Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Gia Phả tộc Nguyễn Duy Phong Vân Ba Vì Hà Nội

Ngày đăng: 12/12/2012

Nội dung:

Gia Phả Họ Nguyễn Duy Việt Nam

 

 

 

 

Tộc Nguyễn Duy

 Phong Vân - Ba Vì - Hà Nội

 

 

 

 

 

Lời nói tiêu biểu của họ tộc:

Uống nước nhớ nguồn, Kính trọng tổ tiên

 Ngày lễ giỗ: Ngày 4 tháng Hai Âm lịch

 Tổng quan gia phả:

* Số đời từ thuỷ tổ tới con cháu (2011): 14

*  Số Chi:5 chi từ đời thứ 4

+ Chi 1: 4.1.1.1: Con Cụ Nguyễn Duy Thuật ở Tân Phong, Phong Vân 

+ Chi 2: 4.1.2.1: Cụ Nguyễn Duy Tích ở Tân Phong, Phong Vân 

+ Chi 3: 4.1.2.2: Cụ Nguyễn Duy Chung ở Tân Phong, Phong Vân 

+ Chi 4: 4.1.2.3: Cụ Nguyễn Hoàng Chuông ở Vân Hội, Phong Vân

+ Chi 5: 4.2.1.1: Cụ Nguyễn Cao Phong ở xã Cổ Đô

* Lượng gia đình: 1086

*  Số Đinh: 1120

Thông tin người làm gia phả này: 

* Người biên soạn 1 : Ông Nguyễn Duy Liêu

  Địa chỉ: xóm Đông, Tân Phong, Phong Vân, Hà Nội

  Điện thoại: 04. 33625465; DĐ: 01657237866

* Người biên soạn 2 : Ông Ts. Nguyễn Văn Kiệm

  Địa chỉ: 45 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

  Điện thoại: 04. 37332145; DĐ: 0913081686

* Người biên tập, in ấn và đóng quyển:  TS. Nguyễn Văn Kiệm

  Địa chỉ: 45 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

  Điện thoại: 04. 37332145; DĐ: 0913081686

  Email: Nguyenkiem45@ yahoo.com

  LỜI TỰA

 Con người có tổ có tiên

Như nước sông phải nhớ nguồn chảy ra

Hôm nay, sau Tiết Thượng nguyên

Nhớ lời thân phụ soạn nên cuốn này.

Để mình suy ngẫm từ đây

Và cho con cháu mai ngày nhớ ghi.

 Mào đầu xin có đôi trang

Phát nguồn, Gia tộc, Họ hàng, thân, sơ.

“Đất lành chim đậu” thành quê

“Một con, một gánh” nên Chi, nên Cành.

Rời quê đến chốn đô thành

Rạng danh tiên tổ mới thành con ngoan.

Xum xuê Cành Quế, Chồi Lan,

Giữ cho chữ “Đức Lưu Quang” truyền đời.

Tháng Hai lễ Tổ đầu năm,

Lòng thành thanh tịnh, chữ Tâm ngập đầy

Hương, hoa, nải quả trưng bày

Bụi trần giũ sạch, lời này kính dâng.

Thỉnh chuông lòng những bâng khuâng

Nôn nao chạnh nhớ chín tầng quê hương.

Thiện nam, tín nữ hành hương

 Ra về tâm vững, vượt đường gian nan.

 VIẾT VỀ HỌ NGUYỄN Ở VIỆT NAM VÀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN DUY Ở PHONG VÂN

   Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nguyễn (chữ Hán: phiên âm là Ruǎn ) là tên họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Trung Quốc (Ruan) dù ít phổ biến hơn.

Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn. Nhiều triều vua của Việt Nam mang họ này, như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

Độ phổ biến

Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này. Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7, là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 62 và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc.

Theo dòng lịch sử

 Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện mang nhiều người đến với họ Nguyễn.

Năm 1225, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802 (vua Gia Long), một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc. Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt và được hưởng lộc.

Về sự hình thành dòng họ Nguyễn Duy ở xã Phong Vân: Dòng họ Nguyễn Duy ở thôn Tân Phong, Xã Phong Vân, Huyện Ba Vì (Huyện Quảng Oai cũ) Thành Phố Hà Nội (trước đây là Tỉnh Hà Tây, xa nữa là Tỉnh Sơn Tây) có thể xuất phát cách đây (2011) khoảng 325 năm (100 năm:4) x 13 đời), tức là vào năm 1686 đời vua Lê Hy Tông (1663-1716), thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

Nếu tính 60 năm/1 đời như nhiều tài liệu đã tính thì 13 x 60 = 780 năm tức là vào năm 1231. Năm 1231 là năm sinh của Trần Hưng Đạo, đây là thời kỳ của nhà Trần (1225-1400)

Nếu tính 35 năm/1đời cũng có nhiều tài liệu đã tính thì 13 x 35 = 455 năm tức là vào năm 1556 đời vua Lê Trung Tông (1548-1556), thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

Thiết nghĩ làng Phong Vân là địa dư gần đền thờ Vua Hùng lại là miền đất trung du liền thổ không phải là miền đất mới nên con người ở Phong Vân chắc có từ lâu đời rồi và như vậy các dòng họ ở Phong Vân hiện giờ xuất phát từ đâu và sự hình thành Làng Xã ở đây từ đời nào chưa có ai nghiên cứu, chưa có tài liệu nào cho biết, đấy là điều cần phải bàn thêm

Dòng họ Nguyễn Duy có ở hầu hết các địa danh của Việt nam như: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế… và rất nhiều nơi đã có gia phả về dòng Họ Nguyễn Duy ở địa phương mình, tuy nhiên chưa có mối liên quan nào đến dòng họ Nguyễn Duy ở Phong Vân cả. Cho đến nay mới chỉ có một tài liệu đăng trên Vietnamnet ngày 28/01/2009 nói về sự ra đời của dòng họ Nguyễn Duy xuất phát từ dòng họ Nguyễn Tiên Điền.

Sau những bão táp chính trị thời Lê - Trịnh, con cháu dòng họ này phiêu tán đi nhiều nơi lánh nạn. Thời đó, dòng họ có 4 chi Giáp, Ất, Bính, Đinh thì chi Đinh lánh nạn lên huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Chi Đinh cũng là chi có nhiều người thành đạt hơn cả, nhưng phần lớn đã vào Nam ra Bắc, xuất ngoại.

Để "mai danh ẩn tích", ông tổ chi Đinh đã giấu tên thật, giấu danh gia thế tộc và thêm chữ Duy vào danh tính con cháu thành họ Nguyễn Duy.

Như vậy nguồn gốc của dòng họ Nguyễn Duy ở Phong Vân vẫn còn là ẩn tích.

Dù sao thì Họ Nguyễn Duy ở Phong Vân cũng chỉ là một cành ngánh của Họ Nguyễn Việt Nam mà thôi. Mà Họ Nguyễn Việt Nam thì có từ rất lâu đời.

Nhiều tài liệu đã cho thấy Họ Nguyễn Việt Nam có thể có từ hơn 4.000 năm trước, từ thời Thân Nông tức Đế Viêm (2698 TCN đến 2599 TCN -).

Một vị Thánh có thể được coi là ông Tổ Họ Nguyễn Việt Nam là Đức Thánh Tản Viên. Đức Thánh Tản Viên có tên là Nguyễn Tuấn là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt đã ngự trị ở đất Ba Vì này. Theo các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), là con ông Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh Thị Đen. Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi. Lớn lên, Nguyễn Tuấn trở thành người cứu độ, tài cao, văn võ song toàn, có phép thần thông biến hóa, “hô phong hoán vũ” và trở thành vị thần (Thánh) của núi Tản Viên – Thần Sơn Tinh.

Một người họ Nguyễn cũng có mặt và xây dựng cơ nghiệp ở vùng Quảng Oai, Quốc Oai Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) là ông Nguyễn Nộn ( ? – 1219 hoặc 1229) - cháu 5 đời của Nguyễn Bặc (công thần khai quốc nhà Đinh). Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận Nguyễn Nộn là "người làng Phù Minh, huyện Tiên Du" (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư của Lê Văn Hưu (1230-1322) và Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884 (trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) ông vốn là cư sĩ ở hương Phù Đổng. Tháng 8 năm 1218, ông bắt được vàng và ngọc mà không đem dâng vua Lý Huệ Tông, do đó triều đình xuống chiếu bắt giam ông. Tháng 2 năm 1219, quyền thần Trần Tự Khánh thấy ông có tài, bèn tâu vua Huệ Tông xin tha cho Nguyễn Nộn, cho đi theo quân đánh giặc để chuộc tội. Vua Huệ Tông bằng lòng cho tha. Tháng 10 năm đó, Tự Khánh sai Nguyễn Nộn đem quân đi đánh người Man ở Quảng Oai. Tháng 3 năm 1220, Nguyễn Nộn nhân cầm quân trong tay không trở về triều, giữ hương Phù Đổng, tự xưng là Hoài Đạo Vương, dâng biểu xưng thần, xin đi dẹp loạn để chuộc tội. Vua Huệ Tông sai người đem sắc thư đến tuyên dụ. Song vì vua có bệnh, không thể chế ngự được. Họ Trần cũng đang mưu tính lấy ngôi nhà Lý nên chưa tính tới Nguyễn Nộn. Theo nhiều gia phả họ Nguyễn thì đây có thể là ông tổ họ Nguyễn ở vùng Quảng Oai, Quốc Oai.

Từ ngày lập nghiệp ở Phong Vân, qua nhiều thế hệ tạo nên dòng họ lớn trong xã, đây là dòng họ đã có nhiều công lao xây dựng Phong Vân thành một địa danh nằm trên ngã ba sông, nơi gặp nhau của dòng sông Đà và sông Thao trở nên giầu đẹp và anh Hùng.

Ở thời phong kiến đã nhiều cụ giữ những chức vụ quan trọng trong làng, thời chống Pháp và chống Mỹ dòng Họ đã có hàng trăm người là dân quân du kích, đi bộ đội, thanh niên xung phong và nhiều người đã nằm xuống để góp phần xây nên chiến thắng của đất nước cũng như tạo nên một xã Phong Vân anh hùng.

 

 

Thư viện ảnh