Video
Công đức
Sách: LỊCH SỬ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM (NXB Hồng Đức XB 2018)

CHƯƠNG XII: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

12.1. Thời đại Hồ Chí Minh

Thời đại Hồ Chí Minh: Thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (ngày 3/2/1930) do Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) sáng lập và lãnh đạo. Đã trải qua cuộc cách mạng tháng 8/1945 giành được độc lập mở ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2/9/1945. Trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 để lập lại hoà bình ở miền Bắc, tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam và kết thúc cuộc chiến tranh này bằng cuộc tổng tiến công trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Rồi sau đó đi vào con đường xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, dân chủ và thịnh vượng.

“Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội”. Trích diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2015) (http://baoquangninh.com.vn/, 18/05/2015).

Trong thời đại Hồ Chí Minh, cùng với các dòng họ, các dân tộc Việt Nam, họ Nguyễn Việt Nam đã góp nhiều công lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, dân chủ và thịnh vượng.

Trong công cuộc giải phóng dân tộc đã có hàng ngàn anh hùng liệt sỹ họ Nguyễn Việt Nam nằm xuống, tiêu biểu như anh hùng LLVT liệt sỹ Nguyễn Thái Bình với lời khẳng định “tôi là người Việt Nam” trên đất Mỹ và câu nói nổi tiếng khi chỉ trích chính sách của Tổng thống Mỹ Nixon là “The old wine in the new plastic bottle” Câu nói này hàm ý chính sách của Nixon bản chất vẫn là xâm lược Việt Nam (http://www.phunutoday.vn,  22/05/2014); anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi với lời hô lớn trước pháp trường "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”làm cho quân thù khiếp sợ (https://vi.wikipedia.org/); anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân với câu “Nhằm thẳng quân tù mà bắn”(http://trianlietsi.vn/ 9/5/2018) v.v. Tại Bình Định trong một gia đình như gia đình liệt sỹ Nguyễn Chưng ở thôn Kim Đông, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước có tới 12 liệt sỹ và 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng (http://dantri.com.vn/, 02/05/2015).

Họ Nguyễn Việt Nam đã có những con người đóng góp cho dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh về đường lối giải phóng dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối hay cách đánh Mỹ như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đường lối đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh…

Trong khoa học có Nguyễn Cảnh Toàn là một Giáo sư Toán học Việt Nam. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương “tự học thành tài”; Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn là linh hồn của cải cách giáo dục. Ông là một học giả uyên thâm với kiến thức vừa bao quát, vừa chuyên sâu trong các lĩnh vực Sử học, Văn học, Triết học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Luật học, Giáo dục học, và có vốn hiểu biết phong phú về văn hóa phương Đông cũng như phương Tây; Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý - một giáo sư triết học người Việt… (https://vi.wikipedia.org)

Và đã có nhiều dấu ấn để lại cho thế hệ ngày nay như lá cờ đỏ sao vàng sáng tác của nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến nay trở thành Quốc kỳ Việt Nam, bài tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao đã trở thành Quốc ca Việt Nam.

Trong hàng ngàn tấm gương tiêu biểu của người họ Nguyễn Việt Nam, với thời lượng và khuôn khổ của cuốn sách này không thể nào kể hết lên được. Chúng tôi chỉ nêu những tấm gương tiêu biểu nhất của những người con họ Nguyễn đã có công lao đóng góp to lớn cho đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh.

12.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc).

Ngày sinh: 19/05/1890

Ngày mất: 02/09/1969

Quê quán: Xã Kim Liên (Làng Sen) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (http://dangcongsan.vn/)

Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái  Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” -  một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít - Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc

Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới./. (http://dangcongsan.vn/, cập nhật lúc 16h16  -  Ngày 16/01/2018.

Theo https://vi.wikipedia.org/, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, là một nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 - 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 - 1969.

Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của Người được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của Người được đặt ở khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam, hình ảnh của Người được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Người được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Người đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hántiếng Pháp.

 Người đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. (Tạp chí Time số 14|Vol. 151 ngày 13 tháng 4 năm 1998. 100 người nổi bật của thế kỷ).

Quang cảnh lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quảng trường Ba Đình lịch sử năm 1969.

Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi Người. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một "Người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả “Người là sự kết tinh của nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao cả của Người. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi.

Ông có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt”.

 Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả Người như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của Người, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Tại Vương quốc Anh, hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã đăng một bài báo có độ dài không ít, trong đó Người được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.(Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1975; Tạp chí Tuyên truyền của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, 1990, số Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác)

  Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu Người do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc, có đoạn viết:

Trong di chúc, Người muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng Người. Từ đó đến nay, thi hài Người được bảo quản trong lăng tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. (Thông báo số 151-TB/TW ngày 19/8/1989 của Bộ Chính trị BCH, dẫn tại Lê Kiên (17 tháng 5 năm 2009). Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (trang TTĐT). Truy cập 22 tháng 1 năm 2018 -https://vi.wikipedia.org).“Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta...” - Lê Duẩn.

Ngoài Việt Nam, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trọng thể tại các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tại các nước dân tộc chủ nghĩa anh em, tại Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Ý, Ecuađo, Urugoay, Pêru, Cốtxtarica, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Thụy Điển... Những nơi mà tên tuổi của Người được coi là tượng trưng cho sự đấu tranh kiên quyết, bền bỉ và thắng lợi của một dân tộc nhỏ chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, những nơi mà: “Tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại nhằm thực hiện một khối cộng đồng anh em thực sự của nhân dân các nước được hưởng quyền bình đẳng và được thoả mãn đầy đủ về những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình...” (Trích điện chia buồn của Đảng Cộng sản Mỹ).

Điện chia buồn của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô có đoạn viết: “Nghị lực phi thường, ý chí sắt đá, lòng dũng cảm vô song của đồng chí Hồ Chí Minh cùng với sự giản dị và lòng nhân đạo của Người đã làm cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Liên Xô, những người cộng sản và những người tiến bộ trên thế giới kính trọng và yêu mến Người sâu sắc”.

 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ trong điện chia buồn: “Trong giờ phút quyết định mà nhân dân Việt Nam sắp giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần. Đó là sự tổn thất to lớn của Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam và đó cũng là sự tổn thất to lớn đối với nhân dân Trung Quốc và nhân dân toàn thế giới trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đi, nhưng phẩm chất cách mạng cao cả và tinh thần chiến đấu không sợ cường bạo của đồng chí vẫn sống mãi trong lòng nhân dân cách mạng các nước trên thế giới”.

Chính phủ cách mạng Cuba nhấn mạnh: “Cuộc đấu tranh cách mạng và đời sống mà Người cống hiến cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, cho chiến thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, xứng đáng được sự kính trọng và lòng biết ơn của tất cả những người cách mạng trên thế giới”.

Lăng Chủ tich Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Điếu văn của Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản đã khẳng định: “Hôm nay, đồng chí đã từ trần, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản nắm chặt tay xin thề sẽ nỗ lực hơn nhằm tăng cường hơn nữa Mặt trận thống nhất quốc tế phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam, và khôi phục sự đoàn kết của phong trào cộng sản quốc tế dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng đó chính là con đường báo đáp ý chí cách mạng do đồng chí để lại...”.Quốc trưởng Campuchia đã tuyên bố khi tới Hà Nội: “Tang này cũng là tang của chúng tôi, đồng thời cũng là tang của tất cả các nước và tất cả các dân tộc yêu chuộng độc lập, công lý và nhân phẩm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và sẽ là tượng trưng trong sáng của chủ nghĩa yêu nước trong thời đại hiện nay”.

Nhân dân cách mạng trên thế giới bằng nhiều hình thức, đã tưởng nhớ đến Người mà họ gọi bằng tên trìu mến “Bác Hồ”.  Ở nhiều nước, nhiều quảng trường, đường phố, trường học, con tàu, công trình lớn mới xây dựng đã được mang tên mới vô cùng kính yêu: Hồ Chí Minh - Theo http://www.ditichhochiminhphuchutich.gov.vn (https://www.facebook.com 10/9/2010)

Quyết định của Bộ Chính trị vừa phù hợp với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một dân tộc từ lâu đời đã có truyền thống thờ phụng ông bà, tổ tiên, xây dựng Lăng mộ để tưởng nhớ những người có công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng đáp ứng với nguyện vọng của mọi người dân Việt Nam được tận mắt trông thấy Người, được thường xuyên đến viếng thăm Người, được thể hiện tấm lòng tôn kính và đời đời biết ơn công lao to lớn của Người đối với dân tộc. Đặc biệt là tình cảm của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đang ngày đêm trực tiếp đối mặt với quân thù, chưa một lần được gặp Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc và thời đại. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hóa lớn của nhân loại. Nghị quyết của UNESCO khẳng định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".(http://www.nhandan.com.vn,  14/11/2017)

Với công lao to lớn của Người, với tư tưởng đạo đức cách mạng và nhân cách trong sáng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi xứng đáng là một con người vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tấm gương hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước; tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người luôn cổ vũ, động viên các thế hệ người Việt Nam vững bước đi theo con đường mà Người và dân tộc đã lựa chọn. Giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng Lăng của Người là góp phần giữ gìn tư tưởng, đạo đức, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là giữ gìn một di sản vô giá của dân tộc và toàn nhân loại. (http://www.bqllang.gov.vn/ ngày 22/1/2013).

Cả thế giới ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không chỉ nhân dân Việt Nam ta tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nền văn minh nhân loại và lịch sử thế giới hiện đại sẽ luôn ghi nhớ một bậc đại trí - đại nhân - đại dũng bởi: “Trung tâm cuộc đời của Người, lẽ sống của Người là nền độc lập và sự thống nhất của nước Việt Nam và do đó, Người được triệu triệu nhân dân Việt Nam và thế giới kính mến. Nhiệt tình yêu nước và ý thức sâu sắc về chủ nghĩa quốc tế cách mạng luôn luôn gắn liền với nhau trong quá trình hoạt động của đồng chí Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch thuộc lớp người vô song khó ai có thể sánh kịp, khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người là một tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo” - Báo Gramma (Cuba) số ra ngày Chủ nhật 14.9.1969 (Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh. Nxb Thanh Niên 2000, tr 28) (http://quehuongonline.vn).

Theo trang http://bqllang.gov.vn, ngày 22/1/2013 trong bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong con mắt người nước ngoài” đã viết:

 Số lượng người nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những cuốn sách, bài viết về Người của các tác giả nước ngoài đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác. Theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, triết học, tâm lí học, nhân chủng học, văn hóa học, các nhà thơ, các phóng viên của các tờ báo lớn trên thế giới... viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhưng bao trùm lên tất cả những gì họ viết, chụp ảnh, quay phim hay nói về Bác, cho dù chính kiến của họ có “khác chiều” hay còn những hiểu biết chưa trọn vẹn do nhiều thiên kiến áp đặt, thì vẫn là một sự khâm phục, ngưỡng mộ, kính trọng về một con người “Đại nhân, Đại trí, Đại dũng”. Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa thế giới, trong các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người.

Từ những bài báo ở khắp năm châu:

Ngay từ khi cái tên "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" ra đời và đối mặt trực diện với thực dân Pháp, thì tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "ẩn số" của báo chí nước ngoài thời bấy giờ. Tạp chí Time số ngày 9-9-1946 có bài "Hồ Chí Minh là ai?"- Ho Chi Minh, Who are You? Cho rằng, Bác là một nhân vật "rất kỳ lạ". Bài báo đã tóm tắt cuộc đời họat động tìm đường cứu nước của Bác từ năm 1911 và khi mang tên Nguyễn Ái Quốc rong ruổi qua các nước Pháp, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông... Trong Hội nghị Fontainebleau bàn về hòa bình ở Đông Dương giữa Chính phủ Pháp và nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, tờ báo dành nhiều thiện cảm khi thấy phong thái lịch lãm của Bác: "Ông Hồ đã xuất hiện với dáng người nhỏ bé và ông thường tặng hoa cho các nữ ký giả".

Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 9-5-1954 viết: " Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính...Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt".

Hình ảnh của Người trên tạp chí Time số ra ngày 22-11-1954

Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 28-3-1965, trong bài Bác Hồ bất chấp chú Sam, đã viết: "Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một ngôi nhà nhỏ với những đồ đạc giản dị. Trước đây là căn phòng của người làm vuờn, nay là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười luôn ấm lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh mới, có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất". Tạp chí Time, số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dành năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với việc Việt Nam chiến thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tạp chí này nhấn mạnh: "Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Ông Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại Châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước Châu Á đánh bại những kẻ từng là "ông chủ" của họ từ Châu Âu tới... Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện".

Tờ New York Times, số ra ngày 4-9-1969: "Trong số các chính khách của thế kỉ 20, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc".Tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ, sau Lễ tang Bác tháng 9 năm 1969, đã viết: "Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỉ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - Ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời".

 Tờ World daily, sau ngày Bác mất cũng đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề Di sản của Hồ Chí Minh, số báo ra ngày 20-9-1969 đã viết: "Hồ Chí Minh không những tìm ra con đường đi tới tự do mà còn sáng lập và xây dựng công cụ lãnh đạo là chính đảng Mác-Lênin. ...Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại. Cuộc đời và các tác phẩm của Người sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới !".

Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên Tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.

Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên Tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi Bác là một người Việt Nam chân chính”.

Trên Tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.

Xã luận trên tuần Báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”.

Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là một biểu tượng của Châu Á. Không những Cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”.

Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chủ tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”.

Trong một hội thảo "Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” - một hội thảo mang tầm cỡ quốc tế, Ahn Kyong Hwan - một giáo sư của Trường Đại học Chosun (Đại Hàn Dân quốc) nói: "Hồ Chí Minh có thể khác về mặt tư tưởng hay tôn giáo so với các vĩ nhân khác trên thế giới nhưng nhân cách của Người thì đáng để mọi người trên thế giới tôn kính…. Những nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới phải noi gương tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào vĩ đại của Người".

Đến những thước phim chân thực, sống động, nhiều cảm xúc:

Tháng 8 năm 1969, nhà quay phim Ishigaki Misao, người Nhật (hiện nay là Giám đốc Hãng truyền thông NDN), sang Việt Nam thường trú. Lần bấm máy đầu tiên của ông ở Việt Nam chính là Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969. Cùng đi với ông là 3 nhà quay phim nữa, là nhóm quay phim "phương Tây" duy nhất, hùng hậu nhất với 4 máy quay, 4 góc độ khác nhau, bằng phim màu (rất hiếm vào thời điểm đó). Khi quay phim xong, hình ảnh Lễ Quốc tang được gửi về Nhật, được biên tập thành tin thời sự. Nhà quay phim Ishigaki Misao nói: " Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh làm khán giả Nhật Bản đặc biệt ấn tượng. Đó là hình ảnh tấm lòng người dân Việt Nam đối với lãnh tụ trong Ngày Quốc tang, nỗi đau đớn tiếc thương không cần dùng lời bình để tả "... Bộ phim này - khoảng 10 phút, sau đó đã được chiếu tại các rạp chiếu phim ở Nhật cùng với bộ phim tài liệu mang tên Việt Nam (từng được chiếu trên sóng Truyền hình Việt Nam). Bộ phim đã được hàng triệu người Nhật đến xem. Và năm 2009, vào dịp 2.9, trong Lễ kỉ niệm Ngày Bác mất, Hãng truyền thông NDN đã tặng bộ phim này cho Việt Nam và công chiếu trên sóng VTV.

79 mùa xuân - Xantiago Anvaret, Cuba, phim không dài, nhưng gây xúc động đến tất cả những người xem về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cống hiến cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, độc lập cho Tổ quốc, đồng thời có một tình thương yêu cao cả bao trùm đến từng số phận con người bị áp bức, nghèo khổ...

Bức phù điêu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nga

Tên Người là Hồ Chí Minh Vêmisêva, Liên Xô (trước đây nay là nước Nga). Phim có rất nhiều tư liệu khi Bác ở Nga họat động trong Quốc tế Cộng sản, khi Bác được tiếp xúc với Luận cương chính trị của Lênin, tìm ra được con đường cần phải đi để làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp.

Ngôi sao Việt Nam - Hồ Chí Minh - bộ phim tài liệu đầu tiên của Hàn Quốc về một lãnh tụ Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh: "Tôi thật bất ngờ và thú vị khi càng lúc càng khám phá về mối quan hệ tình cảm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam cũng như những tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho vị lãnh tụ của mình".

Phim về Bác Hồ do các nhà làm phim nước ngoài sản xuất dài nhất cho đến thời điểm này có lẽ là bộ phim tài liệu 12 tập mang tên: Hồ Chí Minh - Con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam, của các nhà làm phim truyền hình Thái Lan sản xuất. Bộ phim đã nêu bật thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ khi tìm đường cứu nước đến khi Người qua đời. Ngay từ lời giới thiệu, các nhà làm phim Thái Lan đã đặt ra các câu hỏi về vai trò lịch sử và khả năng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hướng người xem thấy được những công lao, công hiến, đóng góp to lớn của Người đối với cuộc chiến tranh giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam, tôn vinh những phẩm chất cao đẹp của Bác, đức tính giản dị, lòng nhân ái và tinh thần yêu nước cháy bỏng của Người, đồng thời ca ngợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta. Phim cũng khắc hoạ khá chi tiết về hoạt động của Bác tại Thái Lan trong những năm 1928-1929. Đặc biệt là ca ngợi và đề cao tình cảm, mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với cố Thủ tướng Pridi Banomyong, qua đó thể hiện tình đoàn kết hữu nghị truyền thống vốn có giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước.Từ cuối tháng 10-2008 đến cuối tháng 1 năm 2009, chuyên mục Legend of the world (Huyền thoại của Thế giới), Đài truyền hình NBT (Thái Lan) đã chiếu bộ phim tài liệu này.

Gần nhất là phim về Bác của các nhà làm phim Cuba. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính phục vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez chia sẻ: " Ở Cuba rất nhiều người biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trường học, nhà trẻ... mang tên Hồ Chí Minh như: Trường cấp 2 Hồ Chí Minh ở tỉnh Jarugo; trường cấp 1 Bác Hồ ở La Habana...". Riêng bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh, kịch bản được viết bởi Otto Miguel Guzman, Giám đốc Phát hành, Điện ảnh Truyền hình, Xưởng phim Mudo Latino. Lên sóng vào tháng 12 năm 2009, ngoài Việt Nam và Cuba, bộ phim này còn được gửi cho Đài Truyền hình quốc tế khu vực Châu Mỹ Latinh và Châu Âu và in 1.000 đĩa DVD đa ngôn ngữ.

Cuộc sống cá nhân:

Nhà báo Úc Wilfred Burchett, người từng có nhiều cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh, cho biết: "Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng. Trong những cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhân cách vĩ đại này, sự ấm áp, giản dị, cách thể hiện rõ ràng xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp và sự thấu hiểu trọn vẹn chủ đề khiến tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc".

Trong buổi tiếp William C. Baggs, biên tập viên của Tin tức Miami tại Hà Nội đầu năm 1967, Người ăn mặc đúng mực, lịch thiệp, nhạy cảm và không tạo áp lực lên người khác. Kiểu ăn mặc thường là áo pijama trắng cao cổ, đi dép cao su. Ông Harry Ashmore, người của Trung tâm nghiên cứu của các tổ chức dân chủ và cựu biên tập viên của Công báo Arkansas nhớ lại:

Ngôi nhà sàn Bác ở tại thủ đô Hà Nội

Ở cương vị Chủ tịch nước, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng thuộc thời toàn quyền Đông Dương, mà chỉ ở ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho Toàn quyền thời đó để  làm việc.  Với phong cách sống giản dị, tiết kiệm, hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá,  gần gũi với quần chúng nhân dân, trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và làm việc những năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ: một chiếc bàn, giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói, cây quạt cọ, chai nước lọc... biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực, cảm hóa được tình cảm của con người Việt Nam.“Ông Hồ là một người có phong thái tao nhã, rất tinh tế với một cách xử sự nhẹ nhàng và không có tâm địa cá nhân”  (https://vi.wikipedia.org)

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh bao giờ cũng mong muốn niềm vui riêng của mình hoà trong niềm vui chung của toàn dân tộc.  Năm 1963, khi biết tin Quốc hội định trao tặng Người Huân chương Sao vàng cao quý, Hồ Chí Minh đã phát biểu rất chân thành: "Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội". Và Người mong muốn: "Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".
Những ngày đầu sau Cách mạng thành công, đất nước phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đối với giặc đói, Người kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm, phát động phong trào “hũ gạo kháng chiến” để nuôi dân,  bằng những lời lẽ thiết tha, xúc động, Người viết thư động viên đồng bào cả nước nêu cao tinh thần "xẻ cơm nhường áo” để cứu dân nghèo: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo"... (https://tuoitre.vn/, ngày 7/3/2005)

Năm 1967, Ðảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lê-nin, nhưng Bác cũng đã từ chối, vì không muốn riêng mình được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn. Người đề nghị BCHT.Ư Ðảng Cộng sản Liên Xô tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Ðến ngày nhân dân Việt Nam đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, Người sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lê-nin vĩ đại (http://www.nhandan.com.vn, ngày 3/12/2009)

Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ quốc mình, nhưng khi đi vào cõi vĩnh hằng trên ngực áo không hề có bất kỳ một tấm huân, huy chương nào…. (http://tuyengiaothaibinh.vn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người giản dị, yêu thiên nhiên, luôn gần gũi với thiên nhiên. Trong bất cứ thời điểm nào, đang làm gì, ở đâu thì cuộc sống đời thường của Người cũng luôn thanh đạm, nề nếp, có chừng mực, điều độ, ngăn nắp, gọn gàng. Là một vị Chủ tịch nước đang sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia đang sống và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Không chỉ yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên, sống hoà quyện với thiên nhiên một cách bình dị, thanh tao, với nếp nhà sàn nhỏ, có vườn cây, ao cá, những khóm hoa của Người luôn lộng gió thời đại, song vẫn đậm đà bản sắc, cốt cách tâm hồn Việt.

Bữa ăn hàng ngày của Bác thường có canh cua, tương cà, dưa muối, cá bống kho với lá gừng… Đó là những món ăn quen thuộc, dân giã, mang hương vị của mỗi làng quê Việt Nam mà Người ưa thích. Quý trọng công sức, tài sản và cả thời gian của nhân dân, trong mỗi bữa ăn, Người không bao giờ để thừa, tránh lãng phí. Nếu biết không thể ăn hết, Người thường san ra trước khi ăn để phần người khác dùng hoặc để lại cho bữa sau. Những lúc làm việc ở nhà Người thường mặc bộ quần áo bà ba lụa màu nâu, đi đôi guốc gỗ. Còn khi tiếp khách, đi công tác Người thường mặc bộ quần áo ka ki bốn túi và đi đôi dép cao su. Người luôn luôn quan tâm tới lợi ích của nhân dân, nghĩ những điều dân nghĩ, lo những điều dân lo, hiến dâng cả đời mình cho nhân dân, không hề quan tâm tới bản thân.

Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng

Tuy Người là chủ tịch của một nước nhưng đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng chẳng khác mấy so với người thường. Bữa ăn đạm bạc của Người đã được nhận xét là rất giản dị và đơn sơ và theo thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đã nhiều lần ăn chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận xét Người ăn vừa đủ không bỏ món thừa và ăn không sót một hột cơm vì Người tôn trọng thành quả lao động của nông dân.Trong sinh hoạt hàng ngày, Người luôn đặt cho mình một kỷ luật hết sức chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp gọn gàng, thường xuyên chú ý đến việc rèn luyện sức khoẻ, đồng thời sắp xếp thời gian thực hiện mọi công việc thật hợp lý và hiệu quả. Người luôn giữ thói quen đọc báo chí, bản tin trước giờ làm việc hàng ngày, đánh dấu các bài cần chú ý để tiện việc theo dõi, trao đổi ý kiến và sử dụng khi cần thiết. (http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn, 15/9/2011)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất chăm tập thể dục và thích chăm sóc cây cối, là người có cuộc sống khá điều độ. Theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào các tộc người ở Việt Nam, trong đó Người nói thành thạo các thứ tiếng gồm: Nga, Pháp, Trung Quốc, Anh, Ý. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha". Bên cạnh đó, theo lịch sử ghi chép về các chuyến công du nước ngoài hoặc tiếp đón ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có khả năng nói Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập.

Trong các thư từ, bản thân Bác nhiều lần khẳng định rõ Bác là người không có gia đình riêng và không có con cái. Chẳng hạn như trong thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng khi nghe tin con trai ông này hi sinh:

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.(https://vi.wikipedia.org)

Danh hiệu

 Người được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của thế giới. Trong Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24 tại Paris (20/10 - 20/11/1987), UNESCO đã tôn vinh Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa(nguyên văn: Hero of national liberation and Great man of culture) và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người do "các đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật", và vì Người "đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới".

Phát biểu tại hội thảo quốc tế ở Hà Nội tháng 3/1990, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương Modagat Ahmet, khẳng định: "Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng". Năm 2010, văn bản gốc bằng tiếng Pháp của Nghị quyết đã được Tổng Giám đốc UNESCO trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh để trưng bày.

Tuần báo TIME của Hoa Kỳ bình chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Tờ Time 2000 đã nhận định Hồ Chí Minh là người đã góp phần "làm thay đổi diện mạo hành tinh chúng ta trong thế kỷ XX". (https://vi.wikipedia.org)

Các Danh hiệu khác do thế giới đặt cho Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Người vô song khó ai có thể sánh kịp, khó ai có thể vượt hơn”: danh hiệu trong Xã luận báo Granma (Cuba) đăng ngày 14-9-1969.

“Người cách mạng vĩ đại nhất của thời đại ngày nay”: danh hiệu do báo Sự kiện (Ấn Độ) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết số tháng 9-1969

“Chiến sỹ kiên cường đấu tranh cho công lý”: danh hiệu do L.N.Daicôp (Liên Xô) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài phát biểu được báo Nhân dân đăng số ra ngày 19-5-1996

“Anh hùng của thời đại” , “Anh hùng của cuộc đấu tranh cho tự do và tiến bộ của toàn thể loài người” ,  “Người sáng tạo ra lịch sử”: danh hiệu do Báo chiến sỹ tự do của Quân đội Ba Lan dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết ra ngày 10-9-1969.

“Tấm gương sáng cho tất cả những người cách mạng ở Việt Nam và trên toàn thế giới”: danh hiệu do Ianôt Kađa (Hungari) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Điện chia buồn” đăng trên tạp chí Học tập số tháng 9-1969.

“Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất… làm kinh ngạc nhất của thế kỷ chúng ta”: danh hiệu do báo Lơ Fhigarô (Pháp) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài viết được đăng lại trên tạp chí Học tập số tháng 01-1970.

“Người tiêu biểu cho hình thức cao cả của sự đoàn kết mà chính nền văn minh cũng cần phải có”: danh hiệu do báo Đoàn kết, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Italia dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xã luận ra ngày 5-9-1969.

“Vị thánh”: danh hiệu do N.X. Khơrusôp (Liên Xô) dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Hồi ký” , Rôbec Laphông, Paris, 1971.

“Nhân vật thần thoại”: danh hiệu do báo Bình Minh (Pakixtan) số ra ngày 5-9-1969 dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Vĩ nhân của thời đại”: danh hiệu do báo Tiến lên (SriLanca) số ra ngày 9-9-1969 dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. (nguồn http://tuyengiaoangiang.vn, ngày 15/5/2015)

Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác nhiều tác phẩm.

Về âm nhạc

- Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của nhạc sĩ Văn Cao:

Người về đem tới ngày vui. Mùa thu nắng toả Ba Đình. Với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời. Người về đem tới xuân đời từ đất nước cằn, từ bùn lầy cả cuộc đời vùng lên.

- Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước:

Hồ Chí Minh sáng ngời gương đấu tranh. Vững bền đưa chúng ta vượt khó khăn. Hồ Chí Minh muôn năm chỉ lối cho nhân dân. Đến ngày chiến thắng vẻ vang.

- Bài hát "Người là niềm tin tất thắng” của nhạc sĩ Chu Minh:

Đất nước nghiêng mình đời đời nhớ ơn. Tên người sống mãi với non sông Việt Nam. Lời thề sắt son theo tiếng bác gọi, bốn ngàn năm dồn lại hôm nay, người sống trong muôn triệu trái tim... Thế giới nghiêng mình, loài người tiếc thương. Đây người chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Người là ước mơ của các dân tộc. Tiếng người vang vọng đến mai sau. Nguyện ước theo con đường Bác đi...

- Bài hát "Bác Hồ, một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến:

...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa. Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."

- Bài hát "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường:

...Trên cánh đồng miền Nam, đau thương mây phủ chân trời. Khi ca lên Hồ Chí Minh, nghe lòng phơi phới niềm tin...

- Bài hát The Ballad of Ho Chi Minh (Bài ca Hồ Chí Minh) của nhạc sĩ người Anh Ewan MacColl

...From VietBac to the SaiGon Delta. Marched the armies of Viet Minh. And the wind stirs the banners of the Indo-Chinese people. Peace and freedom and Ho Chi Minh...

- Bài hát Teacher Uncle Ho (Bác Hồ - Thầy giáo) của Pete Seeger:

...I'll have to say in my own way. The only way I know, that we learned power to the people and the power to know. From Teacher Uncle Ho!

- Bài hát Inolvidable Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh - Không thể nào quên) của Alí Primera:

Tenía la figura pequeña y la barbita blanca el camarada Ho Chi Minh querido tío Ho Chi Minh inolvidable Ho Chi Minh indoblegable Ho Chi Minh inolvidable Ho Chi Minh indoblegable Ho Chi Minh...

- Nhiều sáng tác khác: "Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Huy Thục), "Thanh niên làm theo lời Bác” (Hoàng Hà), "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” (Triều Dâng), "Tấm áo Bác Hồ", "Gửi tới Bác Hồ” (Kapapúi - Tường Vi), "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” (An Thuyên), "Vầng trăng Ba Đình", "Miền Trung nhớ Bác", "Người về thăm quê” (Thuận Yến), "Bên lăng Bác Hồ", "Bên tượng đài Bác Hồ” (Lê Giang), "Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (Trần Trung), "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên", "Cô gái Pakô con cháu Bác Hồ” (Huy Thục), "Đôi dép Bác Hồ” (Văn An - thơ Tạ Hữu Yên), "Bài ca dâng Bác” (Trọng Loan), "Như có Bác trong ngày đại thắng” (Phạm Tuyên), "Lời Bác dặn trước lúc đi xa” (Trần Hoàn), "Tình Bác sáng đời ta” (Lưu Hữu Phước), "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” (Trần Kiết Tường)...

Về thơ, văn, tuyển tập

- Bài thơ "Người đi tìm hình của nước“của nhà thơ Chế Lan Viên:

...Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê

Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya...

- Bài thơ "Việt Bắc“của Tố Hữu:

...Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường...

- Bài thơ "Bác ơi” của Tố Hữu, sáng tác ngày 6 tháng 9 năm 1969 ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, có đoạn:

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.Mong manh áo vải hồn muôn trượng

- Bài thơ "Viếng lăng Bác“của Viễn Phương:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên:

Giữa một vầng trǎng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

- Bài thơ "Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra” của Hải Như:

Bác đã cho ta, Bác đã cho đời

Lẽ sống của ngày mai trên Trái Đất

Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất

Mong kiếp người, ai cũng cất đầu cao

- Bài thơ "Chúc tụng Bác Hồ” của Ismael Gomes Braga (Brazil):

Và ân nhân của cả muôn đờiVị thánh sống của nghìn thánh sống

Hồ Chí Minh! - Chưa dễ thấy người

Chúng tôi đây bọn mù mắt sáng!

Tác phẩm Búp sen xanh của Sơn Tùng kể về thời tuổi trẻ của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh toàn tập, ấn bản I: Nhà xuất bản Sự thật (1980-1989), ấn bản II: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1995-1996), bản số hóa trên CD-ROM: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001-đến nay)

Về hội họa

Bác Hồ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều họa sỹ. Đã có ít nhất bốn bức vẽ bằng máu về Hồ Chí Minh (huyết họa)

Về điện ảnh

< >Hình tượng Hồ Chí Minh trong phim truyện video "Hà nội - Mùa đông 1946” do NSƯT Tiến Hợi thể hiện.Hình tượng Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) trong phim truyện nhựa "Hẹn gặp lại Sài Gòn” do NSƯT Tiến Hợi thể hiện.Hình tượng Tống Văn Sơ trong phim truyện Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông do NSƯT Trần Lực thể hiện.Hình tượng Hồ Chí Minh trong vở kịch "Đêm trắng” NSƯT Tiến Hợi thể hiện.Hình tượng Hồ Chí Minh trong vở chèo "Những vần thơ thép” do NSƯT Mạnh Kiên thể hiện.Hình tượng Hồ Chí Minh trong nhiều vở kịch nói do nghệ sĩ Văn Tân thể hiện từ năm 1974 - nay. (https://vi.wikipedia.org)Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

 Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ ngày 2/9/1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. (http://baotintuc.vn/) 

Toàn văn bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945

“Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. 

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. 

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 02-9-1945

Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. 

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.( http://www.lichsuvietnam.vn/ Ngày 08 Tháng 05 năm 2018)

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946

Toàn văn “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ.

 “Hỡi đồng bào toàn quốc!
Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. 

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào,

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm.

Hà Nội ngày 19/12/1946

Hồ Chí Minh” (http://bqllang.gov.vn, ngày 7/12/2016)

Các câu nói nổi tiếng

< >“Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc!" - Trích tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ( http://www.lichsuvietnam.vn - Ngày 08 Tháng 05 năm 2018)“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” - Trích thư trả lời Tổng thống Mỹ Johnson 1967 (https://tuoitre.vn , 17/07/2016 ) “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. - Tuyên ngôn độc lập 1945( http://www.lichsuvietnam.vn - Ngày 08 Tháng 05 năm 2018)“Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” - Lời kêu gọi trước thời cơ Cách mạng tháng 8-1945 (http://www.tapchicongsan.org.vn/, 19/8/2012)“Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?” - Câu nói trước đồng bào khi đọc tuyên ngôn độc lập 2/9/1945( http://www.lichsuvietnam.vn - Ngày 08 Tháng 05 năm 2018)“Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”.  (Thư của Hồ Chí Minh gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến 1946) (http://baophapluat.vn, 12/12/2016) “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. - Bác Hồ nói chuyện với bộ đội ở đền Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954 (https://tuoitre.vn, 12/04/2008)

"Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". - Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng ngày 17/10/1945 (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t4, tr.56 - http://www.tapchicongsan.org.vn/, ngày 12/10/2015)< >Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?- Trích trong bài nói chuyện tại buổi Lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 454-455. “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, năm 1964.( https://tennguoidepnhat.net/,24/7/2012)Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” - Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 (http://www.bqllang.gov.vn/, 07 Tháng 12 /2016)Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” - Trích thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945 (https://baomoi.com/, 04/09/13 17)Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành.” - Hồ Chí Minh - Trả lời các nhà báo nước ngoài  (Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” - Trích Báo Cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 2 năm 1951."Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên", - Bác phát biểu trong lần đến thăm liên phân đội thanh niên xung phong 312 ở Nà Tu thuộc tỉnh Bắc Cạn đêm ngày 30 tháng 3 năm 1951 (http://www.bqllang.gov.vn/, 09 Tháng 10 2012) “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” - Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 216, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000. “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” - Lời dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng 1961.( http://hanoimoi.com.vn/, 19/05/2013)“Bây giờ, Đảng cầm quyền, có nhà cao cửa rộng, có ô tô sang trọng, dễ lên mặt “quan” lắm. Xe của cơ quan là để đi việc công, không phải để các chú đi chơi, mang theo cả quan ông, quan bà, quan cô, quan cậu, thế là hỏng đấy", "Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì coi thường, đối với cấp dưới thì độc quyền, lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách, làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tướng, bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa nhân dân.” - Để Đảng ta xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân (Tạp chí Tuyên giáo số 5 -http://tuyengiao.vn/) “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17-7-1966 (http://www.nhandan.com.vn/, 15/07/2016,)

Một vài hình ảnh về Bác Hồ

Chỉ đạo của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ  năm 1953.

                                                                                          Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc

12.3. Bà Nguyễn Thị Minh Khai

Nguyễn Thị Minh Khai  sinh ngày 1 tháng 1 năm 1910 mất ngày 28 tháng 8 năm 1941, là nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1940.

Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ngày sinh của bà các tài liệu ghi không thống nhất. Theo trang web của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì bà sinh ngày 1 tháng 11. Theo báo Đại đoàn kết, thì bà sinh ngày 30 tháng 9.

Năm 1919, bà bắt đầu học chữ Quốc ngữ rồi vào trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh. Thân phụ bà là ông Nguyễn Huy Bình, người làng Mọc (Nhân Chính, Hà Nội), làm công chức hỏa xa ở Vinh, thường gọi là Hàn Bình. Mẹ là Đậu Thị Thư, quê Đức Tùng, Đức Thọ, Hà Tĩnh, làm nghề buôn bán nhỏ. Trước năm 1940, gia đình bà sống tại 132 phố Maréchal Foch (nay là phố Quang Trung), Vinh. Về sau, gia đình bà về sống ở quê mẹ là xã Đức Tùng, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, sau đó được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ.

Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản.

Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong.

Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939Sài Gòn. Thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc.

Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy nhiên, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Nguyễn Thị Minh Khai ngã xuống khi mới 31 tuổi. Trước khi ra pháp trường bà đã nhắn nhủ cùng đồng bào, đồng chí:Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng, Hóc Môn ngày 28 tháng 8 năm 1941. (https://vi.wikipedia.org)

 “Vững chí bền gan ai hỡi ai

Kiên tâm giữ dạ mới anh tài

Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ

Con đường cách mạng vẫn chông gai” (http://baonghean.vn, 27/08/2016)

Vinh danh

Tên của bà được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: thành phố Hạ Long (từ đường Vũ Văn Hiếu đến hang Luồn), Đồng Hới (gần sân vận động), Đà Lạt (khu chợ đêm), Nha Trang (ngay cạnh quảng trường 2 tháng 4, từ đường Trần Phú đến đường Trần Nhật Duật ). Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con đường dài hơn 4 km từ đường Nguyễn Khoái xuyên qua ngã ba cầu Vĩnh Tuy, vượt cầu Mai Động qua sông Kim Ngưu đến ngã tư Trung Hiền, nối với đường Đại La, ở chỗ giáp ranh chân cầu Vĩnh Tuy có khu đô thị cao cấp Times City được xây dựng trên cơ sở Nhà máy Dệt 8-3 cũ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên của bà được đặt cho một con đường thẳng dài 4,0 km từ cầu Thị Nghè đến vòng xoay Ngã sáu Cộng Hòa. Dọc hai bên đường là nhiều địa điểm nổi tiếng của thành phố: Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Trụ sở Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV), Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất), công viên Tao Đàn, bệnh viện Từ Dũ.

Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cũng đã xây Nhà lưu niệm để tưởng niệm và trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của bà. (https://vi.wikipedia.org/)

12.4. Ông Nguyễn Hữu Tiến

Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1931 ông bị bắt và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo. Năm 1935, ông cùng một số tù chính trị khác là Tạ UyênTống Văn TrânVũ Công Phụ vượt ngục, trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam Bộ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.Ông Nguyễn Hữu Tiến sinh năm 1901 mất năm 1941, tức Trương Xuân Trinh, còn gọi là Thầy giáo Hoài hay Hai Bắc Kỳ, Xứ ủy viên Nam Kỳ, là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ ủy Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ hiệu để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ đã được Xứ ủy Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông:

“Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc

Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.

Dưới giày đinh đế quốc sài lang!Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết

Hỡi những ai máu đỏ da vàng

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc

Nền cờ thắm máu đào vì nước

Sao vàng tươi da của giống nòi

Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi

Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh

Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh

Quyết đánh tan phát xít Nhật - Tây

Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh...”.

Tuy nhiên, ông không kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay. Tháng 8 năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam.

Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, thực dân Pháp đàn áp đẫm máu và khủng bố rất tàn bạo. Chúng đưa ông và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Thị Minh KhaiVõ Văn TầnHà Huy Tập,... xử bắn ngày 28 tháng 8 năm 1941. (https://vi.wikipedia.org/)

"Vĩnh biệt hôm nay có mấy lờiTrước khi ra pháp trường, ông đã để lại lời nhắn tha thiết về lòng yêu nước, căm thù giặc cũng như tinh thần bất khuất, cùng niềm tin vào tương lai. Những dòng nhắn nhủ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến được in ra và treo ngay trên tấm chân dung của ông do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

Nhắn cùng đồng chí khắp nơi nơi

Tinh thần để lại cho non nước

Thù hận ghi sâu giữa đất trời

Án chém Hà Nam đà rũ sạch

Khổ sai Côn Đảo đã qua rồi

Anh em đi trọn con đường nhé

Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai".

Lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến đã lan rộng ra và trở thành cờ hiệu của phong trào Việt Minh. Tại Hội nghị Tân Trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Quốc dân đại hội đã nhất trí chọn lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến làm Quốc kỳ của đất nước Việt Nam độc lập.

Nhà lưu niệm

Năm 1993, để ghi ơn Nguyễn Hữu Tiến, tỉnh Hà Nam đã cho xây dựng Nhà lưu niệm, mang tên: "Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến". Hiện, nơi này do người con gái duy nhất của Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom. Trong căn nhà có treo một bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.

Mộ Nguyễn Hữu Tiến hiện được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh (P.Long Bình, Q.9). (dantri.com.vn/, 26/07/2012)

12.5. Ông Nguyễn Đức Cảnh

Ông Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1908 mất ngày 31-7-1932. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước, hiếu học tại làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Được giác ngộ cách mạng rất sớm, năm 17 tuổi, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội làm công nhân Nhà in Mạc Đình Tư.

Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với anh em công nhân cho nên Nguyễn Đức Cảnh đã đồng cảm với nỗi thống khổ của họ, đồng thời cũng sớm nhận ra sức mạnh to lớn của đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) trong đoàn kết đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tiến tới giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đồng chí đã trực tiếp tham gia, vận động, tổ chức thành phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.

Tháng 9-1927, Nguyễn Đức Cảnh tham gia lớp huấn luyện chính trị do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức tại Quảng Châu. Tại khóa học, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh hiểu rõ về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, về sự cần thiết phải thiết lập khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nông. Cũng từ đây, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập, nhanh chóng được trang bị những lý luận cơ bản về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kiên định lập trường của giai cấp công nhân trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sau này.

Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp tham gia giảng dạy nhiều lớp huấn luyện cán bộ, tuyên truyền giác ngộ lý luận cho công nhân và các tầng lớp cần lao. Đồng thời, yêu cầu cán bộ làm công tác dân vận, công vận phải sâu sát với phong trào; lắng nghe yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng, từ đó tuyên truyền, vận động họ tham gia vào các cuộc đấu tranh cách mạng. Thực hiện “Vô sản hóa”, Nguyễn Đức Cảnh đưa cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào làm việc, hoạt động trong các nhà máy, hầm lò, đồn điền, thực hiện “ba cùng” với anh em công nhân. Bản thân ông trực tiếp làm thợ tại Nhà máy Ca-rông Hải Phòng.

Cuối năm 1928, phong trào đấu tranh cách mạng phát triển đã khá mạnh ở Bắc Kỳ, Nguyễn Đức Cảnh viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề "Tổ chức Công hội" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tài liệu được tổ chức bí mật in ấn lưu hành rộng rãi trong công nhân. Tháng 3-1929, đồng chí cùng những thành viên tích cực của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước, gồm tám đồng chí. Đầu tháng 4-1929, đồng chí thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở thành phố Hải Phòng. Ngày 17-6-1929, tại số nhà 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh tham gia thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng. Với những đóng góp tích cực trong phong trào công nhân, Nguyễn Đức Cảnh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công phụ trách công tác vận động công nhân.Từ năm 1928, Nguyễn Đức Cảnh là Ủy viên Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ, được phân công phụ trách khu Duyên Hải (bao gồm Hải Phòng, Kiến An, Vùng mỏ), kiêm Bí thư Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hải Phòng. Với nhiệt tình cách mạng và năng lực tổ chức cao, chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Đức Cảnh đã thành lập nhiều tổ chức cơ sở (chi bộ Thanh niên) ở nhiều vùng. Tại Hải Phòng, Nguyễn Đức Cảnh ngày đêm lăn lộn trong các xóm thợ, nhà máy, xí nghiệp để vận động và giác ngộ công nhân. Đi đến đâu, ngoài việc gây dựng tổ chức Thanh niên, đồng chí đều rất quan tâm gây dựng tổ chức Công hội trong công nhân.

Qua thực tiễn đấu tranh, Nguyễn Đức Cảnh là người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về Công đoàn, đó là: “Công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho thế giới”.

Trước yêu cầu đòi hỏi của phong trào công nhân, thực hiện Nghị quyết của BCH T.Ư Đông Dương Cộng sản Đảng, ngày 28-7-1929, Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Đại hội đại biểu công nhân các tỉnh Bắc Kỳ tại số nhà 15, phố Hàng Nón, Hà Nội. Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp soạn thảo và trình bày báo cáo tình hình phong trào công nhân, phương hướng, nhiệm vụ công tác công vận trong thời gian tới. Đại hội quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tổ chức tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay. Bầu Ban Chấp hành lâm thời gồm bảy đồng chí, Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Hội trưởng lâm thời, phụ trách tờ báo Lao động, Tạp chí Công hội đỏ. Ngày 28-7 sau này được lấy làm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được chỉ định tham gia vào Ban Chấp hành T.Ư lâm thời, cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, trực tiếp là Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng (gồm Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai).

Đến tháng 4 năm 1931, Nguyễn Đức Cảnh bị thực dân Pháp bắt khi đang hoạt động tại Nghệ An. Trong nhà tù Hỏa Lò, với khí phách kiên cường của Người Cộng sản, đồng chí vẫn dành thời gian, tập trung sức viết cuốn “Công nhân vận động” chuyển ra T.Ư. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đức Cảnh một lần nữa khẳng định, mục đích của Đảng Cộng sản là làm cách mạng vô sản, phá tan chế độ tư bản, áp bức bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. Sự nghiệp ấy chỉ có giai cấp công nhân mới là người tổ chức và đi đến thắng lợi.

Từ ngày 15 đến 17-11-1931, trước phiên toà của thực dân Pháp ở Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh và nhiều chiến sĩ Cộng sản khác đã biến “vành móng ngựa” thành diễn đàn lên án bọn thực dân đế quốc. Tòa án thực dân Pháp đã xử Nguyễn Đức Cảnh án tử hình. Khi tên chánh án thực dân Busê hỏi ông có muốn xin Tổng thống Pháp ân xá án tử hình không, Nguyễn Đức Cảnh nói: “Đánh đuổi quân cướp nước, giành độc lập cho Tổ quốc, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam đâu phải là có tội? Đã không có tội, ta cần gì xin ân xá!”.

Ngày 31-7-1932, ông bị thực dân Pháp xử chém tại Hải Phòng, lúc đó ông mới 24 tuổi đời. Ông đã giật băng đen bịt mắt lớn tiếng lên án thực dân Pháp.

Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, từ năm 2007, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định lập giải thưởng nhằm tôn vinh những công nhân lao động tiêu biểu, xuất sắc mang tên Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh. (http://www.nhandan.com.vn/, 02/02/2018; https://baotintuc.vn, 30/07/2017)

12.6. Ông Nguyễn Văn Cừ

Ông Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09/7/1912, mất ngày 28/8/1941

Quê quán: xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

 Ông Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912, trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Kế thừa truyền thống yêu nước, hiếu học của dòng họ, lớn lên trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” của xứ Kinh Bắc, phẩm chất cách mạng anh hùng, bất khuất, thông minh, trí tuệ đã hình thành rất sớm trong Nguyễn Văn Cừ từ tuổi thiếu niên. Mới 17 tuổi đời, ông đã trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến.

Được tôi luyện trong Nhà tù Hoả Lò, Côn Đảo, ông đã cùng với các chiến sĩ cộng sản biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, tự trang bị cho mình lý luận cách mạng Mác-Lênin, trưởng thành cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất và trí tuệ, giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938) khi mới 26 tuổi đời.

Những năm 1936-1939 là thời kỳ thế giới có những biến động lớn. Chủ nghĩa phát xít ngông cuồng ra sức chuẩn bị chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa đế quốc tận lực khai thác, bóc lột các thuộc địa, đàn áp dã man phong trào cách mạng, chuẩn bị đối phó với chiến tranh. Đứng trước bối cảnh lịch sử mới, Đảng ta cần có sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn, kịp thời. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông Nguyễn Văn Cừ đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, vạch ra sự chuyển hướng cực kỳ quan trọng trong chiến lược và sách lược cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào trong những năm sau đó.

Để tuyên truyền, vận động cách mạng, tập hợp lực lượng, ông Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm “Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương”. Đây là một tác phẩm lý luận chính trị quan trọng, trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng về vấn đề tự do dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa, tự do dân chủ là tài sản quý báu tự nhiên của loài người để mưu cầu sự phát triển. Muốn được hưởng tự do dân chủ thì phải đoàn kết đấu tranh dưới ngọn cờ cách mạng chân chính của Đảng Cộng sản.

Thấu hiểu nguy cơ của chủ nghĩa cơ hội có thể gây ra chia rẽ, phân biệt trong nội bộ Đảng, nắm vững nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, ông Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm “Tự chỉ trích làm tài liệu giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nêu cao vũ khí tự phê bình và phê bình, chống lại chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội dưới mọi mầu sắc”. Tác phẩm đó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Tác phẩm chẳng những uốn nắn những lệch lạc trong phong trào dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, mà còn là một văn kiện tổng kết những kinh nghiệm của Đảng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, là một đóng góp có giá trị vào kho tàng lý luận và chính sách về Mặt trận thống nhất của Đảng ta. 

Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt lịch sử mới, Đảng cần những cán bộ tài trí, vững vàng, kiên định để chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua ghềnh thác, thì ông lại bị mật thám bắt. Mặc dù bị tra tấn hết sức dã man, nhưng kẻ thù không lay chuyển được khí tiết cách mạng của người cộng sản kiên trung Nguyễn Văn Cừ. Bất lực, chúng đã xử bắn ông tại Hóc Môn – Gia Định, sáng ngày 28-8-1941.(http://dangcongsan.vn, Ngày 03/01/2018)

Viết về Nguyễn Văn Cừ:

< >Lê Duẩn: "Về tuổi đời anh Cừ kém chúng tôi và các anh Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập từ 5 đến 10 tuổi nhưng anh là một trí tuệ lỗi lạc của Đảng, rất sắc sảo và nhạy bén về chính trị lại có khả năng đoàn kết và thuyết phục anh em".Võ Nguyên Giáp: "...Thật tự hào cho Đảng ta đã có một đồng chí Tổng Bí thư rất trẻ mà đã có tài năng lãnh đạo xuất sắc - đồng chí Nguyễn Văn Cừ".Hoàng Quốc Việt: "Nhớ ngày nào còn về Tam Sơn gặp Nguyễn Văn Cừ, rồi ngày ở Côn Đảo, mắt le lé nhìn, miệng hơi nhô ra tranh luận,... một trí tuệ siêu việt của Đảng đã mất rồi". (https://vi.wikipedia.org)Hạ Long (từ Kênh Liêm đến Cầu Trắng - Vũ Văn Hiếu), Rạch Giá.

12.7. Ông Nguyễn Văn Tố 

Quê quán: Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)Ông Nguyễn Văn Tố sinh ngày 05/6/1889, mất ngày 7/10/1947

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành Chung (Trung học). Về nước ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong chính phủ lâm thời. Ông là Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban thường trực Quốc hội khóa I, Quốc vụ khanh trong Chính phủ Liên hiệp quốc dân.

- Sau ngày toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946), ông cùng Chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, trong 1 cuộc tấn công chớp nhoáng của quân đội Pháp vào chiến khu trong chiến dịch Việt Bắc, ông bị bắt, bị tra khảo và bị giết tại Bắc Cạn.

- Nguyễn Văn Tố nghiên cứu các vấn đề văn hóa, văn học, lịch sử; ông viết bài bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, đăng trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO), của Hội Trí tri (“Kỉ yếu của Hội Trí tri Bắc Kỳ”), “Tập san Trí tri”, “Đông Thanh”, “Tương lai Bắc Kỳ”, “Tri Tân”. Nhiều công trình khảo cứu sử học (“Đại Nam dật sử”, “Sử ta so với sử Tàu”, “Có nhà tiền Lý không?”, “Những ông nghè triều Lê”, “Đồ thờ của ta”, “Vết tích thành Đại La”, …), khảo cứu văn học sử và văn bản học (“Việt Nam văn học sử”, Bàn qua về “Việt Nam thi văn hợp tuyển”, “Hạnh thục ca”, “Tài liệu để đính chính những bài văn cổ”, “Tra nghĩa chữ Nho”, …) đã gây được tiếng vang rộng lớn. Ông thực sự là một chiến sĩ yêu nước chân chính, uyên bác, có những cống hiến xuất sắc cho nền văn hiến dân tộc nửa đầu thế kỷ XX.

- Tên ông được đặt cho 1 trường ở Khu 9 Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Trường Nguyễn Văn Tố rất nổi tiếng vì đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều cán bộ lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hiện nay có xuất thân từ trường này.

- Ngày nay còn có nhiều ngôi trường mang tên ông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. (http://dangcongsan.vn, Ngày 03/01/2018)

Theo https://baomoi.com, 09/11/2015: Cụ Nguyễn Văn Tố là một học giả uyên bác. Sau cách mạng tháng Tám, từ Hội trưởng Hội truyền bá quốc ngữ, Cụ được toàn Đảng, toàn dân tín nhiệm cử làm Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội. Với cương vị mới, Cụ đã có công lớn trong việc chống giặc đói. Là trưởng ban thường vụ Quốc hội rồi Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Cụ đã góp phần quan trọng vào việc tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nhân sĩ, trí thức và các quan chức trong chế độ cũ đi theo cách mạng. Nói về cụ Nguyễn Văn Tố là nói về một nhân cách lớn, nói về một hiền tài có đủ nhân - trí - dũng.

12.8. Giáo sư Nguyễn Xiển

 

Giáo sư Nguyễn Xiển 

 (https://vi.wikipedia.org/)

Giáo sư Nguyễn Xiển (1907-1997) là một nhà khoa học, đồng thời cũng là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956-1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987).

Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nho học lâu đời. Thuở nhỏ, ông học tại trường Tiểu học, Trung học ở Vinh. Hồi còn học ở trường Quốc học Vinh (Nghệ An) ông đã là học sinh xuất sắc, đậu bằng Thành chung rồi ra Hà Nội học trường Bưởi.

Năm 1926, do tham gia cuộc bãi khoá để tang Phan Chu Trinh cho nên ông đã bị đuổi học và bị cấm thi tú tài bản xứ, nhưng ông cùng một số bạn bãi khoá quyết chí tự học, đỗ đầu tú tài Tây ở Hà Nội và đoạt học bổng sang Pháp ở Trường Đại học Toulouse (Pháp) và đã đỗ cử nhân.

Năm 1932, ông về nước, không nhận làm quan ở Huế mà ra Hà Nội đi dạy học.

Từ năm 1937 ông chuyển sang ngành khí tượng thủy văn. Năm 1941 ông phụ trách Đài khí tượng Phù Liễn Đông Dương tại tỉnh Kiến An hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Trong thời gian này ông cùng hợp tác với Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu về lịch Việt Nam, và cùng các ông Hoàng Xuân HãnĐặng Phúc Thông, Nguyễn Duy ThanhNguyễn Đình ThuỵNgụy Như Kon Tum ra báo Khoa học phát hành cả Đông Dương, với mục đích truyền bá ý tưởng và phương pháp khoa học, xây dựng văn hóa mới cho quốc dân về phương diện khoa học.

Hoạt động chính trị:

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc bộ kiêm Giám đốc Nha khí tượng.

Năm 1946, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.

Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tục từ khoá I đến khoá VIII; Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV,V,VI; Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII.

Từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), ông làm công tác khoa học giáo dục và trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng ngành đại học Việt Nam.

Từ năm 1955 đến 1959, ông làm Bộ trưởng Cứu tế xã hội.

Từ năm 1960 đến 1976, ông làm Giám đốc Nha Khí tượng Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban địa cầu quốc tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kỹ thuật nhà nước.

Năm 1956, ông làm Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam và giữ chức này cho đến khi đảng này giải thể năm 1988. Được mời, nhưng ông đã từ chối làm đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (nhắc đến trong cuốn Giáo sư Nguyễn Xiển: Cuộc đời và Sự nghiệp, 2007).

Ông còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam khóa I, khóa II. Ông mất ngày 9 tháng 11năm 1997, hưởng thọ 90 tuổi.

Gia đình:

Nguyễn Xiển sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh chị em ruột, 2 gái, 2 trai. Cụ Nguyễn Thị Lạc là chị cả, thời đầu đã góp sức nuôi Nguyễn Xiển ăn học cho đến khi về nước. Anh trai của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn Bành, đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

Phu nhân của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn Thúy An (1907 - 1998), người Hà Nội, nổi tiếng về "Nữ công gia chánh"; Cụ Nguyễn Thúy An mất sau Cụ Ông đúng 100 ngày.

Con trai cả của Nguyễn Xiển là Nguyễn Toán - Giáo sư đã nghỉ hưu, hiện ở tại số 1 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Con trai thứ là Nguyễn Lưu, Nhà báo nổi tiếng hiện nay.

Con rể của Nguyễn Xiển là Nguyễn Hy Hiền (tức Lê Tâm), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; và Đỗ Quốc Sam (1929-2010), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Con dâu Nguyễn Xiển là Bà Đặng Kim Chi, Giáo sư, Tiến sỹ; nguyên phó viện trưởng viện KH&CN Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Bà là con của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ và là cháu ngoại của Thượng thư Phạm Quỳnh).

Giải thưởng và tôn vinh

< >Huân chương Sao Vàng Huân chương Hồ Chí MinhGiải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về các công trình khoa học: Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam và Tập bản đồ khí hậu miền Bắc Việt Nam (1968)Kiến An, thành phố Hải Phòng và một phần đường vành đai 3 chạy qua quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. (https://vi.wikipedia.org/)

 

12.9. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (https://vi.wikipedia.org)

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967) là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh".

Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.

Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) mới ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8-1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.

Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.

 

Hồ Chủ Tịch và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại đại hội Đảng bộ quân đội năm 1960 (https://vi.wikipedia.org)

 

Cuối năm 1950, làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.

Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong chống Mỹ cứu nước, BCH TW Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp miền Bắc.

Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Bác Hồ về tình hình miền Nam.

 

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự chiến trường miền Nam (5.7.1967)  (http://thanhnien.vn/)

Tên ông đã được gắn trên nhiều đường phố ở các thành phố lớn ở Việt Nam. (https://vi.wikipedia.org).

Đánh giá và ghi nhận công lao

Theo ông Đinh Thế Huynh, để động viên tinh thần của nhân dân, củng cố ý chí quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, bộ đội ta, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã khẳng định: "Mất đất chưa phải là mất nước. Chúng ta chỉ sợ mất lòng tin của dân. Có lòng tin của dân là có tất cả. Vì vậy chúng ta không được chạy dài. Chúng ta phải trở về với dân, chúng ta nhất định thắng!".

Tư tưởng xây dựng “thế trận lòng dân” , đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng, đã được Đại tướng chỉ đạo, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

 

Nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Niêm Phò, Quang Thọ, Quảng Điền)  (www.google.com.vn)

 

Với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, “ở đâu nghèo đói gọi, xung phong; ở đâu tiền tuyến cần, anh đến” , - trung tướng Mai Quang Phấn (http://thanhnien.vn/26/12/2013)

Theo http://www.bbc.com/ vietnamese/ vietnam /30/12/2013: Việt Nam tổ chức nhiều lễ kỷ niệm nhân 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhân vật chính trị - quân sự cao cấp của miền Bắc thời chiến tranh Việt - Mỹ.

Ngoài việc đăng các bài báo từ trong tháng 12 đánh giá ông Nguyễn Chí Thanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa làm lễ nhận tượng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở trường học mang tên ông tại huyện Quảng Điền.

Ông được cho là một trong các 'kiến trúc sư' của cuộc chiến tranh từ phía miền Bắc nhằm tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa và đẩy quân đội Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam.

Ông Nguyễn Chí Thanh có tiếng là đã lập ra 'Binh thư đánh Mỹ' cho quân đội miền Bắc.

Đối với quân đội Bắc Việt Nam, "công của Nguyễn Chí Thanh lớn lắm. Binh thư chống Mỹ là do Nguyễn Chí Thanh tổng kết,"

Ông đã lao vào tổng kết chiến lược, đúc kế́t từ các trận chiến. Điều quan trọng hơn cả, là các kết luận của Tướng Nguyễn Chí Thanh đã đem lại sự tự tin cho quân đội miền Bắc rằng họ "có khả năng đối chọi, đối đầu và còn có thể thắng Mỹ".

Trong bài: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Con người của đột phá của thiếu tướng, PGS, Ts Vũ Quang Đạo, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - (http://vietnamnet.vn/ 28/03/2017) có viết:

“Trong thế kỷ 20, trong thời đại Hồ Chí Minh, trước những thử thách nghiệt ngã chưa từng có trong lịch sử, dân tộc ta đã sản sinh ra cả một "thế hệ vàng” những người lãnh đạo kiệt xuất. Nguyễn Chí Thanh là một trong những người Việt Nam như vậy.

Nói đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là nói đến một vị tướng toàn vẹn, đức độ "sáng trong như ngọc", tài năng thao lược xuất chúng, Đại tướng của quân đội và cũng là Đại tướng của nhân dân.

Trước hết, đó là tấm gương tận trung, tận hiếu với nước, với dân, với Đảng, với Bác Hồ. Lăn lộn trong phong trào cách mạng, lúc tham gia, lúc được giao trọng trách, lúc hoạt động bí mật, lúc công khai, cả khi bị tù đày, bao giờ Ông cũng giữ vững lòng trung ấy.

Nguyễn Chí Thanh là con người của những đột phá. Đột phá trong những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, đột phá trong tổ chức thực tiễn, nhưng trước hết là đột phá từ chính tư duy. Có thể nói, Nguyễn Chí Thanh xuất hiện ở đâu thì ở đó có cái mới, là ở đó tình hình có những chuyển biến tích cực. Tại chiến trường Nam bộ khi ông chỉ đạo đã dấy lên phong trào "bám thắt lưng Mỹ mà đánh, tìm Mỹ mà diệt", nhân rộng mô hình "Vành đai diệt Mỹ"“ .

Nhớ công lao của Đại tướng người dân ở quê hương đã xây Nhà tưởng niệm Đại tướng ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

“Trọn đời mình, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là hình ảnh tiêu biểu của "Anh bộ đội Cụ Hồ", là một trong những cán bộ lãnh đạo lỗi lạc của Cách mạng Việt Nam, của Đảng ta, Nhà nước ta, của Quân đội ta. Ông là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh!” (http://vietnamnet.vn, 05/07/2017)

Trung tướng Mai Quang Phấn  trên http://hocvienchinhtribqp.edu.vn  ngày  27/12/2013 viết: Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nhà lãnh đạo chính trị - quân sự tài ba, xuất chúng của cách mạng Việt Nam, có công lao to lớn trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh là nhà quân sự xuất sắc, một tướng lĩnh lừng danh trên chiến trường đánh Mỹ.

12.10. Ông Nguyễn Văn Linh

 

Ông Nguyễn Văn Linh

(http://daotao.vtv.vn)

 

Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn có tên là  Nguyễn Văn Cúc

Tên gọi khác: Mười Cúc, sinh ngày 01/07/1915, mất ngày  27/4/1998

Quê quán: Xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ năm 1929, ông đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 1-5-1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí được trả tự do, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Đồng chí đã xây dựng cơ sở đảng, thành lập nhiều chi bộ và Thành uỷ lâm thời Hải Phòng.

Năm 1939, Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Cuối năm 1939, được phân công tham gia lập lại Xứ uỷ Trung kỳ.

Đầu năm 1941, ông bị địch bắt ở Vinh, chúng đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định.

Năm 1947, ông được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ; năm l949, ông tham gia Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ.

Từ năm 1957 đến năm 1960, ông là quyền Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.

Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Năm 1976, ông là Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12-1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Sau đó, được phân công theo dõi thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở các tỉnh miền Nam.

Tháng 12-1981, ông làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 3-1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6-1985, tại Hội nghị Trung ương 8, ông được bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 6-1986, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, và được phân công Thường trực Ban Bí thư.

Tháng 12-1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1987, ông kiêm chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

Tháng 6-1987, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VIII.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996), ông được cử lại làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông từ trần ngày 27-4-1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh./. (http://dangcongsan.vn/, Ngày 03/01/2018)

 

 

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đọc diễn văn bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 6 ngày 18/12/1986. (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Tác phẩm< >Thành phố Hồ Chí Minh mười nămĐổi mới tư duy và phong cáchVề công tác quần chúngĐổi mới để tiến lên (4 tập)Theo con đường Bác Hồ đã chọn Đặng Phong

 

“Trong cuộc đời mình, tôi chưa từng thấy vị lãnh đạo nào dám lội ngược dòng chính trị, ngược dòng lịch sử - lội ngược mà không chìm như anh Nguyễn Văn Linh... Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đang nằm trong Bộ Chính trị thì đến cuối nhiệm kỳ, anh Linh đã xin rút rồi được phân công trở về làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vào đúng thời kỳ cam go nhất. Anh đã vực dậy kinh tế TP, trở lại tham gia Bộ Chính trị rồi trở thành Tổng Bí thư. Mọi biến động, thăng trầm trong cuộc đời làm cách mạng, làm chính trị đi ngang qua anh và anh đón nhận tất cả với một thái độ bình thản đến lạ lùng” - Võ Trần Chí

“Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (nhiệm kỳ 1986-1991) là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế...Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Linh thật phong phú và oanh liệt. Dù ở đâu, làm gì, ở cương vị nào, đồng chí cũng hết lòng vì Đảng, vì dân, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và có những đóng góp to lớn cho Đảng, cho cách mạng” - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (https://vi.wikipedia.org).

Lịch sử Đảng ta, chưa ai như anh Nguyễn Văn Linh

Trong lịch sử của Đảng ta, tôi nghĩ chưa có trường hợp nào như anh. Anh vào Trung ương, là Ủy viên Trung ương 16 năm liên tục của nhiều khóa nhưng chưa tham gia họp ngày nào vì luôn ở trong chiến trường miền Nam lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Mỹ!

Nguyễn Văn Linh hội tụ phẩm chất độc đáo của nhà lãnh đạo xuất sắc

Anh Linh học xong tiểu học rồi tham gia Cách mạng. Nhưng những ai đã làm việc với anh đều nhận thấy ở anh có kiến thức, sự hiểu biết và tầm nhìn sắc bén.

Là người tạo đột phá, giản dị và khiêm tốn

Anh Linh là người đã tạo ra đột phá từ khi còn là Bí thư thành ủy TP.HCM. Cuộc họp ở Đà Lạt để thuyết phục Trung ương chấp thuận cho TP.HCM “phá rào” , “cởi trói” thành công là dấu ấn lớn trong sự nghiệp của anh Linh

 

Toàn cảnh khu nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. (http://www.baohungyen.vn)

Anh không bao giờ nhận “thành tích” cho mình. Tính anh là vậy. Dù là Tổng bí thư, anh vẫn giải dị, khiêm tốn. Tôi được biết, cuối nhiệm kỳ, có nhiều ý kiến đề nghị anh làm tiếp nhiệm kỳ nữa, anh bảo: “Tôi nay đã ngoài 70, tuổi này khó tránh khỏi sai lầm được. Làm Tổng bí thư mà sai lầm thì hậu quả lớn lắm, thôi hãy để tôi rút…” Anh kiên quyết từ chối. - Nguyễn Thọ Chân, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH (http://vietnamnet.vn, 01/07/2015).

 

Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ở TP. Hưng Yên

 (Ảnh: TTXVN)

 

“Đồng chí Nguyễn Văn Linh - người cộng sản mẫu mực, sáng tạo” , nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915 - 1-7-2010). Tại hội thảo, nhiều tham luận khoa học của các nhà chính trị, nhà nghiên cứu đã làm rõ tấm gương ngời sáng của người cộng sản Nguyễn Văn Linh, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng.

Cống hiến hết mình: GS-TS Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, trong gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có những đóng góp lớn lao, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

 

Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong lễ dâng hoa tại tượng đài Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (https://news.zing.vn)

 

Sự mẫu mực của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn được biểu hiện rõ rệt ở đức tính liêm khiết, hy sinh, không ham hố quyền lực, địa vị.

Là kiến trúc sư trưởng của đổi mới: với loạt bài “Những việc cần làm ngay” đăng trên báo Nhân dân, đồng chí đã tạo một luồng sinh khí mới trong xã hội lúc đó, với tinh thần dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, nói đi đôi với việc làm và được sự ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng chí đã đưa đất nước vượt qua hiểm nghèo của khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thu được nhiều thành tựu quan trọng. 

 

Những lẵng hoa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trước bàn thờ Người nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh.  (Ảnh: Hội người họ Nguyễn Việt Nam)(http://honguyenvietnam.vn/)

 

“Đồng chí Nguyễn Văn Linh - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một kiểu mẫu về người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hành phúc của nhân dân… Con đường đi lên CNXH được chỉ ra trong Cương lĩnh năm 1991, cũng như những bài học về giữ vững nguyên tắc trong quan điểm, đồng thời linh hoạt trong sách lược, thực hiện đổi mới có nguyên tắc - đổi mới nhưng luôn giữ vững định hướng XHCN, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân… mà đồng chí góp phần nêu lên và chỉ ra có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quý giá đối với chúng ta ngày nay và đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước…” (http://www.sggp.org.vn/,- Sài Gòn giải phóng online 26/6/2010)

Phong tặng và vinh danh

< >Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương khác. Tên ông được đặt cho nhiều đường, phố và các trường học ở nhiều nơi tại Việt Nam. Đồng Hới, Quảng Bình (nối đường Lý Thường Kiệt với đường Hữu Nghị, phường Nam Lý)...

 

Một khu nhà tưởng niệm ông được xây dựng tại quê hương Hưng Yên của ông. (https://vi.wikipedia.org)

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2015), sáng 27/4, tại thành phố Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Hưng Yên đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại quảng trường mang tên Người ở thành phố Hưng Yên. Tới dự có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, địa phương, gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cùng đông đảo bà con nhân dân Hưng Yên.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nêu rõ: “Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn văn Linh trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, được Đảng, Nhà nước giao phó nhiều trọng trách, dù ở đâu, làm việc gì, ở cương vị lãnh đạo nào, đồng chí đều đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và nhân dân, là tấm gương của một người cộng sản kiên cường, hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng giao ở những thời điểm khó khăn của cách mạng, tấm gương của một nhà lãnh đạo luôn phấn đấu, giữ gìn đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân, luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, lắng nghe ý kiến đồng bào, đồng chí, quan tâm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và góp phần xây dựng đường lối của Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì dân, vì nước, có công lao và uy tín lớn với đất nước nhân dân ta".

Chủ tịch nước khẳng định, đồng chí Nguyễn Văn Linh là tấm gương sáng ngời đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư (http://vov.vn/, ngày 1/7/2015)

Sáng 30-6, lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915 - 1-7-2015) diễn ra long trọng tại Hưng Yên.

Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm do ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Hưng Yên tổ chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:

“Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một tấm gương mẫu mực về phẩm chất, đạo đức của người cộng sản. Từ buổi đầu tiên tham gia cách mạng cho đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí đã giữ trọn danh hiệu cao quý của người đảng viên cộng sản, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” (http://tuoitre.vn, 30/06/2015)

12.11. Ông Nguyễn Lương Bằng

 

Ông Nguyễn Lương Bằng (https://vi.wikipedia.org)

Ông Nguyễn Lương Bằng sinh năm 1904, mất năm 1979 là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách của Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam (1969-1979), Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956), Tổng Thanh tra chính phủ (1956).

Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sử dụng bí danh Anh Cả, hoặc Sao Đỏ.

Tháng 12 năm 1925, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Từ đấy ông và một số thanh niên yêu nước khác theo học lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn hướng dẫn.

Tháng 10 năm 1929, tại Hồng Kông ông được kết nạp vào An Nam cộng sản Đảng.

Tháng 5 năm 1931, ông bị mật thám bắt giải về giam ở bốt Catina Sài Gòn. Ít lâu sau, ông bị đưa xuống tàu biển Cờlôtdơsap chở ra Hải Phòng và đưa vào giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuối năm 1931, ông lại bị đưa về Hải Dương.

Tháng 6 năm 1932, tòa đề hình Hải Dương xử ông tù chung thân và chuyển về giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuối năm 1932, ông trốn thoát lên Vĩnh Yên, rồi về Thanh Miện (Hải Dương) hoạt động. Cuối năm 1933, khi đi công tác Bắc Giang, ông lại bị bắt, bị giam ở Hỏa Lò (đầu 1934). Tháng 5 năm 1935 bị đày lên nhà tù Sơn La.

Năm 1943, Đảng bố trí cho ông vượt ngục về làng Vạn Phúc (Hà Đông) gặp Hoàng Văn Thụ để nhận nhiệm vụ, ông được Đảng chỉ định làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận của Đảng; đồng thời được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh giữ chức Chủ nhiệm của Tổng bộ.

Chuẩn bị khởi nghĩa, Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh là Chủ tịch; Ban thường trực gồm 5 người, trong đó có Nguyễn Lương Bằng.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956), Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra chính phủ (1956). Tháng 9 năm 1969 được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam.

Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1979

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã hết lòng phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, không màng danh lợi.

Gia đình

Ông kết hôn với bà Hà Thục Trinh. Hai người có bốn con gái có tên Tường Vân, Việt Liên, Hồng Châu, Thanh Mai. Vợ ông được xem là người đầu tiên trả lại biệt thự cho nhà nước Việt Nam sau khi ông mất.

Viết về Nguyễn Lương Bằng

"Đó là một cử chỉ vô tư tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân. Đó là một cử chỉ đáng khen đáng kính mà chúng ta phải học tập” - Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc làm của ông Nguyễn Lương Bằng sau ngày Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công.

"Những bài học quý báu tiếp thu được trong những năm tháng làm việc dưới sự chỉ đạo của Anh mãi mãi theo tôi như những bạn đường, những trợ thủ tích cực trong suốt cuộc đời hoạt động ngoại giao của mình. Và như một định mệnh, ba mươi lăm năm sau, tôi trở thành người kế tục Anh ở cương vị Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô” - nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm.

"Ai thì tôi chưa biết chứ Anh thì rõ ràng là người thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo gương của Hồ Chí Minh vĩ đại. Anh theo Bác không phải bằng thuyết giảng về đạo đức mà bằng cách sống và chiến đấu theo phong cách hàng ngày của Người"- Nguyễn Thọ Chân, nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Bí thư Thành uỷ Sài gòn-Chợ Lớn

Tác phẩm: Anh Cả Nguyễn Lương Bằng (hồi ký), Nhà xuất bản CTQG, HN, 2005

Vinh danh

Để ghi nhận công lao của ông, nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Sao Vàng cho ông. Một nhà tưởng niệm cũng được xây dựng tại quê hương ông.

Tên ông được đặt cho các phố ở Hà Nội (nối Tôn Đức Thắng với Tây Sơn thuộc quận Đống Đa), thành phố Hồ Chí Minh (nối Tân Mỹ và Hoàng Quốc Việt), Đà Nẵng (nối Nguyễn Văn Cừ và Tôn Đức Thắng) và đại lộ chính tại thành phố Hải Dương. (https://vi.wikipedia.org)

12.12. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910, mất ngày 24 tháng 12 năm 1996 là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

 

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

(https://vi.wikipedia.org)

 

Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Năm 1930, ông học luật tại Pháp và trở về nước năm 1933. Hành nghề luật sư khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ông luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án thực dân. Năm 1947, ông đã vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo... ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn gửi Chính phủ Pháp, đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. Năm 1948, ông tham gia Mặt trận Liên Việt và năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông hoạt động trong phong trào trí thức và bị Pháp bắt tháng 6 năm 1950, bị giam ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Sau đó ông lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn - Chợ Lớn, là Phó chủ tịch Phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1954, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và bị giam tại Phú Yên.

Cuối tháng 11 năm 1961, luật sư Nguyễn Hữu Thọ về đến bắc Tây Ninh. Tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch.

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn.

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.

Tháng 4 năm 1980, sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước cho đến tháng 7 năm 1981.

Năm 1981, ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.

Ông được thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993.

Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996.

Tác phẩm: "Gắn bó với dân tộc, với nhân dân, với cách mạng". Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

Vinh danh

Tên của ông được đặt cho các đường phố ở Hà Nội (nối Giải Phóng với đường Linh Đường), thành phố Hồ Chí Minh (nối Khánh Hội - cầu Bà Chiêm), Đà Nẵng (nối Nguyễn Tri Phương đến Võ Chí Công), Điện Biên Phủ (quốc lộ 12 đến điểm cắt Bế Văn Đàn),...

Tên của ông được đặt cho ngôi trường lớn ở quê hương ông (Bến Lức) THPT Nguyễn Hữu Thọ gần nhà văn hóa Bến lức.

Ngoài ra, Đền thờ Nguyễn Hữu Thọ đã được xây dựng ở quê hương ông nằm giữa nhà văn hóa huyện và ngôi trường mang tên ông. (https://vi.wikipedia.org)

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Nhà trí thức yêu nước vĩ đại

Bỏ phú quý theo cách mạng. Năm 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ từ giã quê hương, một mình vượt đại dương sang Pháp du học. Suốt 11 năm miệt mài đèn sách ở xứ người, năm 1933 ông tốt nghiệp cử nhân luật hạng ưu và trở về nước mở văn phòng luật tại Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ rồi Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1947 đến 1950, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia vào nhiều phong trào yêu nước ở miền Nam như phong trào của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn, Mặt trận Liên Việt, rồi được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia lãnh đạo cuộc biểu tình chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đầu năm 1950. Tháng 2-1962, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành Đại hội lần thứ nhất. Tại đại hội, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam.

Tháng 3-1964 Đại hội lần thứ hai Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam bầu luật sư làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Nhà trí thức yêu nước vĩ đại. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, với cương vị của mình, Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã góp phần to lớn động viên quân và dân miền Nam tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, với sự có mặt của đại diện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 6-6-1969 tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, luật sư được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Với cương vị người đứng đầu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, được sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với sự chi viện sức người, sức của của đồng bào miền Bắc và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của bạn bè quốc tế, bằng đức độ, tài năng và uy tín của mình, luật sư đã lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên quân và dân miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, chính trị, ngoại giao, binh vận gay go và ác liệt vào bậc nhất trong thế kỷ XX chống đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền Sài Gòn theo lời kêu gọi thiêng liêng và phương châm chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra là: “không có gì quý hơn độc lập tự do” , “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” và đã giành được thắng lợi hoàn toàn, đất nước thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

Cuộc đời, sự nghiệp của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là quá trình vận động từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản và gắn liền với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Luật sư là con người tiêu biểu của tình đoàn kết dân tộc, là một nhà lãnh đạo tài năng, một tấm gương sáng về đạo đức, tác phong, lối sống giản dị, khiêm tốn, trong sạch, hy sinh vì nghĩa lớn, không khuất phục trước cường quyền, không sa ngã trước tiền tài danh lợi, vì lý tưởng cộng sản cao đẹp. Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã hiến dâng trọn đời cho Tổ quốc, cho dân tộc. Như Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã đánh giá: “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ quả là một nhà trí thức yêu nước vĩ đại”

Với những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, luật sư Nguyễn Hữu Thọ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Luật sư cũng được Nhà nước Liên Xô (trước đây) tặng Giải thưởng quốc tế V.I. Lênin và Huân chương Hữu nghị vì sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc; Nhà nước Cuba tặng Huân chương Đoàn kết - chiến đấu; Nhà nước Bungari tặng Giải thưởng Đimitrốp; Hội đồng hòa bình thế giới tặng Huân chương Joliot Curie. (http://www.sggp.org.vn, 9/7/2010)

12.13. Ông Nguyễn Duy Trinh

 

Ông Nguyễn Duy Trinh

 (https://vi.wikipedia.org)

Ông Nguyễn Duy Trinh  sinh năm 1910 mất năm 1985, là Cố Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Cố Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyễn Duy Trinh, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nông dân tại xã Nghi Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Năm 1925, ông đã tham gia phong trào học sinh đòi tự do hoạt động chính trị tại thành phố Vinh. Năm sau, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng và được phái vào Sài Gòn hoạt động. Tại đây ông bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. Hết hạn tù, ông bị chính quyền trục xuất về miền Trung. Tại quê nhà ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Thời kỳ 1930 - 1931, ông lại bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, sau chuyển về Kon Tum. Tại đây, năm 1941, ông cùng một số bạn tù vượt ngục nhưng bị bắt lại.

Tại Đại hội Đảng lần thứ II (1951), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và đến tháng 8 năm 1955 đảm nhiệm chức vụ Bí thư TƯ Đảng. Ông là uỷ viên Bộ chính trị Trung ương Đảng suốt từ năm 1956 đến năm 1982. Tại Đại hội Đảng lần thứ V (1982) ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi mất.

 

Ông Nguyễn Duy Trinh ký hiệp định Pari

 (http://baotintuc.vn)

 

Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng (cuối năm 1954), Bộ trưởng Phủ Thủ tướng (1958), Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1963 - 1965) và là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lâu nhất Việt Nam (1965 -1980). Đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang, hào hùng và oanh liệt của dân tộc. Chính trong thời gian đó, mặt trận đối ngoại đã giành được những thắng lợi vẻ vang với đỉnh cao là quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sau khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, tiến hành công cuộc tái thiết sau hơn 30 năm bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo nhất trong lịch sử dân tộc; vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa và cộng đồng thế giới, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Chính trong thời kỳ đó, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.

Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (năm 1980) ông tham gia vào Ban nghiên cứu chiến lược kinh tế-xã hội của TƯ Đảng và Chính phủ (1982).

Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam suốt từ khóa I đến khóa VII.

Nguyễn Duy Trinh đóng góp tích cực vào việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế trong hoàn cảnh có sự bất đồng sâu sắc trong phe XHCN. Việc đàm phán ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973 có công lao của ông và thay mặt phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký chính thức vào Hiệp định Paris về Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. (https://vi.wikipedia.org/)

Nhà ngoại giao xuất sắc

Đóng góp lớn nhất của đồng chí Nguyễn Duy Trinh cho cách mạng là thành công của quá trình đàm phán Paris giữa Mỹ và Việt Nam từ tháng 5/1967 đến tháng 1/1973, trong thời gian đồng chí làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách toàn bộ mặt trận ngoại giao.

Các vòng đàm phán tại Hội nghị Paris từ tháng 5/1968 đến tháng 1/1973 là cuộc đấu trí giữa nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Sau gần năm năm đấu trí, đấu bản lĩnh với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán kết thúc bằng việc ký kết chính thức Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973. Hiệp định Paris là chiến thắng của một nền ngoại giao cách mạng, buộc Mỹ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nước ta, tiến tới Đại thắng năm 1975.

Trong thời kỳ xây dựng lại đất nước sau hơn 30 năm chiến tranh tàn phá, ngành ngoại giao Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh vừa tranh thủ sự hỗ trợ của các nước XHCN và cộng đồng thế giới, vừa đấu tranh chống bao vây cấm vận. Chính trong thời kỳ khó khăn ấy, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc, đánh dấu việc cộng đồng thế giới công nhận tính pháp lý và tư cách đại diện của Nhà nước ta tại tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã thay mặt Đảng và Nhà nước ta tham gia Lễ thượng cờ tại Trụ sở Liên hợp quốc tháng 7/1977.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết về đồng chí Nguyễn Duy Trinh: "Qua công tác đối ngoại, Anh thể hiện là một nhà ngoại giao xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta... Đồng chí Nguyễn Duy Trinh là một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, người học trò trung thành và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tấm gương chiến đấu và phẩm chất cách mạng, đức tính khiêm tốn và tình thương yêu chân thành đối với đồng chí, đồng bào của Anh đã để lại cho chúng ta nhiều tình cảm tốt đẹp và sâu sắc” (Trích theo Nguyễn Duy Trinh, Hồi ký và tác phẩm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr 105) - http://baotintuc.vn, 15/07/2015)

Tặng thưởng, tôn vinh

< >Huân chương Sao vàng;Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ Cứu nước hạng Nhất;Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng,...Tên của Nguyễn Duy Trinh được đặt cho các con đường tại Phường Bình Trưng Tây và Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và đường vào Khu đô thị Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. (https://vi.wikipedia.org/)Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định; Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư liên Khu uỷ III kiêm Phó Chủ tlch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu III; Bí thư Khu uỷ tả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng.

 

Năm 1955 ông là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3-1955) ông được bầu bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II.

Năm 1956, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương.

Năm 1958, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương. ông là đại biểu Quốc hội khoá II nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

 

Ông Đỗ Mười  (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Đỗ Mười  (http://dangcongsan.vn/)Tháng 9-1960 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông Đỗ Mười được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ năm 1961 đến 1969, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ.

Từ 1969 đến 1971 ông được cử giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.

Năm 1971, ông được bầu là đại biểu Quốc hội khoá IV, được Quốc hội bầu giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản. Từ tháng 6-1973 đến tháng 11-1977 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Quốc hội khoá V, VI.

Tháng 12-1976 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp Chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1976-1981.

Tháng 7-1981, ông là đại biểu Quốc hội khoá VII và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tháng 3-1982 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 

Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trưng ương, Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư. ông là đại biểu Quốc hội khoá VIII.

Tháng 6-1988, Quốc hội khoá VIII bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII ông Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6-1991 - 12-1997). ông là đại biểu Quốc hội khoá IX.

Tháng 12-1997 ông Đỗ Mười được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (http://dangcongsan.vn/, Ngày 02/01/2018)

12.15. Ông Lê Quang Đạo (Nguyễn Đức Nguyện)

Ông Lê Quang Đạo tên thật là Nguyễn Đức Nguyện

Bí danh: Nho Mẫn, Minh, Miện, Đăng, Trần Hoạt. Ông sinh ngày 08/8/1921 mất ngày  24/7/1999

Quê quán: Xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ 1938 đến 1945: Đoàn viên thanh niên dân chủ ở Hà Nội; Tham gia thanh niên phản đế; Bí thư chi bộ xã; Uỷ viên Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh; Bí thư Ban cán sự tỉnh Bắc Ninh; Phúc Yên, Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ; Bí thư Ban cán sự Hà Nội; Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.

Đồng chí Lê Quang Đạo- Từ 5/1946 đến 1950 : Xứ uỷ viên Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Phó Bí thư Khu uỷ đặc biệt Hà Nội (khu XI); Bí thư Liên tỉnh uỷ Hà Nội-Hà Đông; Phó ban Tuyên truyền của Trung ương Đảng.

- Từ 9/1950 : Phụ trách tuyên huấn chiến dịch biên giới; Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Phong hàm Thiếu tướng năm 1958.

- Từ 9/1960 : Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được bầu vào Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 1972 là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 

Ông Nguyễn Đức Nguyện  (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Đức Nguyện  (http://dangcongsan.vn/)- Từ 12/1976 : Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư.Trung tướng năm 1974.

- Từ 1978 : Làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

- Từ 3/1982 : Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư và được phân công phụ trách Khối dân vận.

- Từ 12/1986 : Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Từ 1987 đến 1992 : Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước./. (http://dangcongsan.vn, Ngày 03/01/2018)

12.16. Nhạc sỹ Văn Cao

Nhạc sỹ Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923, mất ngày 10 tháng 7 năm 1995 là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị.

Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau vụ việc Nhân Văn - Giai Phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác, không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại. Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất

Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Nam Định.

 

Nhạc sỹ Văn Cao (http://xahoi.com.vn/)

Text Box: Nhạc sỹ Văn Cao (http://xahoi.com.vn/)Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.

Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như Gió núi, Gò Đống Đa, Anh em khá cầm tay. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát Buồn tàn thu, giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, được coi là bài thơ đầu tay

Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dậy thì, Sám hối, Nửa đêm. Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những người tự tử (Le Bal aux suicidés) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.

Cuối năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý, một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Văn Cao đã sáng tác ca khúc đó trong nhiều ngày tại căn gác số 171 phố Mongrant và đặt tên cho tác phẩm là Tiến quân ca. Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động trong đội Trừ gian của Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in sách báo, truyền đơn. Vào cuối mùa xuân năm 1945, Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng, đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng, người bị Việt Minh kết án là Việt gian theo Nhật. Sau vụ ám sát, Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Trở về Hà Nội, Văn Cao còn tiếp tục tham gia vụ ám sát Cung Đình Vận ở gần rạp hát cuối phố Huế nhưng không thành công do ông bắn trượt.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao Động.

Năm 1946, Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc và được bầu là Ủy viên Chấp hành, Văn Cao hoạt động ở liên khu III, phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Trung Hoa Quốc dân Đảng khi thua trận. Ở Lào Cai, Văn Cao còn mở một quán bar để làm địa điểm theo dõi. Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này, ông tiếp tục sáng tác các ca khúc nổi tiếng khác như Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà Nội (1949)... và đặc biệt là Trường ca Sông Lô năm 1947.

Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh, nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại, viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2 năm 1956, bài thơ Anh có nghe không được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì". Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ trương đòi hỏi tự do văn nghệ, sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo đều bị đình bản.

 

Văn Cao bên chiếc đàn dương cầm (https://www.google.com.vn/)

Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy có muộn hơn, đến tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông, cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác, không được trình diễn ở miền Bắc, trừ bài quốc ca. Giai đoạn này, Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975, Văn Cao viết Mùa xuân đầu tiên, nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Văn Thao, người con trai của Văn Cao, tiết lộ tiếp rằng:

“Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: “Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu.”

Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại.

Năm 1989, tạp chí National Geographic đã đăng một bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao đang ngồi trầm tư bên chiếc đàn dương cầm của ông. Chính tấm hình này sau đó đã tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản solo cho piano mang tên Van Cao's Meditation vào năm 1992, dù rằng cho đến tận khi Văn Cao qua đời (1995) thì Robert Ashley vẫn chưa một lần gặp mặt tác giả của Tiến quân ca.

Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Sự nghiệp âm nhạc

So với hai nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông TuyếnBiển đêmHàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...

Tình ca

Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm và cùng Phạm Duy hoàn tất. Bản Trương Chi 1 nổi tiếng sau là Trương Chi 2.

Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy, nhưng về sau Văn Cao viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đã giành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơBến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.

Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như Thiên ThaiTrương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.

Hùng ca

Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống ĐaHò kéo gỗ Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca, ông còn sáng tác các hành khúc khác như Tiến về Hà NộiThăng Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh, Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt NamCông nhân Việt NamKhông quân Việt Nam...

Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao viết Trường ca Sông Lô, ca khúc ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo ý kiến của Phạm Duy, Trường ca sông Lô là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ” của hùng ca, trường ca Việt Nam.

Sau năm 1954, các ca khúc của Văn Cao, trừ Tiến quân ca, không được trình diễn ở miền Bắc. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao.

Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại.

Hội họa

Cùng với Thái Bá VânTạ Tỵ là một trong số ít những người bạn thân quen có hiểu biết sâu về tài năng hội họa của Văn Cao. Trong hồi ký của ông, Tạ Tỵ nhắc lại quãng thời gian đầu khi Văn Cao đến với hội họa: “Văn Cao khi ở Hải Phòng, khi lên Hà Nội, mỗi lần có mặt ở thành phố, Văn Cao thường đến tìm tôi mời lại căn nhà ở trong con ngõ nhỏ đường Hàm Long để khoe tranh mới. Trong khoảng thời gian từ 42 đến 45, tôi đâu biết Văn Cao đã dấn thân vào cách mạng, hoạt động bí mật cho Mặt Trận Việt Minh. Quả thật tôi không để ý đến cách mạng và chính trị nên thường có những lập luận đối nghịch với Văn Cao về sáng tác. Văn Cao cho rằng nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho số đông và một bức tranh đẹp phải truyền cảm, gây được ấn tượng tốt cho người xem tranh. Còn tôi cho rằng nghệ thuật, bất cứ ở bộ môn nào, trước hết, phải có bản sắc cũng như đặc tính của nghệ phẩm. Một bức tranh đẹp không cần sự giải thích, chỉ cần sự cảm thông giữa người xem tranh và tác phẩm (...) Nhưng tuy miệng nói vậy, chứ Văn Cao vẽ cũng mới lắm; những bản nhạc như Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi, v.v... được in ra đều do Văn Cao trình bày bìa đi rất gần với trường họa lập thể, mà hồi đó chưa có một bản nhạc nào, cuốn sách nào trình bày dưới hình thức đó.”

Một điều không may mắn là do nhiều lý do (như trách nhiệm của những người lưu giữ và điều kiện bảo quản hạn chế trong nhiều năm chiến tranh ở Việt Nam) mà danh mục các sáng tác trong sự nghiệp hội họa của Văn Cao đã không được liệt kê chi tiết như các tác phẩm âm nhạc và thơ của ông. Bởi vậy nhiều người muốn tìm hiểu về tài năng hội họa của Văn Cao không có mấy điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những sáng tạo hội họa của Văn Cao, và hầu như chỉ có thể căn cứ vào những ý kiến phê bình của các bạn văn nghệ đương thời của ông như Tạ Tỵ và Thái Bá Vân.

Tính dự báo trong những sáng tác của Văn Cao

Nhiều người nghiên cứu sâu về Văn Cao (trong đó có bạn vong niên của ông là nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha và con trai trưởng của Văn Cao là họa sĩ Văn Thao) thường nhắc tới khả năng đưa ra những tiên tri hay dự đoán đến mức chính xác đáng kinh ngạc trong những sáng tác âm nhạc của ông. Nhiều sự kiện đã xảy ra trong các tác phẩm của Văn Cao trước khi chúng được ghi nhận trong thực tế lịch sử Việt Nam thế kỷ ông đã sống. Một số tác phẩm điển hình là Không quân Việt Nam và Tiến về Hà Nội.

Những năm cuối đời

Theo những người thân và bạn bè kể lại thì sức khỏe của Văn Cao suy yếu nhanh trong những năm cuối đời. Ông không còn ăn được cơm mà chuyển sang ăn loại bột ngũ cốc thường dành cho trẻ em do các cơ quan nội tạng bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ bỏ được thú vui uống rượu có từ thời trẻ.

Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Gia đình

Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.

Tính cách

Những người từng tiếp xúc với Văn Cao, dù ở mức độ thân quen hay nổi tiếng khác nhau, đều có ghi nhận khá tương đồng về ông. Đó là một người thân hình gầy nhỏ, thâm trầm, thường trầm tư một mình, sâu sắc trong giao tiếp, không có xu hướng thích lớn tiếng hay lên giọng bậc trên trong những cuộc chuyện trò. Những người từng đối thoại với ông, dù quen biết hay không quen, nổi tiếng hay không nổi tiếng, đều ghi nhận ở Văn Cao khả năng đưa ra những nhận định rất kiệm lời nhưng với sự chính xác và sắc sảo của ngôn từ đến độ ít ai nghĩ tới. Họ cũng ghi nhận ở Văn Cao tính cách khiêm tốn, luôn biết lắng nghe người đối thoại và cũng ít khi nói đến những gì thuộc về thành tựu sự nghiệp cá nhân ông, trừ khi người khác muốn tìm hiểu. Người ta đôi khi vẫn lấy Phạm Duy và Văn Cao để so sánh những khác biệt đến mức tưởng như đối lập trong cá tính giữa hai con người thường được ví như đôi bạn tri kỷ hiếm có trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Ngoài Phạm Duy, những người được coi là bạn gần gũi lâu năm của Văn Cao là Thái Bá Vân và Nguyễn Thụy Kha.

Đối lập với một Văn Cao thời trai trẻ có vẻ nhút nhát, rụt rè trong giao tiếp với phụ nữ là một Văn Cao của những hành động quyết đoán trong những năm sôi động của lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, như lời thuật lại của con trai ông sau này: "Văn Cao học võ từ năm 9 tuổi. Thời trai trẻ ở Hải Phòng, Văn Cao đã nhiều lần lên võ đài thi đấu và biểu diễn võ thuật. Với Văn Cao việc phải trừ khử một người là điều ông không hề muốn. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, vì sự sống của muôn người nên bắt buộc ông phải ra tay tiêu diệt những tên Việt gian ngoan cố. Ta có thể hiểu ông qua những câu thơ ông để lại: "Giữa sự sống và cái chết/ Tôi chọn sự sống/ Để bảo vệ sự sống/ Tôi chọn sự chết". Trong Văn Cao có hai con người. Con người của nghệ thuật và con người làm cách mạng. Nhiều người muốn tìm hiểu phần con người thứ hai của ông. Nhất là những sự kiện mọi người gọi là "thành tích phi thường” ông đã làm trong thời gian phụ trách Đội trừ gian. Ông thường né tránh và ít khi nhắc đến. Có lần ông tâm sự với tôi: "… Bố đã từng giết một con người… Ông ta nhìn vào họng súng, nhìn bố với đôi mắt ngơ ngác như muốn hỏi - Sao lại giết tôi. Cho đến giờ, bố vẫn bị ám ảnh vì đôi mắt ấy…".

Nhận xét về Văn Cao

Về cuộc đời và sự nghiệp

“Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều” - Phạm Duy

“Văn Cao nhập cuộc không phải bằng tài năng đơn độc mà bằng một thác lũ nghệ thuật, chùm lấp vòm trời Kinh đô Văn nghệ. Từng bước khoảng khoát, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng Mẹ Việt Nam và được tiếp nhận nồng hậu. (...) Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ. Sự vượt lên của Văn Cao trong một thành phố đục lầm cát bụi, trong tiếng khua rộn ràng của những sợi dây xích sắt khổng lồ trong tiếng nấc nghẹn ngào không thoát khỏi cổ họng, được coi như cố gắng phi thường của một tâm hồn sung mãn. Đối nghịch đã làm cho Văn Cao trở thành con người có phong cách riêng biệt” - Tạ Tỵ

“Nguồn của dòng sông mang tên Văn Cao là tâm hồn phong phú của nhà nghệ sĩ tài ba, trong lãnh vực âm nhạc cũng như thi ca. Sau khi ra khỏi vùng lưu vực hoang vu của tiềm thức, dòng sông tẻ ra ba nhánh trôi miên man trong huyền ảo của khói trắng sương mù” - Trần Văn Nam

Chắc hẳn một nghệ sĩ như Văn Cao chưa hề được thẩm định một cách xứng đáng về hội họa và thơ. Chỉ một câu thơ như: Có lúc / nước mắt không thể chảy ra ngoài được đã là cả một ám ảnh đọng lại mãi trong lòng người. Tôi cảm thấy, ít nhất, những người thuộc thế hệ chúng tôi còn mắc nợ với một thiên tài của đất nước như Văn Cao” - Đặng Anh Đào

“Văn Cao sáng tác Buồn tàn thu năm 1939, lúc mới có 16 tuổi, Thiên Thai (năm 1940), Trương Chi, Thu cô liêu, Bến xuân, Suối mơ (năm 1941)… Thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phát lộ vào tuổi đôi mươi mơ mộng. Và đến những bản hùng ca chứa đựng hào khí dân tộc trong những ngày đầu độc lập và toàn quốc kháng chiến: Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca sông Lô… và đỉnh cao là Tiến quân ca, sau này trở thành Quốc ca. Những thành công lớn đó của Văn Cao trong âm nhạc đã nhanh chóng đưa Văn Cao đến đỉnh vinh quang và trong ý niệm của công chúng ông là một thiên tài âm nhạc. Điều đó phần nào đã che lấp đi một Văn Cao khác - Văn Cao thi sĩ và Văn Cao họa sĩ” - Đỗ Ngọc Thạch. (https://vi.wikipedia.org)

Nhạc sĩ Văn Cao - “bậc tài danh thế kỷ”.  Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà trộn với dòng chảy lịch sử của dân tộc. Người nghệ sĩ tài hoa và những ca khúc trữ tình nổi tiếng; Người nhạc sĩ - chiến sĩ với dấu ấn lịch sử Tiến quân ca - Quốc ca; Cho đến nay bản lĩnh sáng tạo trong ca khúc của Văn Cao được ghi nhận là sự tổng hợp hài hoà của nhạc-hoạ-văn-thơ. Giai điệu âm nhạc của ông bao giờ cũng đẹp, uyển chuyển; ca từ được gọt rũa kỹ, hình ảnh đẹp. Đúng như sự đánh giá của nguyên Tổng Bí thư Đảng Đỗ Mười: Văn Cao- “người nhạc sĩ đầy tài năng” của nền âm nhạc Việt Nam. (https://baotintuc.vn/, 27/08/2015)

Về nhân cách

“Văn Cao là mẫu người đặc biệt. Với vóc dáng nhỏ nhắn. Với nụ cười lắng chìm không thành tiếng. Với hàm răng ngắn, đều. Với đôi mắt lạnh lùng dễ sợ lúc giận dữ, và dịu hiền khi tâm hồn chìm du vào dòng suy tưởng. (...) Chưa ai nghĩ tới và tưởng tượng nổi một Văn Cao trước những đối nghịch lớn, chứa đựng cái vóc dáng khiêm nhượng ấy. Người ta có thể cho là huyền thoại khi nói về một Văn Cao vẽ giấy bạc giả để chi dùng trong khi hoạt động túng thiếu, đến lúc hành vi bị lộ, đã rút súng Colt 45 chĩa vào những người có mặt, bắt họ giữ nguyên vị trí, để mình rút lui, rồi sau ngày 19-8, mang giấy bạc thật đến hoàn lại số tiền đã trả bằng bạc giả với đôi lời xin lỗi. Cũng như ít ai biết tác giả Thiên Thai, Trương Chi ở tổ chức ám sát nội thành Hà Nội dưới thời Nhật. Bị hoàn cảnh xã hội lúc đó đẩy vào con đường nghẽn, Văn Cao phải lao tìm một lối sống đặc biệt. (...) Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách” - Tạ Tỵ.

“...Ông là một người tài hoa - cầm, kỳ, thi họa đều giỏi cả, nhưng sống lặng lẽ, khiêm nhường; dù có bị oan ức, thiệt thòi vẫn im lặng chịu đựng và chứng minh mình trong sạch, mình yêu đất, yêu thương giống nòi. Ông cống hiến hết mình nhưng không đòi hỏi điều gì cả. (...) Là một nghệ sĩ tài hoa, được rất nhiều phụ nữ xinh đẹp mến mộ, nhưng suốt đời ông chỉ có một mối tình với người bạn đời của mình là bà Nghiêm Thúy Băng. Ông là một người cha nghiêm khắc và đầy trách nhiệm đối với 5 người con của mình. (...) Sinh thời ông gặp nhiều trắc trở trong con đường công danh sự nghiệp, vì bị đồng chí, đồng nghiệp ganh ghét, đố kỵ hay đơn giản là không hiểu tầm cao tư tưởng và tính nhân văn trong những sáng tác của ông; song, ông không kêu ca, oán thán gì cả” - Hồ Bất Khuất.

Trong âm nhạc

Phải đợi cho tới khi Tân nhạc ra đời vào những năm cuối 30 và đầu 40 thì chúng ta mới có được một loại nhạc tình lãng mạn do các người tình tiền phong của thời đại như Dương Thiệu TướcThẩm OánhLê ThươngVăn ChungDzoãn Mẫn…tung ra (…) Tuy nhiên, loại nhạc tình lãng mạn đó chỉ có thể được gọi là đạt tới độ hoàn mỹ khi nó được phát xuất ra từ một con người tài hoa bật nhất của thế giới nghệ sĩ trẻ lúc bấy giờ. Người đó là Văn Cao” - Phạm Duy

“Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư....” - Trịnh Công Sơn

“Nếu Thiên Thai chỉ nằm trong một giọng Re (mineure và majeure) và Trương Chi chỉ chuyển nhịp, chuyển điệu trong hai giọng Re và Sol… thì Trường ca sông Lô có tới sáu lần chuyển âm (modulations) cũng như chuyển tiết tấu (changing rythmes). Trường ca sông Lô là bản hát dài đầu tiên của chúng ta là một tuyệt phẩm mà những người đi sau Văn Cao (như tôi) đã học hỏi được rất nhiều ở ông để tiếp tục làm giầu cho âm nhạc Việt Nam. Tôi muốn được công khai tỏ lòng biết ơn thiên tài Văn Cao trong buổi nói chuyện này” - Phạm Duy

“Văn Cao là người đẻ ra trường ca, còn tôi chỉ là người thừa kế. Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung. Sự dài hơi trong những câu nhạc trong bài chứng tỏ nhạc sĩ Văn Cao đã trưởng thành ngay từ lúc tân nhạc vừa mới ra đời” - Phạm Duy

“Văn Cao và Phạm Duy khác Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn là một người “hát thơ” , một nghệ sĩ tuyệt vời, ông là con người của đại chúng, được người dân thành thị hâm mộ nhất. Còn Văn Cao và Phạm Duy là con người của âm nhạc, người sáng tạo âm nhạc và cùng với một số bậc tiền bối khác đặt nền móng cho âm nhạc Việt Nam buổi đầu. Những người ấy ra đi nhưng âm nhạc của họ còn sống mãi. Nghệ thuật không chỉ có giá trị xã hội mà cái giá trị chính yếu của nó là giá trị văn hóa. Với văn hóa âm nhạc của ta, và cũng không chỉ với âm nhạc, các ông ấy là những người mở đường. Giá trị của họ cao hơn sự nổi tiếng rất nhiều. Chúng tôi và những người trẻ hơn đang kế thừa những giá trị đó” - Nhạc sĩ Dương Thụ

“Trong dòng âm nhạc cách mạng, Văn Cao là người đầu tiên chắp những đôi cánh lãng mạn, những ước mơ lớn vào các ca khúc, hành khúc chiến đấu. (...) Từ năm 1944 đến năm 1946 là một bước ngoặt lớn, một bước phát triển nhảy vọt của Văn Cao. Từ dòng lãng mạn lành mạnh - yêu nước hùng tráng, Văn Cao chuyển ngay sang dòng âm nhạc cách mạng, chuyển ngay sang dòng thác dữ dội của cách mạng giải phóng dân tộc. Chuyển một cách mau lẹ, tự nhiên, vững chắc, không qua một giai đoạn quá độ, không qua một giai đoạn mò mẫm “nhận đường”.  (...) Với “Tiến quân ca“ , lần đầu tiên Quân giải phóng Việt Nam chính thức có một hành khúc hùng tráng, trang nghiêm và lôi cuốn. Với “Tiến quân ca” , lần đầu tiên toàn thể các tầng lớp nhân dân Việt Nam có chung một hành khúc trên đường ra trận. Trước đó, chúng ta chỉ có những nhạc phẩm yêu nước của tuổi trẻ thủ đô, của thanh niên, học sinh, sinh viên và hướng đạo sinh. “Tiến quân ca” là cái mốc bằng vàng đánh dấu sự toàn thắng của âm nhạc cách mạng về cả tư tưởng lẫn về nghệ thuật” - Nhạc sĩ Dân Huyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 “Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hóa - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam” - Đặng Thai Mai

Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều” - Phạm Duy

Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất về ca khúc trữ tình và ca khúc chiến đấu ở nước ta. Văn Cao cũng là một trong những ngôi sao thế kỷ 20 trên lĩnh vực ca khúc thế giới... Lời ca của Văn Cao vừa cao siêu, vừa trong sáng, vừa thơ mộng, vừa gần gũi với cuộc sống của nhân dân... Lời ca của Văn Cao lấp lánh ánh sáng tư duy cao sâu của một nghệ sĩ bậc thày về sử dụng tiếng Việt hiện đại” - Tố Hữu.

“Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ... Cái không khí “đỉnh cáo sáng tác” mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ước mơ thật sự, ước mơ này chắc anh sẽ đem theo về cõi chết. Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách” - Tạ Tỵ.

“Nguồn của dòng sông mang tên Văn Cao là tâm hồn phong phú của nhà nghệ sĩ tài ba, trong lãnh vực âm nhạc cũng như thi ca. Sau khi ra khỏi vùng lưu vực hoang vu của tiềm thức, dòng sông tẻ ra ba nhánh trôi miên man trong huyền ảo của khói trắng sương mù” - Trần Văn Nam.

 “Tiến quân ca là xương thịt của một nghệ sĩ thiên tài, suốt đời đóng góp cho nghệ thuật chân chính và tranh đấu cho tự do của đất nước, sẽ mãi mãi còn lại. Bởi khó có tác phẩm nào thay thế được Tiến quân ca trong lòng người Việt Nam” - Thụy Khê. (https://vi.wikipedia.org/)

Văn Cao, một tài hoa thiên bẩm, nhạc sĩ của nhiều bài hát rung động lòng người, những bài hát trở thành một phần trong tài sản tinh thần của biết bao thế hệ người Việt. Những bài hát của Văn Cao trên thực tế được quảng đại quần chúng ưa thích, bất kể nó là tình khúc hay ca khúc. (http://baotintuc.vn 27/8/2015)

Trong bài phát biểu của mình, để lý giải cho mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, Tổng thống Mỹ Obama đã trích dẫn một câu hát rất nổi tiếng trong bài Mùa xuân đầu tiên của cố nhạc sĩ Văn Cao. “Chúng ta đã nỗ lực hàn gắn những vết thương, mang lại nhiều lợi ích cho hai nước. Chính những người cựu chiến binh cho chúng ta thấy nhân dân của chúng ta gần gũi nhau hơn. Chúng tôi đã đón nhiều sinh viên VN hơn các nước ở châu Á, nhiều người Mỹ đã đến Hà Nội, Hội An. Người Việt và người Mỹ đều thuộc lời bài hát của Văn Cao. Từ nay người biết quê người/Từ nay người biết thương người”.  (http://www.baogiaothong.vn 26/05/2016).

Trong thơ ca

“Tôi rất phục cách dùng chữ trong thơ Văn Cao, bởi vì chữ ông dùng không câu nệ vần điệu, không dùng những chữ quen mà toàn dùng những chữ mới. Nó vừa dễ hiểu nhưng để ngẫm hết ý thì lại khó. Có bài Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc viết năm 1945 về nạn đói khiến người ta nhớ mãi. Còn những bài viết theo không khí tiền chiến thì được xếp vào những bài thơ hàng đầu của tiền chiến” -  Nhà thơ Vũ Quần Phương

Đọc lại thơ Văn Cao trong một ngày đông lạnh, tôi thấy số phận thật đa đoan: người nghệ sĩ ấy lại hóa thiệt thòi vì quá tài hoa. Nếu sự nghiệp âm nhạc của ông không lớn đến như thế, thì có lẽ người ta sẽ chú ý hơn tới thơ ca để nghe thấy một tiếng nói khác, giống như tiếng "người khổng lồ kêu thét suốt ngày đêm", giống như tiếng sóng biển từng ám ảnh suốt cả đời ông.” - Đặng Anh Đào

Nếu nhạc của Văn Cao đưa con người vào cõi mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ LạcNgoại ô mùa đông 1946Những người trên cửa biển và phần nội tâm xâu xé của con người mất tự do, trong các bài thơ ngắn, cô đọng và đau thương, như những giọt nước mắt không rơi ngoài tim mình như lời thơ Thanh Tâm Tuyền... Cúi xuống những lầm than của kiếp người, Văn Cao là người duy nhất để lại những hình ảnh kinh hoàng của trận đói tháng 3 năm Ất Dậu. Nếu không có Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, thì chúng ta không thể hình dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô đầu của một Hà Nội bán linh hồn...” - Thụy Khuê.

Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ ông thật đến siêu thực. Thơ ông mới bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên” - Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Trong hội họa

“Ở Văn Cao tiếng vọng hoài niệm như một vẻ đẹp có thẩm mỹ siêu thực, theo tôi là một ẩn hiện di truyền lác đác trong cả cuộc đời nghệ sĩ đẹp đẽ của anh... Nhưng cái nhìn hội họa ở anh có địa vị dẫn đường và chi phối: Chính Văn Cao và vài ba người nữa (Bùi Xuân Phái, Sỹ Ngọc, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng...) vào những năm 60 đã mở hướng thẩm mỹ mới cho minh họa và đồ họa... Có thể nói Văn Cao đã lập được một trường phái minh họa và bìa sách. Nhiều minh họa của anh trên báo Văn Nghệ phải gọi là xuất sắc... Nếu âm nhạc, thơ ca là một bản thể tươi tốt của anh, thì hội họa là một tâm thức sâu sắc. Văn Cao có cái nhạy bén về cảm xúc tinh tường trong quan sát...” - Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân. (https://vi.wikipedia.org)

Tác phẩm

Nhạc

Thơ

Những câu nói đáng nhớ

“Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường… Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp”.  (Mấy ý nghĩ về thơ)

“Cái mới đâu phải là những cái không sẵn có. Sự làm mới những cái sẵn có cũng là một phương pháp sáng tạo”.

“Tôi là tác giả Quốc ca, bao nhiêu năm tôi phải giữ gìn, dù sao tên tuổi mình cũng đã gắn với một cái gì của đất nước, tuy nhỏ bé nhưng thiêng liêng. Ông cũng biết đấy, dân nhạc tài hoa thường anh nào trong đời chẳng có ba bốn cô xinh đẹp vây quanh. Còn tôi, tôi phải giữ gìn, giữ gìn vì tên tuổi mình phải trong sạch, hai nữa với gia đình, phải xứng đáng với người vợ của mình”.  (trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học Hà Minh Đức)[

“Còn về lời ca [của “Tiến quân ca” ], có người bảo tôi là tại sao có đoạn lại viết: “Thề phanh thây uống máu quân thù!” Tôi lặng người, sau đó trả lời: “Hoàn cảnh lúc đó, nếu không có 2 triệu người chết đói dần mà tôi đã từng chứng kiến khi bắt đầu sáng tác ca khúc này, tôi sẽ không viết như vậy. (...) Thôi, giờ tôi có tiếc nuối cũng chẳng thể làm gì. Dù sao Tiến quân ca cũng chẳng phải là của riêng tôi, nó đã là của một dân tộc Việt Nam độc lập kể từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đến nay”.

Dấu ấn và di sản văn nghệ

Trong lĩnh vực âm nhạc, Văn Cao là người có công khai phá và giúp hoàn thiện một số thể loại của tân nhạc Việt Nam như nhạc trữ tình (nhạc tiền chiến), hùng ca (nhạc cách mạng, nhạc kháng chiến), và trường ca. Trong lĩnh vực thi ca, ông cũng là một trong ít người không ngừng đi tiên phong với những cách tân mang tính đột phá-sáng tạo trong thơ Việt Nam hiện đại. Đã có những quan điểm chuyên môn xem ông là một trong những người đi khai phá, mở đầu cho sự phát triển của thể loại trường ca thơ hiện đại Việt Nam, đặc biệt kể từ nửa cuối thập niên 1950 trở đi. Tuy nhiên, những đóng góp của ông cho thơ ca và hội họa dân tộc ít khi được nhắc tới so với những cống hiến to lớn về âm nhạc của ông. Văn Cao được xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam - một con người mà sự kết hợp nhạc-họa-thơ là xuyên suốt trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Trong địa hạt âm nhạc của ông, ngoài những nét đẹp về giai điệu, ca từ cũng mang nhiều tính thơ và họa. Còn trong địa hạt thơ của ông, họa tính là rất đặc trưng. Ở Văn Cao, tầm vóc không phải là thứ lượng hóa, tức là tính bằng con số những sáng tác. Bởi xét về số lượng, những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt trong lĩnh vực nhạc và thơ) ít hơn đáng kể so với nhiều nhạc sĩ hoặc thi sĩ ở tầm thường thường bậc trung tại Việt Nam. Đánh giá Văn Cao cần nhìn xuyên suốt tư tưởng của ông trong cả ba lĩnh vực là nhạc-họa-thơ. Xét về nhiều phương diện, Văn Cao là mẫu người phản ví dụ điển hình trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Nói là phản ví dụ bởi lịch sử Việt Nam ít hoặc không có khuynh hướng tạo ra những mẫu người cổ xúy mạnh cho tinh thần dám khai phá sáng tạo như ông. Mẫu người trí thức hoặc nghệ sĩ điển hình trong xã hội Việt Nam (từ chế độ phong kiến, tới phong kiến nửa thực dân, rồi thời phân chia quốc cộng) thường là con người biết nương theo hoàn cảnh, biết tận tụy phục vụ chế độ chính trị anh ta đang sống. Văn Cao chưa bao giờ nuôi tham vọng chính trị quá mức của một người yêu nước thông thường, tuy nhiên ông luôn là người cổ súy mạnh cho tinh thần độc lập-sáng tạo trong tư duy của người nghệ sĩ. Đây có thể xem là một đặc tính ít mang ảnh hưởng phương Đông hơn cả trong con người của Văn Cao. Có thể nó có ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa phương Tây, cái mà ông có thể tiếp nhận ở mức độ nhất định trong hệ thống giáo dục thuộc địa của Pháp. Mặc dù là đôi bạn văn nghệ tri kỷ, nhưng về nhiều phương diện Văn Cao trái ngược với Phạm Duy. Văn Cao là người đi tiên phong, đặt nền móng, gợi mở nhiều hướng phát triển mới cho nhạc và thơ Việt hiện đại nhưng ông chưa bao giờ thực sự thăng hoa về mặt lượng (so với sự dồi dào về mặt chất) ở cả hai lĩnh vực. Còn Phạm Duy là người kế thừa nhiều khai phá từ Văn Cao và phát triển chúng đến độ phì nhiêu.

Văn Cao đã được nhiều người coi là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời hiện đại. Là một bậc thầy của nghệ thuật sử dụng ngôn từ phong phú và biến hóa trong các sáng tác nhạc và thơ của ông, cống hiến của Văn Cao cho riêng tiếng Việt - với tư cách một ngôn ngữ có khả năng chuyên chở đầy đủ những sắc thái cảm xúc và tư tưởng của người nghệ sĩ - đã thậm chí được so sánh với cống hiến của Nguyễn Du cho riêng ngôn ngữ thi ca dân tộc. Là người tài hoa được thừa nhận trên nhiều lĩnh vực như nhạc-họa-thơ nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao cũng được xem là một điển hình của định mệnh "tài” và "tai” trong lịch sử văn hóa của Việt Nam. Ông không có những quãng thời gian đủ dài và suôn sẻ trong sáng tạo nghệ thuật so với những tên tuổi như Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn bởi bối cảnh chính trịvăn hóa đặc thù của miền Bắc so với miền Nam Việt Nam những năm chiến tranh chia cắt. Đánh giá về Văn Cao, trong nhiều bài viết các tác giả không ngần ngại gắn cho ông mỹ từ thiên tài, trong đó có Phạm Duy (2007), Thụy Khuê (2010), Đỗ Ngọc Thạch (2013), hay Trần Mạnh Hảo (2013). Đây mặc định có thể xem là đánh giá ở mức độ cao nhất đối với bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Trong văn học nghệ thuật của dân tộc, trước Văn Cao có lẽ chỉ có Nguyễn Du trong thi ca là thường được gắn với mỹ từ thiên tài nhiều hơn cả. Việc Phạm Duy dùng mỹ từ đó cũng cho thấy sự trân trọng ông dành cho Văn Cao lớn thế nào, bởi Phạm Duy với lòng tự tôn của một cây đại thụ hàng đầu tân nhạc Việt không phải người dễ dãi trong đánh giá thành tựu của đồng nghiệp. Với những kiến thức phong phú về nhạc lý và văn hóa dân tộc, Phạm Duy hơn ai hết có đầy đủ thẩm quyền đánh giá về tài năng của Văn Cao.

Tri ân

Hiện nay cũng đang có một số đề xuất từ những người có vai trò trong quản lý văn hóa ở Việt Nam về việc dựng tượng đài Văn Cao ở một địa điểm công cộng (như một công viên nhỏ) tại Hà Nội. Những người ủng hộ đề xuất này bao gồm có nhà sử học Dương Trung Quốc, hoạ sĩ Trần Khánh Chương (hiện là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam), và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (hiện là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam).

Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán là người sở hữu một bộ ảnh với số lượng lớn về Văn Cao do chính ông tự tay chụp, do có nhiều điều kiện thời gian đến thăm Văn Cao những năm nhạc sĩ - thi sĩ còn sống. Nguyễn Đình Toán vốn quen biết và sống không xa nhà riêng của gia đình Văn Cao.

Trong lĩnh vực phim ảnh, đạo diễn Đinh Anh Dũng là người có dịp tiếp xúc với Văn Cao không lâu trước khi nhạc sĩ qua đời và đã đạo diễn 2 bộ phim tài liệu - ca nhạc về Văn Cao: Văn Cao - Giấc mơ một đời người (1992) và Văn Cao - Buổi sáng có trong sự thật (1995).

Trong lĩnh vực văn học, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha, đồng thời là một nhà "Văn Cao học", cho xuất bản cuốn tiểu thuyết chân dung mang tên Văn Cao - Người đi dọc biển (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2011).

Ghi công

Một năm sau ngày Văn Cao mất, thành phố Hải Phòng đã đặt tên ông cho một con phố rất đẹp ở quận Ngô Quyền. Huế có một con đường mang tên Văn Cao ở Phường Xuân Phú, Đà Nẵng có phố Văn Cao ở quận Thanh Khê. Thành phố Hồ Chí MinhNam Định cũng đều có đường mang tên ông.

Năm 2005, mười năm sau ngày Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thành phố nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. Ông Nguyễn Quốc Triệu, chủ tịch thành phố thời gian đó, đích thân tới nhà gia đình Văn Cao vào hôm trước ngày giỗ của nhạc sĩ để báo tin. Đường Văn Cao sau đó đã được kéo dài xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, ra tận sát Hồ Tây.

Các con đường tỉnh thành khác mang tên ông:

< >Đường Văn Cao, phường Thạc Gián và Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà NẵngĐường Văn Cao, phường Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải PhòngĐường Văn Cao, Phường Phú Thạnh và Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Hồ Chí MinhĐường Văn Cao, Phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột, Đắk LăkĐường Văn Cao, Phường An Hoà, Rạch Giá, Kiên GiangĐường Văn Cao, Thị trấn Lạc Dương, Lạc Dương, Lâm ĐồngĐường Văn Cao, Phường Chi Lăng, Lạng Sơn, Lạng SơnĐường Văn Cao, Phường Năng Tĩnh, phường Văn Miếu và xã Lộc An, Nam Định, Nam ĐịnhĐường Văn Cao, Phường Xuân Phú, Huế, Thừa Thiên Huế (https://vi.wikipedia.org)

Bà Nguyễn Thị Định

(https://vi.wikipedia.org)

 

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 tháng 3 năm 1920  mất ngày 26 tháng 8 năm 1992, còn gọi là Ba Định) (bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận); là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 tháng 3 năm 1920 trong một gia đình nông dân tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Năm 1936, được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn, bà tham gia phong trào Đông Dương đại hội như đi liên lạc, rải truyền đơn, vận động bà con chống sự áp bức ở địa phương.

Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm1940, chồng bà bị đối phương bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh ở đó. Nửa năm sau, đến lượt bà cũng bị bắt đày đi Bà Rá (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay.)

Năm 1943, do bị đau tim nặng, bà được trở về quê, chịu sự quản thúc của chính quyền địa phương.

Năm 1944, bà bắt liên lạc được với tổ chức cách mạng rồi tiếp tục hoạt động.

Tháng 3 năm 1946, bà tham gia đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ để báo cáo tình hình kháng chiến ở Nam Bộ và xin chi viện vũ khí. Tháng 11 năm đó, bà làm Trưởng đoàn của đoàn thuyền chở vũ khí về Nam.

 

Tượng đồng bà Nguyễn Thị Định trong đền thờ ở Giồng Trôm

(https://vi.wikipedia.org)

 

Năm 1947, bà được bầu vào Tỉnh Ủy Bến Tre. Từ đó, bà cùng các cán bộ lãnh đạo ở địa phương tổ chức cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre.

Những năm sau khi Hiệp định Genève (tháng 7 năm 1954), Bến Tre là một trọng điểm cần phải bình định của chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong thời gian này, bà là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Bến Tre, đã cùng với các cán bộ lãnh đạo khác ra sức bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân.

Tháng 11 năm 1959, bà làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Sau đó bà nhận nhiệm vụ về khu ủy Trung Nam Bộ (Khu 8 cũ) dự hội nghị tiếp thu Nghị quyến 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đầu năm 1960, bà một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I (17/1/1960) ở ba điểm  Định ThủyBình Khánh và Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam hiện nay) thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này.

Sau cuộc Đồng khởi Bến Tre, bà làm Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bến Tre.

 

Đền thờ bà Nguyễn Thị Định tại ấp Phong Điền (Lương Hòa, Giồng Trôm) (https://vi.wikipedia.org)

Năm 1964, trong Đại hội dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất, bà được bầu làm Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương mặt trận. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam; tại đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, bà làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (sau năm 1975), bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV,V,VI; Đại biểu Quốc hội khóa IV,V,VI; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,...

Ngày 26 tháng 8 năm 1992, bà từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 72 tuổi.

Vinh danh

Ngày 30 tháng 8 năm 1995, bà Nguyễn Thị Định được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1968, Bà được nhận Giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô trao tặng.

Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm. Trong đền thờ có tượng đồng chân dung bà, tượng có chiều cao 1,75 m, nặng 1.025 kg, đặt trên bệ thờ cao 1,5 m do Bộ Quốc phòng trao tặng. Ngoài ra, nhân dân Hát Môn (Hà Nội) cũng đã rước bát hương bà về thờ trong khu đền Hai Bà Trưng với niềm tự hào, ngưỡng mộ về một nữ tướng...

Tên bà được đặt tên cho đường phố ở nhiều thành phố Việt Nam. (https://vi.wikipedia.org)

Theo https://baomoi.com, 05/03/2017:  Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về Nguyễn Thị Định: “Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.

Đây dường như là một lời tiên tri, khi đến năm 1974, chị Ba Định chính thức được phong quân hàm Thiếu tướng. Và đến mùa xuân 1975, trong 5 cánh quân rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, có nữ tướng Nguyễn Thị Định trong vai trò Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng.

Vai trò lịch sử đặc biệt của Nguyễn Thị Định một lần nữa được Giáo sư sử học Christine Whate (trường đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ) nhấn mạnh trong bức thư gửi vị nữ tướng Việt Nam.

Trong thư có đoạn viết: “Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi viết thư này gửi thăm bà - một người phụ nữ nổi tiếng và có một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới, một tấm gương của người phụ nữ chân chính. Tôi rất sung sướng khi sử dụng cuốn hồi ký của bà để dạy cho sinh viên nước mình về truyền thống cách mạng Việt Nam”.

12.18. Nhà thơ Tố Hữu

 

Nhà thơ Tố Hữu -Nguyễn Kim Thành  (https://vi.wikipedia.org/)

Nhà thơ Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành  sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 mất ngày 9 tháng 12 năm 2002, là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl MarxFriedrich EngelsVladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê DuẩnPhan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên.

Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Cuối 1941, ông vượt ngục (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:

1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ.

1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền.

1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương.

1955: Ủy viên chính thức.

Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư.

Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ông là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương.

Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị.

1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.

Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).

Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.

Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Tác phẩm của ông: Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961); Ra trận (1962-1971); Máu và Hoa (1977); Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999)

Phong tặng và Giải thưởng văn học chính

Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc)

Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ "Một tiếng đờn".

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1, 1996)

Huân chương Sao Vàng (1994).

Nhận định

“Tôi chỉ biết ông là nhà thơ có nhiều bạn đọc nhất trong thời đại của ông. Tôi chỉ biết rằng ông đã sinh ra đúng thời. Giọng nói của ông là giọng nói của thời đại ấy. Có hai người làm thơ sinh đúng thời nhất: Tố Hữu và Trần Đăng Khoa. Tôi không hiểu nếu những năm tháng này, Tố Hữu đang 20 tuổi trai trẻ và Trần Đăng Khoa đang 8 tuổi ấu thơ thì giọng nói của họ sẽ vang lên như thế nào. Họ có tài và họ sẽ làm thơ. Nhưng họ sẽ viết những câu thơ ra sao? Tôi luôn luôn nghĩ Tố Hữu là người nghệ sĩ nhân dân. Thơ ông là bài ca vui bất tận. Khi thơ ông bước vào cái tuổi sung sức nhất lại chính là lúc dân tộc Việt Nam sau bao năm làm thân phận nô lệ đã thành người tự do. Ai sống trong thời đại ấy cũng sẽ quên đi những nỗi buồn cá nhân để cất cao tiếng hát của mình trong bài ca độc lập của dân tộc."- Tố Hữu và ngọn đèn đã tắt- Nguyễn Quang Thiều.

“Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế." - Chân dung và đối thoại - Trần Đăng Khoa.

“Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu"- Hoài Thanh

Vinh danh

Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một tuyến đường ở thủ đô Hà Nội, nối từ ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương đến ngã tư Vạn Phúc - Yên Lộ, chạy qua hàng loạt các khu đô thị lớn như: khu đô thị mới Phùng Khoang, Trung Văn, Vạn Phúc… Ở Huế cũng có một con đường mang tên ông. (https://vi.wikipedia.org/)

12.19. Bà Nguyễn Thị Bình

 

Bà Nguyễn Thị Bình 

(https://vi.wikipedia.org)

Bà Nguyễn Thị Bình sinh năm 1927, là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.

Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của cha bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện BànQuảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

Cha của bà là từng làm tham tán công chánh (Agent technique) thời Pháp thuộc, làm công tác họa đồ (nên ông còn được gọi là Họa đồ Hợi). Thuở nhỏ gia đình bà cư trú tại Phnom PenhCampuchia, do đó bà được cho ăn học ở một trường nổi tiếng ở Đông Dương thời bấy giờ tại Phnom Penh là trường Lycée Sisowath. Bà được học tiếng Pháp ở đây cho hết tú tài I, và học rất khá.

Năm 1944, thân mẫu bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cuối năm 1945, cha bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ. Riêng bà ở lại để chăm sóc các em, vừa hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên học sinh và phụ nữ. Lúc này, bà lấy bí danh là Yến Sa. Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn rồi nhà lao Chí Hòa (1951-1953).

 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình kí hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973  (http://phaply.net.vn)

 

Năm 1954, bà ra tù và tham gia vào phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động ở mảng đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, và được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu "Madame Bình". Khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, bà là người thay mặt một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định.

Sau khi đất nước thống nhất, bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987), rồi Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992). Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).

Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ Phó chủ tịch nước.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004.

Gia đình

Bà lập gia đình với ông Đinh Khang  năm 1955. Ông bà có hai người con: một trai một gái. Ông Đinh Khang qua đời năm 1989.

Tác phẩm

Gia đình, bạn bè, đất nước (hồi ký), Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2012 (đã được dịch sang tiếng Pháp)

Phong tặng

- Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam), trao ngày 31/8/2017

 - Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng cho bà Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những công lao to lớn của bà đối với Đảng và Nhà nước. (https://vi.wikipedia.org)

Nhận xét: Những năm tháng ấy (kháng chiến chống Mỹ), bà có mặt ở hầu khắp hành tinh, và thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin... Bà gọi công việc đó là “ngoại giao nhân dân” , nghĩa là con người đến với con người, trái tim đến với trái tim. Bà đem bạn bè về cho dân tộc. Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua...” (http://vietnamnet.vn/, 18/01/2015).

Nguyễn Mạnh Cầm - Nhà ngoại giao của thời đổi mới hội nhập12.20. Ông Nguyễn Mạnh Cầm sinh ngày 15 tháng 9 năm 1929 là một nhà ngoại giao Việt Nam, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hộiPhó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Cầm thuộc dòng họ Nguyễn Khắc, sinh trong một gia đình công nhân ở làng Yên Dũng Thượng nay thuộc phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Năm 1945, ông tham gia công tác cách mạng tại quê nhà và năm sau gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

Ông Nguyễn Mạnh Cầm

 (http://dantri.com.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Mạnh Cầm
 (http://dantri.com.vn/)
Ông được cử sang Trung Quốc học tiếng Nga rồi bước vào ngành ngoại giao năm 1952, làm phiên dịch viên tiếng Nga tại Đại sứ quán Việt Nam dưới thời Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô. Sau này ông tiếp tục làm việc ở Vụ Liên Xô và Đông Âu thuộc Văn phòng Bộ Ngoại giao, Vụ theo dõi hội đàm Paris và thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam. Ông đã làm Đại sứ tại Hungary (1973-1976), kiêm nhiệm Đại sứ tại Áo và Iran, sau đó là Đại sứ tại Cộng hòa Liên bang Đức kiêm nhiệm tại Áo, Iran và Thụy Sĩ.

Năm 1981, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, rồi đến năm 1987 quay lại Bộ Ngoại giao trên cương vị Đại sứ tại Liên Xô.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8 năm 1991), ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó là Phó Thủ tướng (cho đến năm 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (cho đến đầu năm 2000). Đây là thời kỳ Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ký Hiệp định khung về quan hệ với EU và gia nhập khối ASEAN (cả ba sự kiện đều diễn ra vào năm 1995).

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VI, VII, VIII (1986-2001), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng (từ tháng 1 năm 1994 đến năm 2001).

Tháng 12 năm 2005, ông được bầu làm Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam thay ông Vũ Oanh. Ngoài ra, từ sau Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2005, ông là thành viên nhóm những nhân vật có uy tín của ASEAN (gồm 10 người, là các cựu nguyên thủ hoặc cựu Bộ trưởng Ngoại giao) có nhiệm vụ phác thảo xây dựng Hiến chương ASEAN.

Tặng thưởng

Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất

Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào ngày 22 tháng 11 năm 2005,

Giải thưởng Nhân dân ASEAN 2015 (https://vi.wikipedia.org/)

12.21. Ông Nguyễn Văn An

Ông Nguyễn Văn An sinh ngày  01/10/1937

Đồng chí Nguyễn Văn AnQuê quán: xã Mỹ Tân, ngoại thành NamĐịnh, tỉnh Nam Định

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 1954-1960: Công nhân điện Nhà máy điện Hà Nội.

- 1961-1967: Học nghiệp vụ trong nước 2 năm, sau là sinh viên Trường đại học Bách khoa Donesk (Liên Xô, nay thuộc Ukraina) 5 năm.

- 1967-1969: Về nước công tác ở Công ty điện lực Hà Nội.

- 1970-1972: Công tác ở Sở Điện III (Nam Định).

- 1972-1973: Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty điện Nam Hà, Tỉnh uỷ viên dự khuyết Tỉnh ủy Nam Hà.

 

Ông Nguyễn Văn An

(http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Văn An 
(http://dangcongsan.vn/)
- 1974-1976: Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ tỉnh Nam Hà. Học ở Trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (khóa VII).

- Tháng 8/1976-1980: Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, phụ trách công nghiệp, sau làm Bí thư Thành uỷ Nam Định.

- Tháng 11/1980: Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Ninh.

- Tháng 4/1981: được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VII, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế - Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3 năm 1982) được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh (1982-1987).

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) được bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Tháng 9/1987: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) được bầu là Uỷ viên BCHTƯ Đảng, tiếp tục làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

- Tháng 7/1996: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII được bầu vào BCHTƯ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

- Tháng 4/2001: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, được bầu vào BCHTƯ, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng.

- Ngày 27 tháng 6 năm 2001: tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.( http://dangcongsan.vn, Ngày 03/01/2018)

12.22. Ông Nguyễn Minh Triết

Ông  Nguyễn Minh Triết sinh ngày  08/10/1942

Quê quán: Xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Dân tộc: Kinh

Chức vụ:

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, VIII, IX, X.

Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX, X.

Đại biểu Quốc hội khoá IX, XI.

Đồng chí Nguyễn Minh TriếtNgày tham gia cách mạng: 01/1960

Ngày vào đảng: 30/3/1965

Ngày chính thức: 30/3/1966

Trình lý luận chính trị: Cử nhân

Chuyên môn: Cử nhân toán học

Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Kháng chiến hạng nhất

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Năm 1960 đến tháng 11/1963: Sinh viên Khoa toán Đại học Tổng hợp, tham gia phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn; vào Chiến khu công tác ở Khu Sài Gòn - Gia Định. 

- Tháng 12/1963 đến năm 1973: Công tác văn thư, kế toán, cán bộ nghiên cứu tại Trung ương Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng (Ban Thanh vận Trung ương cục miền Nam); Bí thư Đoàn Thanh niên cơ quan; Thường vụ Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương cục miền Nam; tham gia công tác chiến trường tại tỉnh Mỹ Tho. 

 

Ông Nguyễn Minh Triết (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Minh Triết (http://dangcongsan.vn/)- Năm 1974 đến tháng 8/1979: Phó Văn phòng Trung ương Đoàn; Phó Ban thanh niên xung phong Trung ương Đoàn. 

- Tháng 9/1979 đến tháng 7/1981: Học viên Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 

- Tháng 7/1981 đến tháng 12/1987: Trưởng Ban Thanh niên xung phong Trung ương Đoàn; Trưởng Ban Mặt trận Trung ương Đoàn; Bí thư Đảng uỷ cơ quan Trung ương Đoàn tại TP. Hồ Chí Minh; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung uơng Đoàn; Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. 

- Tháng 01/1988 đến tháng 9/1989: Tỉnh uỷ viên tỉnh Sông Bé. 

- Tháng 10/1989 đến tháng 12/1991: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Sông Bé. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6/1991). 

- Tháng 12/1991 đến tháng 12/1996: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sông Bé; tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6/1996); Đại biểu Quốc hội khoá IX. 

- Tháng 01/1997 đến tháng 12/1997: Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. 

- Tháng 12/1997 đến tháng 1/2000: Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. 

- Tháng 01/2000 đến tháng 6/2006: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. 

- Tháng 5/2002 đến tháng 6/2006: Đại biểu Quốc hội khoá XI. 

- Tháng 6/2006: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

- Tháng 7/2011: nghỉ chế độ (http://dangcongsan.vn/, Ngày 03/01/2018)

Tháng 6 năm 2007, trên cương vị Chủ tịch nước, ông sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush. Trong chuyến đi này, ông đã gặp khoảng 800 thương gia ở Quận Cam, tiểu bang California, mà trong đó phần đông là người gốc Việt. Tại đây ông đã nói về dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết dân tộc, cũng như việc chính quyền Việt Nam không có thành kiến với những người có quan điểm khác biệt...  Cũng trong chuyến đi này, ông được xem là đã làm thay đổi nhiều định kiến về Việt Nam bấy lâu của những nghị sĩ Hoa Kỳ với tính bình tĩnh trả lời khôn khéo của mình, giải tỏa nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt là đã trả lời được hết những uẩn khúc của Chủ tịch hạ viện bà Nancy Pelosi.

Trong quá trình công tác, ông đã nhận được Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Kháng chiến hạng nhất. (https://vi.wikipedia.org)

12.23. Ông Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944

Đồng chí Nguyễn Phú TrọngQuê quán: Xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Tôn giáo: Không

Chức vụ:

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII

- Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001)

- Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh

- Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

Trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng); Ngữ văn.

 

Ông Nguyễn Phú Trọng (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Phú Trọng (http://dangcongsan.vn/)TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 1957 - 1963: Học trường Phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

- 1963 - 1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

- 12/1967 - 7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).

- 7/1968 - 8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản. Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969 - 1973).

- 8/1973 - 4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi Uỷ viên.

- 5/1976 - 8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.

- 9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc

- 9/1981 - 7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

- 8/1983 - 2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng uỷ (7/1985 - 12/1988) rồi Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 - 12/1991).

- 3/1989 - 4/1990: Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

- 5/1990 - 7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

- 8/1991 - 8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

- 01/1994 - đến nay: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII.

- 8/1996 - 02/1998: Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội.

- 12/1997 - đến nay: Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VIII, IX, X, XI, XII.

- 02/1998 - 01/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hoá và khoa giáo của Đảng.

- 8/1999 - 4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.

- 3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 - 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001 - 8/2006).

- 01/2000 - 6/2006: Bí thư Thành uỷ Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV.

- 5/2002 - đến nay: Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII.

- 6/2006 - 7/2011: Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

- 01/2011 - 01/2016: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bí thư Quân uỷ Trung ương.

- 01/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đồng chí đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. (http://www.dangcongsan.vn,  Ngày 02/01/2018)

 

Ngày 7/7/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng. (Ảnh: AFP)

Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ để bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa kỳ kéo dài đến ngày 10/7. Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm chính thức nước Mỹ, được Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đón tại Phòng Bầu dục. Chuyến thăm này trùng hợp với cái mốc 20 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Cuộc nói chuyện với Tổng thống Obama là về vấn đề nhân quyền, an ninh quốc phòng và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. (https://vi.wikipedia.org)

Chuyến thăm đã nhận được sự đón nhận hồ hởi, tích cực từ chính giới và ngành ngoại giao Mỹ. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tiếp Tổng Bí thư tại nhà riêng của ông trong không khí rất thân tình. Thượng nghị sĩ John McCain cũng đón tiếp nồng hậu người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và thể hiện những mong mỏi tốt đẹp cho quan hệ giữa hai nước.

Bản thân Tổng thống nước chủ nhà Obama thì nhấn mạnh đến những tiến bộ trong mối quan hệ Mỹ-Việt trong vòng 20 năm qua, và bày tỏ vui mừng trước chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúng vào dịp 2 nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Nhiều tờ báo đã bình luận về chi tiết nhiều ý nghĩa là việc Tổng thống Obama đã tiếp Tổng Bí thư - người đứng đầu một đảng - tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng.

Ông Murray Hiebert, Phó Chủ nhiệm Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đánh giá: “Nhìn một cách tổng thể, chuyến thăm đã mang lại kết quả tích cực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cuộc gặp gỡ rất hữu ích tại Nhà Trắng, tại Quốc hội cũng như với khu vực tư nhân của Mỹ”.

Truyền thông và học giả thế giới nhấn mạnh, chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ có ý nghĩa biểu tượng rất cao, thể hiện mối quan hệ Việt-Mỹ sâu sắc dù có thể không ồn ào ở bề ngoài, một quan hệ đặc biệt vượt qua quá khứ đau thương để hướng tới tương lai tươi đẹp.

Cựu Tổng thống Bill Clinton thì nói:  “Tôi chắc rằng, người Hoa Kỳ rất yêu mến nhân dân Việt Nam. Họ muốn làm bạn với nhân dân Việt Nam và họ muốn thấy nhân dân hai nước cùng nắm tay nhau, cùng có lợi, cùng phát triển, cùng đi đến tương lai.” (http://vov.vn, 13/07/2015)

New York Times đánh giá ông góp phần giúp Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng là người đầu tiên thăm Mỹ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. (http://vnexpress.net/).

Phát biểu ấn tượng

 “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy” - Tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017.

12.24. Ông Nguyễn Tấn Dũng

Đồng chí Nguyễn Tấn DÅ©ngÔng Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949

Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Chức vụ: 

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (dự khuyết), VII, VIII, IX, X, XI

Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, X, XI

Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

Ông Nguyễn Tấn Dũng (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Tấn Dũng (http://dangcongsan.vn/)Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, XII, XIII

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

Trình độ học vấn: Cử nhân Luật

Khen thưởng:

Huân chương Kháng chiến hạng nhất; hai Huân chương Chiến công hạng 3; 6 danh hiệu Dũng sĩ; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2, 3; Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Campuchia, Huân chương ISALA.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

11/1961- 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sỹ, bổ túc chương trình phẫu thuật ngoại khóa của bác sĩ quân y và đã qua các cấp bậc-chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng thuộc Tỉnh đội Rạch Giá (hiện nay là tỉnh Kiên Giang).

- Học khóa sỹ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn-trung đoàn bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ: Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn) và Đại úy - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Campuchia. Thiếu tá - Trưởng ban Cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị) thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang.

10/1981 - 12/1994: Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Hà Nội) và lần lượt qua các chức vụ: Tỉnh ủy viên - Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9.

6/1986: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, được bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

6/1991: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

1/1995-5/1996: Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên – Đảng ủy Công an Trung ương.

6/1996: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

6/1996 - 8/1997: Trưởng ban Kinh tế Trung ương và phụ trách công tác tài chính của Đảng.

9/1997: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

9/1997 - 6/2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Kiêm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ quốc gia; Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương và Trưởng ban chỉ đạo một số công tác khác.

5/1998 - 12/1999: Kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bí thư Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước.

4/2001: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.

8/2002: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

4/2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

27/6/2006: Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XI được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.

28/7/2006: Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

7/2006 : Thủ tướng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Kiêm nhiệm các chức vụ: Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Giáo dục; Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020).

1/2011: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (khóa XI).

Từ 7/2011 đến 4/2016: Thủ tướng Chính phủ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (http://www.dangcongsan.vn, Ngày 03/01/2018)

12.25. Ông Nguyễn Sinh Hùng

Đồng chí Nguyễn Sinh HùngÔng Nguyễn Sinh Hùng sinh ngày sinh: 18/01/1946

Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Tôn giáo: Không

Chức vụ:

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI

- Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII

- Chủ tịch Quốc hội khóa XIII

Trình lý luận chính trị: Cao cấp

Trình độ học vấn: Tiến sĩ kinh tế

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

 

Ông Nguyễn Sinh Hùng (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Sinh Hùng (http://dangcongsan.vn/)9/1966-12/1970: Sinh viên trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội.

1/1972- 12/1977: Cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính.

1/1978-9/1982: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Các Mác- Bungari.

10/1982- 10/1986: Phụ trách phòng Tổng hợp rồi Trưởng phòng Tổng hợp, Phó Vụ trưởng, sau là Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tài chính.

10/1986-1/1990: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối Kinh tế Trung ương.

2/1990-9/1992: Cục trưởng Cục Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.

10/1992-11/1996: Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Bộ Tài chính.

Từ 11/1996-6/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII,

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị

Tháng 7/ 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ; đại biểu Quốc hội khóa XII, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Từ tháng 7/2011 đến tháng 3/2016, đồng chí là Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (http://www.dangcongsan.vn, Ngày 03/01/2018)

12.26. Ông Nguyễn Xuân Phúc 

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày : 20/7/1954

Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Dân tộc: Kinh

Chức vụ: 

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII

Đồng chí Nguyễn Xuân PhúcỦy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII

Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày vào đảng: 12/05/1982

Ngày chính thức: 12/11/1983

Trình độ học vấn: 10/10

Chuyên môn: Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Ngoại ngữ: Anh văn (B), Nga văn (B)

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

 

Ông Nguyễn Xuân Phúc (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Ông Nguyễn Xuân Phúc (http://dangcongsan.vn/)1966 - 1968: Lên Chiến khu cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo.

1968 - 1972: Học phổ thông; Bí thư Đoàn trường cấp III.

1973 - 1978: Sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn.

1978 - 1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

1979 - 1993: Chuyên viên; Phó Văn phòng; Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Đảng ủy cơ quan; Đảng ủy viên Đảng ủy khối dân chính đảng Quảng Nam - Đà Nẵng khoá I và khoá II. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính quốc gia.

1993 - 1996: Giám đốc Sở Du lịch, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng khoá XV và khoá XVI. Học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

1997 - 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khoá XVII và khoá XVIII; Phó Chủ tịch, rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VI; kiêm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.

2001 - 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá XVIII; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá VI; Đại biểu Quốc hội khoá XI; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI. Kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

2004 - 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá XIX; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách Quốc hội khoá XI.

3/2006 - 5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

6/2006 - 8/2007: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X; Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI.

8/2007 - 01/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X; Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

01/2011 - 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI; Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

8/2011 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI và khoá XII; Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt - Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…

Ngày 07/4/2016: Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá XIII, được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/7/2016: Tại kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XIV, được tín nhiệm bầu tái cử giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ./. (http://www.dangcongsan.vn,  ngày 03/01/2018)

Ông là người đề ra khái niệm "Chính phủ kiến tạo” mới so với "Chính phủ điều hành” trước đó. Chính phủ này có 4 đặc điểm chính là:

1) Chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế tốt để nuôi dưỡng phát triển kinh tế chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn;

2) Nhà nước không làm thay thị trường;

3) Kiến thiết môi trường kinh doanh thuận lợi;

4) Siết chặt kỉ luật cán bộ, xây dựng chính quyền điện tử (https://vi.wikipedia.org)

12.27. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh ngày 12/4/1954

Đồng chí Nguyễn Thị Kim NgânQuê quán: Xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Dân tộc: Kinh

Chức vụ:

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII

Đại biểu Quốc hội các khóa XII, XIII, XIV

Chủ tịch Quốc hội

Ngày vào đảng: 09/12/1981

Ngày chính thức: 09/12/1982

Trình lý luận chính trị: Cử nhân chính trị

Trình độ học vấn: 12/12

Chuyên môn: Cử nhân chuyên ngành tài chính – ngân sách nhà nước; Thạc sỹ Kinh tế

 

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (http://dangcongsan.vn/)

Text Box: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (http://dangcongsan.vn/)Ngoại ngữ: Tiếng Anh (C)

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ 8/1975 - 02/1976: Nhân viên Văn phòng Ban Kinh tài khu 8

Từ 3/1976 -7/1978: Giải thể Khu, chuyển về Văn phòng Ty Tài chính Bến Tre

Từ 8/1978 - 6/1983: Cán bộ Phòng Tài vụ - Thu quốc doanh

Tháng 6/1983: Được bổ nhiệm Phó phòng Tài vụ - Thu quốc doanh

Từ 7/1983 - 4/1987: Phó phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp

Từ 5/1987 - 9/1990: Phó Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá; Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan

Từ 10/1990 - 9/1991: Quyền Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá, Bí thư Đảng ủy; Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Liên cơ; Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh

Từ 10/1991 - 3/1995: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá, Bí thư Đảng ủy; Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Liên cơ; Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh

Từ 4/1995 - 3/2001:  Thứ trưởng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban cán sự Đảng

Từ 1996 - 2002: Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan kinh tế Trung ương

Từ 4/2001 - 8/2002: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Thứ trưởng Bộ Tài chính; Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ; Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan kinh tế Trung ương

Từ 9/2002 - 2/2006: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Bí thư tỉnh ủy Hải Dương

Từ 3/2006 - 4/2006: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Thứ trưởng Bộ Tài chính

Từ 5/2006 - 7/2007: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thương mại

Từ 8/2007 - 01/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bí thư Ban Cán sự Đảng

Từ 01/2011 - 7/2011: Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bí thư Ban Cán sự Đảng

Từ 7/2011 - 5/2013: Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; Phó Chủ tịch Quốc hội

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII

Từ 5/2013 - 01/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI; Phó Chủ tịch Quốc hội

Từ 01/2016 - 3/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; Phó Chủ tịch Quốc hội

Ngày 31/3/2016: Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII, được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Ngày 22/7/2016: Tại kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa XIV, được tín nhiệm bầu tái cử giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021.( http://www.dangcongsan.vn/, Ngày 03/01/2018)