Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Các đền thờ Sơn Thánh Tản Viên : Đền Lăng Xương, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng

Ngày đăng: 08/12/2012

Nội dung:

Theo tryền thuyết, Tản Viên Sơn Thánh đã đi khắp nơi, dựng nhiều hành cung trên đất Việt. Hiện tại hệ thống các hành cung của Tản Viên còn lại gồm:

Thượng cung thần điện là đền Thượng, nằm trên đỉnh Tản của núi Ba Vì.

Tây Cung gồm đền Trung trên núi Chàng Rể và đền Hạ ở bờ hữu sông Đà, đối diện với Động Lăng Xương huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ - Nơi thờ đấng sinh thành Ngài là cha Nguyễn Cao Hạnh và mẹ bà Đinh Thị Đen.

Nam Cung là đền Ao Vua.

Đông CungĐền Và ở cạnh thị xã Sơn Tây, cạnh sông Hồng. Hội Đền Và khi tổ chức còn có sự tham gia của làng Duy Bình, nơi có Đền Dội ở đối diện bên kia bờ sông Hồng, tương truyền là nơi Thánh Tản đã lấy nước tắm bên sông.

Bắc Cung là đền Thính ở Tam Hồng - Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Thính là đọc tranh âm của Thánh.

Bắc Cung Thượng là đền Tranh ở Trung Nguyên – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Yên Lạc cũng là nơi có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, với tầng văn hóa từ thời Phùng Nguyên.

Theo thần tích Đền Và thì cung Trung và cung Hạ (Tây Cung) là nơi cầu đảo, tế lễ. Đông Cung là nơi “nghe tâu bày các việc”. Bắc Cung là nơi nghỉ ngơi.

Tuy gọi là Đông – Tây – Nam – Bắc cung nhưng nếu nhìn trên bản đồ thì các cung này nằm gần như trên cùng một đường thẳng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cắt vuông góc với sông Hồng ở gần Sơn Tây. Đây là cũng là hướng “tọa Cấn hướng Khôn”, hướng của Đền Thượng như ghi trong thần tích Đền Và.

 

           

 

Bản đồ các cung thờ Thánh Tản Viên chạy theo đường thẳng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, hướng “tọa Cấn hướng Khôn (nguồn ảnh Trung tâm nghiên cứu lý học đông phương 2011)

 

Truyền tích núi Ba Vì(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tháng 2/2012) Khu vực núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi Đình, Đền thờ Thánh Tản Viên – Sơn Tinh như Đền Trung, Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Đá Đen, Đền Vật Lại, Đền Măng Sơn, Đền Khánh Xuân, Đình Yên Nội, Đình Tây Đằng, Đình Mỗ Lao, Đình Quất Động, Đình Đông Viên, Đình Quan Húc, Đình Phú Thứ, Đình Thanh Hùng, Đình Thụy Phiêu v.v…

Ta sẽ lần lượt nói về các Đền thờ đó.

 

Đền Lăng Xương

Trên nền đất của Động Lăng Xương- nơi thần Sơn Tinh được sinh ra, nhân dân trong vùng đã lập điện thờ cha mẹ ngài để tưởng nhớ công ơn sinh thành nên một người con kiệt xuất, có công giúp dân trừ nạn giặc nước, đó là đền Lăng Xương ở huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ).

Tiền đường đặt thờ ba pho tượng. Pho tượng lớn chính là hiện thân của mẹ ngài, bà Đinh Thị Đen; hai bức tượng ngồi là hiện thân của ngài – thần Sơn Tinh và vợ ngài – công chúa Mị Nương. Ban thờ bên phải là ban thờ cha ngài; ban bên trái là thờ Dưỡng mẫu của ngài – bà Ma Thị Cao Sơn. Hàng năm cứ vào dịp xuân về, nhân dân đến chiêm bái khu di tích Tản Viên thì đều qua sông sang đền Mẫu Lăng Xương để dâng hương lên đức thánh Mẫu. Bên ngoài cửa đền còn lưu giữ nhiều dấu tích của bà trong kỳ sinh nở. Dấu chân, dấu tay, của bà còn hằn sâu trên trên phiến đá, cho thấy sự đau đớn, vất vả của người mẹ khi sinh con. Ngày 17 tháng 2 hàng năm là ngày lễ hội Đền Lăng Xương. Đền Lăng Xương đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

 

 

                          Đền Lăng Xương,nơi thờ thân mẫu Đức Thánh Tản

 

Nhưng Lăng Xương cũng chính là nơi mà theo một truyền thuyết khác, được truyền tụng nhiều hơn, bà Âu Cơ - người Mẹ Việt đầu tiên của giống nòi đã chia tay với 50 người con đi xuống biển theo cha Lạc Long Quân, và đưa 50 người con lên núi cùng mình... Phải chăng, truyền thuyết ở vùng Lăng Xương đã đời thường hóa bà Âu Cơ thành bà Đinh Thị Đen? Và phải chăng Đức thánh Tản Viên như vậy sẽ là một trong năm mươi người con đi theo Mẹ Âu Cơ? Các nhà nghiên cứu văn hóa sẽ còn tiếp tục tìm hiểu nữa về truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy tinh gắn với sự tích trăm trứng và thời đại Hùng Vương... Nhưng có điều ta có thể chắc chắn rằng: tục thờ Mẫu từ ngàn xưa của dân tộc ta cũng đã bắt đầu từ chân núi Tản linh thiêng này...

 

Đền Hạ (Tây cung)

Ngôi nhà mà ba anh em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Sùng, Nguyễn Hiển ở sau khi vượt sông, ngày nay được lập nên đền Hạ, thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Nhân dân xây dựng ngôi đền này để tưởng nhớ những công ơn to lớn của ngài khi còn sống. Ngôi đền Hạ nằm bên sông Đà. Bước qua cổng tam quan là một khoảng sân nhỏ, dưới tán cây cổ thụ là một con Sấu Đá đang ở tư thế trầu vào đền. Nhà Tiền tế là một ngôi nhà 3 gian tường hồi bít đốc, thiết kế đơn giản. Chính giữa nhà Tiền tế bài trí tượng bốn vị Thần Quan. Ngoài ra còn có hai con ngựa gỗ và hai con voi đá cũng được bài trí tại đây. Qua nhà tiền tế là hậu cung. Chính điện là nơi thờ tam vị đức thánh tản, chính là 3 anh em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Sùng và nguyễn Hiển. Gian bên trái là tượng của dưỡng mẫu – bà Ma Thị Cao Sơn.

 

 

Cổng Đền Hạ thờ Đức Thánh Tản Viên (xã Minh Quang, Sơn Tây)

 

Theo www.thanhtanvien.com (tháng 8/2009) Đền Hạ (Tây cung) là ngôi đền cổ tọa lạc dưới chân núi Tản Viên, ven bờ sông Đà thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa, nay là thôn Phúc Lộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.Theo Ngọc phả ”Sự tích Đức Thánh Tản” lưu giữ tại Đền Và (Đông cung) thì đầu thế kỉ 18 đã có Đền Hạ, hay còn gọi là cung Hạ thận. Theo sách “Sơn Tây tỉnh địa chí” của Phạm Xuân Độ thì Đền Hạ gọi là tây cung thờ Tam vị đức thượng đắng (Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương).

Kiến trúc của Đền Hạ theo kiểu chữ TAM. Ngoài sân có tấm bia đá ghi dòng chữ “Tản viên từ ký” (ghi chép về Đền thờ Tản Viên), dựng vào năm Tự Đức thứ 1 (1848) triều Nguyễn.         Nội dung bia cho biết đền Hạ được xây dựng quy mô lớn, vua Tự Đức đã cấp hai nghìn quan tiền để xây dựng Đền. Đền Hạ còn có tên gọi là “Đền năm dân” (dân Trung Nghĩa thuộc Tổng Tu Vũ, dân Đồng Luận, Lương Khê thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc Tổng Lương Truyền. Dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc các địa phận trên trước đây cùng được hưởng nguồn lợi đất bãi hai bên tả hữu ngạn sông Đà đoạn từ Khánh Trúc đi Khê Thượng, còn đất phía Tây núi Ba Vì thì của ba dân Thủ Pháp, Vô Khung, Ngọc Nhị hưởng lợi thì cùng đồng sự thực hiện nghi lễ thờ cúng Tản Viên ở Đền Trung. Đền Hạ có ba dãy nhà ngang, nhiều hạng mục lớn như cổng Tam quan, Đại bái, Tiền tế, Hậu cung, nhà thờ Mẫu. Đền Hạ có hai pho tượng Hộ pháp dáng oai phong, tay cầm giáo trấn giữ hai bên. Trên mái cổng Tam quan có lưỡng long chầu nguyệt, hai tầng, tám mái đao cong, lợp ngói ri. Giữa hai tầng mái là bốn chữ Hán "Quốc Sơn Từ Hạ" cùng nhiều các bức tranh chạm trổ mô phỏng hình tượng mặt trời, tia sét, chim phượng, con nghê, đao mác, lửa v.v... theo phong cách nghệ thuật điêu khắc, đặc trưng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Phía trên gian giữa treo bức cuốn thư, trên nền triện gấm khắc chạm năm chữ Hán: "Tản Viên Sơn Linh Thánh" cùng một số câu đối viết bằng chữ Hán.Trải qua thời gian, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đền Hạ đã bị hư hỏng nặng, không còn dáng vẻ như xưa. Năm 1998 Đền Hạ được nhân dân xã Minh Quang công đức tu sửa để hàng năm mở lễ hội dâng hương tưởng nhớ Thánh Tản Viên.

Trước kia, cứ mỗi dịp xuân về, người dân nơi đây lại tổ chức lễ rước thánh rất long trọng vào chính ngày sinh của đức thánh Tản – ngày 15 tháng Giêng. Nhưng nhiều năm qua, vì nhiều lý do mà những nghi lễ trang nghiêm này bị lãng quên. Tới năm 2010, nhân dân và chính quyền nơi đây lại họp sức, đồng lòng quyết tâm xây dựng lại một lễ hội truyền thống vào đúng ngày rằm tháng Giêng.

Tháng 11 năm 2012 tức tháng 10 Nhâm Thìn Đền Hạ được khởi công xây dựng lại theo quyết định của Bộ Văn Hóa – Du lịch và thể thao. Đền được xây trên nền tảng của ngôi đền cũ có sự mở rộng với quy mô hình thái giống khu đền Trung. Kinh phí khoảng 65 tỷ. Theo nhà Đền nguồn kinh phí này được sự tài trợ của Nhà nước và một phần từ sự công đức của một số tổ chức, doanh nghiệp, con nhang, đệ tử nhà Đền.

Sơ đồ dự án tôn tạo đền Hạ (Ảnh Nguyễn Văn Thân)

 

Đền Trung (Tây cung)

Đền Trung nằm trên lưng chừng núi Tản Viên, khoảng cốt 600. Đền Trung được người dân nơi đây truyền tụng là chốn hết sức linh thiêng. Trước đây, không có đường cho xe lên, chỉ có đường mòn, người dân phải đi bộ. Bây giờ thì ô tô, xe máy đều có thể lên được tận nơi. Đứng ở đền Trung, phóng tầm mắt ra xung quanh là những ngọn núi với mây trắng bồng bềnh ôm ấp, phía trên là bầu trời xanh thẳm – cảnh sắc như một bức tranh lụa tuyệt tác. Không gian nơi đây dường như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, mang một không khí tĩnh mịch vô chừng, tưởng như có thể nghe thấy cả tiếng lá rơi, tiếng gió thổi... Quần thể đền Trung xưa kia rất tráng lệ, được xây dựng ở chính nơi mà xưa kia Tam vị Thánh Tản - tức ba anh em họ Nguyễn tập chú thuật cùng với Dưỡng mẫu là bà Ma Thị. Nhưng do thời gian và chiến tranh tàn phá, đền bị lãng quên, và hiện nay đang được từng bước tu sửa lại. Gian giữa hậu cung – nơi uy nghiêm nhất trong đền – bày trí 3 pho tượng là hiện thân của tam vị đức thánh Tản

Hàng năm, rất đông du khách thập phương vẫn lũ lượt kéo đến chiêm bái, cầu an tại đây. Quần thể đền Hạ và đền Trung còn được gọi là Tây cung hay là chính cung thờ thánh Tản Viên.

Theo www.thanhtanvien.com (tháng 8/2009) Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì (khoảng cốt 600m). Cuốn Ngọc Phả “ Sự tích Đức Thánh Tản” lưu giữ tại Đền Và (Đông cung) do Quản giám bách thân Nguyễn Hiển sao lại năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) có ghi Đền Trung là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Truyền thuyết kể lại rằng bà Ma Thị đã lập chúc thư (di chúc) giao lại toàn bộ đất đai ở vùng núi và chân núi Ba Vì cho con nuôi là Nguyễn Tuấn và có trách nhiệm lập đền thờ để hương hỏa cho bà. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại Đền.

 

 

                                                                Toàn cảnh Đền Trung (nguồn: Du lịch, Go thứ 7 ngày 7 năm 2012)

        Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa Đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ. Bên tả có suối Đền, bên hữu có suối Tiên, cả hai suối ấy lấy nước từ núi Tản đổ xuống khe sâu hợp thành suối Cái. Từ Đền Trung phóng tầm mắt sang bên kia sông Đà là núi Lưỡi Hái, chân núi là đất xã Trung Nghĩa (thuộc tỉnh Phú Thọ), có đền thờ thân mẫu của Đức Thánh Tản (Đền Lăng Xương).

Đền Trung kiến trúc kiểu chữ TAM, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của Đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên – Sơn Tinh, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông – Tây – Nam – Bắc . Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh Đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là Đền Lang nay Đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Trước Đền Lang là một ngôi nhà thờ Phật. Dưới chân Đền từ hướng hai cột đồng trụ trông ra là một ngôi đền nhỏ thờ Thái Bạch Thần Tinh, một vị tiên trên trời đã ban tặng cho Thánh Tản Viên – Sơn Tinh chiếc gậy thần để cứu nhân độ thế. Ngoài ra còn có bàn thờ lộ thiên thờ chúa sơn lâm (năm con hổ), nhà tiền tế, đền thờ Tả quan Nguyễn Hiển, là em con ông chú của Thánh Tản Viên. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản.

Đền Trung ngoài việc thời Tam vị Đức Thánh Tản, còn lập một số nhà thờ riêng như mẹ nuôi Sơn Tinh, bà Ma Thị - Cao Sơn Thần nữ, tả quan Nguyễn Hiền, Thái Bạch Thần Tinh v.v… Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, là ngôi Đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi Đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.

Đền Trung có các ngày chính tiệc diễn ra trong năm như:

Ngày 03/01 âm lịch, tương truyền là ngày sinh Nguyễn Hiển (Tả quan)

Ngày 15/01 âm lịch, tương truyền ngày sinh Đức Thánh Tản

Ngày 03/3 âm lịch tết Hàn Thực. Ngày 05/5 âm lịch tết Đoan Ngọ

Ngày 15/5 âm lịch tương truyền ngày hóa của công chúa Phương Dung (vợ Nguyễn Hiển)

Ngày 15/7 âm lịch lễ Vu Lan. Ngày 15/8 âm lịch tế mùa thu

Ngày 10/10 âm lịch tết cơm mới

Ngày 25/12 âm lịch, tương truyền là ngày hóa của Nguyễn Hiển (Tả quan).

 

Đền Thượng (Thượng cung thần điện)

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Đây là nơi ngự trị muôn đời của thần Tản Viên (tức Sơn Tinh) canh giữ cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt. Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn), gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản, còn chữ Viên có nghĩa là tròn. Đền Thượng trên đỉnh Tản Viên là ngôi đền rất linh thiêng, nhân dân truyền nhau rằng ai có điều gì muốn cầu xin Thần Tản Viên đều có ứng nghiệm.

“Thứ nhất đỉnh Vua, Thứ hai đỉnh Mẫu, Thứ ba đỉnh Nàng”. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1120m.

Theo truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh: Sơn tinh cùng Mị Nương sau khi đã hoàn thành sứ mệnh đã về ẩn cư tại sườn núi Tản. Về sau không ai còn thấy Sơn Tinh nữa, nhân dân cho rằng Sơn Tinh và công chúa Mị Nương đã đắc đạo và về trời. Cũng không ai biết chính xác nơi thần thoát xác, vì thế nhân dân nơi đây đã chọn đỉnh núi Tản là nơi thờ vọng thần và coi đó là nơi ngài thoát xác khi đắc đạo. Do thế mà đền Thượng được xây dựng lên. Đền Thượng xưa kia chỉ là một thảo am nhỏ, được tu tạo lại vào năm 1993 với kiến trúc khá độc đáo, ba gian hai trai, một nửa mái sau ấp vào vách đá. Vì thế nên đền Thượng còn được gọi bằng một cái tên khác là đền Một Mái.

Đền Thượng nằm ở độ cao hơn 1281 mét so với mực nước biển. Đại đức Thích Đạo Thịnh cho biết, bình thường ở đây quanh năm sương phủ không thể nhìn xa được, nhưng vào ngày có nắng, trời trong xanh và quang mây thì có thể phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng phong cảnh nên thơ của vùng đất xứ Đoài cổ kính này... Đứng từ đây, có thể nhìn rõ dòng sông Đà chảy êm đềm, bao bọc dãy núi Tản, ôm ấp những xóm làng yên bình vùng trung du Bắc Bộ. Nếu xét về độ cao, núi Tản Viên chưa phải là ngọn núi cao nhất nước ta, nhưng từ xa xưa đã có câu ca rằng: “ Nhất cao là núi Ba Vì, thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Phải lên đền Thượng, phải đứng ở vị trí mà con người có thể cảm nhận được từng lớp mây trắng đang vây quanh mình, được hòa mình vào một thiên nhiên trong lành đến tinh khiết và ngẫm nghĩ về công lao của người anh hùng dân tộc, vị thánh muôn đời trong lòng người dân Việt thì ta mới thấy hết được câu nói trên.

Không phải ngẫu nhiên mà hàng triệu lượt người dân Việt từ Nam ra Bắc - hàng năm vẫn lũ lượt về đây dâng hương, tưởng nhớ tới công lao to lớn của đức thánh Tản. Người ta vẫn truyền tai nhau rằng, đứng ở đền Thượng, đánh một tiếng chuông thì tiếng chuông ấy sẽ vang lên thấu trời xanh... Đó là một mơ ước, hơn thế- là niềm tin, là khát vọng của mỗi người Việt nam về những gì tốt đẹp dành cho cuộc sống, về tình nghĩa gắn bó đồng bào- tức là con từ cùng một bọc sinh ra; tình nghĩa ấy sẽ mãi mãi trường tồn. (theo Posted by Admin on 22/10/2009)

Theo www.thanhtanvien.com (tháng 8/2009) Đền Thượng khởi dựng từ bao giờ, đến nay vẫn là một câu hỏi đặt ra với các nhà nghiên cứu. Truyền thuyết và các Ngọc Phả có liên quan cho rằng Đền Thượng có từ thời Vua An Dương Vương. Đền Thượng thờ Thánh Tản Viên – Sơn Tinh trên một mái núi thắt cổ bồng có hình tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên. Phía Tây có Đà Giang, chảy về hướng Bắc, xung quanh có nhiều cây cổ thụ cảnh trí đẹp.

Một số tài liệu chép “Đền Thượng khởi dựng từ thời Bắc thuộc, trùng tu vào đời Đường Ý Tông (860 – 874). Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, phần phụ lục có ghi: “Nhân Tông triều Lý sai thợ làm thuyền ở ngọn núi thứ nhất, có lầu 20 tầng”. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép về đời Lý Nhân Tông (1073) có ghi: “Bấy giờ mưa dầm rước phật Pháp Vân về kinh để cầu tạnh và cúng thánh núi Tản Viên”. Đời Vua Lý Anh Tông (1145) có ghi : “Mùa thu, tháng 7 làm đền thần núi Tản Viên”. Như vậy qua các thư tịch cổ thì Đền Thượng đã có từ thời Lý Nhân Tông.

Trong cuốn s&aacut

Thư viện ảnh