Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

VUA HÙNG

Ngày đăng: 06/04/2022
Tóm tắt:

VUA HÙNG

Nội dung:

3.1. Vua Hùng – con của Lạc Long Quân

3.1.1. Hùng Vương (Hán tự: 雄王), hay vua Hùng, là tên hiệu của các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua Hùng là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương".

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao” - Lời bàn của soạn giả Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư.Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vu Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quý lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân."

Sách "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." 

Xã hội Văn Lang

Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn), các Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.

Về bờ cõi, đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành.

Mười lăm bộ theo sách Khâm định việt sử thông giám cương mục chép từ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng là Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên) xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định.Hùng Vương chia nước Văn Lang làm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô ở bộ Văn Lang. Còn theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận.

 Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau hiệu là Hùng Vương không đổi.

Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tên là Văn Lang đóng tại Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.

Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

Các vị vua Hùng

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng là:

< >Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCNHùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCNHùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCNHùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCNHùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCNHùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCNHùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCNHùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCNHùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCNHùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCNHùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCNHùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCNHùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN

 

< >Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN (http://vi.wikipedia.org/)http://kenh14.vn).

Di sản và ghi công từ đời sau

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh có buổi gặp mặt với binh sỹ các Trung đoàn Thủ Đô, trung đoàn 36, trung đoàn Tu vũ..., Người nói rằng: "Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.(https://vi.wikipedia.org/)

3.2. Đền thờ các vua Hùng ở Phú Thọ (đền Hùng)

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền, chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Vị trí

Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm ThaoPhù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

Quá trình phát triển

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.

Lễ hội đền Hùng: Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6. Sau đó du khách sang thăm đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim và  đền Tổ mẫu Âu Cơ ở trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).11. Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 66 cm, đây là trống đồng có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20 cm, 8 con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. .Việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Giỗ Tổ Hùng Vương

Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chc vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài. Lễ hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội diễn ra  tại đền Hùng, Phú Thọ.

Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần : Phần lễ và phần hội.

Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng.

Trong phần lễ còn có lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa. Lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng. Sau đó là lễ dâng hương.

Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh... Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", Năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 "; Trung ương, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.< >"Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội. (vi.wikipedia.org; http://lehoi.cinet.vn).Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Ngày 10/3/2007 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí MinhCần ThơĐà Nẵng.v.v.Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

3.4. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tối ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tính đến thời điểm này, "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản duy nhất ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải một tôn giáo mà chính là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn- tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước Văn Lang. Hiện tại theo kiểm kê của Sở VH,TT&DL Phú Thọ, trên địa bàn tỉnh có 326 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trải rộng khắp các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được phủ rộng với mật độ dày đặc ở tất cả các làng xã, song đền Hùng ở Phú Thọ là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, góp phần hun đúc lòng tự hào và tạo nên tinh thần đoàn kết cho mỗi người dân Việt Nam. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả dân tộc Việt Nam có cùng chung giống nòi “con Rồng cháu Tiên”, cùng chung một nguồn cội (ông Tổ); đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ - con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.

Các sử liệu cho thấy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 - 1788). Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Nhà Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để người dân canh tác, thu hoa lợi và coi sóc đền thờ. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.

Hình thức phối thờ với Long Hải Đại Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử, các con Lạc Long Quân... cũng phát triển khá mạnh tại Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa... Tại nhiều nơi, các Vua Hùng còn được người dân phối thờ tại bàn thờ dòng họ. Người Việt Nam sống ở nước ngoài khi có dịp cũng “thỉnh” chân hương tại đất Tổ (Phú Thọ) để mang về cắm trên bàn thờ của gia đình.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiều hình thức đa dạng, điển hình là việc Vua Hùng được phối thờ (thờ chung) với nhiều nhân vật như các công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa; các Hùng hầu, Hùng tướng; Tản Viên Sơn Thánh … tại các cụm di tích ở Phú Thọ.

Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở các đình, đền thờ Vua Hùng trên khắp cả nước, trong đó nghi lễ lớn nhất diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Hùng. Tại Phú Thọ, các làng có đình, đền thờ Vua Hùng mỗi năm đều cử ra một Ban Khánh tiết gồm 6 – 9 người đàn ông để chủ trì và điều hành nghi lễ thờ cúng. Ban Khánh tiết lại chọn ra một Thủ từ có nhiệm vụ trông coi, hướng dẫn thực hành ở nơi thờ tự, quanh năm hương khói cho Vua Hùng. 

Bên cạnh đó, việc lựa chọn Chủ tế và đội tế luôn được các làng tuân thủ khắt khe. Khi làm Chủ tế, bản thân người được chọn phải luyện tập các động tác lễ bái cho thuần thục để điều hành hoạt động của đội tế.

Lễ vật chuẩn bị cho các buổi lễ (từ lễ mở cửa đến lễ rước, lễ đóng cửa đình/đền) đều được lựa chọn và chuẩn bị cẩn thận, chủ yếu gồm xôi/oản, hoa quả, rượu, vàng hương, gạo, muối, gà luộc (gà trống thiến), thịt lợn sống (lợn đen), bánh chưng và bánh dày…

Các hoạt động của lễ hội được tiến hành theo lộ trình rước kiệu từ miếu về đình/đền, sau đó đi quanh làng rồi trở về nơi xuất phát. Thứ tự các đội rước cũng được quy định rõ ràng, đầu tiên là đội múa rồng/lân, tiếp theo là đội cờ thần, đội kiệu lễ, phường bát âm, hai hàng bát bửu và bát khí, đội kiệu long đình (rước lô nhang), đội kiệu ngai và bài vị, đội tế, và cuối cùng là dân chúng. Nghi thức cúng tế gồm có lễ dâng hương, dâng lễ vật, đọc chúc văn, cầu cúng, trình diễn các diễn xướng truyền thống như đánh trống đồng, hát Xoan, rước nước, lễ cầu đảo...

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt bắt dê, kéo co, cướp cờ, thi bơi, bắt vịt trên ao/sông, quây lợn, trò trám, đánh phết, bắt chạch trong chum, trò tùng rí…

Phạm vi công nhận của di sản gồm 109 làng có đình, đền thờ Vua Hùng thuộc thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ). (http://vietnamtourism.com/)

Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa (http://dsvh.gov.vn/): Với niềm tin thành kính, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này qua thế hệ khác, người Việt ở vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi có Đền Hùng linh thiêng và nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài, đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị Vua tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các vương triều Lê, Tây Sơn (1788-1802), Nguyễn quan tâm cho ghi chép vào sử sách, cấp sắc phong và cấp đất phục vụ cho việc thờ cúng Hùng Vương. Những năm 70 của thế kỷ XX, ngành văn hóa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức sưu tầm các truyền thuyết, thần tích về Hùng Vương.

Theo trang http://www.denhung.org.vn: Với ý thức thờ chung một vị Vua Tổ, đã ngày một thấm sâu trong tâm thức dân gian và hun đúc thành truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam được thử thách qua bao gian nan, khó khăn vất vả, qua bao thiên tai giặc dã và bao "biến cố thăng trầm" mà dân tộc ta đã phải đương đầu trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của biết bao thế hệ người dân Đất Việt để luôn tiến lên phía trước. Truyền thống quý báu đó đã thấm sâu vào trong tâm khảm của mỗi người "con dân Đất Việt" và trở thành biểu tượng tâm linh của mỗi con tim khối óc, làm sáng lên đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt của biết bao thế hệ hậu duệ con cháu các Vua Hùng hôm nay và cả mai sau. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một nhu cầu về tâm linh và tình cảm không thể thiếu được và là phẩm chất đạo đức, là ý chí đoàn kết, cố kết cộng đồng thành một quốc gia - dân tộc Việt Nam hôm nay. Tín ngưỡng truyền thống thiêng liêng ấy đã tạo nên sức mạnh vật chất và động lực tinh thần vô song để dân tộc ta có đủ "sức mạnh và của cải, tinh thần và nghị lực" để vượt qua "muôn trùng sóng gió, phong ba", làm rạng rỡ non sông gấm vóc Việt Nam.

Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay, Vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc Tổ Tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã tổng kết và khái quát thành chân lý của dân tộc và của thời đại:

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Chính vì vậy, đã thành truyền thống hàng năm cứ mỗi độ "Tết đến, xuân về", bất kể đất nước ta, dân tộc ta ở trong hoàn cảnh nào, dù chiến tranh, hay thời bình, dù nghèo khó hay giàu có thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng - Vua Hùng vẫn giang rộng vòng tay đón chào hàng triệu, hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước về đây dâng lễ.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Khắp miền truyền mãi câu ca,

Nước non, vẫn nước non này ngàn năm!

Theo tác phẩm “Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng” -NXB Hội nhà văn, ĐH Lạc Hồng (http://kenh14.vn) Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước Văn Lang.

Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào. Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. 

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế. Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.

 

Trích nguồn: Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam NXB Hồng Đức xuất bản 2018

Thư viện ảnh