Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

PHẦN THỨ II: LỊCH SỬ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI: CHƯƠNG II HỌ NGUYỄN VIỆT NAM THỜI LOẠN 12 XỨ QUÂN VÀ NHÀ ĐINH (944-980)

Ngày đăng: 01/10/2021
Tóm tắt:

PHẦN THỨ II: LỊCH SỬ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI: CHƯƠNG II HỌ NGUYỄN VIỆT NAM  THỜI LOẠN 12 XỨ QUÂN VÀ NHÀ ĐINH (944-980)

Nội dung:

CHƯƠNG II : HỌ NGUYỄN VIỆT NAM  THỜI LOẠN 12 XỨ QUÂN VÀ NHÀ ĐINH (944-980)

2.1. Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.

Năm 944, Ngô Quyền mất, em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.

Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương.

Từ 966 hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế 12 xứ quân mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân

< >Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa). Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh OaiHà Nội)Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ)Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh TườngVĩnh Phúc)Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh TrìHà Nội)Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)Lý Khuê (Lý Huy?) tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận ThànhBắc Ninh)

< >Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn GiangHưng Yên)  (http://vi.wikipedia.org/)

2.2. Nhà Đinh (chữ Hán: 丁朝, Đinh Triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.

Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn). Ông là người Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Cha là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan.

Thời kỳ đó Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở Hoa Lư. Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu. Sau khi Trần Minh Công chết, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Trong hơn 3 năm, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: Đinh LiễnĐinh Toàn (Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn là con cả, đã cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Năm 978, Đinh Bộ Lĩnh lập con út là Hạng Lang làm thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên giết chết Hạng Lang vào mùa xuân năm 979.

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại trong cung. Sử ghi thủ phạm là nội nhân Đỗ Thích, nhưng các nhà nghiên cứu gần đây đặt ra giả thiết khác.

Năm 979 Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, là Đinh Phế Đế.

Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế năm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, là nhiếp chính. Các đại thần Đinh Điền,Nguyễn BặcPhạm Hạp thấy vậy, lại nghi Lê Hoàn tư thông cùng Thái hậu Dương Vân Nga nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết chết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam sang Chăm Pa, sau đó cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.

Năm 980nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Nhà Đinh kết thúc, truyền được đến đời thứ hai, trị vì 12 năm (968-980).

Lê Hoàn sau khi lên ngôi lập ra nhà Tiền Lê đã đánh thắng quân Tống (tháng 4 năm 981). Đinh Toàn trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm 1001, trong lần cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thuỷ Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên chết. ( http://vi.wikipedia.org/)

2.3. Nguyễn Khoan (chữ Hán阮寬) hay Nguyễn Thái Bình (阮太平)  theo thần tích xã Văn Uyên và xã Đông Phù Liệt,Thanh TrìHà Nội thì Nguyễn Khoan là cháu của Nguyễn Hãng – một danh tướng Bắc triều, con của Nguyễn Nê – quan võ đời Tấn (936 – 946). Nguyễn Nê đem quân sang nước Việt đòi họ Dương triều cống. Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả lấy vợ Việt sinh ra ba con trai là Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu

Sau khi Nguyễn Nê chết ba anh em giữ binh quyền, theo mẹ ở nước Việt gây nghiệp, người nào cũng nhiều của cải, nhiều quân quyền.

Dưới thời Ngô Quyền, Nguyễn Khoan trấn thủ vùng Tam Đái (nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Về quân sự, ông xây dựng thủ phủ trên gò Biện Sơn (Độc Nhĩ Sơn) và đóng đồn ở gò Đồng Đậu, chiêu mộ và huấn luyện dân binh để xây dựng lực lượng quân sự dùng khi hữu sự. Tuy nhiên, ông cũng chú ý đến phát triển kinh tế, chủ trương khuyến khích và chăm sóc nghề nông, canh tân tập tục nông thôn. Với sự giúp đỡ của hai tùy tướng tài và hai người vợ tài giỏi, ông đã xây dựng được vùng Tam Đái được thái bình thịnh trị, nhân dân ấm no vui vẻ. Khu vực Tam Đái xưa vốn nổi tiếng trù phú với câu ca "Nhất Tam Đái, nhị Khoái Châu". Nay có Đồng Đậu là một di chỉ cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở trung tâm vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ, phạm vi diện tích phân bố rộng nhất, tầng văn hoá dày nhất, chứa đựng khối lượng hiện vật khảo cổ rất lớn và phong phú. Ông có công phò Ngô Quyền đánh giặc Nam Hán.

Năm 944, Ngô Quyền qua đời. Triều đình Ngô Vương rối loạn và mất dần khả năng kiểm soát đối với các địa phương. Năm 965Ngô Xương Văn đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn nỏ trúng, tử trận. Thôn Đường tức Đường Lâm, thuộc phạm vi kiểm soát của sứ quân Ngô Nhật Khánh, còn thôn Nguyễn Gia Loan thuộc phạm vi kiểm soát của sứ quân Nguyễn Thái Bình, tức Nguyễn Khoan.

Trong nỗ lực cuối cùng, Ngô Xương Xí lên kế thừa ngôi vị, nhưng bất lực trước thời cuộc nên tự lui về giữ Bình Kiều (Triệu SơnThanh Hóa), tự coi mình là một sứ quân. Một số tướng lĩnh, thổ hào địa phương cũng xây dựng thế lực cát cứ, hình thành Loạn 12 sứ quân.

Vốn gắn bó với vùng Tam Đái, lại có nhiều công ơn với nhân dân trong vùng, thời loạn lạc, Nguyễn Khoan dần xây dựng thế lực riêng, nghiễm nhiên trở thành một sứ quân mạnh. Ông tự xưng Nguyễn Thái Bình, tước Quảng Trí Quân.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, thì Nguyễn Khoan không chết mà xuống tóc đi tu.

Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của sứ quân Nguyễn Khoan đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc ông có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền và duy trì trật tự tại Tam Đái để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao ông vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ.

Hiện nay, chỉ còn đền Gia Loan ở thị trấn Yên Lạc và đình Lác ở làng Giã Bàng, xã Tề Lỗ (đều thuộc huyện Yên Lạc) là nơi thờ riêng ông. Ngoài ra còn có chùa Biện Sơn, cũng thuộc thị trấn Yên Lạc, thờ Nguyễn Khoan, được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Làng Vĩnh Mỗ có lệ đánh cá thờ, mở vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Ở Ao Nâu bên xứ gò Đậu - dân làng chài chọn con cá to nhất đánh được dâng cúng sứ quân Nguyễn Khắc Khoan là Thành hoàng của làng.

Đền Gia Loan là nơi lưu giữ được nhiều yếu tố liên quan đến Nguyễn Khoan cũng như những ghi nhận công đức của ông. Nơi đây còn lưu giữ được cuốn ngọc phả viết năm Lê Vĩnh Hựu thứ 6 (1752). Nơi đây còn có cả bức đại tự Vĩnh Khang Tiện Dân (mãi mãi yên lành khoẻ mạnh cho mọi người dân), được treo trong đền Gia Loan cùng câu đối ca tụng công đức to lớn của ông đối với nhân dân vùng Tam Đái.

Tam Đái tiểu triều đình, cát cứ nam thiên thân vũ trụ.

Ngũ trang lưu thắng tích, đạt bào tây địa chấn sơn hà.

Tạm dịch:

Tiểu triều đình nhỏ ở Tam Đái, phân chia cương vực chiếm giữ trời Nam.

Năm trang còn giữ được di tích đẹp cùng trong đất miền Tây vững bền sông núi.

Hiện nay, đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là địa chỉ nằm trong tam giác gắn kết với Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu và chùa Biện Sơn thành một quần thể di tích đặc trưng vùng sông Loan - núi Biện hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, mỹ thuật và khách tham quan du lịch về vùng đất Yên Lạc nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung.(http://vi.wikipedia.org/)

2.4. Nguyễn Thủ Tiệp (chữ Hán: 阮守挾; 908-967) hay Nguyễn Lệnh công (阮令公) là một sứ tướng trong thời 12 sứ quân cuối triều nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là sứ quân giàu tham vọng với việc tự xưng Vương ở châu Vũ Ninh, vùng đất thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay.

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Nguyễn Thủ Tiệp còn một tên hiệu nữa là Ba An quân, mình dài tiếng to, ai nghe thấy tiếng nói cũng phải giật mình, người ta gọi là ông Sấm (Lôi Công). Đến khi khởi binh, Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh công, đóng giữ huyện Tiên Du, sau đánh đuổi thứ sử Dương Huy, lấy cả Vũ Ninh, tự xưng là Vũ Ninh vương, giống tên hiệu một vị vua trong thời kì Tam Quốc.

Theo thần phả và theo nhà nghiên cứu Nguyễn Danh Phiệt, thì ông cùng với 2 sứ quân khác là Nguyễn Khoan và Nguyễn Siêu là 3 anh em, tổ tiên vốn là người Phúc Kiến di cư vào Việt Nam. Cũng như các anh em của mình, ông cũng là thủ lĩnh địa phương thời Ngô Quyền, chiếm giữ vùng Tiên Du (Bắc Ninh) vào khoảng năm 945.

Sau khi Ngô Quyền qua đời vào năm 944, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô. Các tướng lĩnh và thổ hào địa phương các nơi không chịu thuần phục, nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh công, chiếm giữ Tiên Du. Tại đây, ông trở thành một sứ quân quyền lực với nhiều tài sản, có trang trại lớn gọi là Nguyễn Xá Trang.

Nguyễn Thủ Tiệp phong cho Nguyễn Quốc Khanh là Đại tướng quân, thống lĩnh toàn bộ binh sĩ. Khi 2 anh em của mình là Nguyễn Khoan và Nguyễn Siêu lần lượt bị Đinh Bộ Lĩnh đánh tan và giết chết, Nguyễn Thủ Tiệp bèn liên kết với sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại để chống trả. Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh để Đinh Điền cùng mấy tướng trẻ, ở lại giữ Tam Đái và Phong Châu, còn mình và con cả là Đinh Liễn, đem binh thuyền xuôi sông Hồng, sông Đuống tiến đánh cả Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê. Cánh quân Đinh Bộ Lĩnh hội cùng với cánh quân của Nguyễn Bặc từ Thanh Oai lên, tấn công từ Cổ Loa tiến thẳng vào Tiên Du. Đinh Liễn thì từ sông Hồng, theo sông Nguyệt Đức, vòng theo phía sau lưng, chặn đường không cho quân của Lý Khuê ở Siêu Loại đến tiếp ứng. Thành vỡ, Nguyễn Thủ Tiệp giả làm thầy lang, đeo bọc thuốc chạy trốn, bị bắt ở bến đò No, sau đó bị Đinh Bộ Lĩnh giết.

Tuy nhiên, theo thần tích làng Tiên Xá, Bắc Ninh thì Nguyễn Thủ Tiệp dẫn quân chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Sau khi bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp, vùng đất chiếm đóng của ông thuộc Đạo Bắc Giang, một trong mười đơn vị hành chính của quốc gia Đại Cồ Việt thời Đinh.

Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, Nguyễn Thủ Tiệp được người dân lập đền thờ ở xã Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và đình Phúc Nghiêm, Phật Tích, Tiên Du (Bắc Ninh).

Nguyễn Thủ Tiệp cũng được nhân dân Ném Đoài, xã Khắc Niệm lập đền thờ. Giữa những năm thập kỷ 60 thế kỷ XX nhà đền chuyển làm kho hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1982 ngôi đền được xây dựng lại, nằm cùng dãy và giáp hồi Cổ Niệm tự, kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm hậu cung 2 gian, tiền đường 5 gian, kết cấu vì đơn giản. Nhà đền lưu giữ một số hiện vật có giá trị như: Một lư hương sành thời Lê, hai chóe đựng nước cúng, một bộ bát bửu, tượng Nguyễn Thủ Tiệp tạc năm 1937, một thần tích bản sao, khắc gỗ năm 1932 và một số đồ thờ khác. Cổ Niệm tự là ngôi chùa Nguyễn Thủ Tiệp phát tâm xây dựng bị phá trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1980, nhân dân địa phương đã chuyển khu chùa về nhà kho của hợp tác xã cải tạo thành chùa để thờ phụng. Năm 2006, làng xây dựng riêng ngôi đình cùng khu đất đền, chùa. Lễ hội lớn nhất trong năm là lễ hội kỷ niệm ngày sinh Thành hoàng Nguyễn Thủ Tiệp từ mồng 4 đến 11 tháng Giêng âm lịch.

Đình Phúc Nghiêm được xây dựng vào thời Lê Sơ, thờ Thành hoàng Nguyễn Thủ Tiệp, là một trong 12 sứ quân có công chiêu binh dẹp loạn, bảo vệ dân làng thoát cảnh loạn ly. Đình Phúc Nghiêm ở huyện Tiên Du, cách đình Tiên Xá khoảng 8 km. Đến thời Lê Trung Hưng, đình được trùng tu và mở rộng với quy mô lớn. Ngôi đình cổ là tòa đại đình lớn gồm 5 gian, mái ngói đao cong, bộ khung gỗ lim, chạm khắc tinh xảo, nghệ thuật. Hiện đình có kiến trúc kiểu chữ “Đinh” gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, bộ khung gỗ chạm khắc nghệ thuật, mang phong cách truyền thống. Đình Phúc Nghiêm còn bảo lưu được một số tài liệu sưu tầm và cổ vật như bia đá, thần tích, thần sắc sao chụp. Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương. Hội đình (17-2 Âm lịch) hàng năm vẫn giữ được những nét truyền thống với nghi thức tế lễ và các hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao như: vật, đu tiên, hát Quan họ, diễn tuồng, chèo (http://vi.wikipedia.org/)

2.5. Nguyễn Siêu (chữ Hán阮超) hay Nguyễn Hữu Công (阮右公) là một sứ quân nổi dậy trong thời loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 10. Nguyễn Siêu là em các sứ quân Nguyễn Khoan và Nguyễn Thủ Tiệp. Ông cát cứ ở Thanh Trì (Hà NộiViệt Nam) để xây dựng lực lượng và trở thành một sứ quân mạnh. Tháng 7 năm 967, Đinh Bộ Lĩnh thống lĩnh quân binh, cử Nguyễn Bặc làm Tiên phong đánh dẹp thế lực cát cứ của ông, tiến thêm một bước trong quá trình thống nhất, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử.

Ngay từ thời Ngô vương trị vì, Nguyễn Siêu đã là một thủ lĩnh ngầm cát cứ ở khu vực Đông Phù Liệt. Đến khi triều đình Cổ Loa không còn đủ sức kiểm soát lãnh thổ, vua Ngô Xương Xí rời kinh đô về chiếm đóng ở Thanh Hóa, Nguyễn Siêu đã xây dựng cho mình được lực lượng cát cứ hùng mạnh, chiếm giữ vùng Tây Phù Liệt (Thanh TrìHà Nội ngày nay).

Nguyễn Siêu nuôi dưỡng môn đệ trên 8.000 người, binh mã có trên 10 vạn, không ngừng thu phục anh hào, thế lực ngày càng mạnh.

Ngày 6 tháng 6 năm Đinh Mão (tức 15 tháng 7 năm 967), Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn cùng rất nhiều binh lính đều tử trận.

Ngày 15 tháng 7 năm Đinh Mão, Đinh Bộ Lĩnh thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong dẫn theo 10.000 quân, Lê Hoàn làm tiếp ứng lĩnh 8.000 quân, Vương trực tiếp lĩnh 7.000 quân. truyền lệnh khi nghe tiếng pháo nổ thì đồng loạt tiến đánh. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông Hồng tìm viện binh của các sứ tướng Lã Đường và Lý Khuê. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại, quân Hoa Lư nghe pháo lệnh đồng loạt đánh. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu bỏ chạy và tử trận. Theo thần phả thì trận đánh quyết định diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm đó (tức 23 tháng 8 năm 967).

Theo thần tích xã Đông Phù, Thanh Trì thì sứ quân Nguyễn Siêu nằm trên địa bàn Tây Phù Liệt có tới 8000 môn đệ, 100. 000 binh mã, địa bàn cát cứ có giới hạn trong khoảng từ 30 – 40 km.

Thời kỳ các sứ quân cát cứ từng vùng để tiến lên giành quyền cai trị Tĩnh Hải quân, Nguyễn Siêu đã tiến hành xây dựng thành lũy kiên cố. Qua những thần tích còn để lại có thể tuyến lũy của Nguyễn Siêu có chiều 10km kéo dài từ Việt Yên qua Ngọc Hồi. Lũy được cấu tạo bằng cọc rặng tre gai đã có sẵn, bao quanh các thôn xóm, được trồng thành nhiều lớp, bên ngoài là cánh đồng nước hoặc đầm lầy. Chân cọc rào tre được đắp đất dày và vững chắc. Mãi đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì rặng tre và lũy đất vẫn là những công trình kiến trúc quân sự rất có giá trị.

Tại trung tâm căn cứ, nơi đặt đại bản doanh của Nguyễn Siêu vùng gò đồi tập trung mà hiện nay còn thấy rải rác tại các cánh đồng làng Đông Phù Liệt. Các mô Ma Cả, Ma Treo, Đường Chộ, Tam Thai… được đắp đất để cao thêm, nối liền tạo thành bức tường thành bọc lấy cánh đồng Dinh là vết tích còn để lại. Hiện nay chỉ có thể thấy một cách phác lại diện mạo căn cứ này để hiểu thêm về nghệ thuật quân sự ở thế kỷ X của các bậc tiền nhân.

Vùng đất Thanh Trì ngày nay còn 3 xã có đền và miếu thờ Nguyễn Siêu, tập trung vào 4 làng liền kề nhau: làng Việt Yên và Đông Thạch (xã Ngũ Hiệp), làng Đông Phù (xã Đông Mỹ) và làng Văn Uyên (xã Duyên Hà), riêng làng Đông Phù thờ ông làm thành hoàng vì đây là trung tâm của căn cứ Tây Phù Liệt. Người dân Đông Phù coi ông là người sáng lập làng.Tại khu vực Tây Phù Liệt ngày nay có rất nhiều di tích cổ thờ sứ quân Nguyễn Siêu và các tướng lĩnh nhà Đinh, minh chứng cho những cuộc chiến ác liệt từng diễn ra tại căn cứ quân sự này thời loạn 12 sứ quân.

Đình Đông Phù, thuộc làng Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đây là một ngôi đình cổ được cho là xây dựng từ thời Tiền Lê để thờ vị sứ quân chiếm đóng vùng Đông Mỹ. Tương truyền, khi bị Đinh Tiên Hoàng đánh bại, thi thể của Nguyễn Siêu trôi trên sông dạt vào địa phận tỉnh Hưng Yên, được nhân dân Đông Phù đưa về chôn cất rồi lập đền thờ. Lễ hội đình Đông Phù được tổ chức trong hai ngày, từ 06 đến 07 tháng hai âm lịch hàng năm, thu hút rất nhiều nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đền Hậu thuộc thôn Đông Kết, xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cũng phối thờ Nguyễn Siêu cùng 1 vị tướng thời Hùng Vương. Tương truyền sau khi bị Đinh Bộ Lĩnh đánh cho thua trận, Nguyễn Siêu chết, xác ông trôi về địa phận xã Đông Kết, thi thể 3 tháng không nát, nước da vẫn tươi tắn như lúc còn sống, nhân dân địa phương phong cho là nhân thần nên đã lập đền thờ. (http://vi.wikipedia.org/)

2.6.Nguyễn Bặc (chữ Hán: 阮匐; 924 – 15 tháng 10979 âm lịch) là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam.

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là Động Hoa Lư, Xã Gia Hưng, huyện gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), Đại Cồ Việt. Hiện nay Hội Đồng Dòng Tộc Nguyễn Bặc Toàn Quốc - Ban quản lý quần thể di tích nhà thờ và mộ đức Thái tể Triều Đinh - Định Quốc Công Nguyễn Bặc cùng với toàn thể bà con dòng tộc chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức lễ giỗ của Ngài 14 - 15/10 âm lịch hàng năm, và ngài được suy tôn là (Đức Thái Thủy Tổ) của Dòng Tộc Nguyễn Đại Tông. Thuở nhỏ, ngài đã cùng kết bạn với Đinh Bộ LĩnhĐinh ĐiềnTrịnh Tú và Lưu Cơ.

Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Theo thần phả, khi đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn SiêuNguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác bị tử trận. Vạn Thắng Vương liền truyền Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoàn đem quân đánh báo thù, kết quả diệt được Nguyễn Siêu (967).Thần phả còn ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bồ là anh cả có chánh thất Phu Nhân và có con cái nhưng không thấy tài liệu nào ghi chép, chỉ ghi chánh thất thứ nhất là Công Chúa Quế Hương con gái của Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Phục, đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh ĐiềnTrịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này.

Ông luôn cắp giáo đứng hầu mỗi khi Đinh Bộ Lĩnh bàn việc quân, hay nếm trước thức ăn để tránh cho Lĩnh khỏi bị đầu độc. Khi ra trận mạc ông luôn xông pha đi đầu. Có lần Đinh Bộ Lĩnh bị trúng tên ngã ngựa, ông cõng vua trên lưng, leo lên núi đá dựng đứng để thoát vòng vây. Ngoài trận đánh Nguyễn Siêu, Nguyễn Bặc chỉ huy các trận đánh buộc Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hải Dương), Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Sơn Tây) và Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hoá) phải quy thuận. Trong trận đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Bặc chỉ huy cánh quân đánh vào thành Trại Quyền (Quốc Oai). Nguyễn Bặc đóng góp nhiều công lao trong việc đánh dẹp các sứ quân, giúp thống nhất toàn quốc dưới tay vua Đinh.

 

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công, Đinh Điền được phong làm ngoại giáp. Chính sử không nói rõ nhưng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng: Nguyễn Bặc làm Định Quốc Công, coi việc Nội Giáp, tức là việc nội chính, còn Đinh Điền làm Ngoại Giáp coi việc bên ngoài.

Ông là người đã khuyên Đinh Bộ Linh lên ngôi Hoàng đế, định đô ở Hoa Lư và là người tận trung với nhà Đinh

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị sát hại. Quan Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích bị nghi là thủ phạm hàng đầu, sợ hãi bỏ trốn.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ba ngày sau, Đỗ Thích khát nước thò tay ra hứng nước mưa uống, bị cung nữ phát hiện đi báo. Nguyễn Bặc lập tức bắt giết ngay Đỗ Thích. Ông cùng các đại thần tôn phò con nhỏ của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi, tức là Đinh Phế Đế. Mẹ Phế Đế là Dương Vân Nga trở thành thái hậu.

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Nguyễn Bặc, Đinh Điền làm phụ chính cho Phế Đế, nhưng lúc đó Dương thái hậu cho Lê Hoàn làm Phó vương, nắm quyền chỉ huy quân đội, chuyên quyền, tự do ra vào cung cấm. Nguyễn Bặc lo lắng bàn với các tướng:

"Lê Hoàn sẽ bất lợi cho "nhụ tử", chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính trước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng nữa?".

Ông bèn cùng Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến đánh Lê Hoàn. Nguyễn Bặc và Đinh Điền kéo quân từ châu Ái (nay thuộc Thanh Hoá), định kéo thẳng đến kinh đô để giết Lê Hoàn. Dương thái hậu nghe tin, bảo Lê Hoàn:

"Bọn Bặc nổi loạn, quan gia hãy còn thơ ấu, cáng đáng sao nổi giữa lúc quốc gia lắm nạn này! Ông nên tính đi".

Lê Hoàn nói: "Tôi đây làm phó vương, quyền giữ việc nước, dù sống chết cũng xin gánh lấy trách nhiệm".

Lê Hoàn liền sắp xếp quân đội, đánh nhau với Nguyễn Bặc, Đinh Điền ở Ái Châu. Lê Hoàn vốn là người giỏi dùng binh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền không chống nổi, lại đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn theo chiều gió, phóng lửa đốt cả thuyền chiến. Đinh Điền bị chết tại trận, còn Nguyễn Bặc bị bắt, đưa về kinh đô. Trước mặt Nguyễn Bặc, Lê Hoàn kể tội ông:

"Đấng Tiên đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi lại nhân lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?".

Rồi Lê Hoàn giết hại ông. Năm đó ông 56 tuổi, cùng sinh một năm và chết 1 năm với Đinh Tiên Hoàng.

Theo gia phả thì Nguyễn Bặc bị hành quyết ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão, tức ngày 7-11-979 ở Ngô Khê Thượng, ngoại thành Hoa Lư. Kinh Thành Hoa Lư có 9 vòng thành, Ngô Kế Thượng là vòng thành thứ 7, là nhiệm sở của ông khi còn sống. Đến nay ở đây vẫn còn đền thờ và có tượng của ông. Khu bản doanh cũ của ông nay gọi là làng Hành Khiển.

Sau khi Nguyễn Bặc bị hành quyết, gia thần của ông được lượm xác, đưa xuống thuyền chở về an táng tại Đại Hữu quê nhà. Đến thời nhà Lý, ông được truy phong là Phúc thần.

Nguyễn Bặc, Đinh Điền đã chết rồi, quân của Phạm Hạp mất tinh thần, chạy lên hương Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đem quân đuổi theo, bắt đưa về kinh đô, giết chết.

Các đạo quân chống đối bị tiêu diệt, Lê Hoàn được sự hỗ trợ của Dương thái hậu và tướng quân Phạm Cự Lạng, liền phế Đinh Toàn làm Vệ vương như cũ, giành lấy ngai vàng, tức là vua Lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê.

Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ ông và Đinh Điền. Theo các nhà nghiên cứu sử học, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều hơn số đền thờ Lê Hoàn và Dương hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với các ông.

Tỉnh Hà Nam Ninh cũ có tới 134 nơi thờ và phối thờ Nguyễn Bặc. Đền vua Đinh ở cố đô Hoa Lư; ở xã Gia Phương; ở Ba Dân (Kim Bảng); đền vua Đinh ở Ý Yên; đền Tứ Trụ ở Tràng An… nơi nào cũng thờ Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Các lễ hội như cờ lau tập trận, hội đền vua Đinh… đều diễn hình ảnh vua Đinh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, xem như những người hùng tiêu biểu cho tinh thần thượng võ dân tộc. Nhiều nơi thờ các vị thần khác mà vẫn lưu lại sự tích, có khi thờ cả Đinh Điền, Nguyễn Bặc gắn bó với nhau, được dân địa phương sùng kính (như các đền miếu ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình, chùa Long Hoa ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, đền chùa ở bến Vạc Ninh Bình, đình Động Phi ở huyện Ứng Hòa Hà Nội…). Chứng tỏ, hai vị sống thân thiết, chết lại không xa rời, trở thành hình ảnh tâm linh hòa hợp giữa lòng ngưỡng mộ của nhân dân.

< >Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thôn Vĩnh Ninh (Gia ViễnNinh Bình).Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa LưNinh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đền có 3 tòa: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa gọi là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh TúLưu Cơ. Toà trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên HoàngĐinh LiễnĐinh Toàn và Đinh Hạng Lang.Tại thôn Vân Hà làng Đại Hữu (Gia ViễnNinh Bình) có ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viên kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền.Đình Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư nằm sát kinh đô Hoa Lư thờ Nguyễn Bặc với thần tích cho biết ông từng trấn giữ ở đây. Đền Nột Lấm xã Ninh Xuân cũng thờ "Đinh triều tả giám sát hay "Hành Khiển Quang Lộc đại vương" là Nguyễn BặcĐền Hiềm ở phường Phúc Thành, Ninh Bình là nơi thờ ông với thần tích ghi lại những hiềm khích với Lê Hoàn.Di tích chùa Đẩu Long, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cùng 6 vị thần khác.Tại miếu Đông Thương xã Khánh An huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, ông được phối thờ cùng Đinh Điền.Tại làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệphuyện Thanh TrìHà Nội, có đình Ba Dân là đình chung của 3 làng: Cương Ngô, Cổ Diễn, Đồng Trì thờ chung các ông Nguyễn Bặc, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục.Tại làng Văn Điển thuộc xã Tứ Hiệphuyện Thanh TrìHà NộiTại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ ông làm thành hoàng, trong đó thôn Ngô Hạ thờ tượng. Năm Canh thân (1980) chi họ Nguyễn Đình rước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn).Đình Mai Nội, xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội là nơi thờ Nguyễn Bặc với biệt danh Quang MinhĐền thờ Định Quốc Công Nguyễn Bặc tại làng Phú Cốc, xã Thanh Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam ĐịnhTại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mạng cho xây miếu Lịch Đại Đế vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong đó có Nguyễn Bặc.Năm Đinh Dậu (1917) ông được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần.Hiện tại trung tâm thành phố Ninh Bình đang xây dựng khu Quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế với 4 góc có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá.Gia Viễn, Ninh Bình). Lăng được trùng tu lần mới nhất vào năm Kỷ Tỵ (1989).

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thưNgô Sĩ Liên nhận định về ông như sau:

“Chu Công là người vương thất rất thân, giúp vua nhỏ tuổi còn không tránh khỏi những lời gièm pha phao truyền. Lê Hoàn là đại thần khác họ, nắm giữ binh quyền, làm công việc như Chu Công, thường tình còn ngờ vực, huống là Nguyễn Bặc ở chức thủ tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ hay sao? Bọn họ khởi binh không phải làm loạn, mà là một lòng phù tá nhà Đinh, vì giết Hoàn không được mà phải chết, ấy là chết đúng chỗ. Nay xem lời Đại Hành kể tội Nguyễn Bặc tựa như vạch tội mình. Khi Bặc chết, ắt phải có nói một lời để bày tỏ chính nghĩa, nhưng không thấy sử chép, thế là bỏ sót”.

Tên tuổi của Nguyễn Bặc được đặt cho các đường phố ở nhiều đô thị như: thành phố Kon Tumthành phố Tam Điệpthành phố Hồ Chí MinhNha Trangthành phố Ninh Bìnhthành phố Hải Phòng...

Theo gia phả họ Nguyễn Đại Tông, con cháu của Nguyễn Bặc, Nguyễn Đê di cư vào làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa và là tổ tiên của các chúa Nguyễn.

Theo một gia phả họ Nguyễn: Tiên nguyên toát yếu phổ của Tôn Thất Hân, thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa từ Nguyễn Bặc như sau:

  1. Nguyễn Bặc
  2. Nguyễn Đê
  3. Nguyễn Viễn
  4. Nguyễn Phụng
  5. Nguyễn Nộn
  6. Nguyễn Thế Tứ

 

  1. Nguyễn Minh Du
  2. Nguyễn Biện
  3. Nguyễn Sử
  4. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn) - công thần khởi nghĩa Lam Sơn

      11.Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân năm 1460

Tuy nhiên, thông tin của gia phả này vẫn còn nghi vấn, vì đời thứ 5 là Nguyễn Nộn, một tướng cát cứ ở Bắc Bộ cuối thời nhà Lý, đầu nhà Trần được sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các chúa Nguyễn - xác nhận là "người làng Phù Minh, huyện Tiên Du" (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia LâmHà Nội). Như vậy Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hoá. Phải chăng đến đời Nguyễn Nộn rời ra huyện Gia Lâm rồi sau đó con cháu lại trở về Tống Sơn (Thanh Hoá)

Riêng cuốn gia phả Tộc Nguyễn Hữu - gia viễn, tổng phòng Tĩnh Quốc Công Nguyễn Hữu Dật, thế hệ hằng quốc công nguyễn hữu vĩnh là cháu 19 đời của Tổ Nguyễn Bặc có đưa ra trực hệ như sau: 

  1. Nguyễn Bặc, con của ngài An Nam Tiết Độ Sứ Nguyễn Thước (Phước).
  2. Nguyễn Đê
  3. Nguyễn Viễn
  4. Nguyễn ?
  5. Nguyễn Phụng
  6. Nguyễn ?
  7. Nguyễn ?
  8. Nguyễn ?
  9. Nguyễn ?
  10. Nguyễn Nộn
  11. Nguyễn Thế Tứ
  12. Nguyễn Nạp Hoa, Hòa

 

  1. Nguyễn Công Luật
  2. Nguyễn Minh Du, Thánh Du
  3. Nguyễn Biện, Tiến
  4. Nguyễn Chiếm
  5. Nguyễn Trừ, Sử
  6. Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn)
  7. Nguyễn Đức Trung - đại thần tham gia lật đổ Lê Nghi Dân
  8. Nguyễn Hữu Vĩnh
  9. Nguyễn Hữu Đạc
  10. Nguyễn Hữu Nhẫn, Dẫn
  11. Nguyễn Triều Văn
  12. Nguyễn Hữu Dật, là Tổ các phòng Vũ Quốc Công, Vĩnh Quốc Công và phước môn quận công...vv,

2.7. Nguyễn Bồ (?-967) là một vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam.

Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh TrìHà Nội ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người châu Đại Hoàng (Ninh Bình) ngày nay, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh ĐiềnTrịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này.

Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệphuyện Thanh TrìHà Nội.Cũng theo thần phả, ngày 6 tháng 6 năm Đinh Mão (tức 15 tháng 7 năm 967), Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, một sứ quân mạnh nhất lúc bấy giờ, nhưng nhiều ngày vẫn không hạ được thành. Tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục và 2 vị tướng khác cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong, đánh một trận phá tan sứ quân Nguyễn Siêu vào ngày 15 tháng 7 năm đó (tức 23 tháng 8 năm 967).

Vợ Nguyễn Bồ, tức công chúa Quế Hương, là con gái Đinh Tiên Hoàng, nghe tin chồng mất, tuyệt thực mà qua đời. Nguyễn Bồ được truy tôn là Phù gia Hiển huệ Chiêu nghĩa đại vương, tức là Đức Thánh Cả. (https://vi.wikipedia.org/)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích nguồn: Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam NXB Hồng Đức xuất bản 2018

Thư viện ảnh