Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Làng Phong Vân - Những danh nhân họ Nguyễn Duy

Ngày đăng: 20/02/2013
Tóm tắt:

Làng Phong Vân - Những danh nhân họ Nguyễn Duy

Nội dung:

Phong Vân - Nơi xuất hiện những danh nhân họ Nguyễn

Phong Vân là một địa danh có gió, có mây. Một dải đất nằm trên ngã ba sông, nơi con sông Đà và sông Thao gặp nhau để tạo nên dòng sông Hồng, về mùa hè nước đỏ cuộn phù sa, về mùa thu, mùa đông và mùa xuân dòng sông trở nên dịu hiền, nước trong như ngọc chảy hiền hòa và duyên dáng như cô gái Việt

Ngã ba sông ở làng Phong Vân

Đoạn đê dài uấn khúc nối liền từ Trung Hà đến Cổ Đô bao bọc một làng Phong Vân Trù Phú.

Bên kia sông nhìn xa xa là dãy núi Nghĩa Lĩnh với chín ngọn núi, trong đó tám ngọn núi châu về phía đỉnh và một ngọn ngoảnh mặt đi, là nơi vua Hùng Vương làm kinh đô dựng nước.

Nhìn về hướng đông là núi Ba Vì hay còn gọi là núi Tản Viên. Tản Viên trên núi dưới là sông Đà uốn khúc. Cảnh sắc thơ mộng yên bình trong tiết trời xuân khiến đây chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh nơi hạ giới... thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu- một nhà thơ nổi danh của thời kỳ Thơ mới đã sinh ra ở đay ông lấy đó làm biệt danh cho mình: Tản Đà. Ông đã có bao vần thơ tuyệt bút viết về chốn quê này...

Sóng gợn sông Đà con cá nhảy

Mây trùm non Tản cái diều bay

Theo sách “Bắc – Thành Địa dư chí” của Lê Đại Cương (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tháng 2/2012): “ Núi Ba Vì ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả một vùng, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có sông Đà chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”. Tại Đền Và thờ Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) có đôi câu đối:

Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không

 Hạo khí quan mang vạn cổ tồn

Có nghĩa là:

 Dáng hình sừng sừng ngang trời rộng

 Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.

Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh mạng thứ 17 (1836) đúc “ Cửu Đỉnh” biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của nhà nguyễn. Minh Mạng cho chạm hình núi Tản Viên vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg)

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt, trong sách “ Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết : “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”.

Nhất cao là núi Ba Vì, Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý.

Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Theo sách này, để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước Việt. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt.

 Nhắc đến Tản Viên, bất cứ ai là người dân Việt đều không thể quên câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh kể về cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để giành lấy công chúa Mị Nương. Câu chuyện tôn vinh sự mưu trí, tài giỏi của thần Sơn Tinh trong việc trị thủy- một sự nghiệp gian nan của cha ông ta trong quá trình dựng nước...

Tản Viên Sơn Thánh còn gọi là Sơn Tinh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh mẫu Liễu Hạnh.). Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản (đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh), thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.

Bước vào nhà nước Văn Lang thời cổ đại, Tản Viên trở thành vị anh hùng truyền thuyết của cả cộng đồng quốc gia dân tộc. Lúc đầu thần được người Mường ở làng Cổ Pháp chân núi Ba Vì lập đền thờ. Rồi các làng vùng Mường ở Hà Tây, Phú Thọ lan rộng ra các làng người Kinh ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ đã có rất nhiều làng thờ thần Tản Viên cùng với thờ Cao Sơn, Quý Minh... Làng Cổ Pháp ở đây phải chăng là làng Phong Vân vì phong Vân đã có thời tên là Cổ Pháp.

Phong vân cùng với các làng xã quanh núi Ba Vì là xứ Đoài xưa, vùng núi cổ Ba Vì là cả một kho tàng thần thoại, truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, giai thoại v.v… rất phong phú và đa dạng, Nơi đây là vùng đất địa linh sinh ra nhiều nhân kiệt. Đất hai vua Phùng Hưng (761-802) và Ngô Quyền (898-944).  Hai vị tướng là Khổng An, Khổng Thạc thời Thục Phán đã giúp vua Thục đánh tan quân Tần, quân Triệu. Bà Man Thiện thân mẫu của hai vị tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai Bà đã dấy cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán. Vị tướng Phùng Lộc Hộ giúp vua Trần Thái Tông đánh giặc Nguyên - Mông. Trần Quốc Trân và Trần Ngũ Nương là các danh tướng thời Trần. Tiến sỹ Lê Anh Tuấn được phong làm Hình bộ thượng thư (Tể tướng) đời Lê Hy Tông và được cử làm chánh sứ sang Tàu. Đệ nhị giáp tiến sỹ, hàn lâm viện trưởng, Đông các đại học sỹ, Lưỡng quốc thượng thư Nguyễn Sư Mạnh đời Lê. Nguyễn Công Hoàn nổi tiếng trong “Tràng An tứ hổ” là cha đẻ của Nguyễn Bá Lân làm quan đến Thái tể lục bộ thượng thư. Họ Phạm Doãn với sáu người được phong Quận công về việc phò Lê diệt Mạc. Trạng nguyên Phạm Trấn lập nên làng Đan Thê đầu thế kỷ 16. Hoàng hậu Phan Thị Uyển vợ Mai Thúc Loan. Bà Nguyễn Thị Ngọc Dong, nguyên phi chúa Trịnh Tráng (1623 – 1652) người có công tạo dựng chùa Mía (1632). Sứ thần Giang Văn Minh, người đã xóa nợ Liễu Thăng cho dân tộc với câu đối bất hủ “ Đằng giang tự cổ huyết do hồng”. Nhà thơ, nhà báo nổi tiếng Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu (1889- 1990). Cụ Phan Kế Toại bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cụ Hà Kế Tấn, bộ trưởng Bộ Thủy lợi cùng nhiều các quan chức danh nhân nổi tiếng các thời.

Nói về Nguyễn sư Mạnh: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (tháng 2/2012) Nguyễn Sư Mạnh người làng Cổ Đô Hà Tây, thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức 15 (1484) đời Lê Thánh Tông. Được bổ làm quan Thượng thư Bộ Lễ, tước Sùng Tín hầu, cử đi sứ Trung Quốc năm 1500.

 Như vậy họ Nguyễn ở Ba Vì là đã có từ lâu đời. Thánh Tản Viên - Nguyễn Tuấn có từ thời Hùng Vương 18, Nguyễn Sư Mạnh là người làng Cổ Đô liền kề với làng Phong Vân mà ngày trước Cổ Đô là cùng làng Phong Vân từ thời Hồng Đức 15 (Lê Thánh Tông, 1484). Điều này cho ta thêm một thông tin về nguồn gốc họ Nguyễn Duy ở Phong Vân.

 

 

 

Thư viện ảnh