Ngày đăng: 19/05/2022
Tóm tắt:
Nguyễn Mậu Tuyên (1518-1599) là công thần giúp nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Nội dung:
Nguyễn Mậu Tuyên người làng Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, Thanh Hóa. Ông là dòng dõi Nguyễn Nhữ Lãm, công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Cha ông là Nguyễn Trinh. Nguyễn Mậu Tuyên được đánh giá là người đủ tài đức, có học vấn.
Phù Lê diệt Mạc
Nguyễn Mậu Tuyên lớn lên khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527). Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Trang Tông lên ngôi chống lại nhà Mạc. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Thời Lê Trung Tông (1548-1556), Nguyễn Mậu Tuyên tìm đến gặp Trịnh Kiểm xin theo giúp.
Trịnh Kiểm dùng Mậu Tuyên làm tham mưu. Ông giúp Trịnh Kiểm bày kế trong màn trướng, lập nhiều công lao. Sang thời Lê Anh Tông (1557-1572), ông được phong làm Hữu thị lang bộ Lại, tước Nhân Nghĩa bá; sau đó lại đổi làm Hữu thị lang bộ Binh, Tường Lân bá.
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh quyền. Nguyễn Mậu Tuyên đi theo Trịnh Tùng. Trịnh Cối yếu thế chạy sang hàng nhà Mạc. Ông tiếp tục làm tham mưu cho Trịnh Tùng chống nhà Mạc. Nhờ có công lao, ông được thăng tước hầu.
Năm 1573 đời Lê Thế Tông (1573-1599), Nguyễn Mậu Tuyên được đổi sang làm Đô ngự sử. Năm 1580 ông được phong làm Thượng thư bộ Công. Năm 1582, ông được điều sang làm Thượng thư bộ Hộ.
Thời bình
Năm 1593, Trịnh Tùng diệt nhà Mạc, rước Lê Thế Tông ra Thăng Long. Nguyễn Mậu Tuyên theo vua Lê ra bắc, được phong làm Thượng thư bộ Lại, tước Minh nghĩa hưng phụ công thần.
Kinh thành Thăng Long mới khôi phục từ tay nhà Mạc còn nhiều việc rối ren. Nguyễn Mậu Tuyên lãnh trách nhiệm làm Tể tướng điều hành tốt việc triều chính, được triều đình tin cậy.
Năm 1595, nhà Lê trung hưng mở khoa thi Hội, dùng ông làm chủ khảo lấy các học trò thi đỗ. Ông đã lấy Nguyễn Thực đỗ đầu, về sau Nguyễn Thực cũng trở thành Tể tướng giỏi của nhà Lê trung hưng.
Nguyễn Mậu Tuyên lựa chọn được nhiều người giỏi cho triều đình, được mọi người khen ngợi[2].
Năm 1596, ông được thăng làm Thiếu phó, tước Quỳnh quận công.
Năm 1599, Nguyễn Mậu Tuyên qua đời, thọ 82 tuổi. Triều đình truy tặng ông chức Thiếu sư, thụy là Trung Cần.
Nhận Định
Sử gia Phan Huy Chú đánh giá về Nguyễn Mậu Tuyên như sau:
Ông có học vấn rộng rãi, chín chắn, phẩm hạnh thuần hậu. Làm quan 40 năm, hết lòng với hoàng gia. Ông giữ tiết kiên trinh, trải gian nan giúp nên bình định, dựng nên công lao sự nghiệp tốt đẹp. Về sau giữ chức Tể tướng, là bậc nguyên lão cầm quyền, làm khuôn phép cho trăm quan, đứng đầu danh thần thời Lê trung hưng (https://vi.wikipedia.org/)
Theo https://nguoinoitieng.tv/Nguyễn Mậu Tuyên là danh nhân lịch sử Việt Nam. Ông là một công thần giúp nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Bố ông là Nguyễn Trinh. Nguyễn Mậu Tuyên được mọi người biết đến là một người có học vấn uyên bác, có tài có đức.
Nguyễn Mậu Tuyên sinh ra và lớn lên trong khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê vào năm 1527. Đến năm 1533, Lê Trang Tông được Nguyễn Kim lập lên làm vua nhằm chống lại triều đình nhà Mạc. Năm 1545, khi Nguyễn Kim qua đời thì con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Từ năm 1548 đến năm 1556, thời vua Lê Trung Tông, ông đã tìm gặp Trịnh Kiểm xin đi theo giúp đỡ.
Ông làm tham mưu giúp cho Trịnh Kiểm. Ông thường ngồi trong màn trướng bày mưu tính kế cho Trịnh Kiểm, lập được nhiều công trạng. Năm 1557 đến năm 1572, sang thời vua Lê Anh Tông, ông được phong làm Hữu thị lang bộ Lại, tước Nhân nghĩa bá, sau đó chuyển sang làm Hữu thị lang bộ binh, tước Tường Lân Bá.
Năm 1570, sau khi Trịnh Kiểm qua đời thì hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng tranh giành quyền lực. Ông đã đi theo Trịnh Tùng. Trịnh Cối không làm gì được liền bỏ chạy sang hàng nhà mạc. Ông lại tiếp tục giúp đỡ Trịnh Tùng chống lại nhà Mạc. Nhờ có công lớn nên ông được thăng tước hầu.
Năm 1573 đến năm 1599, dưới thời vua Lê Thế Tông, ông được chuyển sang làm Đô ngự sử. Năm 1580, Nguyễn Mậu Tuyên được bầu làm Thượng thư bộ công. Năm 1582, ông được điều sang làm Thượng thư bộ hộ.
Ông có tài chính sự, phụ trách nhiều bộ: Công, Hộ Lại Bình, giải quyết nhiều việc khó khăn cho triều đình. Ông đã chủ trì kỳ thi Hội, lấy Nguyễn Thực đỗ đình nguyên hoàng giáp, cùng với 5 người đồng khóa, được dư luận khen là biết chọn nhân tài.
Năm 1599, Nguyễn Mậu Tuyên qua đời, hưởng thọ 82 tuổi. Ông được Triều đình truy tặng chức Thiếu sư, thụy là Trung Cần.
Theo https://khoahocdoisong.vn/ ngày 10/12/2018: Nguyễn Mậu Tuyên - nguyên lão cầm quyền chính, công thần thời Lê- Trịnh. Ông làm quan đến chức Tể tướng, đứng đầu danh thần đời Lê Trung hưng.
Coi sóc chính sự đâu ra đấy
Nguyễn Mậu Tuyên sinh năm 1518. Thân phụ ông là Nguyễn Trinh, làm quan tới chức Lễ bộ Thượng thư chưởng bộ sư, phò mã Đô úy Hưng quận công.
Nguyễn Mậu Tuyên là hậu duệ đời thứ 5 của Thức Quốc công Nguyễn Nhữ Lãm, người làng Thịnh Mỹ, huyện Lộc Dương, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập lên triều Mạc (1527- 1592). Bấy giờ nhà Mạc lùng bắt những quan cận thần thuộc triều đình nhà Lê nên Nguyễn Mậu Tuyên được gửi cho bà nhũ mẫu (bà Đồi) nuôi dưỡng chăm sóc. Sau đó, Nguyễn Mậu Tuyên lại trốn về quê mẹ ở thôn Thiên Tôn. Đến năm 11 tuổi trở về quê cha.
Lớn lên, Nguyễn Mậu Tuyên thi trúng Tam trường. Ông là người thông minh, có kiến thức sâu rộng, hết lòng vì dân vì nước, tài đức đều đủ cả. Năm Kỷ Dậu (1549), Nguyễn Mậu Tuyên đến hành tại vua Lê ở Vạn Lại (Thọ Xuân, Thanh Hóa) được vua Lê Trang Tông thu dùng. Ông làm tham mưu nơi màn trướng, ra sức giúp rập, được Thái sư Trịnh Kiểm rất khen ngợi và quý trọng.
Năm Giáp Dần (1554) đời vua Lê Anh Tông, Nguyễn Mậu Tuyên giữ chức Hữu thị lang bộ Lại, tước Nhân nghĩa bá, sau được chuyển sang Hữu thị lang bộ Binh, tước Tường lão bá.
Tháng hai năm Canh Ngọ (1570) Trịnh Kiểm băng hà, con trai trưởng là Trịnh Cối là người kiêu ngạo càn rỡ, không được các tướng dưới quyền ủng hộ. Các quan của Trịnh Kiểm như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiên, Trịnh Bách, Phan Công Tích, Nguyễn Mậu Tuyên đem quân bản bộ theo về với Trịnh Tùng. Năm 1572, xét những công thần có công, Nguyễn Mậu Tuyên được ban tước Hầu.
Đời vua Thế Tông, niên hiệu Gia Thái thứ nhất (1573), Nguyễn Mậu Tuyên được giữ chức Đô Ngự sử. Năm 1580, ông được thăng Thượng thư bộ Công. Bốn năm sau (1584), Nguyễn Mậu Tuyên được chuyển sang Thượng thư bộ Hộ.
Năm 1593, dẹp yên nhà Mạc, Nguyễn Mậu Tuyên phò vua về Thăng Long, ông được phong "Minh Nghĩa phụ hưng công thần", giữ chức Thượng thư bộ Lại.
Năm 1594 nhà vua sai ông mang sắc đi truy phong Thái sư Nguyễn Kim (đã mất năm 1545) tước hiệu Chiêu huân Tĩnh công. Lúc bấy giờ kinh đô mới khôi phục, nhà vua trao chức Tể tướng cho Nguyễn Mậu Tuyên. Ông điều hành mọi công việc chính sự đâu ra đấy, giúp chúa Trịnh Tùng sắp xếp quan chức, củng cố bộ máy quản lý đất nước.
Chọn người hiền tài
Năm Ất Mùi (1595), triều đình mở khoa thi Hội cho học trò cả nước, vua sai Nguyễn Mậu Tuyên lấy đỗ các thí sinh đã đỗ kỳ thi Hội. Nguyễn Mậu Tuyên đọc các quyển thi, chọn được 6 người đỗ xuất thân và đồng xuất thân theo thứ bậc khác nhau, Mậu Tuyên kén chọn được người hiền tài, ai bàn đến cũng phải khen ông đức độ.
Năm Bính Thân (1596), nhà vua gia phong Nguyễn Mậu Tuyên làm Quỳnh Quận công.
Ngày 6 tháng giêng năm Kỳ Hợi (1599), Nguyễn Mậu Tuyên mất, hưởng thọ 82 tuổi. Nhận xét về Nguyễn Mậu Tuyên, nhà sử học Phan Huy Chú viết: "Nguyễn Mậu Tuyên là dòng dõi công thần, học vấn rộng rãi, chín chắn, phẩm hạnh thuần hậu, ông làm quan hơn 40 năm, hết lòng với Hoàng gia.
Ông giữ tiết kiên trinh, trải gian nan giúp nên bình định, dựng nên công lao sự nghiệp tốt đẹp. Về sau, ông giữ chức Tể tướng, là bậc nguyên lão cầm quyền chính, làm muôn phép cho trăm quan, đứng đầu danh thần đời Trung hưng, triều đình tặng cho ông chức Thiếu sư, ban tên thụy là Trung Cẩn".
Nguyễn Mậu Tuyên có 3 người con trai và 4 con gái. Con trai thưởng thi trúng tam trường, làm quan tới chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thái thường tự khanh, tước phong Lộc bá khi mất được ban tên thụy là Trung Chất.
Con trai thứ tên húy là Tông, tên tự là Trạch. Con trai út tên húy là Thừa Sủng, thi đỗ tam trường, làm quan tới chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Tả thị lang bộ Công tước Diễn phái hàm, được ban tặng Tả thị lang bộ Công, Diễn quận công, tên thụy là Trung Cần.
Trích nguồn: Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam của tác gia Ts. Nguyễn Văn Kiệm
- DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
- DANH NHÂN HỌ NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
- DANH NHÂN HỌ NGUYỄN VIỆT NAM - LINH QUẬN CÔNG NGUYỄN TRỌNG ĐẠT
- Gia Long
- DANH NHÂN HỌ NGUYỄN VIỆT NAM - NGUYỄN HOÀNG TỪ
- DANH NHÂN HỌ NGUYỄN VIỆT NAM Chủ tịch Hồ Chí Minh trong con mắt người nước ngoài;
- DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH Nghệ An xuất phát từ cụ Nguyễn Kế Sài
- Nguyễn Công Hãng : Người phá bỏ lệ cống người vàng Liễu Thăng và nước giếng Trọng Thủy.
- VUA HÙNG
- QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ: THÂN THẾ VÀ CHIẾN THẮNG KỶ DẬU 1789
- TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM LẦN THỨ III NHIỆM KỲ 2024-2029 - HỌ NGUYỄN TỈNH HÒA BÌNH HỌP BÀN VỀ PHÂN CÔNG LÀM NHIỆM VỤ TRONG ĐẠI HỘI
- HĐHNVN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI HĐ HỌ NGUYỄN TỈNH BẮC GIANG
- HOAN NGHÊNH ĐẠI HỘI HỌ NGUYỄN QUẬN NGÔ QUYỀN TP. HẢI PHÒNG
- HDĐHNN NHẬN ĐƯỢC CÔNG VĂN TRẢ LỜI ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA HĐHNVN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT NHÀ THỜ TỔ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM Ở Á LỮ, BẮC NINH
- HĐHNVN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI ÔNG ĐỖ VĂN KIỆN – CHỦ TỊCH HĐ HỌ ĐỖ, ĐẬU VIỆT NAM – CHỦ TỊCH TỘC BIỂU CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM
- HỘI ĐỒNG HỌ NGUYỄN VIỆT NAM THĂM ÔNG NGUYỄN SINH HÙNG – NGUYÊN UVBCT –NGUYÊN CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCNVN
- DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM – NGUYỄN THỊ HÀNG – GĐ CTY SỮA ĐỒNG CỎ BA VÌ ĐÃ CÓ CHUYẾN ĐI HƯỚNG TỚI ĐỒNG BÀO LŨ LỤT
- ĐẠI HỘI THÀNH LẬP HĐHN QUẬN DƯƠNG KINH TP. HẢI PHÒNG THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- TIN VUI TÀI TRỢ MUA ĐẤT VÀ XÂY DỰNG NHÀ THỜ Ở BA VÌ HÀ NỘI NGÀY 10/9/2024
- Dự kiến cử người vào các chức vụ và các Ban của HĐHNVN khóa III nhiệm kỳ 2024-2029
- KHU KINH TẾ THANH NIÊN MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
- ĐƯỢC TẶNG CHỮ “KHỎE”
- “MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC THÚ VỊ VỀ HAI TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC”
- LỜI CỤ HỒ CA NGỢI VUA GIA LONG BỊ CẮT BỎ, HÃY TRẢ CHỮ LẠI CHO CỤ HỒ ĐI !
- Trưa 8/7, thêm 355 ca Covid-19 tại 16 tỉnh thành
- SÁCH VÀ TRI THỨC
- NĂM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN SỬU
- TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHÀ THỜ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM Ở THÔN Á LỮ XÃ ĐẠI ĐỒNG THÀNH HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH
- LỜI TÂM SỰ: Phần thứ hai: Cái tâm với dòng họ
- LỜI TÂM SỰLỜI TÂM SỰ: Phần thứ nhất: Chữ BẠN và nghĩa trong dòng họ