Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Nguyễn Phúc Nguyên, vị chúa của những kỳ công mở cõi - Người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa

Ngày đăng: 21/12/2016
Tóm tắt:

Nguyễn Phúc Nguyên, vị chúa của những kỳ công mở cõi - Người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa

Nội dung:

Cuối năm 2008, cuộc hội thảo về Các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam là một sự kiện văn hoá gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Sự đánh giá công bằng, khách quan của đời sống đương đại sẽ làm sáng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn, chúa Trịnh và các vị vua triều Nguyễn vốn một thời mang nặng mặc cảm gắn liền với những biến động tiêu cực như chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, thù địch và tiêu diệt “cách mạng” Tây Sơn, đàn áp khởi nghiã nông dân và cuối cùng là “cõng rắn cắn gà nhà”, bán nước rồi làm tay sai cho thực dân đô hộ”. Đương thời xin giới thiệu đến bạn đọc công trình nghiên cứu rất sâu sắc của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - giám đốc Trung tâm Việt Nam học và khoa học phát triển, về nhân vật lịch sử Nguyễn Phúc Nguyên - người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phía Nam.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong thực tế phải được coi là người Việt Nam đầu tiên thực sự thành công trong chiến lược mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đô thị trong nước phát triển lên một trình độ mới.

Trong số các nước phương Đông, Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông không chỉ chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của vị đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân đến sinh sống, buôn bán ở Hội An, mà còn cho con gái yêu quý của mình sang làm dâu một gia đình thương nhân Nhật Bản ở Nagasaki để thắt chặt hơn nữa quan hệ với giới đại thương Nhật. Người con rể của ông là Araki Sotaro vốn thuộc dòng dõi samurai ở Kumamoto đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An vào năm 1619. Theo sách Ngoại phiên thông thư (quyển 13, tr 87-88) thì cũng đúng vào năm đó chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái của mình cho nhà lái buôn Nhật Bản tài ba này. Ít lâu sau cô đã theo người chồng Nhật Bản về định cư ở Nagasaki. Cô công chúa họ Nguyễn có cuộc sống thật sự hạnh phúc, đắc ý cùng chồng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trên đất Nhật Bản.Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong thực tế phải được coi là người Việt Nam đầu tiên thực sự thành công trong chiến lược mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đô thị trong nước phát triển lên một trình độ mới.Cuối năm 2008, cuộc hội thảo về Các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam là một sự kiện văn hoá gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Sự đánh giá công bằng, khách quan của đời sống đương đại sẽ làm sáng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn, chúa Trịnh và các vị vua triều Nguyễn vốn một thời mang nặng mặc cảm gắn liền với những biến động tiêu cực như chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, thù địch và tiêu diệt “cách mạng” Tây Sơn, đàn áp khởi nghiã nông dân và cuối cùng là “cõng rắn cắn gà nhà”, bán nước rồi làm tay sai cho thực dân đô hộ”. Đương thời xin giới thiệu đến bạn đọc công trình nghiên cứu rất sâu sắc của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - giám đốc Trung tâm Việt Nam học và khoa học phát triển, về nhân vật lịch sử Nguyễn Phúc Nguyên - người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phía Nam.Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong thực tế phải được coi là người Việt Nam đầu tiên thực sự thành công trong chiến lược mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đô thị trong nước phát triển lên một trình độ mới.

Từ năm 1593, Mạc phủ Toyotomi bắt đầu thi hành chính sách Châu ấn thuyền (Shuinsen) cấp giấy phép cho thuyền buôn mở rộng quan hệ thông thương với các nước Đông Nam Á. Nguyễn Phúc Nguyên đã cho mở rộng thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính không chỉ của Đàng Trong mà trên toàn khu vực tương đương với Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay, đón nhiều nhất số thuyền buôn Nhật Bản được cấp giấy phép chính thức. Theo nghiên cứu của GS. Iwao Seiichi thì từ năm 1604 đến 1634 (tương đương với thời kỳ Nguyễn Phúc Nguyên được giao làm trấn thủ dinh Quảng Nam (1602) và lên ngôi chúa (1613-1635)), Mạc phủ đã cấp 331 giấy phép đến 19 cảng thuộc khu vực Đông Nam Á (bình quân 1 cảng là 17,42 giấy phép) và 130 giấy phép đến 6 cảng thuộc khu vực tương đương với Việt Nam hiện nay (bình quân 1 cảng là 14,33 giấy phép). Riêng cảng Hội An có 86 thuyền được cấp giấy phép (chiếm 25,98% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á, gấp gần 5 lần tỉ số bình quân chung cho khu vực và chiếm 66,15% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Việt Nam, gấp 6 lần tỉ số bình quân chung cho Việt Nam).

Bên cạnh thuyền buôn Nhật Bản, thuyền buôn Trung Quốc, Đông Nam Á và nhất là thuyền buôn phương Tây cũng cập bến Hội An ngày một nhiều hơn và thường xuyên hơn. Christoforo Borri nhận xét: “Chúa Đàng Trong [chúa Nguyễn Phúc Nguyên] không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hoá của họ”. Trong bối cảnh giao lưu buôn bán quốc tế tấp nập và sôi động như vậy, Hội An những thập kỷ đầu thế kỷ XVII đã đột khởi trở thành một đô thị, cảng thị quốc tế tiêu biểu ở khu vực châu Á.

 Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống tại thị trấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) những năm 1618-1622, đã mô tả về Hội An như sau: “Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam… Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Hoa và một phố người Nhật. Mỗi phố có một khu vực riêng, có quan cai trị riêng, và sống theo tập tục riêng. Người Hoa có luật lệ và phong tục của người Hoa và người Nhật cũng vậy”. Đây là  sự phát triển vượt trội, một hiện tượng kinh tế- xã hội hết sức độc đáo chưa từng xuất hiện trước đó, cũng không thấy lặp lại ở bất cứ đô thị nào trên đất Việt Nam nhiều thế kỷ tiếp sau.(4 phuong.net)

Theo http://www.baodanang.vn: 

Ông được xem là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn với một ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập tự chủ. Ông cũng là người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa nhằm xác lập chủ quyền trên các vùng đảo giữa Biển Đông, như khẳng định của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) trong tham luận tại Hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong Lịch sử Việt Nam diễn ra trong hai ngày 18 và 19-10-2008:

“Có đủ cơ sở để khẳng định đội Hoàng Sa xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên hay chúa Nguyễn Phúc Nguyên chính là người đã sáng tạo ra một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông hết sức độc đáo là đội Hoàng Sa.

Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa mở đầu, khai sáng”.

Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 2,15km (ảnh), rộng 5,5m và 7,5m,  từ đường Điện Biên Phủ đến đường Trường Chinh, thuộc địa bàn phường An Khê, quận Thanh Khê, theo Nghị quyết HĐND thành phố khóa VI, ngày 12-1-2002, về đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng.

Thư viện ảnh