Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM DỰ LỄ HỘI MÙA THU LAM KINH – KỶ NIỆM 600 NĂM KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ LỄ GIỖ 585 NĂM NGÀY MẤT CỦA VUA LÊ THÁI TỔ (1433-2018)

Ngày đăng: 29/09/2018
Tóm tắt:

HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM DỰ LỄ HỘI MÙA THU LAM KINH – KỶ NIỆM 600 NĂM KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ LỄ GIỖ 585 NĂM NGÀY MẤT CỦA VUA LÊ THÁI TỔ (1433-2018)

Nội dung:

Nhận lời mới của Hội đồng họ Lê Việt Nam, ngày 28/9/2018 (tức ngày 18/8 năm Mậu tuất, Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tham dự “Lễ hội mùa thu Lam Kinh – kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn và lễ giỗ 585 năm ngày mất của vua Lê Thái Tổ (1433-2018)”.

Lịch sử Việt Nam lúc nào cũng ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã dẫn dắt nhân dân Đại Việt thực hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại ách đô hộ của Nhà Minh để giành lại độc lập cho đất nước. Ông chính là vua Lê Thái Tổ vị vua đầu tiên của Nhà Lê Sơ do ông sáng lập. 

Triều đại nào của nhà Lê cũng có sự đóng góp của bao dòng họ khác. Với nhà Lê Sơ họ Nguyễn Việt Nam đã có 22 vị hào kiệt làm tướng cho nhà Lê, mà nổi bật nhất là Nguyễn Trãi vị quân sư của Lê Lợi, người cũng được vinh danh là anh hùng dân tộc và Nguyễn Chích, người đã hiến kế với Lê Lợi:

“Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An nên rất thông thuộc đường đất. Nay hãy đánh trước lấy Trà Lân, chiếm cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Quan thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”.

Các nhà sử học đánh giá rất cao về kế vào Nghệ An của Nguyễn Chích. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ khi thực hiện kế hoạch của ông, quân Lam Sơn làm chủ 1 vùng rộng lớn từ Thanh Hoá và Thuận Hoá, bao vây các thành địch. Nếu so sánh với thời gian 6 năm 1418 – 1423 chỉ quanh quẩn ở mấy huyện ở Thanh Hoá thì thấy hiệu quả của việc thay đổi chiến thuật này rất lớn.

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Hậu Lê. Năm 1429, Nguyễn Chích được phong tước Đình thượng hầu, ban cho họ Lê của vua. Từ đó ông được gọi là Lê Chích.

Điều này nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một, các dòng họ Việt Nam là một vì đều chung một nguồn gốc là “con Hồng cháu Lạc”. Và một khi có giặc ngoại xâm thì không kể là dòng họ nào, tộc người nào đều một lòng đứng lên chống giặc.

Lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn và lễ giỗ 585 năm ngày mất của vua Lê Thái Tổ (1433-2018)” diễn ra ở chính Lam Kinh mảnh đất mà người anh hùng áo vải dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm và hoành tráng thể hiện được sự tri ân công lao to lớn đối với vua Lê Thái Tổ của hậu duệ họ Lê nói riêng và của người Việt nói chung.

                    Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ

 

Thư viện ảnh