp đang thiết lập. Người Pháp cũng đã công nhận "triều đình An Nam đã biểu dương một thái độ không hèn” và "thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra” và Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán hàng đầu của người Pháp.

Thời vua Hàm Nghi

Dưới thời vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết thực sự trở thành cái gai mà người Pháp muốn nhổ ngay lập tức. Đầu tháng 1năm 1884, Tôn Thất Thuyết lập đội quân Phấn Nghĩa và giao cho Trần Xuân Soạn trực tiếp chỉ huy để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4 tháng 7 năm 1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương. Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu Tôn Thất Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng bạc.

Phong trào Cần Vương

Mặc cho ba bà Thái hậu và nhiều quan lại kêu gọi quay về triều đình, Tôn Thất Thuyết vẫn tuyên bố: "Về Huế là tự mình đưa chân vào cho ngục thất, mà người cầm chìa khoá là quân Pháp. Thừa nhận Hiệp ước 1884 là dâng nước Nam cho kẻ địch. Đành rằng hoà bình là quý, nhưng không lo khôi phục sẽ mang tiếng là đã bỏ giang sơn của tiền triều dày công gây dựng và còn có tội với hậu thế"

Sau khi giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ lãnh đạo phong trào kháng Pháp, nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vào tháng 2 năm 1886, Tôn Thất Thuyết đã để cho hai con trai của mình là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm tiếp tục duy trì "triều đình Hàm Nghi” chống Pháp, còn mình cùng với Trần Xuân Soạn và Ngụy Khắc Kiều tìm đường cầu viện, vượt Hà Tĩnh rồi Nghệ An, đến tháng 3 năm 1886 ông tới Thanh Hóa. Ông dừng chân tại Cẩm Thủy một thời gian và cùng Trần Xuân Soạn và em ruột Tôn Thất Hàm thảo luận về kế hoạch khởi nghĩa rồi phân Soạn ở lại lo phát triển phong trào. Sau đó ông đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước và ở lại đó cho đến ngày 22 tháng 4 năm 1886. Từ đấy ông qua thượng lưu sông Mã, đến châu Quan Hóa để gặp tù trưởng người Mường là Hà Văn Mao. Điểm dừng chân lâu nhất của ông là vào tháng 6 năm 1886 tại nhà tù trưởng người Thái là Đèo Văn Trị, bởi lẽ lúc này ông mắc bệnh rất nặng, không thể tiếp tục đi được. Ông tiếp tục lên đường đi Vân Nam và đến Quảng Đông vào tháng 2 năm 1887. Ông chủ trương cầu viện nhà Thanh giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp. Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì thuộc hạ Trương Quang Ngọc phản bội, Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều chết trong lần đó. Nhưng cuộc cầu viện bất thành, ông đành tìm các bạn lưu vong như Nguyễn Thiện Thuật, cố gắng liên lạc với phong trào trong nước.

Hoạt động tại Trung Quốc

Lúc này tại Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị dập tắt, căn cứ của Trần Xuân Soạn bị mất, nên ông Soạn đã vượt biên sang Trung Quốc gặp ông Thuyết tại Quảng Đông. Việc cầu viện của Tôn Thất Thuyết bất thành nhưng ông đã dựa vào tình cảm cá nhân của một số quan lại Mãn Thanh chống Pháp nên Tôn Thất Thuyết đã cùng các đồng sự của ông tổ chức liên lạc với các cuộc chống Pháp bên trong nước, mua sắm vũ khí, đạn dược về cho nghĩa quân. Trâu bò, lúa gạo từ Việt Nam được chuyển sang Trung Quốc và đổi lấy vũ khí đưa về. Việc tiếp tế này duy trì mãi đến năm 1894 thì kết thúc do biên giới Việt - Trung bị khoá. Tống Duy Tân sau khi thất bại ở Thanh Hóa đã sang Quảng Đông gặp ông, nhưng năm1888 ông lại cử Tống Duy Tân về xây dựng căn cứ chống Pháp ở Hùng Lĩnh.

Năm 1889, Tôn Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong cho Phan Đình Phùng làm Bình Trung tướng quân. Hầu hết các tướng lĩnh vùng Đông Bắc và Bắc Kỳ đều có sự liên lạc với Tôn Thất Thuyết. Ông đã tổ chức nhiều hoạt động chống Pháp ở vùng Đông Triều liên tục trong những năm 1891 - 1892. Những năm 1892 - 1895, do bị mất liên lạc trong nước, ông đã xây dựng nhiều toán quân có vũ trang mà chủ yếu là người Hoa và dân tộc thiểu số. Tháng 6 năm 1892, ông đã chỉ đạo cho Lương Phúc đưa quân xâm nhập tổng Hoành Mô thuộc Móng Cái, phát tuyên ngôn dưới danh nghĩa Hàm Nghi để đánh Pháp. Đầu năm 1893, ông đã chỉ đạo cho Vũ Thái Hà tiến vào Bình Hồ cũng thuộc Móng Cái để tấn công Pháp cũng dưới danh nghĩa Cần Vương.

Tháng 3 năm 1895, ông cho một đạo quân tiến đánh Cao Bằng, chiếm vùng Lục Khu nhưng bị Pháp đẩy lui. Từ năm 1895, chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, biên giới Việt - Trung bị kiểm soát chặt chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất Thuyết, theo dõi Lưu Vĩnh Phúc nên các hoạt động của ông chấm dứt. Ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư trú. Triều đình Mãn Thanh cấp cho ông khoản trợ cấp hàng tháng 60 lạng bạc để hưu trí. Trong những năm cuối đời, ông thường có cơn điên dại và thường múa gươm chém vào những tảng đá trong vườn. Tính khí thất thường của ông trong những năm này khiến những người theo ông dần bỏ về Việt Nam hết. Trong những năm này, do cô quạnh, ông tái giá với một người góa phụ Trung Quốc năm 1899. Nhân dân vùng Long Châu, Quảng ĐôngTrung Quốc gọi ông là "Đả thạch lão” ("Ông già chém đá"). Ông mất tại Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 1913.

Những mất mát trong gia đình

- Gia sản bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị làm phần thưởng nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc.

- Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất ngày 5 tháng 7 năm 1893.

* Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã mất tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19 tháng 9 năm 1887.

- Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã mất tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26 tháng 9 năm 1885.

- Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5 tháng 7, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát.

* Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực đến chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng.

- Người con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. (theo gia phả của nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì con trai Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Thiệp, và Tôn Thất Đàm chứ không phải là Đạm)

* Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi” kháng chiến, đã thắt cổ tự vẫn khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được ngài.

- Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết.

- Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887) và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích ở nước ngoài.

- Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu đến cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động.

- Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng. Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán. Sau đó ông được cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Năm 1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để.

Gia đình Tôn Thất Thuyết đã được người đời xưng tặng là "Toàn gia yêu nước

Đánh giá về Tôn Thất Thuyết

Có nhiều đánh giá trái ngược liên quan đến cuộc đời của Tôn Thất Thuyết, xuất phát từ quan điểm thời cuộc:

Ch. Gosselin (Pháp) thì xếp ông vào loại thù địch, kém thức thời và xem việc ông đi Trung Hoa tìm cầu viện là một hành động đào ngũ.

* Còn đối với những nhà nghiên cứu lịch sử sau năm 1954 thì đánh giá cao nhân cách Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông; song vẫn chê trách ông không biết dựa vào dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, chỉ trích sai lầm của ông về ảo tưởng cầu viện nhà Thanh chống Pháp và xem hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế là lỗi lầm khá nghiêm trọng.. (https://vi.wikipedia.org)

 Gia đình ông từ cha mẹ, vợ đến các em, các con, kể cả con rể (Nguyễn Thượng Hiền) đều giàu lòng yêu nước, chống Pháp. Hiện còn một số bài thơ chữ Hán, trong đó ông gửi gắm ít nhiều tâm sự như các bài "Họa thơ Nguyễn Quang Bích", "Chim én bay trong mưa", "Thơ gửi Cầm Bá Thước", Các tác phẩm của ông gồm một số thơ, liễn đối…điếu các nhà chí sĩ, yêu nước hi sinh vì đại nghĩa như:   Kì Cầm Bá thước thi;  Vấn Nguyễn Cao;  Điếu Trần Hi Tăng;  Hịch Cần Vương (http://www.lichsuvietnam.vn, ngày 23 Tháng 02 năm 2018)

Ghi nhận những công lao của ông, ngày nay tên ông đã được đặt cho nhiều tên phố ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

11.38. Nguyễn Văn Giáp

Nguyễn Văn Giáp (? -1887), tục gọi là Bố Giáp (vì ông từng làm chức Bố chính), là một lĩnh tụ trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở vùng Tây Bắc (Việt Nam).

Nguyễn Văn Giáp (阮文甲[1]) sinh trưởng tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Thanh TrìHà Nội).

Ông thi đỗ cử nhân, ra làm quan trải dần đến chức Bố chính tỉnh Sơn Tây.

Trong kế hoạch nhằm thôn tính Bắc Kỳ, ngày 11 tháng 12 năm 1883, quân Pháp rầm rộ kéo đến tấn công thành Sơn Tây. Mặc dù bị quân đội Việt chống cự quyết liệt, nhưng đến ngày 16 tháng 12 thì quân Pháp chiếm được thành.

Thành mất, Nguyễn Văn Giáp dẫn quân đến Lâm Thao (Phú Thọ) rồi về Thanh Mai (còn gọi là Than Mai, nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) lập căn cứ chống Pháp.

Tháng 7 năm 1885, Nguyễn Văn Giáp được vua Hàm Nghi cử làm Tuần phủ Sơn Tây, kiêm Tham tán hiệp đốc Bắc Kỳ quân vụ (chiếu phong đề ngày 10 tháng 7 năm 1885).

Sau đây là một số trận nổi bật trong sự nghiệp kháng Pháp của ông:

Trận Thanh Mai

Sau khi điều tra tình hình, đầu tháng 10 năm 1885, khoảng 6.000 quân Pháp do tướng Jamont chỉ huy, tiến theo ba đường lên đánh căn cứ Thanh Mai của Bố Giáp.

Quân Pháp chia thành ba binh đoàn, mỗi binh đoàn đều có 1 hoặc 2 đội trọng pháo, có đội công binh theo sửa chữa cầu đường. Ngoài ra, còn có một số pháo hạm nhỏ đi theo nhằm ngăn trở nghĩa quân vượt sông Thao.

Ngày 7 tháng 10, tướng Jamais dẫn binh đoàn từ Việt Trì, tiến theo tả ngạn sông Lô đến Phù Ninh thì tạt sang hữu ngạn để đến làng Cổ Tích ở dưới chân Đền Hùng, rồi tiến lên phía bắc Thanh Mai.

Cũng từ Việt Trì, binh đoàn của tướng Munier tiến lên phía nam Thanh Mai theo đường Minh Nông. Dọc đường, Munier để lại một số quân ở Cầu Đo, để ngăn lối thoát của nghĩa quân từ Thanh Mai qua sông Thao về Ba Vì.

Còn binh đoàn thứ ba do Đại tá Mourlan chỉ huy sau khi tập trung ở Nam Cường (Hưng Hóa) bèn theo hữu ngạn sông Thao tiến lên Thanh Mai. Dọc đường, đoàn quân này chạm súng với lực lượng của Tán Dật (Lê Đình Dật) ở Thạch Sơn (Lâm ThaoPhú Thọ). Sau nhiều giờ kịch chiến, thì Tán Dật đành phải cho quân rút về Lang Sơn (Hạ HòaPhú Thọ) vì không cân sức.

Sau khi cả ba binh đoàn đã tiếp cận và bao vây Thanh Mai, ngày 21 tháng 10 năm 1885, các chỉ huy quân Pháp ra lệnh cho tất cả đại bác đều đồng loạt nổ súng vào mục tiêu.

Sau nhiều trận mưa pháo, đến ngày 24 tháng 10 thì bộ binh Pháp xông vào tấn công Thanh Mai. Nhưng vì gặp sức kháng cự mãnh liệt của quân khởi nghĩa, nên đến ngày hôm sau quân Pháp mới chiếm lĩnh được mục tiêu.

Biết mình yếu sức hơn, trong lúc giao tranh, Bố Giáp đã cho quân lần lượt rút lên hướng Tuần Quán (Yên Bái). Nhờ vậy, mà lực lượng của ông được bảo toàn.

Trận Tuần Quán

Đầu năm 1886, Tướng Jamais dẫn bốn binh đoàn (nhưng số quân lần này ít hơn ở trận Thanh Mai).

Theo kế hoạch, binh đoàn thứ nhất tập trung ở Tu Mỹ bên hữu ngạn sông Thao, để qua sông đánh vào phía tây Tuần Quán và không cho nghĩa quân vượt sông. Binh đoàn thứ hai từ Phú Thọ theo tả ngạn sông Thao mà đi ngược lên Tuần Quán. Binh đoàn thứ ba từ Thanh Mai tiến lên có nhiệm vụ đánh chặn một khi nghĩa quân lui về phía nam. Còn binh đoàn thứ tư có nhiệm vụ đến phủ Yên Bình (Yên Bái) trên sông Chảy, có nhiệm vụ chận đường phía bắc và đánh vào phía đông Tuần Quán.

Trong cuộc hành quân lần này, đôi bên đã chạm súng nhau nhiều lần, nhất là tại làng Đông Viên (Phú Thọ) bên hữu ngạn sông Thao, khiến "binh đoàn thứ ba một giờ không tiến nổi một cây số".

Sau khi chiếm được Tuần Quán, quân Pháp lần lượt chiếm lấy Yên Bái, Trại Hút, Phố Lu, Văn Bàn. Và đến ngày 29 tháng 3 năm 1886, thì họ làm chủ luôn Lào Cai.

Trong lúc này, Bố Giáp cho quân rút sang Tiên Động (Tứ KỳHải Dương), trú đóng trong Rừng Già (gần sông Hồng, giữ Tu Ung và Cẩm Khê) rồi hợp với lực lượng của Nguyễn Quang Bích (lúc này ông đang đi cầu viện nhà Thanh và tìm mua súng đạn bên Trung Quốc).

Chống càn tại Tiên Động

Từ Tiên Động, quân của Bố Giáp đi hoạt động mạnh trên vùng sông Đàsông Thao; và đã phối hợp có hiệu quả với các đội nghĩa quân của Nguyễn Văn Ngữ (Đốc Ngữ), Hoàng Văn Thúy (Đề Kiều), Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa,...trong công cuộc chung.

Không thể để nghĩa quân cứ quấy phá mãi, viên chỉ huy quân sự vùng này là Đại úy Lebocot bèn dẫn quân đi tấn công Rừng Già mấy lần nhưng đều bị nghĩa quân đẩy lui.

Ngày 18 tháng 6 năm 1886, đích thân tướng Jamais chỉ huy cuộc hành quân lớn vào Tiên Động. Sau khi mai phục, tiêu diệt được một số đối phương, Bố Giáp cho quân âm thầm rút lui. Đến khi, quân Pháp không chịu nổi cảnh rừng sâu nước độc phải bỏ đi, ông lại cho quân trở về căn cứ.

Năm tháng sau (1 tháng 11), thiếu tá Bercand lại dẫn quân vào Tiên Động. Để đối phó lại, Bố Giáp lại cho quân áp dụng chiến thuật như lần trước, nên đối phương cũng không thu được kết quả gì.

Mặc dù đẩy lui được quân Pháp nhiều lần, thanh thế của quân khởi nghĩa lúc này đang lên rất cao; nhưng xét thấy địa thế Tiên Động khá hẹp, lại bị tàn phá sau mấy trận càn, nên Nguyễn Quang Bích (lúc này vừa từ Trung Quốc trở về) và Bố Giáp bèn đem quân lên Nghĩa Lộ (trước thuộc châu Văn Chấn, nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái) xây dựng căn cứ mới.

Chống càn tại Nghĩa Lộ

Cuối năm 1886, tướng Brissaud nhận lệnh đưa quân đến càn quét hai châu là Văn Bàn (Lào Cai) và Văn Chấn (Yên Bái).

Đoàn quân Pháp tiến theo lưu vực ngòi Vân, đến đèo Gỗ (gần bờ sông Thao, giữa Cẩm Khê và Yên Lương) thì nổ ra cuộc giao tranh ác liệt vào ngày 2 tháng 1 năm 1887.

Mặc dù chịu một số thiệt hại (trong số đó có Trung úy Bodin bị thương nặng), quân Pháp vẫn vượt được đèo Gỗ và đèo Hạn Bái. Lại xảy ra một trận kịch chiến nữa, nhưng đến ngày 3 tháng 4 năm 1887, thì quân Pháp vào được Đại Lịch (Văn ChấnYên Bái).

Kể từ đó cho đến gần cuối năm 1887, quân Pháp vẫn không tiến thêm được chút nào, vì tinh thần và sức lực của nghĩa quân lúc này hãy còn khá mạnh mẽ. Tháng 11 năm 1887, Đại úy Frayssines dẫn quân xông vào Nghĩa Lộ thì bị nghĩa quân đánh chặn ngay từ đầu nên phải lui về.

Cuối năm 1886, thủ lĩnh Nguyễn Quang Bích từ Trung Quốc trở về nước, hợp tác với Bố Giáp tiếp tục công cuộc kháng Pháp. Công cuộc đang thu được ít nhiều kết quả, thì bất ngờ ông lâm bệnh nặng rồi mất tại núi Tôn Sơn, (thuộc xã Mộ Xuân, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) ngày rằm tháng Chạp năm Kỷ Sửu (5 tháng 1 năm 1880)

Mất đi một thủ lĩnh có chí và có tài đức, quả là một thiệt hại không nhỏ đối với nghĩa quân vùng Tây Bắc (Việt Nam).

Nguyễn Văn Giáp hiện phần mộ thuộc Xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyễn Văn Giáp mất, Nguyễn Quang Bích có làm bài văn tế dài bằng chữ Hán, để tỏ lòng thương tiếc và ca ngợi khí tiết của ông. Trích một đoạn (dịch):

...Bệnh tình trầm trọng

Thời vận chơi vơi

Đương cơn binh hỏa,

Dường bệnh một nơi.

Quân giặc vừa rút

Tướng tinh đã rơi.

...Khí tiết của Ngài

Sáng rực trên trời

Thù nước còn đó

Chí lớn chưa nguôi...

Ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có con đường mang tên Nguyễn Văn Giáp. (https://vi.wikipedia.org/)

11.39. Nguyễn Trung Trực

Thân thế và sự nghiệpNguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 1839-1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam.

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.

Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên. (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Làm Quản cơ

Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.

Nhờ chiến công đốt tàu L’Espérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Thái Bạch dịch:

Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất, 

Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.

Hỏa hồng Nhật Tảo

Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).

Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.

Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní).

Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.

Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Kiếm bạt Kiên Giang

Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia ĐịnhBiên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), lập thêm căn cứ kháng Pháp.

Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.

Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.

Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).

Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá LộcTổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.

Ra Phú Quốc và bị bắt

Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.

Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:

“Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...”

Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:

“Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc”

Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung:

“...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...”.  

Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân” đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5 năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.

Thọ tử

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!” Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30 tuổi.

Người ta kể rằng:

Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào… 

Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên,Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:

Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,

Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.

Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.

Thi sĩ Đông Hồ dịch:

Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,

Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.

Anh hùng gặp phải hồi không đất,

Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Câu nói lưu danh

Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:

Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:

Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt”.

Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:

Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”

Khen ngợi Nguyễn Trung Trực

Danh sĩ Nguyễn Thông viết:

"Nguyễn Văn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm…". (truyện Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao) 

Paulin Vial kể:  "Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể”.

Ở đoạn văn khác, Paulin Vial khen ngợi:“Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể”.

Nguyễn Trung Trực là "người rất tự trọng, có tư cách đáng quí và đầy nghị lực", là “người có gương mặt thông minh và dễ có thiện cảm” là “một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót mười năm trời”.  

Alfred Schreiner cho biết:

Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắng và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc.

Trong một bài thơ điếu, Huỳnh Mẫn Đạt có câu:

Anh hùng cường cảnh phương danh thọ

Tu sát đê đầu vị tử nhân.

Dịch nghĩa:

Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi

Lũ sống khom lưng chết thẹn dần

Tương truyền, được tin ông thọ tử, vua Tự Ðức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:

Ký bi ngư nhân

Hùng tại quốc sĩ

Hỏa Nhựt Tảo thuyền

Ðồ Kiên Giang lũy

Ðịch khái đồng cừu

Thân tiên tự thỉ

Hiệu khí cổ kim

Thử nhân nam tư

Xích huyết hoàng sa

Ô hô dĩ hi

Huyết thực thiên thu

Chương nhữ trung nghĩa.

 

Thái Bạch dịch:

'Giỏi thay người chài

Mạnh thay quốc sĩ

Đốt thuyền Nhật Tảo,

Phá lũy Kiên Giang.

Thù nước chưa xong

Thân sao đã mất

Hiệu khí xưa nay

Người nam tử ấy

Máu đỏ, cát vàng

Hỡi ơi thôi vậy

Ngàn năm hương khói,

Trung nghĩa còn đây.

Và cũng chính nhà vua Tự Ðức đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân, luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa: "Sống làm Tướng và chết làm Thần!” và "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Tưởng nhớ

Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước "chợ nhà lồng” Rạch Giá (cũ). Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ, và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại thành phố Rạch Giá. Năm 2000, người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn hơn, màu xám, để thay thế, và khu "chợ nhà lồng” mà sau này nó còn có tên là "Khu thương mại", cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở thành công viên.Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá hiện nay.

Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... nhân dân đã lập đền thờ ông và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch-Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).

Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa” của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu L’Esperance của Pháp (ngay cạnh Vàm sông Nhựt Tảo), chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên khu đất rộng 6 ha ngày 14/10/2010.

Gia quyến

Cha mẹ

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, ông đã đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.

Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông, rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó.

Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả. Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc cha ông Trực không mất sớm. Bởi sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Khi chồng đi, bà Tô Kim Hồng (sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ghi là Lê Kim Hồng, tức mẹ ông Trực), vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Cà Mau. Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung đông nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Vợ con

Cũng theo lời kể thì ông có người vợ tên Điều (tục gọi là bà Đỏ. Có nguồn cho rằng bà Điều và bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người), người làng Minh Lương (nay thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang). Bà Điều là người đã từng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà đi do thám đồn Săn Đá ở Rạch Giá, bị đối phương bắt được, nhưng Nguyễn Trung Trực đến giải cứu kịp. Sau, bà bị bắt lần nữa, bị nhốt trong khám lớn Rạch Giá, mãi đến khi ông Trực đánh chiếm đồn bót trên (1868) mới giải thoát cho bà. Chưa rõ hai người có con hay không, bà đã hy sinh ở đâu và lúc nào.

Khi ở đảo Phú Quốc, ông có thêm một vợ tên là Lê Kim Định (tục gọi bà Quan Lớn Tướng), sinh được một trai nhưng chết non. Hiện còn mộ và đền thờ của bà ở Cửa Cạn (Phú Quốc)... Theo lời kể, thì khi nghĩa quân bị vây khổn vào năm 1968, bà Định đã dùng ghe theo dòng sông Cửa Cạn để ra biển về đất liền. Nhưng chẳng may gặp đoạn sông bị cát lấp, ghe của bà bị mắc lại, không đi được. Kiệt sức, bà sinh non trong một đêm mưa bão, và rồi bị băng huyết mà chết. Hài nhi sinh non cũng chết theo. Có người tìm gặp cả hai thi hài, đem giấu vào một bọng cây. Đến khi yên ổn, người dân mới đem hài cốt hai mẹ con bà chôn cất tử tế tại bãi Ông Lang. Mộ bà được gọi là mộ Bà Lớn.

Trong biên bản hỏi cung khi ông Trực bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, có câu:...Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn. Nếu căn cứ vào câu này, thì ông Trực có ít nhất hai ba đứa con, nhưng cuộc đời của họ sau này ra sao, không thấy tài liệu nào nói đến. (https://vi.wikipedia.org)

Nguyễn Trung Trực - Một anh hùng dân tộc đặc biệt. Theo http://quehuongonline.vn , 13/09/2012. Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance - tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16/6/1868.

Gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu về anh hùng  Nguyễn Trung Trực gần như bị quên lãng. Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản ở Hà nội có đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực. Ở miền Nam, trên “Tập san Sử Địa” xuất bản năm 1968 có dành một chuyên đề để bàn về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Mãi đến năm 1987- 1988, Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực hiện sống ở hai nơi: Long An và Cà Mau, cả 2 tông chi này còn gia phả.

Theo gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực, 2 tông chi Bình Nhựt (Long An) và Tân Thuận (Cà Mau) thì ông nội của nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Hơn 40 tham luận của hội thảo khoa học năm 1986 và hơn 30 tham luận của hội thảo khoa học năm 2009 tại Kiên Giang đã nhất trí đánh giá: Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên ở xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nguyễn Trung Trực là con ông Nguyễn Văn Phụng (Thăng), cháu nội ông Nguyễn Văn Đạo, quê gốc xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Có lẽ không có vua chúa, quan chức, hay lãnh tụ nào có công với đất nước sau khi chết được xây dựng nhiều đền thờ như Nguyễn Trung Trực, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Nguyễn Trung Trực như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…trong tổng số gần 20 đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 9 đền thờ. Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép, thờ chung trong đình làng, đền, chùa. Một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ cửu huyền thất tổ của họ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…

11.40. Nguyễn Thiện Thuật

Nguyễn Thiện Thuật, quê làng Xuân Dục huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên), là con cả của một gia đình nhà nho nghèo, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là tú tài Nguyễn Tuy làm nghề dạy học, các em trai ông là Nguyễn Thiện Dương và Nguyễn Thiện Kế sau này cũng đều tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy.

Nguyễn Thiện Thuật (阮善述, 1844-1926), tên tự là Mạnh Hiếu, còn gọi là Tán Thuật (do từng giữ chức Tán tương), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19.

Năm 1874, khi đã đỗ Tú tài, ông được cử làm Bang biện, do có công đánh giặc ở Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Năm (Bính Tý) 1876 ông tiếp tục dự kỳ thi nho học nhưng chỉ đậu Cử nhân, cùng khoa thi này có Phan Đình Phùng vào năm sau đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Sau đó Nguyễn Thiện Thuật được thăng chức tri phủ ở Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Rồi ông được bổ nhiệm giữ chức Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương. Năm 1881, ông giữ chức Chánh sứ sơn phòng tỉnh Hưng Hóa kiêm chức Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai năm 1882-1883, Nguyễn Thiện Thuật đã kháng lệnh triều đình nhà Nguyễn, quyết tâm đánh Pháp.

Vào khoảng đầu năm 1883, ông sang Đông Triều tỉnh Quảng Ninh này nay, chiêu mộ nghĩa quân và liên kết với Đinh Gia Quế, người huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, lập căn cứ ở Bãi Sậy (quê Đinh Gia Quế) để chống Pháp. Cuối năm 1883, sau khi ký hiệp ước Harmand, vuaTự Đức ra lệnh bãi binh ở Bắc Kỳ, nhưng Nguyễn Thiện Thuật kháng chỉ và lên Hưng HóaTuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích tiếp tục kháng chiến.

Năm 1884, thành Hưng Hóa thất thủ, ông tiếp tục rút lên thành Lạng Sơn phối hợp với Lã Xuân Oai, Tuần phủ Lạng Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng) kháng Pháp, cho tới khi thành này thất thủ năm 1885, thì trốn sang Long Châu Trung Quốc.

Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Thiện Thuật trở về Bãi Sậy, thay Đinh Gia Quế đã mất, lãnh đạo khởi nghĩa Cần Vương kháng Pháp. Do ông là viên quan tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương nhất ở Bắc kỳ, nên vua Hàm Nghi phong cho ông chức Bắc kỳ Hiệp thống quân vụ đại thần, nhằm làm hạt nhân tập hợp quan lại tiến bộ và dân chúng ở Bắc kỳ để kháng Pháp. Nghĩa quân Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật đã áp dụng chiến thuật du kích, dựa vào sự ủng hộ của dân chúng, lúc ẩn lúc hiện, đánh úp đồn trại Pháp trên đường Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương, hay dựa vào địa thế sình lầy, lau sậy um tùm dễ tiến thoái của căn cứ, để chống Pháp càn quét vào Bãi Sậy.

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lan rộng ra khắp tỉnh Hưng Yên và các tỉnh Thái BìnhHải Dương, liên kết được với một số lãnh tụ Cần Vương khác như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định,... tạo thành cả một phong trào sâu rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, suốt những năm (1885-1889).

Năm 1888, Pháp cho Hoàng Cao Khải đem quân đàn áp. Tán Thuật trao quyền chỉ huy cho em trai là Nguyễn Thiện Kế và tuỳ tướng là Đốc Tít (Nguyễn Đức Mậu), rồi sang Trung Quốc tìm gặp Tôn Thất Thuyết bàn cách tăng viện, nhưng việc không thành. Ông mất vì bệnh ngày 25 tháng 5 năm 1926 và được an táng tại trên quả đồi thuộc hương Quan Kiều, ngoại vi thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Bia mộ khắc dòng chữ “Việt Nam cách mạng. Cố tướng quân Nguyễn Công Thiện Thuật - Chi mộ”.  Vào năm 1990, việt kiều ở Trung Quốc đã di chuyển phần mộ Nguyễn Thiện Thuật từ đồi hương Quan Kiều về đồi hương Đại Lĩnh, phía nam thành phố Nam Ninh. (http://vi.wikipedia.org/)

Theo báo Người lao động, 22/08/2017: Năm 2005, tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với địa phương và dòng họ của lãnh tụ khởi nghĩa Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật sang Nam Ninh để bốc mộ. Tại đồi Đại Lĩnh, sau khi làm các thủ tục pháp lý và thủ tục tâm linh (xin phép long thần thổ mạch tại địa trạch cũng như kính xin linh hồn Nguyễn Thiện Thuật cho phép mang hài cốt về quê hương). Hài cốt của ông sau đó được đưa về an táng tại quê hương Xuân Dục, huyện Mỹ Hào. Khu di tích lăng mộ của ông được đặt gần với cây đề cổ thụ, vốn là vọng gác tiền tiêu của nghĩa quân Bãi Sậy năm xưa. Đây không chỉ là mang ý nghĩa lịch sử. (http://nld.com.vn, 22/08/2017)

11.41. Thượng thư Nguyễn Hữu Bài 

Tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Hữu Bài (chữ Hán: 阮有排; 28 tháng 9 năm 1863-10 tháng 7 năm 1935) là một đại thần nhà Nguyễn và là một nhà cách mạng ôn hòa trong lịch sử cận đại Việt Nam.

Phêrô-Giuse Nguyễn Hữu Bài sinh năm 1863 trong một gia đình theo đạo Công giáo tại làng Cao Xá, tổng Xuân Hòa, phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông thuộc dòng dõi thánh tử đạo Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, một hậu duệ của công thần nhà Lê Nguyễn Trãi. Khi nhỏ ông theo học tại Tiểu chủng viện An Ninh rồi được chuyển tiếp lên Đại chủng viện Penang, Mã Lai.

Vào thời Trung Kỳ bị "bảo hộ", triều đình Huế cần dùng người biết tiếng Pháp để giúp việc tại Nha Thương-bạc Huế, Nguyễn Hữu Bài cùng nhiều tu sĩ khác được trao công việc. Ông là người có tinh thần minh mẫn và biết sử dụng nhân lực.

Năm 1908 Nguyễn Hữu Bài lãnh chức Thượng thư Bộ Lại. Khi Khâm sứ Pháp Mahé đề nghị đào vàng bạc chôn ở lăng vua Tự Đức, Nguyễn Hữu Bài nhất quyết phản đối. Dân chúng đương thời đặt ra câu tục ngạn:

"Phế vua không Khả, đào mả không Bài".

Năm 1923, ông được thăng Thái phó, Võ hiển điện Đại học sĩ, Cơ mật Viện trưởng đại thần. Sau đó ông được giữ chức Thượng thư Bộ Lại. Năm 1933, vua Bảo Đại muốn cải cách triều đình bèn cách chức một lúc 5 Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công vốn chỉ thông nho học, nhường chỗ cho những người thông thạo học vấn phương Tây. Nguyễn Hữu Bài trong số những người bị bãi chức.

Sự kiện này khiến nhà thơ Nguyễn Trọng Cẩn ghi lại bằng bài thơ Đường luật, có chơi chữ tên 5 vị quan các bộ bị bãi chức ở từng câu tương ứng:

Năm cụ khi không rớt cái ình,

Đất bằng sấm dậy giữa thần kinh.

Bài không đeo nữa xin dâng lại,

Liệu thế không xong binh chẳng được,Đàn chẳng ai nghe khéo dở hình.

Liêm đành chịu đói lễ đừng rinh.

Công danh như thế là hưu hỉ,

Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.

Ngày 10 tháng 7 năm 1935, Nguyễn Hữu Bài đến dự lễ tấn phong của giám mục Đaminh Hồ Ngọc Cẩn. Sau buổi tiệc, ông bị cảm. Khâm sứ Graffeuil, Quản đốc Y tế Bác sĩ Terrisse, Công sứ Quảng Trị Alérini đến Phước Mônthăm. Khi thấy bệnh tình ông có vẻ trầm trọng, đưa ông vào nhà thương Huế điều trị. Nhưng bệnh trở chứng nặng thêm và lúc 2 giờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1935, ông từ trần tại tư đệ ở Phủ Cam (Huế), hưởng thọ 73 tuổi. Linh cữu ông được đưa ra mộ phần gần Phước Môn. (https://vi.wikipedia.org)

Theo https://nghiencuulichsu.com/2016/05/23: Quận Công Nguyễn Hữu Baì xuất thân chỉ là một sĩ nhân, một người có học thức thường, không đỗ đạt bảng nhãn thám hoa, cũng không kế nghiệp cha truyền con nối chức trọng quyền cao, nhưng bằng năng lực tinh thần, bằng trí thông minh mẫn tiệp, bằng cố gắng liên tục hằng ngày, sĩ nhân ấy đã tự tạo cho mình một địa vị và sự nghiệp xán lạn được lịch sử ghi chép và hậu thế nhắc nhở còn hơn bảng vàng bia đá.

“…Có một điều không ai có thể phủ nhận là trong lịch sử nước nhà từ cuối thế kỷ 19 đến nửa thế kỷ 20, trong giới quan lại Nam Triều lúc bấy giờ không ai nổi tiếng bằng Quận Công Nguyễn Hữu Bài.

Ông Nguyễn Hữu Bài nổi tiếng không phải vì chức trọng quyền cao, mà nổi tiếng vì trong lúc đương thời khi vận nước suy đồi vì ách đô hộ ngoại quốc, lắm kẻ trong giới quan lại chỉ biết xu nịnh chính quyền Bảo hộ, riêng một mình Quận Công Nguyễn Hữu Bài, đã tỏ ra vững vàng với tinh thần quốc gia, dám đương đầu với người Pháp và giữ vững được những đức tính liêm sỉ phong nhã của một vị quan chức thấm nhuần Nho học.

Ông Nguyễn Hữu Bài nổi tiếng vì đã tiêu biểu cho thế hệ giao thời lúc bấy giờ đang giữa hai nguồn ảnh hưởng tư tưởng Đông-Tây. Đáng chú ý là đối với ông, sự hấp thụ ảnh hưởng văn minh mới không làm cho mình mất căn bản Khổng Mạnh và tâm hồn Nho học truyền thống.”

Nhận xét trên của cụ Nguyễn Thúc, một danh nho đất Thần Kinh, tác giả tập: “Thơ Nôm Phước Môn” đã phản ảnh những nét chính thân thế và sự nghiệp Nguyễn Hữu Bài: một cuộc đời ngoại hạng, nhà chính trị dũng khí trong những ngày tàn của triều đại đã nêu cao được tinh thần bất khuất của nòi giống.

Nguyễn Hữu Bài, vị Nho học đạo đức suốt đời được dân chúng kính mến, một giáo hữu nhiệt tình với Đức Tin, bằng đủ mọi cách và trong mọi trường hợp biểu lộ được đức Ái tuyệt vời của đạo giáo mình, một tâm hồn thơ văn tế nhị và phóng khoáng tiêu biểu cho tinh thần Quốc Gia và Dân Tộc.

Theo http://giaoxuvnparis.org: Viết về Thân Thế Sự Nghiệp Phước Môn Quận Công Nguyễn Hữu Bài

- Cụ Bài thuộc một dòng họ nổi danh trong lịch sử: NGUYỄN TRÃI (1380-1442), đại công thần của Vua Lê Thái Tổ mà các thế hệ Nguyễn Hữu là hậu duệ, nguyên quán ở Thanh Hóa: 

- Đời thứ 9, Nguyễn Triều Văn (Triều Văn Hầu-Triều Lê) theo Chúa Nguyễn vào Thuận Hóa năm 1609 và định cư tại Kim Sen, tỉnh Quảng Bình, 

- Đời thứ 14, Nguyễn Hữu Hiệp (Hiệp Tài Hầu, 1806) định cư tại Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, theo đạo Công Giáo, 

- Đời thứ 15, Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840) tử đạo, Hiển Thánh năm 1988, 

- Đời thứ 16, Nguyễn Hữu Đai, nội tổ của cụ Nguyễn hữu Bài, lập nghiệp tại làng Cao Xá, phủ Vinh Linh, tỉnh Quảng Trị, 

- Đời thứ 17, Nguyễn Hữu Các, thân phụ, 

- Đời thứ 18, Nguyễn Hữu Bài, thành hôn với Anna Nguyễn thị Diệm sinh hạ được sáu con, trong số có Nguyễn thị Giang, hiền nội của Tổng Đốc Ngô Đinh Khôi và Nguyễn Hữu thị Tài, Mẹ Dòng Kín Carmel Huế (1907-1995).

11.42. Tôn Thất Đạm

Tôn Thất Đạm (Đàm) (chữ Hán: 尊室談, 1864-1888) là con trai trưởng của Tôn Thất Thuyết, từng đảm nhận chức vụ Khâm sai chưởng lý quân vụ đại thần. Cùng em trai Tôn Thất Thiệp, ông là một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương. (theo gia phả nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì hai con trai của ông là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm chứ không phải là Tôn Thất Tiệp và Tôn Thất Đàm)

Ngày 4 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và Tòa Khâm sứ Pháp nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra thành Quảng Trị, sau đó lên Sơn Phòng Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Tại Tân Sở vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Tôn Thất Đạm thay cha điều hành "triều đình Hàm Nghi” và cùng Tôn Thất Thiệp được cha giao cho nhiệm vụ bảo vệ vua Hàm Nghi trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 1886 đến tháng 10 năm 1888.

Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản đem quân tới bắt. Tôn Thất Thiệp bảo vệ vua và bị giết chết. Tôn Thất Đạm đã tự sát vào ngày 15 tháng 11 năm 1888 khi hay tin vua Hàm Nghi bị lọt vào tay quân Pháp.

Có nguồn cho rằng khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Đạm đang đóng quân ở Hà Tĩnh. Nghe tin, ông viết cho Hàm Nghi một bức thư tạ tội đã không bảo vệ được vua. Và một bức thư cho thiếu tá Dabat, đóng ở đồn Thuận Bài xin cho bọn thủ hạ ra đầu thú về làm ăn. Sau đó ông thắt cổ tự vẫn.

Tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thành phố Nam Định, tuy nhiên bị ghi sai thành Tôn Thất Đạm. (https://vi.wikipedia.org/)

Trong bài Tôn Thất Đạm, người đi vào lịch sử khi mới 22 tuổi báo http://www.baodanang.vn, 15/10/2011 viết: Tôn Thất Đạm, người đi vào lịch sử khi mới 22 tuổi. Ông đã chọn cái chết để tỏ lòng tận trung với vua, với nước, Tôn Thất Đạm đã lưu tiếng thơm trong lịch sử nước nhà. Ở Đà Nẵng, tên ông đã được đặt cho con đường mới khai thông nối thẳng đường Lê Độ từ đường Trần Cao Vân ra đến giáp đường Nguyễn Tất Thành dài 240m, rộng 10,5m theo Nghị quyết số 71/2008/NQ/HĐND của HĐND thành phố Đà Nẵng ngày 2-7-1998 về đặt và đổi tên một số đường của Đà Nẵng. 

11.43. Đốc Ngữ

Đốc Ngữ (? - 1892), tên thật Nguyễn Đức Ngữ, là người xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông đã có một tuổi thơ gian khó với việc phải chèo đò từ lúc còn nhỏ để giúp đỡ gia đình kiếm sống

Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), ông có mặt trong đội quân của triều đình Huế đóng ở Sơn Tây. Do chiến đấu dũng cảm, lập được nhiều chiến công, ông được thăng chức Đốc binh, từ đó có tên gọi là Đốc Ngữ.

Khi xảy ra Trận Cầu giấy lần hai (1883), ông đã là một trong những người có đóng góp lớn cho trận đánh. Sau đó, ông lui về Sơn Tây. Tháng 12 tháng 1883, khi Pháp chiếm thành Sơn Tây, ông mang quân của mình đến tham gia chiến đấu dưới quyền Chánh sứ Sơn phòng kiêm Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang BíchBố chánh Nguyễn Văn Giáp

Đến 1890, sau khi Nguyễn Quang Bích mất, Đốc Ngữ đem quân đến vùng Thanh Sơn (Phú Thọ) lập căn cứ riêng, rồi lần lượt mở rộng hoạt động suốt dọc hai bờ sông Hồngsông Đà. Trong cuộc chiến đấu, Ông còn liên kết với Tống Duy TânThanh HóaĐề Kiều ở Rừng Già (Cẩm Khê, Phú Thọ).

Nghĩa quân đã đánh nhiều trận oanh liệt, nhất là trận Chợ Bờ (tỉnh lỵ Hòa Bình). Ông bị mất  ngày 7 tháng 8 năm 1892, trong một trận chiến không cân sức với quân Pháp.

Tên ông được đặt cho phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. (http://vi.wikipedia.org/)

11.44. Nguyễn Xuân Ôn

Nguyễn Xuân Ôn (阮春溫, 1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (玉堂), Hiến Đình (獻亭) Lương Giang (良江), nhân dân thường gọi ông là Nghè Ôn; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ - Tĩnh (Việt Nam) hồi cuối thế kỷ 19.

Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày 23 tháng Ba năm Ất Dậu (10 tháng 5 năm 1825) tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An.

Từ nhỏ, vốn thông minh ham học, nhưng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mẹ mất sớm phải đến ở với bà nội, nên đi học muộn.

Năm Giáp Thìn (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau, ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhã, người bạn đồng hương sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa.

Bước đầu ra làm quan, Nguyễn Xuân Ôn làm việc ở Viện Hàn lâm (Huế) ba năm với chân Biên tu, rồi được bổ làm Tri phủ Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Đến đây, biết có lệ bắt dân phải nạp gạo củi hàng tháng, ông liền đòi gửi sớ về kinh hạch tội khiến các viên quan cai trị địa phương phải vội vàng bỏ lệ đó.

Một lần, vì bắt tội một giáo sĩ người Pháp (ông này đã dùng lọng vàng [màu chỉ dành riêng cho nhà vua] trong lúc đi giảng đạo), ông bị vua Tự Đức (khi ấy đang có chủ trương hòa nghị với thực dân Pháp), đổi làm Đốc học tỉnh Bình Định. Mến tiếc viên quan cương trực, thanh liêm, nhân dân phủ Quảng Ninh đã ba lần làm đơn xin lưu ông lại mà không được. Ở Bình Định một thời gian, ông vào Huế giữ chức Ngự sử rồi Biện lý bộ Hình.

Chứng kiến cảnh các quan lại bất tài ở kinh, chỉ chuyên lo tranh giành quyền lợi, Nguyễn Xuân Ôn lại lên tiếng phê phán, thì bị họ tìm cách đẩy ông vào làm Án sát tỉnh Bình Thuận, là nơi tiếp giáp với đất Nam Kỳ, khi ấy đã bị quân Pháp chiếm đóng. Nhận thấy ông ghét thực dân Pháp, sợ sẽ xảy ra việc lôi thôi nên triều đình đổi ông làm Án sát Quảng Ngãi.

Năm Kỷ Mão (1879), Nguyễn Xuân Ôn lại gửi tấu sớ về kinh, trình bày mọi điều lợi hại thời bấy giờ (nhấn mạnh việc nên chọn những người có dũng lược để làm rường cột).

Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882), ông gửi tấu sớ xin được đi kinh ký miền thượng du, để chọn nơi lập đồn điền và sơn phòng. Cũng trong năm ấy, nghe tin thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, khi này Nguyễn Xuân Ôn đã đổi về làm Án sát Quảng Bình, liền tâu xin được về quê nhà để tập hợp tráng đinh chống Pháp và động viên tinh thần của nhân dân.

Năm 1883, ông làm bài tâu điều trần các việc nên làm, gồm 4 việc: xin hợp các tỉnh nhỏ thành trấn lớn, xin dời các tỉnh thành, xin bớt tiêu dùng để sung vào quân nhu, xin dứt việc hòa hảo với Pháp để khích lệ lòng người. Cũng trong năm này, trước khi bị sa thải, ông còn gửi thêm về triều bài tâu xin đình hoãn án kiện và trù tính thời sự.

Nhìn chung, đa phần các tấu sớ của ông đều phản đối chủ trương hòa nghị và trình bày những phương cách, như: chọn lựa người hiền tài giao phó việc, chấn chỉnh võ bị, lập đồn điền và sơn phòng, khuyến khích việc cày cấy, bớt việc tiêu dùng xa xỉ...Buồn vì các tấu sớ của mình cứ bị triều đình làm ngơ, bản thân mình lại bị cách chức (1883), nên khi về đến quê nhà, Nguyễn Xuân Ôn liền tự mình tổ chức việc chống Pháp.

Tháng Năm năm Ất Dậu (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương, ông được Phụ chính Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua) cử làm An-Tĩnh Hiệp thống quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giúp vua, cứu nước.

Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đồng Thành thuộc huyện Yên Thành (Nghệ An). Nơi vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 ha chung quanh có núi non bao bọc. Từ đây có thể đi ngược lên phía Tây vào sâu đến núi Trọc cao gần 500m, hoặc có thể vượt qua dốc Lội đi về phía Tây Bắc vào vùng Động Đình, Nhà Đũa, nơi mà chủ soái Lê Lợi và tướng Đinh Lễ, đã cho ém quân vào cuối năm 1424 để 8 tháng sau kéo về xuôi đánh thắng Thành Trài bị quân Minh chiếm đóng vào tháng 6 năm 1425, giải phóng Nghệ An.

Buổi đầu nghĩa quân lên đến khoảng hai ngàn người, hầu hết là nông dân trai tráng, có nhiều người chỉ huy giỏi quân như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng, Lãnh Thừu, Lãnh Tư, Lãnh Tư, Đốc Nhạn... Ở đây, nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lương thực. Kể từ đó, căn cứ Đồng Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ.

Và mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng Nguyễn Xuân Ôn luôn dũng cảm, đi đầu trong các trận nhau với quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại.

Ngày 2 tháng 4 năm Đinh Hợi (25 tháng 7 năm 1887), nhờ chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đồng Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành), nơi ông đang nằm dưỡng thương sau trận Xóm Hố. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, ông bị đối phương bắt được rồi lần lượt trải qua các nhà lao ở Diễn Châu (Nghệ An), Vinh, Hải Dương, Huế.

Dù đã bắt được ông, các chỉ huy Pháp vẫn tiếp tục xua quân đi ruồng bố, bắt bớ các nghĩa quân nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Quê hương ông cũng bị họ đến đốt phá tan tành, khiến gia đình ông phải mỗi người mỗi ngã...

Trong thời gian bị cầm cố khổ sở, năm Mậu Tý (1888), thời vua Đồng Khánh, ông có gửi Lời trình về Bộ kêu oan về việc ông tuân theo dụ Cần vương của vua Hàm Nghi, mà bị kết án là đã tham gia “đảng ngụy” ; đồng thời gửi thư cho các bạn đồng liêu ở kinh nhờ có lời bênh vực cho mình. Tuy vậy, đến khi vua Thành Thái lên thay (1889), Nguyễn Xuân Ôn mới được ân xá nhưng không cho về quê, vì sợ ông lại tổ chức kháng Pháp. Bị quản thúc ở Huế, chẳng bao lâu sau ông lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 64 tuổi (1889). (http://vi.wikipedia.org/)

Nguyễn Xuân Ôn: vị lãnh tụ cần vương xuất sắc, nhà thơ yêu nước nổi tiếng

Từ nhỏ, Nguyễn Xuân Ôn đã nổi tiếng thông minh, được người đời ca tụng là “bụng chứa đầy sách”.  Nho, y, lý, số, và cả binh pháp ông đều am hiểu.

Năm 22 tuổi (năm 1847), ông đậu Tú tài tại trường thi Hương Nghệ An. Hai mươi năm sau cũng tại trường thi này, ông đậu Cử nhân, tiếp đó đến năm 1871, ông đậu Tiến sĩ, đồng khoa với Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.

Ngày ông thi đậu đại khoa, có rất nhiều quan lại, sỹ phu tặng thơ, câu đối chúc mừng. Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành có câu đối mừng:

Ngô tổng văn chương hữu tiên trước,

Quân gia giáp đệ thị sơ đầu.

(Văn chương ở tổng ta ngài là bậc nhất

Đại khoa trong gia tộc, ngài cũng đứng đầu)

Vị lãnh tụ Cần Vương xuất sắc. Từ năm 1883 đến giữa năm 1885, tại xứ Đồng Thông (nay thuộc xã Đồng Thành - Huyện Yên Thành), Nguyễn Xuân Ôn “chăm việc vỡ hoang đồn điền, tập hợp những người dân lưu tán, xếp vào đội ngũ, chờ lúc cần mà dùng” như mong muốn của ông trong bài tấu xin đình hoãn án kiện và trù tính thời sự.

Mùa Đông năm 1886, Nguyễn Xuân Ôn cùng với một số văn thân như Phó bảng Lê Doãn Nhạ (1837-1888), Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành (1825-1887), các Cử nhân Trần Quang Diệm (1837-1907), Đinh Nhật Tân (1836-1887) tập hợp tướng sĩ làm lễ tế cờ tại vườn Mới, thôn Quần Phương quê ông, sau đó kéo lên Đồng Thông lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Từ Yên Thành, địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng ra các huyện Diễn Châu, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Nghi Lộc… Nghĩa quân có trên 2000 người, được huấn luyện chu đáo, ngay từ buổi đầu đã đánh các trận phục kích hiệu quả ở Yên Lý, Cầu Bùng, tiếp đến là các trận bao vây diệt viện ở Cửa Lộng, Đồng Mờm, Tràng Thành, Bảo Nham… làm cho kẻ thù bao phen khốn đốn. Cuối năm 1886, nghĩa quân táo bạo thọc sâu xuống, tấn công chớp nhoáng đồn Pháp gần chợ Si (cạnh Quốc lộ 1) thuộc Diễn Châu rồi lui về giữa Đồng Thông. Năm 1887, nghĩa quân còn đánh nhau với giặc mấy trận ở vùng Sừng, Mọ, xóm Hố thuộc vùng Tây Bắc huyện Yên Thành.

Trong chiến đấu, Nguyễn Xuân Ôn nêu cao gương dũng cảm để khích lệ tướng sĩ. Nghĩa quân rất mực tôn sùng chủ tướng của mình, coi ông là người nhà trời. Ông là vị lãnh tụ Cần Vương xuất sắc có tầm nhìn xa, thấy rộng. Lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, ông đã có dịp thực hiện đường lối chiến lược, chiến thuật mà ông đã từng trình bày trong các tấu, sớ gửi vua Tự Đức trước đó. Theo Lê Sỹ Thắng, ông “đã nêu lên những tư tưởng căn bản của việc tổ chức và phát động chiến tranh nhân dân để bảo vệ Tổ quốc” … là “nhà tư tưởng đứng ở vị trí cao nhất, đối diện với các vấn đề mà thực tiễn đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hồi nửa cuối thế kỷ XIX vạch ra…”.

Trong lúc đang điều trị vết thương ở bả vai tại làng Đồng Nhân (nay thuộc xã Mã Thành, huyện Yên Thành), Nguyễn Xuân Ôn bị giặc Pháp vây bắt ngay trên giường bệnh. Chúng tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc. Khâm sứ Pháp mấy lần gặp mặt, Nguyễn Xuân Ôn không chịu bái lạy y như các quan lại Nam triều khác. Không khuất phục nổi vị chủ tướng nghĩa quân được mọi người cảm phục, bọn Pháp quỷ quyệt đưa ông về Huế, định trút cho triều đình nhà Nguyễn trách nhiệm sát hại nhà văn thân yêu nước. Nguyễn Xuân Ôn trút hơi thở cuối cùng ngày 1 -10 -1889, thọ 64 tuổi.

Nhân dân cả nước, đặc biệt là giới sĩ phu vô cùng thương tiếc Nguyễn Xuân Ôn. Đám tang ông khởi hành trọng thể từ Đế đô Huế ra cửa Thuận An, do văn thân sĩ phu ở Huế đứng ra tổ chức. Từ đó, linh cữu được đưa xuống thuyền, rước về quê. Dọc đường, trên bờ biển nhân dân nhiều nơi tập trung hương án, hương đăng bái vọng, nên mỗi lần qua cửa lạch, cửa sông, thuyền chở linh cữu lại phải ghé vào. Về đến Cửa Vạn (Diễn Châu - Nghệ An), linh cữu được rước lên bờ và được văn thân sĩ phu, con cháu họ hàng và đông đảo quần chúng nhân dân chờ sẵn tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà.

Nhà thơ yêu nước nổi tiếng

Không chỉ là vị lãnh tụ Cần Vương xuất sắc, Nguyễn Xuân Ôn còn là nhà thơ yêu nước nổi tiếng nửa sau thế kỷ XIX. Các bộ lịch sử văn học Việt Nam đều dành cho ông vị trí xứng đáng.

Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn phản ánh tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông lên án gay gắt bọn quan lại bù nhìn tham sống sợ chết, vô trách nhiệm trong bài thơ nôm Cảm tác:

Thành trì phó mặc mấy thằng Tây,

Thế cũng cân đai với mũ giầy.

Ông ca ngợi các chí sĩ và nghĩa quân không sợ tù đày, chết chóc, dũng cảm chiến đấu:

Chí sĩ tâm tào luy tiết khổ

Nghĩa quân na quản tử vong lưu

(Cảm thuật) (Bao nhiêu chí sĩ đều bị khổ vì nỗi gông cùm/ Người dân ứng nghĩa thì không quản gì chết chóc) theo http://www.vusta.vn, của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 19/9/2008.

11.45. Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên, ông cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ, tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh được 7 con (4 trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.

Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.

Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định.

Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Lần này, ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).

Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (10 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này

Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc"

Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòaĐêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia ĐịnhĐỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

Ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông

Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Tác phẩm chính: Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, Ngoài ra, ông còn để lại khoảng 37 bài thơ và văn tế. (http://vi.wikipedia.org/)

11.46. Nguyễn Đức Đạt

Nguyễn Đức Đạt (chữ Hán: 阮德達, 1824 - 1887), tự Khoát Như, hiệu Nam Sơn Chủ Nhân, Nam Sơn Dưỡng Tẩu, Khả Am Chủ Nhân, là nhà nho, nhà giáo Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh năm 1824 tại làng Hoành Sơn, xã Nam Hoa Thượng, tổng Trung Cần (nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt, như em họ Nguyễn Đức Quý đỗ Hoàng giáp 1884, em ruột là Nguyễn Đức Huy đỗ Cử nhân (1864), cha là Nguyễn Đức Diệu đỗ cử nhân (1824), con trai ông là Nguyễn Đức Hiểu cũng đỗ Cử nhân (1912) và cháu ông đỗ Phó bảng (1916).

Ông đỗ cử nhân khoa Đinh Mùi 1847. Năm Quý Sửu 1853, tức đời Tự Đức thứ 6, ông đỗ Thám hoa, cùng với một danh nho khác của Nam Đàn là Nguyễn Văn Giao. Ông được bổ vào viện Tập hiền, sau đó thăng làm Cấp sự trung. Được ít lâu, ông xin cáo quan về phụng dưỡng song thân và mở trường dạy học. Năm 1863, ông lại được triều đình vời ra làm Đốc học tỉnh Nghệ An. Mẹ mất, ông về chịu tang ở nhà dạy học. Khi hết chịu tang, quan địa phương tấu về triều, lại vời ông ra làm Quận học, rồi thăng Án sát Thanh HóaTuần phủ tỉnh Hưng Yên.

Năm Tự Đức thứ 26 (1873), quân Pháp tấn công, bốn tỉnh Hà NộiHải DươngNam ĐịnhNinh Bình đều bị thất thủ. Nhờ có công giữ được Hưng Yên yêu ổn nên ông được Tự Đức ban thưởng. Ít lâu sau, ông cáo quan, lại trở về mở trường dạy học. Năm 1885, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. Ông cùng em họ là Nguyễn Đức Quý ra mắt Hàm Nghi và được phong làm Lại bộ Thượng thư lĩnh An Tĩnh tổng đốc. Về quê nhà, ông cùng Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Quang... dựng cờ nghĩa khởi binh, chiến đấu chưa được bao lâu thì thất thế nên nghĩa quân phải rút lên vùng miền núi Thanh Chương. Do tuổi cao sức yếu không đi được, nên Nguyễn Đức Đạt ở ẩn tại quê nhà.

Thám hoa Nguyễn Đức Đạt mất vào tháng 2 năm 1887, thọ 63 tuổi.

Sự nghiệp

Cả cuộc đời Nguyễn Đức Đạt đều làm nghề dạy học. Trường của ông là một ngôi trường uy tín dành cho những người đi thi hương. Học trò ông nhiều người thành danh, trong đó có những bậc danh sĩ như: Phan Bội ChâuCao Xuân DụcNgô Đức KếĐặng Nguyên CẩnĐặng Văn BáĐặng Thái ThânĐặng Văn ThụyNguyễn Sinh Sắc... Ông là một nhà nho nghiêm khắc, tận tình và được học trò tôn kính. Hiện nay tại làng Hoành Sơn vẫn còn một ngôi từ đường do học trò lập để thờ ông. Trong ngôi từ đường có hai bức đại tự với sáu chữ "Vạn thế trạch""Đại khoa môn” và nhiều câu đối. Một trong số đó là:

Thọ khảo tác nhân, Nam Sơn thảo đường trạch vạn thế

Văn chương minh quốc, Hồng Lĩnh ngô châu đệ nhất phong

Dịch nghĩa:

Suốt đời đào tạo bao người, ơn muôn đời ngôi nhà cỏ núi Nam Sơn

Văn chương nổi tiếng cả nước, một ngọn núi cao châu ta Hồng Lĩnh

Quan điểm triết học

Trong số những cuốn sách của Nguyễn Đức Đạt thì công trình lớn nhất của ông là Nam Sơn tùng thoại, gồm 4 quyển 32 chương, do học trò ghi chép, khắc in và hoàn thành vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (12/1880), viết theo lối vấn đáp, bàn giải về các vấn đề của Nho giáo: Thiên đạo, lịch sử, đạo đức và trị đạo. Ở đây, bên cạnh quan điểm triết học gần như thuần túy Nho giáo, chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng Khổng Mạnh thì Nguyễn Đức Đạt lại có những quan điểm riêng mới lạ và độc đáo.

Tác phẩm

Ông viết khá nhiều sách, trong đó có:

Những sách dùng trong dạy học: Nam Sơn song khóa phủ tuyển; Nam Sơn song khóa chế nghĩa; Đăng long văn tuyển; Nam Sơn di thảo; Khả Am văn tập....; Vịnh sử thi tập: vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc; Việt sử thặng bình: được viết theo lối vấn đáp, tiện cho việc ôn tập

Các công trình văn thơ, triết học, sử học có giá trị, tiêu biểu như: Nam Sơn tùng thoại; Đông hiên hà dạ tập; Hồ dạng thi; Cần kiệm vựng biên; Lăng trình kĩ thức; Khảo cổ ức thuyết... (https://vi.wikipedia.org)

11.47. Nguyễn Nguyên Thành

Nguyễn Nguyên Thành (1825-1887), tự Uẩn Phủ, hiệu Hương Phong, là một danh sĩ Việt Nam và cũng là một trong những lãnh tụ của Phong trào Văn thân cuối thế kỷ 19.

Thân thế

Nguyễn Nguyên Thành sinh năm Ất Dậu (1825), người thôn Cẩm Ngọc, xã Đô Lương, tổng Đô Lương, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn (nay là xã Đông Sơn, huyện Đô Lương), tỉnh Nghệ An.

Cha của Nguyễn Nguyên Thành là Nguyễn Hữu Tố, từng đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1819), từng làm Án sát, Bố chính hai tỉnh Sơn Tây và Hưng Yên, được bổ làm Hàn lâm trực học sĩ, mất năm Nhâm Tý (1852). Hai anh trai là Tú tài Nguyễn Nguyên Đấu và Cử nhân Nguyễn Nguyên Đốc, Nguyễn Nguyên Thành là con thứ 3. Theo sách "Quốc triều hương khoa lục” (Cao Xuân Dục chủ biên), ông còn có một người em trai là Nguyễn Đình Giác cũng đỗ Cử nhân.

Do ảnh hưởng từ cha và các anh trai, thời trẻ Nguyên Nguyên Thành đã nổi tiếng danh sĩ. Bấy giờ ở xứ Nghệ có câu: "Văn Giao, phú Tạo, thơ Thành", tức là văn hay có Nguyễn Văn Giao, phú giỏi có Hồ Sĩ Tạo, thơ đặc sắc có Nguyễn Nguyên Thành.

Sự nghiệp quan trường

Nguyễn Nguyên Thành đậu Tú tài Khoa Bính Ngọ triều vua Thiệu Trị (1846) tại trường Nghệ An, hai năm sau ông đỗ Cử nhân năm Mậu Thân 1848, ông tiếp tục thi Hội và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Tân Hợi, niên hiệu Tự Đức năm thứ 4 (1851), khi mới 27 tuổi.

Sau khi đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân, ông được bổ làm Biên tu ở Quốc sử quán, năm Nhâm Tý (1852), cha là Nguyễn Hữu Tố qua đời, ông xin cáo quan đưa linh cữu cha về quê nhà ở thôn Cẩm Ngọc an táng, mãn tang cha ông được bổ làm tri phủ Lý Nhân.

Sau khi được triều đình bổ dụng, ông làm đến bậc quan hàm Hồng lô tự thiếu khanh, sung nội các Tham biện.

Do có nhiều đóng góp cho triều đình, ông được vua Tự Đức nhiều lần ban thưởng, trong đó có nghiên đá Đoan Khê.

Vào một ngày đông, Nguyễn Nguyên Thành ốm nặng, ông được vua ban cho sâm quế và lộ phí về quê dưỡng bệnh. Ông lập một thư phòng bên cạnh núi Khải Sơn ở thôn Thuận Lạc, xã Trường Mỹ, huyện Lương Sơn (nay là xóm 8, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã đọc sách và dưỡng bệnh. Tuy ốm đau nhưng ông vẫn rất minh mẫn, thấu hiểu việc đời nên thường được dân làng bái thỉnh chuyện làm ăn, lối sống hàng ngày.

Năm 1856, gia đình Nguyễn Nguyên Thành đóng góp nhiều công sức cùng dân phủ Anh Sơn xây dựng Văn miếu Anh Sơn tại xã Thanh Lưu, huyện Lương Sơn, nay là khu vực xã Lưu Sơn và thị trấn Đô Lương. Văn miếu Anh Sơn gồm 4 tòa: 2 tòa có 7 gian và 2 tòa có 4 gian. Hiện nay Văn miếu Anh Sơn không còn nữa.

Thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp

Giữa cuối thế kỷ 19, người Pháp dùng vũ lực buộc triều đình Đại Nam ký kết các điều ước bất bình đẳng, chấp nhận quyền bảo hộ của người Pháp trên lãnh thổ Đại Nam. Chán nản thời cuộc, ông cáo quan về nghỉ vào năm 1875. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn và hạ chiếu Cần Vương, ông mộ quân khởi nghĩa tại quê nhà cùng thời gian với Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhã. Dưới cờ của ông có các nghĩa sỹ: Nguyễn Nguyên Giới, Đinh Viết Kiểm (đốc vận binh lương), Võ Văn Vòng (đốc chiến), Lê Sỹ Hạnh, Lê Bá Thân (hiệp quản), Hoàng Văn Chín (tác vị), Trần Văn Sinh (Lãnh binh), Đinh Văn Ái, Phạm Đình Kiếng (suất đội), Thái Bà Đình (đốc binh)... với khoảng 300 nghĩa dũng. Ông đã chỉ huy các trận chiến đấu với địch một số trận ở Đô Lương và các vùng xung quanh, sau đó phối hợp cùng với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, Phó bảng Lê Doãn Nhã, Cử nhân Trần Quang Diệm, Cử nhân Đinh Nhật Tân... chiêu mộ nghĩa quân làm lễ tế cờ ở làng Quần Phương, Nghệ An, sau đó kéo lên đóng quân ở vùng núi huyện Yên Thành, lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cử người tới phong Nguyễn Xuân Ôn làm An Tĩnh hiệp đốc quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh chống Pháp. Lê Doãn Nhã được phong Phó tướng; Trần Quang DiệmĐinh Nhật Tân, Nguyễn Nguyên Thành được cử làm Tán tướng quân vụ, cùng các thủ lĩnh được phong chức đề, đốc, hiệp quản khác như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng, Lãnh Thừu, Lãnh Phương, Lãnh Tư, Đốc Nhạn, Đề Niên, Đề Vinh, Đề Thắng.

Khi nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn thất bại, ông kéo quân lên vùng Cây Chanh Ngũ Võ, Hội Lâm thuộc huyện Anh Sơn bây giờ, định dựa vào thế hiểm yếu của núi rừng và phối hợp với nghĩa quân của Quản Bông đang hoạt động ở Con Cuông làm kế lâu dài.

Tại đây ông gặp Đinh Công Tráng sau khi thất bại ở Ba Đình (Thanh Hóa), Đinh Công Tráng cũng đem một số nghĩa quân vào đóng ở Vạn Thiện (Anh Sơn). Hai người mưu tính đánh địch nhưng mới ra quân đã thất bại. Hai ông tìm đường sang Thái Lan nhưng không được vì mưa to nước lũ. Trở về, Đinh Công Tráng bị địch phục kích bắn chết ở làng Trung Yên. Nguyễn Nguyên Thành định lấy vùng Môn Sơn Lục Dạ làm căn cứ. Nhưng vào một đêm, ông về đến Lãng Điên (Anh Sơn) thì bị lính Pháp ụp bắt, sau ít ngày bị giam ở nhà lao Vinh, ông đau nặng rồi qua đời (giữa tháng 11 năm 1887).

Trước tác

Vốn nổi dang giỏi thơ từ nhỏ, Nguyễn Nguyên Thành làm nhiều thơ chữ Hán và Nôm, tuy nhiên trước tác của ông hiện nay còn lại không nhiều. Chỉ còn lại bài: Tự thuật, Ký Nguyễn Đức Đạt thám hoa, Ngẫu hứng...

Dưới đây là bản dịch bài Ký Nguyễn Đức Đạt thám hoa:

Núi rừng, nghe nói bác tiêu daoI.

Cát bụi trần ai vấy được nào

Lắm bệnh, tôi lui về ở ẩn

Ha e chỉ trích thấp hay cao.

II.

Bờ Bắc, bờ Nam cách chuyến đò

Khi li, khi hợp chục năm dư

Thú vui gò suối không ai ghét

Đào nhạo, rườm tai bậc ẩn cư.

Thờ tự

Nhà thờ ông nay ở Xóm 2 xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Hiện vẫn còn lưu giữ được nhiêu hiện vật như Bia đá (được làm năm Mậu Tý 1880, do các học trò là phó bảng, cử nhân, tú tài phụng soạn), Kiệu, sắc phong và các đồ tế khí liên quan.

Nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.

Tên ông dự định đặt cho một con đường ngắn nối đường Hải Thượng Lãn Ông và đường Lý Tự Trọng tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh nhưng nhiều ý kiến phản đối nên đã không thực hiện (đường này sau đặt là Phan Thái Ất). (https://vi.wikipedia.org/)

11.48. Nguyễn Đức Quý

Nguyễn Đức Quý (1849-1887) là nhà khoa bảng đã đỗ Hoàng giáp trong khoa thi duy nhất của đời vua Kiến Phúc, khoa thi năm 1884. Nguyễn Đức Quý là người thôn Hoành Sơn, xã Nam Kim Thượng, tổng Nam Kim, huyện Thanh Chương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm Bính Tý 1876, niên hiệu Tự Đức thứ 30, ông đỗ Hương cống (Cử nhân). Ông làm quan Hàn lâm viện Biên tu. Sau theo phong trào Cần Vương, được vua Hàm Nghi phong Tán tương quân vụ, nhưng kẻ xấu hại và ông bị bắn chết trong đợt đi lấy lương thực (https://vi.wikipedia.org/)

11.49. Nguyễn Thượng Hiền

Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) tên tự: Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, tên hiệu: Mai Sơn còn được gọi là Ông nghè Liên Bạt, sinh năm 1868 tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông. Ông là con Hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên, và là con rể quan Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết.

Từ nhỏ Nguyễn Thượng Hiền đã nổi tiếng rất thông minh. Năm 1884, khi 17 tuổi, ông đỗ cử nhân khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội nhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông phải về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa. Đến năm 1892, ông ra thi Đình và đỗ Hoàng Giáp. Lúc đó 24 tuổi, Nguyễn Thượng Hiền được bổ làm Toản Tu ở Quốc Sử quán, thăng Đốc học ở Ninh Bình, rồi chuyển sang Nam Định nên ông còn được gọi là ông Đốc Nam.

Trong thời gian ở Huế, ông cảm nhận tư tưởng tiến bộ của Đại Thế Thiên Hạ Luận của nhân sĩ Nguyễn Lộ Trạch và đọc nhiều tân thư của Trung Quốc. Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt HổPhan Bội ChâuPhan Châu TrinhHuỳnh Thúc Kháng.

Năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền hỗ trợ phong trào Đông Du nhưng vì cha ông lúc đó mang bệnh nặng nên ông phải ở lại vận động cách mạng trong nước.

Năm 1907 vua Thành Thái bị người Pháp buộc thoái vị, ông vào phủ Toàn quyền đòi nhà nước Bảo hộ bãi lệnh nhưng không thành. Việc không thành, ông giả làm thầy bốc thuốc ở hiệu "Nam Thọ", Hà Nội rồi tìm đường sang Trung Quốc hoạt động và cùng với Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt, ông là người lãnh đạo của hội.

Sau khi các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội thất bại, Nguyễn Thượng Hiền xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) và mất tại đây ngày 28 tháng 12 1925. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, và tro rải xuống sông Tiền Đường.

Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, Nôm. Thơ ông chủ yếu ký thác những tâm sự của mình và lên án chính sách của người Pháp, khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Tập văn xuôi Hát Đông thư dị của ông mang đậm tính chất truyền kỳ.

Tên ông được đặt cho nhiều đường phố, trường học tại Việt Nam.

Tác phẩm

Thơ

< >Nam chi tập (gồm 3 quyển)Mai Sơn ngâm tậpNam hương tậpMai Sơn ngâm thảoMột số bài thơ Nôm tuyên truyền cách mạng: Bài phú cải lươngHợp quần doanh sinh thuyết...11.50. Tôn Thất Liệt

Tôn Thất Liệt hay Tôn Thất Lệ (?-1885) là một võ tướng nhà Nguyễn cuối thế kỷ 19, được triều đình Nhà Nguyễn phong chức Tham biện Sơn phòng Quảng Trị. Ông giữ một vai trò quan trọng trong Trận Kinh thành Huế 1885.

Theo các ghi chép gia phả của tôn thất nhà Nguyễn, thì ông thuộc dòng dõi Quốc Uy công Nguyễn Phúc Thuần (con thứ tư của chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần), được vua Minh Mạng ban cho họ Tôn Thất. Ông là em ruột của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết, con Đề đốc Tôn Thất Đính.

Không có nhiều thông tin về con đường quan lộ của ông. Trước năm 1885, ông được triều đình bổ dụng làm Tham biện Sơn phòng Quảng Trị, nơi mà từ cuối năm 1883, triều đình đã cho "dời nha Sơn phòng Quảng Trị tới làng Bảng Sơn, lỵ sở phủ Cam Lộ cũng xin dời về trong Sơn phòng” , đồng thời giao cho Phụ chính Nguyễn Văn Tường trực tiếp đứng ra đôn đốc binh sĩ, tù nhân và dân phu trong quá trình xây dựng thành Tân Sở, bởi Cơ mật viện cho là "Sơn phòng Quảng Trị có thể làm hậu lộ cho kinh đô (Huế)".

Trận Kinh Thành Huế năm 1885

Giữa năm 1885, ông được triệu về kinh đô trong bối cảnh căng thẳng giữa quân Pháp và triều đình Đại Nam lên cao. Trước những đòi hỏi ngang ngược của tướng Pháp de Courcy, Tôn Thất Thuyết đã lên một kế hoạch tập kích quân Pháp tại kinh thành Huế. Sách Đại Nam thực lục chép:

“Đêm ngày hai mươi hai (22) tháng [năm (5)] ấy, [phụ chính Tôn Thất] Thuyết ngầm chia quân các dinh vệ làm hai đạo: Một đạo sai em là [Quảng] Trị [Sơn] phòng tham biện Tôn Thất Lệ cai quản. (Tôn Thất Lệ nguyên ở [Sơn] phòng, [phụ chính Tôn Thất] Thuyết sức về). Nửa đêm, [đạo quân ấy] sang đò sông Hương, hợp cùng với bọn thủy sư đề đốc [Lưu Cung] và hiệp lí [thủy sư Cao Hữu Sung] đánh úp Tòa Sứ.

[Phụ chính Tôn Thất] Thuyết cùng với bọn Phấn Nghĩa chưởng vệ là Trần Xuân Soạn làm một đạo đánh úp Trấn Bình đài, doanh nam Pháp [:Mang Cá]” - Quốc sử quán triều NguyễnĐại Nam thực lục chính biên, Đệ Ngũ kỷ

Khoảng 1 giờ sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 (tức 23 tháng Năm năm Ất Dậu), quân Nam nhất tề tấn công đồn binh Pháp và nổi lửa đốt khắp nơi.

“Toà Khâm và Mang Cá đang chìm đắm trong giấc ngủ. Bỗng nhiên vang lên tiếng đại bác và tiếng reo hò vang dậy. Những trại lợp tranh của lính ở bị những bó đuốc của quân ta xung phong vào đốt, bốc cháy dữ dội. Hăng hái nhất là lính Phấn Nghĩa, tức là lính của [phụ chính] Tôn Thất Thuyết mộ làm tay chân, cùng những phạm nhân ở lao Thừa Thiên và lao Trấn Phủ được thả ra để đái công chuộc tội. Họ mang súng hoặc đại đao, mã tấu, mình trần trùng trục, tóc bỏ xoã xuống ngang gối. Đạo quân đánh vào Tòa Khâm do Tôn Thất Liệt [:Lệ], em của [phụ chính Tôn Thất] Thuyết, cùng quan thủy sư đô đốc [Lưu Cung], thủy sư hiệp lí [Cao Hữu Sung] chỉ huy; còn cánh quân đánh vào Mang Cá thì đề đốc [đã được thăng chưởng vệ] Trần Xuân Soạn và [phụ chính] Tôn Thất Thuyết tự thân hành đốc suất. Một viên đại bác từ pháo đài ta trên cửa thành bắn sang làm thủng một lỗ lớn trên nóc Tòa Khâm. Tường và mái đều bị xuyên đạn. Nhà kho, nhà vệ sinh sụp đổ và bốc lửa. Đại uý Bruynô (Bruneau), pháo binh hải quân, bị một viên đạn xuyên qua ngực, ngã ra chết, đại uý Bruanh (Brouin) của đội binh châu Phi gãy mất hai ống chân, tử trận. Hai sĩ quan Hétsen (Heitschell) và Lacơroa (Lacroix) bị thương nặng”. -  Bửu Kế, Chuyện triều Nguyễn, Nhà xuất bản. Thuận Hóa, 1990, tr. 95.

Tuy nhiên, sau phút bất ngờ ban đầu, quân Pháp đã kịp thời tổ chức phản công. Quân Nam nhanh chóng vỡ trận. Sau khi thất trận, ông cùng Tôn Thất Thuyết hộ giá vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị. Trên đường ông đã hi sinh ở Mai Lĩnh. (https://vi.wikipedia.org)

11.51. Nguyễn Quyền

Nguyễn Quyền (1869-1941) là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại. Ông là một trong những sáng lập viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Nguyễn Quyền, hiệu là Đông Đường, sinh năm 1869, quê tại làng Thượng Trì (tục gọi là làng Đìa), Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do ông từng đỗ Tú tài khoa Tân Mão năm 1891, được bổ làm Huấn đạo tỉnh Lạng Sơn, nên người đương thời thường gọi ông là Huấn Quyền.

Năm 1907, ông từ quan rồi cùng với Lương Văn Can lập trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội cổ động canh tân, học chữ Quốc ngữ. Lương Văn Can đứng tên làm hiệu trưởng trường còn ông làm Giám học của trường này. Sau 9 tháng trường đã bị đóng cửa.

Ngoài trường Đông Kinh, Nguyễn Quyền cũng là người đứng ra lập hãng Hồng Tân Hưng bán hàng công nghệ nội hóa với mục đích tự cường kinh tế và cạnh tranh với các hãng buôn ngoại quốc. Cái tên "Hồng Tân Hưng” là dịch ý "Hồng Lạc dấy lên” mà ông ấp ủ. Năm 1908 nhân xảy ra vụ Hà thành đầu độc thực dân Pháp lấy cớ đó bắt đóng cửa trường Đông Kinh và ông bị bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), kết án khổ sai chung thân rồi đem đày ra Côn Đảo.

Năm 1910 ông được tha về, nhưng bị "an trí” tại Bến Tre cùng với một số chí sĩ khác như Dương Bá Trạc, Võ Hoành...

Năm 1920 ông đến Rạch Giá, Sa Đéc rồi về sống tại Bến Tre với gia đình. Ông làm nghề bốc thuốc và mất năm 1941 tại Bến Tre hưởng thọ 72 tuổi.

Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (http://vi.wikipedia.org/)

Theo tạp chí xưa và nay (http://beta.xuanay.vn) của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quyền thường gọi là Huấn Quyền là chí sỹ Việt Nam, một trong những người sáng lập Trường Đông Kinh nghĩa thục (1907). Sauk hi trường bị đóng cửa, mở hiệu buôn Hồng Tân Hưng, bề ngoài là nơi buôn bán hàng nội hóa, bên trong là nơi lien lạc của những người yêu nước. Năm 1908, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, ông bị kết án tử hình, chuyển thành khổ sai chung thân, bị đày ra Côn Đảo, sau được đưa về an trí ở Bến Tre.    

11.52. Nguyễn Khắc Cần

Ông vốn nổi tiếng là người hay chữ, đã từng thi Hương đỗ nhị trường. Nhưng sau đó do chán ngán khoa cử, sẵn nung nấu ý chí cứu nước cứu dân nên ông không thi tiếp nữa mà dạy học một thời gian trong lúc tìm đường hoạt động cách mạng, nên được người trong vùng kính trọng gọi là ông Đồ Cần. Khi các phong trào yêu nước lớn của dân tộc đầu thế kỷ XX diễn ra, ông đã hăng hái tham gia nhiều phong trào như: Duy Tân hội, Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và cuối cùng là hoạt động cho Việt Nam Quang phục Hội. Ông đã tham gia vận động thanh niên đi Trung Quốc, Nhật Bản trong phong trào Đông Du và vận động ủng hộ kinh phí cho các hoạt động của phong trào. Song song với đó, năm 1907 ông tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục do nhà chí sĩ Lương Văn Can sáng lập, là Ủy viên tán trợ của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, cùng với Nguyễn Cảnh Lâm lập phân hiệu trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Gia Lâm. Sau đó, năm 1912 ông tham gia Việt Nam Quang Phục hội. Ông có gặp Phan Bội Châu trong thời gian này.Nguyễn Khắc Cần (1875 - 1913) tên chữ là Tiểu Lâm, là một nhà Nho yêu nước, quê ở làng Yên Viên, xã Tiền Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Yên Viên, xã Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Năm 1912, ông cùng một số chí sĩ, trong đó có Phạm Văn Tráng (hay còn gọi là Nguyễn Thế Trung) sang Nam Ninh, Trung Quốc dự Đại hội Việt Nam Quang Phục hội. Tại đây ông tham gia "hiệp hội tử vì nghĩa” nhận nhiệm vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương Anbe Xa rô và mấy tên Việt gian đại gian ác: Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu, Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn... nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước". Trong số thành viên hiệp hội tử vì nghĩa này có cả Nguyễn Hải Thần, người sau này làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Các ông đã mang tạc đạn về giấu tại nhà ông Cần ở Yên Viên chờ ngày hành động. Ngày 12 tháng 4 năm 1913, Phạm Văn Tráng, người ở xã Bát Tràng, Gia Lâm đã dùng tạc đạn giết chết Nguyễn Duy Hàn. Sau sự vụ đó, thực dân Pháp đã tăng cường truy lùng gắt gao những người trong diện nghi vấn.

Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 4 năm 1913, Nguyễn Khắc Cần đã dùng số tạc đạn còn lại ném vào Khách sạn Hà Nội, nay là Khách sạn De L'Opera, ở góc phố Đuy Tơ Đê Ranh (nay là phố Nguyễn Khắc Cần) và phố Pôn-Be (nay là phố Tràng Tiền), giết chết 2 tên sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp là Trung tá Saquy và Thiếu tá Mông giăng, làm bị thương 6 người Pháp và 7 người Việt khác. Sự kiện ném bom khách sạn Hà Nội có tiếng vang rất lớn, làm rung chuyển cả Hà Nội. Tại ngay trung tâm Hà Nội, nơi mà thực dân Pháp coi là nơi đặc biệt an toàn lại có một vụ nổ bom như vậy làm chết 2 sỹ quan cao cấp của quân đội Pháp. Cụ Phan Châu Trinh, khi đó đang ở bên Pháp cũng đã có bài viết và trả lời phỏng vấn của báo Pháp về vụ ném bom khách sạn Hà Nội (theo sách "Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới").

Sau khi thực hiện thành công 2 vụ ném bom trên, Nguyễn Khắc Cần và Phạm Văn Tráng tạm thời về trú tại nhà ông Cần ở Yên Viên, chờ tình hình lắng xuống thì tiếp tục sang Trung Quốc để hoạt động. Tuy nhiên trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội có 2 tên phản bội là Đặng Vũ Hoàn và Đặng Kinh Luân đã khai báo với thực dân Pháp về các hoạt động và dự định sắp tới của nhóm Nguyễn Khắc Cần nên ngày 7 tháng 5 năm 1913, khi vừa từ tàu hỏa xuống ga Lạng Sơn để tìm đường sang Trung Quốc liên lạc với tổ chức, Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng đã bị Pháp bắt. Sau này 2 ông đồ Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Khuê, người làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội, cùng hoạt động trong nhóm của Nguyễn Khắc Cần, đã giết chết 2 tên phản bội Vũ Hoàn, Kinh Luân nhưng sau đó 2 ông cũng bị Pháp bắt giam, tử hình cùng với ông Cần, ông Tráng.

Sách Kể chuyện danh nhân cách mạng Việt Nam, tập 6, NXB Trẻ, 2009 của tác giả Lê Minh Quốc, trong bài viết "Phạm Văn Tráng - Nguyễn Khắc Cần, những tiếng bom thức tỉnh hồn nước”

Ngày 05 tháng 9 năm 1913, Hội đồng đề hình của tòa án thực dân Pháp tại Hà Nội kết án tử hình một số chí sĩ của Việt Nam Quang phục hội, trong đó có Nguyễn Khắc Cần. 5 giờ 45 phút sáng ngày 24 tháng 9 năm 1913, Pháp đã xử tử hình Nguyễn Khắc Cần cùng 6 chí sĩ yêu nước khác của Việt Nam Quang phục hội trước cửa nhà tù Hỏa Lò bằng chiếc máy chém (hiện nay vẫn còn trưng bày ở Khu di tích nhà tù Hỏa Lò). Sau khi xử tử hình xong, thực dân Pháp mang thi hài của 7 chí sĩ đến khu vực gần nhà thương Bạch Mai (khoảng khu vực trường Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay) chôn cất. Đến nay, sau 100 năm, vẫn chưa tìm thấy hài cốt của 7 vị chí sĩ lẫm liệt này.

Ghi nhận công lao của Nguyễn Khắc Cần đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hiện nay trên cả nước có 02 thành phố lớn có đường phố mang tên Nguyễn Khắc Cần: Phố Nguyễn Khắc Cần, phường Tràng Tiền và phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội mang tên từ năm 1964, là nơi ông đã thực hiện vụ ném bom. Và đường Nguyễn Khắc Cần, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng mang tên từ năm 2011 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Tại Khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội hiện nay đã dựng lên những tấm bảng vàng ghi danh các anh hùng, liệt sĩ, chí sĩ yêu nước, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng từng bị thực dân Pháp giam giữ, trong đó có tên tuổi Nguyễn Khắc Cần được ghi trang trọng tại Bảng vàng số 1, số thứ tự 12, cùng với những tên tuổi lớn của cách mạng dân tộc.

Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã được ghi vào các sách chính sử của Trung ương và thành phố Hà Nội, như: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Danh nhân Việt Nam, Danh nhân Hà Nội, Kể chuyện Danh nhân cách mạng Việt Nam, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, 1000 nhân vật lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội... Các sách lịch sử nói về tiến trình lịch sử dân tộc, phong trào kháng chiến chống Pháp của dân tộc đều có nói tới sự kiện ném bom Khách sạn Hà Nội và tên tuổi Nguyễn Khắc Cần như một tiếng chuông thức tỉnh hồn nước, một sự kiện lớn đầu thế kỷ XX, kêu gọi đồng bào đứng dậy đấu tranh giữa những đêm tối nô lệ trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (http://vi.wikipedia.org/)

11.53. Nguyễn Khắc Nhu

Nguyễn Khắc Nhu (chữ Hán: 阮克柔; 1882-1930) là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại. Ông là một trong những cột trụ của Việt Nam Quốc dân đảng thời kỳ trước 1930

Ông sinh năm 1882, tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, mồ côi cha năm 13 tuổi, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu.

Năm 1903, ông từng dẫn đường cho Phan Bội Châu lên đồn Phồn Xương gặp Đề Thám. Sau nhiều lần thi Hội không đậu, ông về quê dạy học và tham gia phong trào Đông Du, lập Hội quốc dân dục tài theo kiểu phong trào Đông Kinh nghĩa thục, thực hiện một số cải cách tại quê nhà, tuy nhiên đều bị chính quyền thực dân cấm không được phép hoạt động.

Năm 1929, sau Vụ ám sát Bazin - một trùm mộ phu đồn điền Nam Kỳ, các cơ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp khủng bố ác liệt, ông và Nguyễn Thái Học trốn thoát rút lui vào hoạt động bí mật và bị "Hội đồng đề hình” kết án vắng mặt ông 10 năm cấm cố. Trước tình hình có khả năng tan vỡ, các lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng quyết định đẩy mạnh hoạt động vũ trang khởi nghĩa với phương châm "Không thành công thì thành nhân". Năm 1930, ông được giao nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa ở Yên BáiPhú ThọSơn Tây. Do không chuẩn bị kỹ lưỡng, các lực lượng ở các nơi không cùng bộc phát một lúc, thực dân Pháp có điều kiện phòng ngừa, nên cuộc khởi nghĩa thất bại.Năm 1909, sau khi cả phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục đều bị tan vỡ, thực dân Pháp truy nã và bắt giam nhiều nhà chí sĩ, có cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Nguyễn Khắc Nhu trốn sang Trung Quốc, tham gia vào cuộc vận động cứu nước. Từ đó, ông chuyển dần xu hướng đấu tranh bất bạo động sang xu hướng bạo động. Năm 1927, ông về nước cùng với các đồng chí thành lập Hội Việt Nam Dân Quốc, tổ chức nhiều cuộc tập kích một số đồn Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại... với ý định vũ trang khởi nghĩa. Năm 1928, ông sát nhập hội Việt Nam Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng và ông được cử tham gia với vai trò là trưởng ban Lập pháp của đảng.

Ngày 9 tháng 2 năm 1930, ông trực tiếp chỉ huy trận đánh tập kích đồn binh Hưng Hóa và phủ lị Lâm Thao. Sáng hôm sau, quân Pháp từ Phú Thọ kéo lên phản công quyết liệt, quân khởi nghĩa bị đánh tan, Nguyễn Khắc Nhu bị thương giữa đường ông dùng lựu đạn tự tử nhưng không chết và bị quân Pháp bắt được. Trên đường giải về trại giam, ông nhảy xuống sông tự trầm, nhưng lại bị quân Pháp vớt được và đem về giam ông tại Hưng Hóa. Tại đây, ngày 11 tháng 2 năm 1930, ông đập đầu vào tường giam tự sát để bảo toàn khí tiết, hưởng dương 49 tuổi. 

Ông còn là tác giả của một số bài thơ, bài báo vận động cải cách đăng trên báo:An Nam tạp chí, Thực nghiệp dân báo trước đây.... Bài thơ Tiễn bạn...

Ghi công

Tên ông được dùng đặt cho một đường phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Đà Nẵng, An Giang, Yên Bái và một số thành phố khác của Việt Nam. Tượng đài tưởng niệm ông ở thôn Song Khê, xã Song Khê, thành phố Bắc Giang, đã được tỉnh Bắc Giang cấp bằng công nhận di tích lịch sử. (https://vi.wikipedia.org/).

11.54. Nguyễn Khuyến

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝), hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương cũng tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.

Tác phẩm

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

Tên ông được đặt cho đường phố tại Hà Nội. Phố Nguyễn Khuyến (tên cũ: Phố Sinh Từ) là một phố thuộc phường Văn Miếuquận Đống Đa, thành phố Hà NộiViệt Nam. (wikipedia.org/).

11.55. Tôn Thất Tiệp (Thiệp)

Tôn Thất Tiệp (尊室涉, 1870-1888) là con trai thứ của Tôn Thất Thuyết. Cùng anh trai Tôn Thất Đàm, ông là một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.. (theo gia phả nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì hai con trai của ông là Tôn Thất Tiệp và Tôn Thất Đàm chứ không phải là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm)

Ngày 4 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và Tòa Khâm sứ Pháp nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra thành Quảng Trị, sau đó lên Sơn Phòng Tân Sở rồi về vùng Tuyên HóaQuảng Bình. Tại Tân Sở vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Tôn Thất Đàm cùng Tôn Thất Thiệp được cha giao cho nhiệm vụ bảo vệ vua Hàm Nghi.

Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản đem quân tới bắt. Tôn Thất Tiệp vì bảo vệ vua và bị giết chết trước mặt vua Hàm Nghi ngày 1 tháng 11 cùng năm tại Tuyên Hóa. Khi đó ông mới 18 tuổi.

Tại Hà NộiHuế và Thành phố Hồ Chí Minh có những con đường được mang tên ông. (wikipedia.org/).

11.56. Nguyễn Phạm Tuân

Nguyễn Phạm Tuân (阮范遵, ? - 1887) là một người yêu nước, nhà thơ Việt Nam. Quê ông ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là một nhân vật trong Phong trào Cần Vương.

Khi đi thi, ông đỗ Cử nhân năm 1873; làm tri phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1883, khi được tin triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, Nguyễn Phạm Tuân đã treo ấn từ quan.

Năm 1885, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã được phòng chức Tán tương Quân vụ Quân thứ ở tỉnh Quảng Bình, từng đánh thành Đồng Hới. Vào năm 1886, lại được phong chức Thượng tướng; cùng Lê Trực và hai người con của Tôn Thất Thuyết trực tiếp phò vua Hàm Nghi chống Pháp ở Tuyên Hóa. Ông đã từng tổ chức đột nhập thành Quảng Bình để giết quan Bố chính Nguyễn Đình Dương; một người cộng tác với Pháp.

Đến đầu 1887, ông bị trúng đạn của đội quân Pháp, bị bắt và mất vì vết thương quá nặng ở trong tù.

Tác phẩm còn được biết đến của ông là bài thơ "Đề miếu Nguyễn Biểu” và "Câu đối làm khi bị bắt” với nhiều nghĩa khí. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội. (https://vi.wikipedia.org/).

11.57. Nguyễn An Ninh

Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn An Ninh sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900 tại xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An ) trong một gia đình Nho giáo. Thân phụ là Nguyễn An Khương, giỏi chữ HánQuốc ngữ, làm nghề thầy thuốc, dạy học, dịch sách. Thân mẫu là Trương Thị Ngự,

Tháng 10 năm 1922 Nguyễn An Ninh thu xếp về nước thăm dò phong trào quần chúng bằng cuộc diễn thuyết đầu tiên đêm 25-01-1923 với đề tài “Nền Văn hóa Việt Nam” được quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt

Là con một gia đình giàu có. Lúc nhỏ, ông sống tại quê ngoại (xã Long Thượng ), đến năm 10 tuổi theo cha lên ở hẳn tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, nơi thân phụ ông vừa kinh doanh, vừa làm nơi quy tụ, giúp đở những nhà yêu nước đương thời đến ẩn trú hoặc tìm đường xuất dương. Được tiếp xúc với những người này và chịu ảnh hưởng của cha, ông đã được hun đúc tinh thần yêu nước ngay từ thời thơ ấu. Năm 1910, ông bắt đầu đi học trường dòng Taberd và sau đó theo học chương trình Brevet Elémentaire tại trường Chasseloup Laubat (hiện nay là trường Lê Quý Đôn ) chủ yếu dành cho con em người Pháp. Nơi đây, ông học giỏi nổi tiếng, được trường cấp học bổng. Ngoài việc theo học Tây, ông còn được cụ Khương dạy Hán Văn và chữ Quốc ngữ qua các truyện Tàu mà cụ dịch thuật. Năm 1916, nhờ đậu tốt nghiệp hạng ưu nên ông được tuyển thẳng ra Hà Nội theo học Cao đẳng Y dược, được miễn chuẩn bằng Tú tài. Ông lại bỏ Y dược chuyển sang học Luật và Cai trị, nghĩ rằng học ngành này mới thấu hiểu bản chất của chính quyền thực dân để sau này đấu tranh công khai bằng pháp luật. Nhưng không hài lòng với chế độ giáo dục nhồi sọ, ông bỏ học và tìm đường đi Pháp.

1923 Nguyễn Ái Quốc sang Nga để học cách tổ chức và lãnh đạo cách mạng thì tháng 8 năm 1923 Nguyễn An Ninh trở về xây dựng phong trào trong nước chờ Nguyễn Ái Quốc trở về.

Về nước, Nguyễn An Ninh lại diễn thuyết lần thứ hai vào đêm 15 tháng 10 năm 1923 với đề tài “Lý tưởng thanh niên An Nam”.  Trong hai cuộc thuyết trình này, những lời lẽ của ông là những tiếng chuông khơi động sự “thức tỉnh đồng bào” về mặt văn hóa lúc ấy còn bị chôn vùi trong những ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến Trung Hoa lạc hậu, và chế độ ngu dân của thực dân Pháp. Ông khẳng định:“Dân tộc nào để cho một nền văn hóa ngoại bang ngự trị thì không thể có độc lập thực sự. Văn hóa là tâm hồn của dân tộc”.

Ông đả kích “vai trò khai hóa” của người Pháp tại Việt Nam, cho đó là một trò bịp bợm, một chiêu bài nhằm che  giấu chính sách bóc lột thực dân, kêu gọi thanh niên đừng ỷ lại vào đó và “phải dấn thân vào cuộc sống đấu tranh…” Và ông đã kết luận “Hãy tôn sùng những ai đã dùng tài năng hay thiên phú của mình mà tự nâng vị trí của dân tộc ta trên thế giới và những ai đã đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc chúng ta”.

Tiếng vang qua hai bài diễn thuyết của Nguyễn An Ninh tuy mới mẻ cũng đã tác động mạnh trong dư luận thanh niên và trí thức Sài Gòn và đã làm đau đầu bọn thống trị. Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Cognacq phải gọi ông lên Dinh để mong bịt miệng. Trước tiên , hắn giở trò mua chuộc, hứa hẹn sẽ bổ nhiệm ông vào một chức vụ cao, nhưng sau đó thấy không thể lung lạc được ý chí sắt đá của người thanh niên mới 23 tuổi này, hắn ra lệnh cấm ông diễn thuyết hay tụ họp bất cứ nơi đâu.

Không thể tiếp tục đấu tranh bằng lời nói, ông chuyển sang đấu tranh bằng ngòi bút. Làm báo gian khổ cùng cực như thế nhưng Nguyễn An Ninh vẫn không nản chí, vẫn công kích chế độ thuộc địa và ông đã xác định trên báo: “Lưỡi gươm đe dọa vẫn làm chúng tôi dửng dưng. Chúng tôi đã hy sinh tất cả trong quá khứ, chúng tôi sẳn sàn hy sinh tất cả trong tương lai…”

Cuối năm 1924, sau khi làm lễ thành hôn với Trương Thị Sáu, ông quyết định trở sang Pháp để mở một chiến dịch đòi các quyền tự do - dân chủ cho Việt Nam. Đó cũng là lúc cụ Phan Châu Trinh nhờ Nguyễn An Ninh sang Pháp đón ông về, nên tháng 1 năm 1925 ông đi Pháp. Đến Paris, ông đi diễn thuyết tại nhiều nơi. Đặc biệt trong cuộc nói chuyện tại hội quán Sociétés Savantes do Hội Liên hiệp Pháp - Đông Dương tổ chức ngày 22 tháng 02 năm1925, ông phát biểu thẳng thừng rằng “Cách mạng sẽ nổ ra ở Đông Dương trong vài năm sắp tới nếu thực dân Pháp không cải thiện chế độ thối nát” , đồng thời “Sẽ có Đảng Cộng Sản giúp nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng”.

Cũng trong thời gian này, vào tháng 4 năm 1925, ông cho công bố quyển sách “La France en Indochine” (Nước PhápĐông Dương) tại Pháp vạch trần sự xâm lược của thực dân Pháp, phân tích những nguyên nhân đưa đến sự bất ổn tại Đông Dương. Cùng năm đó quyển “Le Procès de la colonisation Francaise“(Bản án thực dân Pháp) của Nguyễn Ái Quốc, được xem là hai bản cáo trạng hùng hồn nhứt, đánh thẳng vào cái gọi là “Sứ mệnh khai hóa” của PhápĐông Dương.

Ngày 26 tháng 6 năm 1925, ông cùng cụ Phan Châu Trinh về đến Sài Gòn. Hai người chủ trương cho tái bản La Cloche Fêlée. Và lần này, báo do ông Trường đứng tên Chủ nhiệm, vì có quốc tịch Pháp.

Từ đây, Nguyễn An Ninh tỏ ra năng nổ, quyết liệt hơn theo một tư tưởng của Gandhi là “Đứng trước một tình thế phải chọn lựa giữa sự khiếp sợ và bạo lực, tôi khuyên phải dùng bạo lực hơn là thấy Ấn Độ bị xiềng xích trong bạo lực của kẻ thống trị”.  Nếu trước kia, trên mặt báo, ông mới chỉ trích Thống đốc Nam Kỳ thì lần này, ông đánh thẳng vào Toàn quyền Varenne, khi hắn vừa nhậm chức. Đồng thời, còn cho đăng lại những bài của báo L’ Humanité (báo Nhân Đạo thuộc Đảng Cộng sản Pháp), viết những bài về nước Nga Xô Viết được ông ca tụng là “Quốc gia đầu tiên sinh ra từ học thuyết Cộng Sản để hạ sát con rắn bảy đầu tư bản chủ nghĩa”.   Táo bạo hơn, ông còn cho đăng nguyên văn bản “Tuyên ngôn Cộng sản  của Mác- Anghen“để giúp đọc giả hiểu rõ về chủ nghĩa này.

Thế là sau những năm tháng đầu tiên dấn thân vào cuộc đấu tranh, Nguyễn An Ninh đã dẫn dắt từng bước đấu tranh cho đọc giả từ: Cải lương ôn hòa đến cách mạng bạo lực. Sự lựa chọn dứt khoát ấy đã thúc giục ông làm một chuyện hết sức dũng cảm mà không ai có thể làm trong lúc đó: Công khai đốt lên ánh đuốc Mác- Lênin để cổ vũ một con đường giải phóng mới cho dân tộc, bất chấp họng súng của kẻ thù. Ông đã làm chuyện hi hữu ấy tức là tuyên chiến với nhà nước thực dân. Và tất nhiên, chúng tìm mọi cách hãm hại ông.

Ngày 21 tháng 3 năm 1926, Nguyễn An Ninh diễn thuyết trước ba ngàn người nghe, kêu gọi chống chủ nghĩa thực dân. Ba hôm sau, ông bị nhà cầm quyền Pháp bắt kết án 18 tháng tù, nhưng chỉ bị giam 10 tháng thì được "ân xá".

Sau khi ra tù, ông đã sáng lập ra Thanh niên Cao vọng Đảng, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam Kỳ. Ông còn phối hợp với các cán bộ của Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên trong vận động quần chúng và phát triển tổ chức của hội.

Cuối năm 1928, ông bị bắt lần thứ hai và lần này Pháp dựng lên vụ “Hội kín Nguyễn An Ninh“để bắt mấy trăm người ủng hộ ông.

Ông bị kết án và ngồi đúng 3 năm tù, tức cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1931, ông mới được thoát khỏi tù giam.

Ra tù, Nguyễn An Ninh viết cho tờ Trung Lập của Nguyễn Văn Tạo (1908-1970), cho tờ Tranh đấu của nhóm Tạ Thu Thâu (1906-1946), Trần Văn Thạch (1905-1946), Phan Văn Hùm (1902-1946). Do hoạt động quá tích cực, nên đến tháng 4 năm 1936, ông Ninh lại bị bắt về tội "phá rối trị an". Ông tuyệt thực phản đối và nhờ quần chúng đấu tranh dữ dội đòi thả ông, nên Pháp buộc lòng phải trả tự do cho ông vào tháng 11 năm ấy.

Đến tháng 7 năm 1937, Pháp lại bắt giam ông (lần thứ tư) cho đến tháng 1 năm 1939.

Ra khỏi tù, ông Ninh đi hẳn với những cộng sản trong nhóm Dân chúng và viết cho báo Dân Chúng, góp phần tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi các quyền tự do dân chủ, ra ứng cử vào Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ).

Tháng 9 năm 1939, Thế chiến thứ hai bùng nổ ở châu Âu. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp liền tuyên bố thiết quân luật, ráo riết truy lùng, bắt bớ và sát hại các nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng, hòng ngăn ngừa nhân dân Việt vùng lên tự giải phóng mình.

Ngày 5 tháng 10 năm 1939, ông lại bị bắt lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng. Sau đó, ông nhận án 5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Trên đảo, ông bị hành hạ, bị đói khát triền miên khiến ông kiệt sức dần.

Nguyễn An Ninh mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi. (http://vi.wikipedia.org/)

Nguyễn An Ninh - tiếng chuông thức tỉnh muôn người

Thân phụ ông là cụ Nguyễn An Khương, một nhà nho yêu nước, là một nhà giáo tự mở trường, tự soạn sách về những gương hiếu nghĩa để dạy học trò, là một lương y cứu giúp người không lấy tiền. Cụ thành lập khách sạn Chiêu Nam Lầu để chiêu hiền đãi sĩ cho các phong trào yêu nước. Cụ là một trong ba người lãnh đạo phong trào Đông Du ở phía Nam.

Con đường dấn thân của Nguyễn An Ninh là tìm đến nơi có cuộc cách mạng dân chủ nổi tiếng, nơi đã ươm mầm cho những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái mà Nguyễn An Ninh rất ngưỡng mộ. Nguyễn An Ninh đang cần một người đưa đường chỉ lối, ông viết:

“Đất nước chúng ta cần biết bao những con người hiểu biết tâm hồn nòi giống mình, hiểu biết những nhu cầu tinh thần và những gì phù hợp với tâm hồn nòi giống chúng ta, chúng ta đang cần những con người có khả năng hướng dẫn từng bước đi cho dân tộc, soi sáng con đường đi của dân tộc”.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) chưa kết thúc, Nguyễn An Ninh thoát khỏi tầm kiểm soát của bộ máy cai trị, trốn sang Pháp lúc ông đủ 18 tuổi.

Đến Paris, sau khi ổn định cuộc sống, ông đã vùi đầu vào học để ôn thi, chỉ ba tháng ông đậu vào Trường đại học Sorbonne. Một năm sau ông đậu bằng cử nhân luật hạng xuất sắc.

Gặp Nguyễn Ái Quốc, vào nhóm “Ngũ Long”: Năm 1921 khi Nguyễn An Ninh đã viết xong luận án tiến sĩ luật, cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc gặp nhiều khó khăn trong nhóm các nhà yêu nước VN qua nhiều đêm tranh luận gay gắt. Nguyễn An Ninh suy nghĩ nhiều và ông không thể nào học tiếp. Ông rời bỏ trường đại học để có thời gian nhiều hơn sát cánh cùng Nguyễn Ái Quốc san sẻ khó khăn trong công việc. Cũng từ đây tập hồ sơ của sở mật thám mang ký hiệu SPCE/384, lưu giữ tại trung tâm lưu trữ hải ngoại Pháp ngày càng dày thêm.

Cũng trong năm 1921 có một thanh niên vừa tốt nghiệp kỹ sư hóa ở Toulouse, lên Paris học tiếp để lấy bằng tiến sĩ tại Trường đại học Sorbonne, đó là Nguyễn Thế Truyền. Nguyễn Thế Truyền cũng bị sức hấp dẫn của Nguyễn Ái Quốc, rồi Truyền cũng bỏ học, bỏ thi tiến sĩ, cùng chung chí hướng, họ trở thành bộ ba cùng nhau sát cánh hoạt động. Họ trở thành những nhà yêu nước nổi tiếng trên đất Pháp trong nhóm “Ngũ Long” (gồm: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền). Tại Paris họ tham gia diễn thuyết, viết báo tố cáo tội ác của thực dân, vận động kiều bào đoàn kết đấu tranh hướng về Tổ quốc. Nhưng đó chưa phải là mục tiêu đấu tranh của họ, điều mong ước lớn lao mà họ thề nguyện cùng nhau sẽ phấn đấu suốt cuộc đời là Tổ quốc độc lập, dân tộc thoát kiếp nô lệ. Điều mong ước của họ là tâm huyết mà Nguyễn An Ninh đã viết khi về nước:

“Chúng ta sinh ra vào một thời đại mà nhiệm vụ đòi hỏi ở ta quá nặng nề vượt quá sức của ta. Chúng ta có bổn phận phải hi sinh để xây dựng một tương lai mà chúng ta không kịp nhìn thấy... Chúng ta sinh ra trong một nòi giống đã luôn luôn phải trả giá rất đắt cho quyền được sống của mình”.

Bài diễn thuyết đầu tiên vào đêm 25-1-1923 tại Hội Khuyến học Nam kỳ. Thính phòng chật ních người nghe. Nội dung bài diễn thuyết đã giữ chân mọi người, không ai bỏ về, còn vỗ tay nhiệt liệt nhiều lần. Nguyễn An Ninh mừng quá, điều đó chứng tỏ dân Việt tràn đầy nhiệt huyết, chỉ cần có người khơi dậy, dù người đó chỉ là một thanh niên mới 23 tuổi chưa có tiếng tăm. (https://tuoitre.vn, 11/08/2013)

11.58. Nguyễn Thái Học

Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Từ 4 tuổi ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên. Nguyễn Thái Học (chữ Hán: 阮太學; 1 tháng 12, 1902 - 17 tháng 6, 1930) là sinh viên và nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để thành lập một nước độc lập Việt Nam Dân Quốc. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.

Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này.

Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.

Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam Cộng Hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương

Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư Xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư Xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu, chỉ còn lại Nguyễn Thái Học và một số ít đồng chí. Tháng 10 năm này, ông triệu tập số người còn lại và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân, và một số đồng chí khác. Tháng 12 năm 1927, VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, VNQDĐ bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên.

Năm 1929, tại Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ có cao trào mộ phu, đưa dân đi làm phu cho các đồn điền cao su tại các nơi như miền Nam, Miên, Lào, Nouvelle-CalédonieNouvelles-Hébrides, nơi những người phu này trở thành nô lệ cho các chủ đồn điền. Một trong những người mua nô lệ nổi tiếng là Bazin tại Hà Nội. Ông này chuyên dụ dỗ hay bắt cóc dân đem làm phu lấy lợi. Mặc dù không được sự chấp thuận của Tổng Bộ và Nguyễn Thái Học, ba đảng viên thuộc một Thành bộ VNQDĐ gồm Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân, và Nguyễn Đức Lung đã tự ý ám sát Bazin vào ngày 9 tháng 2 năm 1929 tại Chợ Hôm, Hà Nội.

Nhân vụ ám sát, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa. Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, và bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ, nhưng không bắt được hai lãnh tụ đảng lúc đó là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, chủ tịch Ban Hành pháp VNQDĐ nhiệm kỳ 3.

Sau khi Bùi Tiên Mai nhận diện và đối chứng với những đồng chí tại các phiên tòa Hội đồng Đề hình, ban ám sát VNQDĐ tổ chức giết người này vì tội phản đảng và quên lời thề trước bàn thờ tổ quốc. Trên đường hành thích, sự việc bị đổ bể và một đảng viên bị chết, một bị tù cấm cố 10 năm. Hai đảng viên khác, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Ngọc, khi bị bắt do mật thám tra tấn dã man đã khai báo và chỉ điểm cho Pháp mọi đường đi nước bước của các yếu nhân lãnh đạo của VNQDĐ. Ban ám sát VNQDĐ cũng tổ chức giết hai người này, tuy thành công nhưng thêm một số đảng viên bị bắt và hành hình qua các vụ ám sát này.

Để xử các tù nhân chính trị này, Toàn quyền Pháp Pasquier quyết định không giao cho Biện lý cuộc, nhưng ký nghị định thành lập một Hội đồng Đề hình (Commission criminelle) để tuyên án và xử tội. Hội đồng này trả tự do cho 149 người và kết án 78 người từ 2 đến 15 năm tù tại các tỉnh thượng du Bắc Việt hoặc lưu đày ra Côn Đảo, và mỗi người bị cộng thêm một án 5 năm biệt xứ (interdiction de séjour).

Lực lượng của VNQDĐ bị suy yếu, tổn thất nặng nề, và hoàn toàn rơi vào thế bị động sau việc ám sát Bazin. Các lãnh tụ buộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã.

Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã, trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao, kiếm và nhiều đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả LạiHà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.

Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Tuy cuộc tổng nổi dậy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng lịch sử mệnh danh nó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái, cốt để vinh danh những cái chết hào hùng của các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và 11 đảng viên VNQDĐ ở pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).

Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).

Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị hành hình.

Sau khi hành quyết một số lãnh tụ và nghĩa quân của VNQDĐ tại Yên Bái, Pháp cho chôn chung một mộ tại thị xã Yên Bái, cách ga xe lửa độ một cây số, và cho lính canh giữ đến cuối năm 1930. Năm 1945, quân đội VNQDĐ chiếm đóng Yên Bái, cho trùng tu mộ phần của 17 vị anh hùng và lập đền thờ kỷ niệm. Khu mộ này sau được nhà nước Việt Nam trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Tên ông cùng nhiều lãnh tụ VNQDĐ vẫn được dùng đạt tên đường và trường học tại Việt Nam cho đến ngày nay.

Trong cuộc hội thảo ngày 24 tháng 12 năm 2003 tổ chức tại quê hương ông các nhà khoa học đã tôn vinh Nguyễn Thái Học là anh hùng Dân tộc.

Hà Nội và nhiều thành phố khác có đường phố mang tên ông. (http://vi.wikipedia.org/)

Cô Giang (Nguyễn Thị Giang) và mối tình bi tráng với Nguyễn Thái Học

Ở trung tâm TP Hồ Chí Minh, con đường Nguyễn Thái Học nối liền quận 1 và quận 4 đã tồn tại lâu nay. Ngay bên cạnh đó, con đường Cô Bắc và Cô Giang chạy thẳng tắp song song nhau tạo thành khu chợ Cầu Muối. Ít ai biết được mối liên hệ chị em ruột giữa Cô Bắc và Cô Giang cũng như mối tình bi tráng giữa nhà yêu nước lỗi lạc, người sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học.

Sự sắc son của Cô Giang

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ do Nguyễn Thái Học cầm đầu thất bại vào một ngày đầu hè năm 1930. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị tuyên án xử chém. Cô Giang định lên một kế hoạc táo bạo cướp ngục Hỏa Lò để cứu người nhưng không ngờ Pháp đã bí mật chuyển những người tử tù đi vào ngày 16/06/1930 lên Yên Bái để xử chém vào ngày hôm sau. Quá đau đớn trước tin đó, Cô Giang lặng lẽ bắt tàu lên Yên Bái và tận mắt chứng kiến cảnh hành hình. Cô viết hai bức thư bằng giấy học trò để lại cho cha mẹ chồng và bức còn lại viết cho người chồng nơi chín suối. Viết xong, Cô Giang ra chợ mua mấy vuông vải xô thắt ngang đầu để tang chồng rồi bắt tàu ngay trong đêm về làng Thổ Tang quê chồng. Cô không đi về nhà cha mẹ chồng mà ghé sang nhà cô chồng để gửi thư và để lại cái đồng hồ quả quýt cho em Nguyễn Văn Lâm của chồng. Sau đó, cô đi ra gốc đề đầu làng tự vẫn bằng khẩu súng mà người thương đã tặng năm xưa.

Giặc nghe tin cô tự vẫn liền cho người ra xác nhận và sau đó đem đi chôn cất, đặt điếm canh không cho ai thắp nhang. Nhưng tại ngôi mộ của người nữ cách mạng đó luôn có những bông hoa đỏ thắm.

Mộ cô Giang nằm giữa cánh đồng làng Thổ Tang

Trên bia mộ ghi câu thơ của cô:

"Quốc kỳ phấp phới trên thành

Tủi thân không được chết vinh dưới cờ"(https://baomoi.com/ 07/07/2015)

11.59. Cô Giang (Nguyễn Thị Giang)

Cô Giang (1906-1930), tên gọi phổ biến của bà Nguyễn Thị Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống thực dân Pháp và là hôn thê của Nguyễn Thái Học - lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng

Nguyễn Thị Giang sinh năm 1906 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Bà là con của ông Nguyễn Văn Cao (?- 1925) và bà Nguyễn Thị Lưu (?- 1936) và là chị ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.

Tiểu sử

Bà là con thứ hai trong một gia đình gồm bảy người con cả trai và gái, vốn quê ở một làng dệt thuộc tỉnh Hà Đông, vì thân phụ tham gia phong trào văn thân nên phải dời lên buôn bán tại số 2 phố Thọ Xương, thị xã Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).

Gia nhập đội ngũ kháng Pháp

Sau khi học xong lớp nhất, Cô Giang cùng em ruột là Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc) được nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu (tức Xứ Nhu) dìu dắt rồi kết nạp vào tổ chức Việt Nam Dân Quốc

Ngày 25 tháng 12 năm 1927, nhóm trí thức trẻ trong Nam Đồng thư xã đứng ra thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau đó, đảng này sáp nhập với Việt Nam Dân Quốc vì họ có cùng mục tiêu là "đánh đuổi người Pháp ra khỏi nước Nam, giành nước Nam lại cho người Nam".

Nhờ việc sáp nhập này, Chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thái Học có dịp làm quen với Cô Giang. Hợp lòng nhau, vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, hai người ghé vào Đền Hùng, sau khi hội đàm với các đồng chí của mình, cả hai vào đền thờ Tổ để cùng thề hẹn... Theo một Ủy viên trong Việt Nam Quốc Dân Đảng là nhà văn Nhượng Tống, thì trong buổi ấy, Cô Giang đã cố xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng "nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!” Đứng trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cô Giang được cử giữ chức Tổng thư ký của đảng. Sau, cô cùng em mình là Cô Bắc được cử phụ trách việc truyên truyền, làm binh vận và liên lạc giữa các cơ sở đảng ở Bắc GiangBắc NinhPhú ThọVĩnh YênYên Bái... Và bất cứ ở nơi đâu, hai chị em cô đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Vào trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, thì cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ được nhiều đảng viên và khám phá được rất nhiều cơ sở chế tạo vũ khí. Trước tình hình bất lợi, Nguyễn Thái Học cho triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các nhiều nơi vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.

Được phân công, chị em Cô Giang phụ trách chi bộ khu nữ vận chuyển vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng xe lửa. Họ giả làm người buôn bán gạo, cám, hoa quả... với những gồng gánh cồng kềnh nhưng phía dưới là mã tấu, lựu đạn và súng ống...

Khởi nghĩa thất bại

Cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhiều nơi (khi ấy Cô Giang được phân công chỉ huy mặt trận tỉnh Bắc Ninh), nhưng nhanh chóng bị thất bại. Bởi Thống sứ Robin đã cho lính đi trấn áp quyết liệt, sai cả máy bay trút bom dữ dội xuống làng Cổ Am (Hải Phòng) và nhiều làng mạc khác.

Lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí nòng cốt của ông (trong số đó có cả Cô Bắc) đều bị đối phương bắt được. Nghe tin vị hôn phu của mình bị bắt (ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt Chí Linh, Hải Dương). Cô Giang đã nghĩ đến kế hoạch táo bạo là tấn công nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để giải thoát cho Nguyễn Thái Học và các người khác.

Kế hoạch chưa kịp thực hiện, thì ngày 16 tháng 6 năm 1930, Cô Giang nghe tin nhà cầm quyền Pháp đã đưa Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông từ Hà Nội lên Yên Bái, để xử chém vào ngày hôm sau (17 tháng 6).

Tức thì, Cô Giang cải trang, giấu khẩu súng lục trong người rồi đi tàu hỏa lên đó. Xem xử xong, cô lặng lẽ trở về phòng trọ viết hai bức thư tuyệt mệnh trên trang giấy khổ nhỏ, bằng bút chì xanh. Lá thư thứ nhất cô gửi cho cha mẹ anh Nguyễn Thái Học, còn lá thứ hai cô gửi cho người chồng nơi chín suối. Viết xong thư, Cô Giang ra chợ mua mấy vuông vải trắng, thắt ngang đầu để tang chồng, rồi đáp tàu hỏa về Vĩnh Yên, quê Nguyễn Thái Học, ngay buổi chiều tối hôm đó.

Tự sát

Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ "G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người.

Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.

Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930, nhằm ngày 22 tháng 5 năm Canh Ngọ. Nghe tin Cô Giang tự sát, quân Pháp lập tức có mặt để nhận dạng. Biết đúng là cô, họ liền ra lệnh chôn, rồi đặt điếm canh để không ai được đến thắp hương. Tuy nhiên, theo Lê Minh Quốc, thì "trên mồ của người nữ cách mạng này bao giờ cũng có những bông hoa đỏ thắm".

Hai bức thư của Cô Giang trước khi tuẫn tiết

Bức Thứ Nhất:

Ngày 17 tháng 6 năm 1930

Thưa Thầy, Mẹ,

Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc con; không báo được thù nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở Đền Hùng. Giờ con tìm về chỗ quê cha, đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con!

Đứa con dâu bất hiếu kính lạy

Bức Thứ Hai:

Anh đã là người yêu nước! Không làm tròn được nghĩa vụ cứu quốc, Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng! Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày mong được vẻ vang! Các bạn đồng chí phải sống lại sau Anh, để đánh đổ cường quyền, mà cứu lấy đồng bào đau khổ!

Thân không giúp ích cho đời!

Thù không trả được cho người tình chung!

Dẫu rằng đương độ trẻ trung,

Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.

Con đường tiến bộ mông mênh,

Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!

Bây giờ hết kiếp thơ đào,

Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!

Dẫu rằng chút phận thơ ngây,

Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên;

Chết đi dạ những buồn phiền,

Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!

Đảng kỳ phất phới trên thành,

Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.

Cực lòng nhỡ bước sa cơ,

Chết sầu chết thảm có thừa sót xa!

Thế ru! Đời thế ru mà?

Đời mà ai biết? Người mà ai hay?

Trong dân gian cũng đã xuất hiện nhiều bài vè ca ngợi Cô Giang, trích một bài:

Cô Giang cũng bậc anh hùng,

Dốc tâm thề Đảng một lòng trung trinh.

Cùng ai thề chữ tử sinh,

Chưa chăn gối cũng ra tình sắt son.

Chung tay việc Đảng lo tròn,

Tài chính cổ động lại còn giao thông.

Thất cơ sự đến khi cùng,

Tím gan yên Bái, đau lòng Lâm Thao.

Thế gian mặc chuyện ra vào,

Lòng trinh xin nguyện trời cao soi cùng.

Chồng theo nước, thiếp theo chồng,

Tuồng chi dơ dáng số cùng hôi tanh.

Khen chê phó mặc sử xanh,

Treo gương đất nghĩa trời kinh đời đời..

Vinh danh

Tên tuổi của Nguyễn Thị Giang đã được ghi trong lịch sử Việt Nam. Tên của bà được dùng đặt tên một trường Trung học phổ thông ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra tên bà cũng được đặt cho một số con đường ở một số thành phố của Việt Nam. (https://vi.wikipedia.org/)