Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

CHƯƠNG IX HỌ NGUYỄN VIỆT NAM THỜI CHÚA NGUYỄN (1600-1802)

Ngày đăng: 05/01/2022
Tóm tắt:

CHƯƠNG IX: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM  THỜI CHÚA NGUYỄN (1600-1802)

Nội dung:

9.1. Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một số nhà cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu vào đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Năm 1527Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà MạcNguyễn Kim (1468-1545), một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công. Về sau, nhà Nguyễn thống nhất đất nước, truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Ông có ba con. Người con gái lớn nhất, tên Ngọc Bảo, lấy chúa Trịnh Kiểm; hai người con trai cũng là tướng giỏi được phong chức Quận công. Vì người con trai lớn, Nguyễn Uông, bị Trịnh Kiểm giết nên người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để xa Chúa Trịnh. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn.

Theo phả hệ họ Nguyễn, các chúa Nguyễn là dòng dõi họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và là con cháu của Định Quốc công Nguyễn Bặc nhà Đinh. Một số tài liệu nghiên cứu của các nhà chuyên môn đã khẳng định các chúa Nguyễn không phải là con cháu Nguyễn Trãi.

Sử sách thường ghi Nguyễn Kim - cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng - là con của An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ, là cháu của Nguyễn Văn Lang (người tham gia cùng Lê Tương Dực khởi binh giành ngôi của Lê Uy Mục) và là chắt của Nguyễn Đức Trung. Và sử cũng ghi Nguyễn Văn Lang là em Nguyễn Thị Hằng, hoàng hậu của Lê Thánh Tông. Sự thực không phải như vậy.

Theo tác giả Đinh Công Vĩ, khảo cứu 7 nguồn gia phả họ Nguyễn khác nhau tại sách ‘‘Nhìn lại lịch sử’’, các phả họ Nguyễn nói chung có sự khác nhau về vấn đề khẳng định hoặc không khẳng định việc đưa Nguyễn Trãi vào, cho rằng ông là cha của Nguyễn Công Duẩn; còn thông tin từ đời Nguyễn Đức Trung trở đi, các gia phả đều thống nhất rằng: Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là em họ của Nguyễn Kim. Theo đó, Nguyễn Công Duẩn sinh 7 con trai, sau phân thành 7 chi. Chỉ xét 4 chi:

1. Chi đầu là Nguyễn Đức Trung, sau được phong Thái úy Trình quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Hữu, sinh được 14 con, trong đó con gái thứ 2 là Nguyễn Thị Hằng. Thái phó Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật là hậu duệ của ông.

2. Chi 4 là Nguyễn Như Trác, sau được phong Thái bảo Phó quốc công. Ông là tổ của dòng hoàng tộc Nguyễn Phúc, sinh Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn Kim.

3. Chi 5 là Nguyễn Văn Lỗ, sau được phong Thái úy Sảng quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Gia (Liễu Ngạn, Bắc Ninh), sinh ra Nguyễn Văn Lang, Văn Lang sinh Nguyễn Hoằng Dụ. Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều là hậu duệ của ông.

4. Chi 7 là Nguyễn Bá Cao, sau được phong Thái phó Phổ quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Cửu, sinh được 2 trai. Phó tướng Nguyễn Cửu Kiều là hậu duệ của ông.

Theo thông tin từ đó, hoàng hậu Trường Lạc Nguyễn Thị Hằng là chị họ công thần Nguyễn Văn Lang của vua Lê Tương Dực và Nguyễn Kim là anh họ Nguyễn Hoằng Dụ.

Còn một minh chứng nữa mà tác giả Đinh Công Vĩ nêu ra: Ở Triệu miếu (Huế) và Nguyên miếu (Gia Miêu ngoại trang) chỉ thờ Nguyễn Văn Lưu là cha đẻ thực của Nguyễn Kim mà không thờ Nguyễn Hoằng Dụ - cha Nguyễn Kim như sử chép. Mặt khác, mộ cha Hoằng Dụ là Nguyễn Văn Lang ở làng Tam Quy xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hoá chỉ do con cháu chi 5, nay đã đổi ra họ Đỗ Nguyễn trông nom, họ Nguyễn Phúc không có nhiệm vụ trông nom mộ Nguyễn Văn Lang. Trong các nguồn gia phả, có cuốn do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ là em ruột Nguyễn Văn Lang soạn năm 1515, khi đó những người đang được đề cập còn sống. (http://vi.wikipedia.org/)

9.2.Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc (xem Nguyễn Hoàng dưới triều nhà Lê trung hưng trang 162)

Dưới triều nhà Lê trung hưng, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm, anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay).

Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ Thái sư lạy mừng Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Sau đó Nguyễn Hoàng dời dinh về làng Trà Bát (cũng thuộc huyện Đăng Xương).Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ. Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Nhiều tướng như Nguyễn Ư DĩMạc Cảnh Huống mến mộ ông nên cũng đi theo. Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.

Năm 1572, tướng Mạc là Lập Bạo đem quân đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng dùng mĩ nhân kế đánh lui quân Mạc.

Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Vua Lê phong ông là Thái úy Đoan Quốc công. Năm 1599, Nguyễn Hoàng nhân việc Phan NgạnBùi Văn Khuê và Ngô Đình Nga nổi loạn xin Trịnh Tùng cho mình đánh dẹp, để người con thứ năm là Hải và cháu là Hắc làm con tin, lại gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con Trịnh Tùng, sau đó kéo quân về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.

Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, vốn là một người Phật tử, ông cho xây chùa Thiên Mụ như một cột mốc cho lịch sử của Đàng Trong.

Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Đòng Xuân và Tuy Hòa, giao cho Văn Phong trấn giữ. Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.

Tương truyền trong lúc hấp hối, Nguyễn Hoàng dặn dò con trai là Nguyễn Phúc Nguyên:

Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.”

Năm 1613, ông lâm bệnh nặng, cho gọi Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về và căn dặn: “Đất Thuận Quảng này phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời”.

Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau, Gia Long hoàng đế nhà Nguyễn truy phong cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế.

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên, dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc công.

Nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau. Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sau Nguyễn Hoàng vài thập kỷ có nhiều điểm giống với ông.

Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.

Vợ ông là Nguyễn Thị, lăng táng tại làng Hải Cát (Hương TràThừa Thiên). Năm 1806 vua Gia Long truy tôn: Từ Lương Quang Thục Minh Đức Ý Cung Gia Dũ Hoàng Hậu. Bà được phối thờ với Nguyễn Hoàng ở Thái Miếu. Tên lăng là Vĩnh Cơ. (https://vi.wikipedia.org)

Các con ông gồm:

1. Nguyễn Hà
2. Nguyễn Hán
3. Nguyễn Thành
4. Nguyễn Diễn
5. Nguyễn Hải
6. Nguyễn Phúc Nguyên

7. Nguyễn Phúc Hiệp
8. Nguyễn Phúc Trạch
9. Nguyễn Phúc Dương
10. Nguyễn Phúc Khê
11. Nguyễn Phúc Ngọc Tiên
12. Nguyễn Phúc Ngọc Tú

Giai thoại Nguyễn Hoàng dùng mĩ nhân kế đánh lui quân Mạc.

Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ xuống khấn nguyện rằng: Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Ðêm hôm ấy chúa nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy, Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô Thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. 

Về phần Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén, hát xướng suốt ngày. Ðang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một thời gian. Ðược việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo. Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc.

Ðể tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.(http://ducavn.nl/)

9.3. Nguyễn Phúc Nguyên (chữ Hán: 阮福源; 16 tháng 8, năm 1563 –19 tháng 11, năm 1635), còn gọi là Nguyễn Hy Tông (阮熙宗), là vị chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam, ông ở ngôi từ 1614 đến 1635, tổng cộng 21 năm.

Nguyễn Phúc Nguyên được dân chúng đương thời gọi là chúa Sãi(主塞), chúa Bụt hay Phật chúa (佛主). Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Năm 1806Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế truy phong miếu hiệu cho ông là Hy Tông (熙宗), thụy hiệu là Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn Hoàng Đế (顯謨光烈溫恭明睿翼善綏猷孝文皇帝).

Thân thế

Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ 6 của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chính thất Nguyễn phu nhân. Ông sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi, tức ngày 16 tháng 8 năm 1563.

Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên trong dòng dõi chúa Nguyễn mang họ kép Nguyễn Phúc (阮福). Tương truyền lúc mang thai, thân mẫu ông chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên.

Trong các con của Nguyễn Hoàng, người con đầu là Nguyễn Hà, con thứ là Nguyễn Hán, con thứ ba là Nguyễn Diễn và con thứ tư là Nguyễn Thành đều đã mất sớm; người con thứ năm là Nguyễn Hải ở lại Bắc Hà làm con tin, chỉ còn Nguyễn Phúc Nguyên là người đủ khả năng và điều kiện để kế nghiệp cha.

Năm 1585, khi mới 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên dẫn một hạm đội 10 chiếc đến bến Cửa Việt, tiêu diệt hai chiếc tàu hải tặc Shirahama Kenki (Bạch Tần Hiển Quý) người Nhật Bản. Chúa Tiên vui mừng khen rằng:

Con ta thực là anh kiệt.

Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam.

Điều hành Đằng Trong

Tháng 6 năm Quý Sửu (1613), chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, các quan vâng di chiếu tôn Phúc Nguyên làm Thống lãnh Thuỷ bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Thụy Quận công. Bấy giờ ông đã 51 tuổi. Ông còn được hoàng đế Lê Kính Tông sắc phong làm trấn thủ hai xứ Thuận HóaQuảng Nam, gia phong hàm Thái bảo.

Năm 1620, 2 người em là Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch âm mưu nổi loạn thông đồng với họ Trịnh. Hai người này đem quân chiếm kho Ái Tử và đắp lũy Cồn Cát để làm phản. Chúa sai người đến dỗ song họ không chịu nghe. Sau Chúa cùng tiên phong Tôn Thất Tuyên đem đại binh đi đánh. 2 người em thua chạy bị bắt được. Chúa định tha nhưng các tướng đều khuyên ngăn, cuối cùng 2 người chỉ bị giam vào ngục.

Năm 1622, Chúa Sãi cho đặt dinh Ai Lao, do đất này có sông Hiếu là giáp ranh với đất Ai Lao và các bộ lạc Man Lục Hoàn, Vạn Tượng, Trấn Ninh, Quy Hợp. Mộ dân các nơi chia làm 6 thuyền quân để coi giữ.

Năm 1626, Chúa cho dời vương phủ về làng Phước Yên, xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Được sự tiến cử của Khám lý Trần Đức Hòa, Chúa Phúc Nguyên đã thu dụng Đào Duy Từ (1572 - 1634). Nhờ có sự hiến kế của Đào Duy Từ, ông đã cho xây Lũy Thầy (lũy Trường Dụclũy Nhật Lệ và lũy Trường Sa). Tạo thành một thế vững chắc cho xứ Đàng Trong, gây dựng chính quyền độc lập với Đàng Ngoài.

Do nhu cầu phát triển lực lượng chống Trịnh, Chúa mời cha con nhà Jean De La Croix (Bồ Đào Nha) từ Hội An ra Huế giúp nhà Chúa mở xưởng đúc vũ khí đạn dược. Jean De La Croix cần có nơi hành lễ hàng tuần và sau đó nhà thờ Cơ đốc giáo đầu tiên xuất hiện trên đất Huế.

Năm 1631, Chúa lập ra sở đúc súng đại bác, mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa, cứ hằng năm luyện tập để phòng bị chiến tranh.

Hành chính

Chúa Phúc Nguyên đã tiến hành cải tổ lại bộ máy hành chính. Lãnh thổ được chia theo Thừa Tuyên hay Xứ, phân thành Chính Dinh, Dinh ngoài. Dưới dinh là các phủ huyện.

Được chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân)Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị)Quảng BìnhVũ XáBố ChínhQuảng Nam và Trấn Biên.

Mỗi dinh có thể coi như một tỉnh hiện nay. Hành chính có chức quan lưu thủ đứng đầu, quân sự thì có chức quan tuần thủ chỉ huy.

Quan chế

Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ Đô tyThừa tyHiến ty, là thiết chế quân sự của hệ thống chính quyền nhà Lê.

Trong các năm 1614 và 1615, ông tổ chức lại việc cai trị, đặt ra tam ti tại Chính dinh và các chức lệnh sử để trông coi mọi việc, định qui chế các chức vụ ở phủhuyện, phân chia ruộng đất ở thôn 

Tam-ti là: Xá sai tiTướng thần lại tiLệnh sử ti.

< >Xá sai ti: giữ việc từ tụng văn án. Có quan Đô tri, Ký lục làm đầu.Tướng thần lại ti: giữ việc thu tiền thu thuế, chi phát lương thực cho quan các đạo. Có quan cai bạ làm đầu.Lệnh sử ti: giữ việc tế tự, tết nhất và việc chi cấp lương cho quân ở Chính Dinh. Có quan Nha úy làm đầu.Mỗi ti lại có quan 'Cai hợp', 'Thủ hợp' và các lại ti để làm mọi việc.Lệnh sử ti kiêm cả việc Xá sai ti và Tướng thần lại ti, nhưng cũng có nơi đặt hai ti là Xá sai ti và Tướng thần lại ti, có nơi thì đặt Xá sai ti và Lệnh sử ti để coi việc quân dân, đinh điền, sổ sách, từ tụng, thuế khóa... nghĩa là tùy nơi quan trọng hay là không, mà thêm bớt quan viên.

Đầu năm 1615, các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ, huyện được ban hành. Theo quy chế này thì ở phủ huyện, Tri phủ, Tri huyện coi việc từ tụng; các thuộc hạ thì có: Đề lạiThông lại chuyên việc tra khám.Huấn đạoLễ sinh chuyên việc tế tự ở chỗ sở tại. Còn việc thu thuế thì đặt quan khác để coi về việc ấy.

Về đàng quan võ thì đặt chức: chưởng đinh, chưởng cơ, cai cơ, cai đội để coi việc binh.

Quan lại ở Bắc Bổ được bổ vào xứ Thuận Quảng cho đến khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên không chịu nộp thuế cho nhà Lê.

Chiến tranh với quân Trịnh

Năm 1600Nguyễn Hoàng sau khi từ Bắc trở về Thuận Hóa đã quyết tâm đẩy mạnh xây dựng chính quyền độc lập.

Tuy vẫn giữ quan hệ hoà hiếu với chính quyền Lê-Trịnh, hàng năm vẫn nộp thuế má, Nguyễn Hoàng đã tạo những cơ sở bước đầu tuy vẫn còn hết sức mong manh. Đây chính là điều ông trăn trở nhất và cũng là sự uỷ thác cao nhất cho người kế nhiệm Nguyễn Phúc Nguyên trước lúc qua đời.

"Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung. Anh em trước hết phải thân yêu nhau. Con  mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì."

Thực hiện di nguyện của cha, Nguyễn Phúc Nguyên đã từng bước xây dựng lực lượng nhằm ly khai hẳn với triều đình Lê-Trịnh. Cuộc chiến đầu tiên năm 1627 mở đầu cho 7 cuộc đại chiến kéo dài 45 năm giữa 2 chính quyền Trịnh- Nguyễn."Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta".

Cuộc chiến đầu tiên 1627

Năm 1620, Chúa Phúc Nguyên ngừng nộp thuế cho chính quyền Lê-Trịnh đàng ngoài

Năm 1624, nhân khi nhà Minh đang chống chọi với nhà Thanh, và nhà Mạc ở Cao Bằng bị diệt, Chúa Trịnh Tráng mới sai quan vào Thuận Hóa đòi tiền thuế từ ba năm về trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Chúa Trịnh lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ Chúa Sãi cho con ra chầu, và đòi nộp 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa đi cống nhà Minh. Chúa Sãi không chịu.

Chúa Trịnh thấy vậy, bèn quyết ý đánh họ Nguyễn. Tháng 3 năm 1627, sai Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem 5000 quân đi làm tiên phong vào đóng ở xã Hà Trung (tục gọi là Cầu Doanh), còn Chúa Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân thủy bộ, hai đạo tiến vào hội binh ở cửa Nhật Lệ.

Chúa Sãi cử các tướng Nguyễn Hữu DậtNguyễn Phúc Vệ và Nguyễn Phúc Trung đón đánh.

Quân Trịnh chủ động tấn công nhưng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Nguyễn. Phía Nguyễn có lợi thế là đại bác kiểu Bồ Đào Nha nên làm quân Trịnh sợ chạy dạt. Hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều thua chạy.

Trong lúc hai bên tiếp tục giằng co thì tướng Nguyễn Hữu Dật phao tin ở miền Bắc, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc mưu phản. Chúa Trịnh Tráng nghi ngờ vội rút quân về bắc.

Năm 1630, Chúa Sãi đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc cho vua Lê - chúa Trịnh và khuyên nên đánh lấy đất Nam Bố Chính để lấy sông Gianh làm biên giới phòng thủ tự nhiên (09-1630).

Cuộc chiến thứ hai 1633

Khi quân Trịnh thu quân, Chúa Sãi theo kế của Đào Duy Từ gấp rút xây lũy Trường Dục (lũy Thầy) để phòng thủ.

Năm 1631, con trưởng của Sãi vương là Nguyễn Phúc Kỳ qua đời, con thứ hai là Nguyễn Phúc Lan được làm Thế tử, con thứ tư là Nguyễn Phúc Anh ra thay Kỳ trấn giữ Quảng NamAnh bất mãn vì không được lập làm thế tử, cho nên mưu thông đồng với chúa Trịnh, bèn viết thư hẹn làm nội ứng cho Trịnh Tráng.

Năm 1633, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng rước vua Lê đem binh nam tiến lần thứ hai, đóng ở cửa Nhật Lệ như trước. Sãi vương cử Nguyễn Hữu DậtNguyễn Hữu Tiến làm tướng ra đánh. Chúa Trịnh đang đợi suốt hơn 10 hôm không thấy hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Thanh Đô Vương rút về bắc, để lại con rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.

Hội An

Chúa Nguyễn đã lập ở Hội An một hệ thống hành chính hoạt động rất hiệu quả (đặt tại Dinh trấn Thanh Chiêm) cách Hội An khoảng 10 km. Chính sách định cư lúc đó thoáng hơn cả. Người Nhậtngười Hoa được định cư lâu dài, được lập phố riêng, gọi là phố Kháchphố Nhật. Thậm chí người Nhật, người Hoa được lập khu hành chính riêng, tự quản. Năm 1618, vị thị trưởng phố Nhật ở Hội An đầu tiên được Chúa Nguyễn công nhận là một chủ tàu kiêm nhà buôn tên là Furamoto Yashiro. Trong 19 địa điểm người Nhật đến buôn bán thì có 4 nơi họ được lập phố riêng.Nhà Chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng phát triển ngoại thương, tận dụng ưu thế địa lý, yếu tố chính trị như nằm trên lối ra vào giao thương đường thủy Đông Á với phương Tây, Mạc Phủ Nhật Bản phải dùng Châu Ấn Thuyền để qua đây giao dịch mua bán hàng hoá (do nhà Minh cấm mua bán với Nhật Bản).

Giáo sĩ Christoforo Borri đã cư trú tại Hội An năm 1618 miêu tả đô thị:

Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam...

"Thành phố rộng rãi, có thể nhận ra hai khu vực, một khu vực do người Hoa ở, khu vực kia thì người Nhật Bản ở"

"Người Hoa và Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên, năm nào cũng mở và kéo dài trong bốn tháng. Người Nhật thường đem lại 4, 5 vạn nén bạc, người Trung Hoa thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ".

"Do chợ này mà Quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc nhờ vậy cũng được nhiều lợi ích".

Đối ngoại

Lan Xang

Tháng 4, năm Tân Dậu (1621), bọn thổ mục Lục Hoàn (tức Lạc Hòn) thuộc Lan Xang thả quân qua sông Hiếu sang cướp bóc ở biên thùy, Sãi vương sai Tôn Thất Hòa đi đánh.

Hòa chia quân phục ở các đường trọng yếu, sai những lái buôn mua bán để nhử. Quả nhiên quân Man đến cướp nhưng bị phục binh bắt được hết đem về. Chúa muốn lấy ân tín vỗ về người đất xa, bèn sai cởi hết trói và thả về nên làm người Man cảm phục, từ đấy họ không quấy nhiễu nữa.

Chân Lạp

Về cuộc Nam tiến, Chúa Sãi dùng chính sách hoà bình với Chân Lạp (Campuchia). Năm 1620, ông chấp nhận lời hỏi cưới con gái ông của quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II, gả con gái là Ngọc Vạn cho Chey Chettha II. Chey Chetta II đã xin chúa viện trợ vũ khí và quân đội để chống lại sự đe dọa của Xiêm La (Thái Lan). Trên thực tế thì Chúa Sãi đã chuẩn bị vũ khí và mộ binh giúp vua Chân Lạp, cung cấp cho ông này thuyền chiến và quân binh để cầm cự chống Xiêm.

Chúa Sãi hai lần giúp con rể Chey Chetta II đẩy lui quân Xiêm sang xâm lược. Giáo sĩ người Ý tên Christoforo Borriở Quy Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ Đàng Trong tiến sang Cao Miên, nên đã ghi lại trong cuốn Hồi ký của mình (xuất bản năm 1631) như sau:

Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Cao Miên, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm...

Năm 1623, một sứ bộ Đàng Trong được cử tới Oudong, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình chúa Phúc Nguyên, và đã thương lượng thành công với vua Chey Chettha II, được chấp thuận nhượng vùng đất Mô Xoài, lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) là Kas Krobei và Prei Nokor để tiến hành thu thuế.

Triều đình Đàng Trong còn phái tướng lĩnh đem quân đóng đồn binh ở Prei Nokor để bảo vệ lưu dân người Việt làm ăn, buôn bán, khai hoang và đồng thời giúp chính quyền Chân Lạp gìn giữ trật tự. Khi Chey Chetta II mất, vùng đất từ Prei Nokor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành (tức là Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay) đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai.

Chăm Pa

Năm 1629, Lưu thủ Phú Yên là Văn Phong liên kết với người Chăm Pa nổi lên chống lại chúa Nguyễn.

Địch đã tập kết binh lực tại các căn cứ trên đất Kauthara (Bắc Khánh Hòa ngày nay) gần khu vực biên thùy tiếp giáp phủ Phú Yên của Đàng Trong, đại quân hai đường thủy bộ khẩn trương xuất kích.

Lũy Choại nằm ở bờ Nam sông Đà Diễn là một trong những tiền đồn kiên cố quân Nguyễn dựng lên từ thời Lương Văn Chánh mà cánh quân bộ của Chăm Pa phải dùng đại bác Bồ Đào Nha và voi chiến để vượt qua. Còn đoàn chiến thuyền sau khi tập kích yểm trợ bộ binh vượt sông ở cửa sông Đà Diễn, đã nhanh chóng tiến lên phía Bắc vào cửa biển Bà Đài. Tại đây, Văn Phong và lực lượng nội ứng của ông ta nhận được sự tiếp chiến của đại quân người Chăm, đã làm chủ phủ lỵ Hội An nằm kề trên bờ vịnh. Phủ Qui Nhân phía Bắc núi Cù Mông đặt trong tình trạng khẩn cấp, huy động binh thuyền ra cửa Thi Nại chặn đường tiến của hạm đội Chăm Pa và Văn Phong.

Tin Văn Phong làm phản về đến dinh Chúa. Do quân Trịnh có thể đánh bất cứ lúc nào, nguy cả mặt trên và dưới nên buộc Chúa Sãi phải tạm nhận sắc phong của sứ giả triều đình Lê – Trịnh và nhận lệnh chỉ ra Đông Đô đánh quân Mạc.

Chúa Sãi cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.

Quân Trịnh đã không mở cuộc tấn công như mật tin tình báo, sau vài trận giao tranh thăm dò, nhận thấy binh lực đối phương có phần áp đảo, Văn Phong điều đình với các tướng lĩnh Chăm, để bảo toàn lực lượng đã cho quay về phòng thủ tại phía Nam dãy Đại Lĩnh. Văn Phong đã mang theo những thủ lĩnh, lãnh chúa địa phương mà ông hợp tác và đội quân do ông tập hợp được về với Chăm Pa cùng nhiều kho tàng, của cải.

Từ cuối thế kỷ 16, người Chăm phát triển ngoại thương rất mạnh, thường buôn bán với người Trung Hoa, Hà Lan, nhất là Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở hải cảng Cam Ranh và Phan Rang. Sự liên hệ này khiến chúa Sãi lo ngại người Chăm sẽ liên kết với Bồ Đào Nha, để chống lại mình.

Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Cuộc hôn nhân này làm quan hệ Việt - Chăm diễn ra tốt đẹp. Sự kiện này tạo sự ổn định cho Đàng Trong ở mặt phía Nam, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.

Nhật Bản

Bức thư Thụy Quốc Công Nguyễn Phúc Nguyên gửi cho Tokugawa Ieyasu. Trên thư đóng dấu ấn triện Trấn thủ tướng quân chi ấn (鎮守將軍之印), cùng dòng chữ: An Nam quốc thiên hạ thống binh đô nguyên soái Thụy Quốc công (安南國天下統兵都元帥瑞國公).

Năm 1634, Chúa Sãi gửi thư cho thương gia người Nhật là Toba, ông này được Chúa nhận làm con nuôi.Thời Chúa Phúc Nguyên giao thương Việt - Nhật càng mở mang phát triển hơn. Chúa cho người Nhật mở thương điếm tại Hội An. Chúa đích thân viết thư mời các thương nhân nước ngoài vào làm ăn tại Hội An.

Năm 1619, Chúa Sãi gả một con gái của mình cho Araki Sutaru - một thương nhân người Nhật làm chủ cửa hàng lớn ở Hội An, và có tàu viễn dương. Nhằm nhờ tàu của Araki đi mua kim loại, diêm tiêu từ Áo MônQuảng Đông và Trường Kỳ về. Nhờ vậy mà quân đội của chúa Nguyễn được trang bị rất đầy đủ và chống đỡ được các cuộc tấn công của quân Trịnh.

2 người con nuôi và con rể của Chúa Phúc Nguyên đã cầm đầu 17 chiếc thuyền trong tổng số 84 chiếc thuyền buôn của Nhật đến Đàng Trong từ năm 1604-1635.

Chúa Nguyễn cũng có 1 loạt các bức thư trao đổi về ngoại giao và thương mại với chính quyền Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản) thời bấy giờ. Những văn bản An Nam Quốc Thư này hiện lưu trữ tại National Archives of Japan (国立公文書館).

Các sự kiện khác

< >Năm 1624, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi thư và tặng vật cho Toàn quyền Hà Lan ở Nam Dương (Inđônêxia) ngỏ lời mời thuyền buôn Hà Lan qua lại buôn bán với Đàng Trong.Cuối năm 1624, Linh mục Alexandre de Rhodes và 6 giáo sĩ dòng Tên đến Hội An. Năm 1634, Chúa Sãi ra lệnh cấm truyền bá đạo Công giáo.Năm (1631 - 1636), các tàu biển thuộc Công ty Đông Ấn Hà Lan bị nạn tại quần đảo Hoàng Sa (thời đó gọi là Pracel) thuộc xứ Đàng Trong thời Chúa Phúc Nguyên có ghi chép như sau:19 tháng 11, năm 1635, hưởng thọ 73 tuổi. Lăng mộ táng tại Sơn Phận, huyện Quảng Điền; sau cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Diễn. Ông được truy tôn làm Thụy Dương vương (瑞陽王).

Con trai ông là Nguyễn Phúc Lan lên kế nghiệp, tức chúa Thượng (上主).

Năm 1744, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát kế vị, truy tặng ông miếu hiệu là Tuyên Tổ (宣祖), thụy hiệu cải thành Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu Văn vương (顯謨光烈溫恭明睿翼善綏猷孝文王).

Gia quyến

< >Thân phụ: Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, sau thụy tôn làm Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế (太祖嘉裕皇帝).Thân mẫu: Nguyễn phu nhân (阮夫人), sau thụy tôn làm Từ Lương Gia Dụ hoàng hậu (慈良嘉裕皇后).Phu nhân: Mạc Thị Giai (莫氏佳), sau thụy tôn làm Huy Cung Hiếu Văn hoàng hậu (徽恭孝文皇后).

1. Nguyễn Phúc Kỳ

2Nguyễn Phúc Lan

3. Nguyễn Phúc Anh

4. Nguyễn Phúc Trung

5. Nguyễn Phúc An

 

6. Nguyễn Phúc Vĩnh

7. Nguyễn Phúc Lộc

8. Nguyễn Phúc Tứ

9. Nguyễn Phúc Thiệu

10. Nguyễn Phúc Vinh

11. Nguyễn Phúc Đô

< >Công nữ:Nguyễn Phúc Ngọc Liên (阮福玉蓮), Tục gọi bà là Quận Thanh. Năm 1629, bà hạ giá lấy Trấn Biên dinh Lưu thủ Phó tướng Thanh Lộc hầu Mạc Cảnh Vinh (Nguyễn Phước Vinh), con trai Khai quốc công thần Mạc Cảnh Huống, hậu duệ của Mạc Đăng Dung. Ông và bà lập ra hệ tính Nguyễn Hữu gốc Mạc, con cháu nay đổi họ Nguyễn Trường nhập tịch ở Quảng Nam. Ông bà sinh 1 con trai là Đội trưởng Toàn Trung hầuNguyễn Phước Tao.Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (阮福玉万), Tống Sơn quận chúa, thụy Từ Hoan, pháp hiệu Diệu Đức.Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (阮福玉姱).Nguyễn Phúc Ngọc Đỉnh (阮福玉鼎; 1608 - 1684). Năm 1623, bà hạ giá lấy Nghĩa quận công Nguyễn Cửu Kiều (1599-1656), con trai của Thượng tướng Nguyễn Quảng triều hậu Lê, bà sinh 5 con trai: Vỵ Xuyên hầuNguyễn Cửu Thiên, Duyên Lộc hầu Nguyễn Cửu Duyên, Trấn quận công Nguyễn Cửu Ứng, Dực Đức hầu Nguyễn Cửu Kế, Cẩm Long hầu Nguyễn Cửu Thân. Khi mất bà được ban thụy là Từ Thục. Ông và bà lập ra hệ tính Nguyễn Cửu.Nhận định

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên là nhân vật có vai trò then chốt trong cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn. Một cuộc nội chiến ác liệt, kéo dài và không phân thắng bại; nó tiêu huỷ sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng xóm làng và dẫn đến chia cắt sự thống nhất của quốc gia Đại Việt. Nhưng chế độ Đàng Trong của chúa Nguyễn đã thực thi những chính sách cai trị cách tân, khác với Đàng Ngoài, lúc đó đang theo xu hướng hoài cổ Nho giáo thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Về mặt khách quan cuộc nội chiến có lợi cho xu thế phát triển của lịch sử dân tộc.

Ông đã tạo nên 1 nền ngoại thương hàng hải mạnh, với thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính không chỉ của Đàng Trong mà trên toàn khu vực tương đương với Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay.

Ông là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp Đàng Trong của nhà Nguyễn với ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập, tự chủ. Ông đã chỉnh đốn việc cai trị, củng cố quốc phòng, biết dùng người tài để chăm lo việc nước nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Ngoài ra, ông còn đẩy lui được các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

GS.TSKH Vũ Minh Giang nhận định:

“Có thể nói việc Nguyễn Phúc Nguyên tìm mọi cách tách Thuận Quảng ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền Lê - Trịnh không phải chỉ là hành động, cát cứ phong kiến đơn thuần vì lợi ích của dòng họ Nguyễn. Nó còn phản ánh một ước nguyện muốn thực thi những chính sách cai trị khác với đường lối chính trị của Đàng Ngoài lúc đó đang theo xu hướng hoài cổ rập khuôn thời Lê sơ, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Về mặt khách quan việc làm của Nguyễn Phúc Nguyên có lợi thế cho xu hướng phát triển của lịch sử dân tộc.”(https://vi.wikipedia.org/)

Nguyễn Phúc Nguyên, vị chúa của những kỳ công mở cõi

Trong số các nước phương Đông, Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông không chỉ chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của vị đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân đến sinh sống, buôn bán ở Hội An, mà còn cho con gái yêu quý của mình sang làm dâu một gia đình thương nhân Nhật Bản ở Nagasaki để thắt chặt hơn nữa quan hệ với giới đại thương Nhật. Người con rể của ông là Araki Sotaro vốn thuộc dòng dõi samurai ở Kumamoto đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An vào năm 1619. Theo sách Ngoại phiên thông thư (quyển 13, tr 87-88) thì cũng đúng vào năm đó chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái của mình cho nhà lái buôn Nhật Bản tài ba này. Ít lâu sau cô đã theo người chồng Nhật Bản về định cư ở Nagasaki. Cô công chúa họ Nguyễn có cuộc sống thật sự hạnh phúc, đắc ý cùng chồng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trên đất Nhật Bản.Chúa Nguyễn Phúc Nguyên trong thực tế phải được coi là người Việt Nam đầu tiên thực sự thành công trong chiến lược mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và thúc đẩy kinh tế hàng hoá và đô thị trong nước phát triển lên một trình độ mới.Cuối năm 2008, cuộc hội thảo về Các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam là một sự kiện văn hoá gây chú ý dư luận trong và ngoài nước. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Sự đánh giá công bằng, khách quan của đời sống đương đại sẽ làm sáng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn, chúa Trịnh và các vị vua triều Nguyễn vốn một thời mang nặng mặc cảm gắn liền với những biến động tiêu cực như chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, thù địch và tiêu diệt “cách mạng” Tây Sơn, đàn áp khởi nghiã nông dân và cuối cùng là “cõng rắn cắn gà nhà”, bán nước rồi làm tay sai cho thực dân đô hộ”. Đương thời xin giới thiệu đến bạn đọc công trình nghiên cứu rất sâu sắc của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - giám đốc Trung tâm Việt Nam học và khoa học phát triển, về nhân vật lịch sử Nguyễn Phúc Nguyên - người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phía Nam.

Từ năm 1593, Mạc phủ Toyotomi bắt đầu thi hành chính sách Châu ấn thuyền (Shuinsen) cấp giấy phép cho thuyền buôn mở rộng quan hệ thông thương với các nước Đông Nam Á. Nguyễn Phúc Nguyên đã cho mở rộng thương cảng Hội An trở thành thương cảng chính không chỉ của Đàng Trong mà trên toàn khu vực tương đương với Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay, đón nhiều nhất số thuyền buôn Nhật Bản được cấp giấy phép chính thức. Theo nghiên cứu của GS. Iwao Seiichi thì từ năm 1604 đến 1634 (tương đương với thời kỳ Nguyễn Phúc Nguyên được giao làm trấn thủ dinh Quảng Nam (1602) và lên ngôi chúa (1613-1635)), Mạc phủ đã cấp 331 giấy phép đến 19 cảng thuộc khu vực Đông Nam Á (bình quân 1 cảng là 17,42 giấy phép) và 130 giấy phép đến 6 cảng thuộc khu vực tương đương với Việt Nam hiện nay (bình quân 1 cảng là 14,33 giấy phép). Riêng cảng Hội An có 86 thuyền được cấp giấy phép (chiếm 25,98% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á, gấp gần 5 lần tỉ số bình quân chung cho khu vực và chiếm 66,15% số giấy phép cấp cho toàn bộ khu vực Việt Nam, gấp 6 lần tỉ số bình quân chung cho Việt Nam).

Bên cạnh thuyền buôn Nhật Bản, thuyền buôn Trung Quốc, Đông Nam Á và nhất là thuyền buôn phương Tây cũng cập bến Hội An ngày một nhiều hơn và thường xuyên hơn. Christoforo Borri nhận xét: “Chúa Đàng Trong [chúa Nguyễn Phúc Nguyên] không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc, người Hà Lan cũng tới như những người khác, cùng với tàu chở rất nhiều hàng hoá của họ”. Trong bối cảnh giao lưu buôn bán quốc tế tấp nập và sôi động như vậy, Hội An những thập kỷ đầu thế kỷ XVII đã đột khởi trở thành một đô thị, cảng thị quốc tế tiêu biểu ở khu vực châu Á.

 Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Christoforo Borri, sống tại thị trấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) những năm 1618-1622, đã mô tả về Hội An như sau: “Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam… Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Hoa và một phố người Nhật. Mỗi phố có một khu vực riêng, có quan cai trị riêng, và sống theo tập tục riêng. Người Hoa có luật lệ và phong tục của người Hoa và người Nhật cũng vậy”. Đây là  sự phát triển vượt trội, một hiện tượng kinh tế- xã hội hết sức độc đáo chưa từng xuất hiện trước đó, cũng không thấy lặp lại ở bất cứ đô thị nào trên đất Việt Nam nhiều thế kỷ tiếp sau.(4 phuong.net)

Theo http://baodanang.vn, 14/12/2017: Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ là vị chúa đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc, giới nghiên cứu sử học còn cho ông là người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa nhằm xác lập chủ quyền của nước ta trên các vùng đảo giữa Biển Đông.

Ông được xem là vị chúa đầu tiên xây dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn với một ý chí cương quyết, tạo nên một xứ Đàng Trong độc lập tự chủ. Ông cũng là người đầu tiên tổ chức đội Hoàng Sa nhằm xác lập chủ quyền trên các vùng đảo giữa Biển Đông, như khẳng định của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) trong tham luận tại Hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong Lịch sử Việt Nam diễn ra trong hai ngày 18 và 19-10-2008:

“Có đủ cơ sở để khẳng định đội Hoàng Sa xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên hay chúa Nguyễn Phúc Nguyên chính là người đã sáng tạo ra một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông hết sức độc đáo là đội Hoàng Sa.

Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa mở đầu, khai sáng”.

Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 2,15km (ảnh), rộng 5,5m và 7,5m,  từ đường Điện Biên Phủ đến đường Trường Chinh, thuộc địa bàn phường An Khê, quận Thanh Khê, theo Nghị quyết HĐND thành phố khóa VI, ngày 12-1-2002, về đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng.

9.4. Công chúa Ngọc Vạn 

Công chúa Ngọc Vạn (公女玉萬), họ tên đầy đủ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (阮福玉萬), gọi tắt là Ngọc Vạn, không rõ năm sinh năm mất, là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (ở ngôi: 1613-1635). Nhiều tài liệu trước đây thường ghi tước vị của bà là công chúa, nhưng thực sự là công nữ, vì bà chỉ là con của chúa Nguyễn.

Năm Canh Thân (1620), bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Cuộc đời

Chúa Sãi lên ngôi chúa năm 1613, và để củng cố vị thế của mình, chúa Sãi này đã tìm cách giao hảo với các nước phương Nam khi đó là Chiêm Thành và Chân Lạp.

Làm vương hậu Chân LạpKhoảng thời gian đó, triều đình Xiêm La gần như trực tiếp thống trị Chân Lạp. Vì vậy, khi lên ngôi vua, Chey Chetta II (ở ngôi: 1618-1628), liền cho xây dựng kinh đô mới ở Oudong (Vũng Long hay Long Úc) và cầu thân với chúa Nguyễn để chống lại sự khống chế của Xiêm La.

Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi thuận gả Ngọc Vạn cho ông, và bà trở thành Hoàng hậu nước Chân Lạp với tước hiệu là Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.

Vừa đẹp người, lại đẹp nết, nên bà được vua Chey Chettha II rất yêu quý. Nhờ vậy, mà nhà vua đã cho một số người Việt đi theo bà giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp, cũng như cho nhiều người Việt lập hãng xưởng và buôn bán ở gần kinh đô.

Vai trò của Hoàng hậu Somdach (tức Ngọc Vạn), đã có nhiều tác giả đề cập đến, như:Nhờ mối quan hệ này, năm 1623, chúa Sãi còn cử một sứ bộ, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế. Trong quốc thư, chúa Nguyễn cũng đã yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịangày nay. Đây là dinh điền chính thức đầu tiên trên đất Chân Lạp). Nhờ sự vận động của Ngọc Vạn, nên cả hai việc trên đều được vua Chey Chetta II chấp thuận.

< >G. Maspéro:An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An Nam đã xin và được vua Chey Thettha II cho lập thương điếm ở miền nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài Gòn (trích trong cuốn "L’ Empire Khmer").

< >Moura:Tháng 3 năm 1618, Prea Chey Chessda được phong vương với tước hiệu Somdach Prea Chey Chessda Thiréach Réaméa Thupphdey Barommonpit. Lúc đó vua An Nam gả một người con gái cho vua Cao Miên. Công chúa này rất đẹp, được nhà vua yêu mến và lập làm hoàng hậu tước hiệu Somdach Prea Preaccac Vodey Prea Voreac Khsattey (trích trong cuốn "Royaume du Cambodge").

< >Henri Russier:1623, sứ bộ Việt từ Huế đến Oudong yết kiến vua Cao Miên, dâng ngọc ngà châu báu, xin người Việt được khai khẩn và lập nghiệp tại miền Nam...Hoàng hậu xin chồng chấp thuận và cua Chey Chetta đã đồng ý (trích trong cuốn "Histoire sommaire du Royaume de Cambodge").

< >A. Dauphin Meunier:1623, Chey Chettha, người đã cưới công chúa Việt Nam, được triều đình Huế giúp đỡ để chống lại quân Xiêm... Một sứ bộ Việt Nam đã tới bảo đảm với Chey Chetta về sự ủng hộ của triều đình Huế. Sứ bộ xin phép cho dân Việt Nam tới lập nghiệp Việt Nam tới lập nghiệp ở các tỉnh phía Đông Nam Vương Quốc. Vua Cao Miên cho phép lập một phòng thu thuế tại Prey Kôr để tài trợ việc định cư (trích trong cuốn "Le Cambodge").

< >Nguyễn Văn Quế:Biên Hòa và Bà Rịa. Vua Cao Miên chấp thuận đề nghị của nhạc phụ. (trích trong cuốn "Histoire des Pays de L’union Indochinoise").

< >Phan Khoang:thế kỷ 17 đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp (tức Biên HòaBà Rịangày nay), để vỡ đất làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ con chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa và chúa Hy Tông (chúa Sãi) có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả cho vua Chân Lạp một công nữ. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn gần kinh đô.

Đến năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay và được ở đấy một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta chấp thuận và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đấy làm ăn rồi lấy cớ để giúp chính quyền Miên gìn giữa trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kôr nữa. Khi Chey Chatta mất, vùng đất từ Prey Kôr trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành (tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay), đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai (trích trong cuốn "Việt sử xứ Đàng Trong", phần "Chúa Nguyễn gây ảnh hưởng trên đất Chân Lạp").

Đổi lại, chúa Sãi hai lần giúp con rể (Chey Chetta II) đẩy lui quân Xiêm sang xâm lược. Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ở Quy Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ Đàng Trong tiến sang Cao Miên, nên đã ghi lại trong cuốn Hồi ký của mình (xuất bản năm 1631) như sau:

Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Cao Miên, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm...

Người Việt ghi nhận công lao

Theo Nguyễn Lệ Hậu, thì: việc giữ gìn biên cương và mở mang bờ cõi luôn là ước vọng lớn lao của hầu hết các đấng quân vương, và trong suốt thời gian trị vì của mình các bậc đế vương đã không ngừng khai thác bằng hầu hết những khả năng và biện pháp vốn có. Ở đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dãi đất biên cương.

Nhận xét riêng về vai trò của Ngọc Vạn, TS. Trần Thuận viết:

“Cuộc hôn nhân này mặc dầu không được sử nhà Nguyễn ghi chép vì một lý do nào đó. Song, xét đến cùng thì đây là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, nó đáp ứng nhu cầu cho cả hai phía. Chân Lạp cần có sự "bảo hộ" của chúa Nguyễn để tránh khỏi sự tấn công tiêu diệt của vương quốc Xiêm. Chúa Nguyễn cần có chỗ đứng ở phía Nam, đẩy mạnh sự khai phá của lưu dân Việt trên mảnh đất khô cằn và thấp trũng mà từ lâu người Chân Lạp vẫn bỏ hoang, đồng thời tạo nên sự ổn định mặt phía Nam để rảnh tay lo đương đầu với thế lực Trịnh ở phía Bắc...Ngọc Vạn, rõ ràng là một chiếc cầu nối trong quan hệ Việt–Miên ở thế kỷ 17...Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từng có những người phụ nữ làm nên đại cuộc như Hai Bà TrưngBà Triệu,...góp phần giành giữ nền độc lập cho Tổ quốc, và cũng từng có những người phụ nữ lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa...Chính họ là những con người làm nên lịch sử. Đáng kính thay!

Cảm phục Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, thi sĩ Trần Tuấn Khải (1895-1983), đã có thơ rằng:

Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tài

Nghìn xưa Trưng-Triệu đã từng oai

Noi gương Khoa-Vạn, hai công chúa

Một sớm ra đi mở đất đai.

...

Cũng vì hạnh phúc của muôn dân

Vì nước, vì nhà, xá quản thân.

Lá ngọc cành vàng coi nhẹ bổng,

Hiếu trung cho trọn đủ mười phân.

Những tiếc riêng cho phận nữ hài,

Đem thân giúp nước há nhường trai.

Vắng trang lịch sử, nào ai biết?

Người đã hy sinh vị giống nòi.

Tới nay kể đã mấy tinh sương

Mượn bút quan hoài để biểu dương:

Bà Rịa, Phan Rang ngàn vạn dặm,

Công người rạng rỡ chốn quê hương.

(trích Cảm vịnh hai bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa)

Tân Việt Điểu cũng có thơ ca ngợi hai bà:

Ngọc Vạn, Ngọc Khoa giữ một niềm

Vì ai, tô điểm nước non tiên?

Chị lo giữ vẹn tình Miên-Việt,

Em nhớ làm tròn nghĩa Việt-Chiêm

Bà rịa, Biên Hòa thêm vạn dặm,

Phan Rang, Phan Rí mở hai miền

Non sông gấp mấy lần Ô, Lý

Nam tiến, công người chẳng dám quên.

(chép trong Biên Hòa sử lược toàn thư, quyển 2 (https://vi.wikipedia.org/)

9.5. Công chúa Ngọc Khoa

Công chúa Ngọc Khoa (公女玉姱), họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa (阮福玉姱), gọi tắt là Ngọc Khoa, không rõ năm sinh năm mất, là con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả, bà được gả cho vua Chiêm Thành Po Romê vào năm Tân Mùi (1631). Nhờ có cuộc hôn nhân này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam

Như trên đã viết, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái. Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt. Người thứ nhì là công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vua Chân Lạp. Vậy số phận cô công chúa thứ ba tên là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa như thế nào mà trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là “khuyết truyện“ ? May thay, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đã chép rằng: "... Năm tân mùi 1631 bà Ngọc Khoa được đức Hy Tông Sãi Vương gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp. Vấn đề không đơn giản chỉ là tình giao hảo giữa hai nước, mà lý do cuộc hôn nhân nầy còn sâu xa hơn nhiều. 

Thứ nhất, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới bùng nổ năm đinh mão (1627) tại vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay). Thứ nhì, năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong (không biết họ) liên kết với người Chiêm Thành nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Sãi Vương liền cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh, chồng của công chúa Ngọc Liên, đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên. (Sãi Vương rất lo ngại nếu ở phía nam, Chiêm Thành mở cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn thì ông sẽ lâm vào tình trạng “lưỡng đầu thọ địch”. Thứ ba, vào cuối thế kỷ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa. Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang.

Do đó, nếu triều đình Chiêm Thành liên kết với người Bồ Đào Nha để chống lại Đại Việt, thì thật là nguy hiểm chẳng những cho chúa Nguyễn và nguy hiểm cho cả nước ta. Điều nầy làm cho chúa Nguyễn lo ngại, nhất là khi Pô Ro mê là một người anh hùng, lên làm vua Chiêm Thành (trị vì 1627-1651). Có thể vì các nguyên nhân trên, Sãi Vương quyết định phải dàn xếp với Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân hòa hiếu Việt Chiêm năm 1631 giữa Ngọc Khoa, con của Sãi Vương, với vua Chiêm là Poromê, nhằm rút ngòi nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt nam. Các sách tây phương ghi nhận rằng không hiểu vì sao, sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa. Phải chăng việc nầy là hậu quả của chuyện công chúa Ngọc Khoa sang làm hoàng hậu Chiêm Thành tám năm trước đó (1631)? Sử sách không ghi lại là bà Ngọc Khoa đã làm những gì ở triều đình Chiêm Thành, chỉ biết rằng truyền thuyết cũng như tục ngữ Chiêm Thành đều có ý trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng bà Ngọc Khoa đã làm cho vua Pô Ro mê trở nên mê muội và khiến cho nước Chiêm sụp đổ. Trong sách Dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị "Pô Thea", người phụ trách giữ tháp Pô Ro mê, kể cho tác giả E. Aymonier câu chuyện rằng vua Pô Ro mê có ba vợ. Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đã truyền ngôi cho Pô Ro mê. Bà nầy không có con. Pô Ro mê cưới người vợ thứ nhì là một cô gái gốc Ra đê, tên là Bia Thanh Chanh. Bà nầy sinh được một công chúa, sau gả cho hoàng thân Phik Chơk. Hoàng thân Phik Chơk lại "liên kết với vua Yuôn [chỉ người Việt] và cho triều đình Huế rõ nhược điểm trong tâm tánh của Pô Ro mê: sự yếu đuối trước sắc đẹp mỹ nhân.

Vua Yuôn đã cho một công chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm.

Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ khách thương duyên dáng ngoại bang nầy đến tai Pô Ro mê, nên Pô Ro mê đã cho vời đến và khi vừa thấy mặt thì đã phải lòng ngay. Người Chàm gọi vị công chúa Yuôn nầy là Bia Ut hay Nữ Hoàng Ut cũng thế.

Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đã dùng sắc đẹp mê hoặc Pô Ro mê, khiến ông chặt bỏ cây "kraik", biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc nầy sụp đổ. Dân chúng Chàm thường truyền tụng câu đố: "Ô hay ngài linh thiêng, rước vợ từ kinh, lim ngài mất ứng."(Sanak jak po ginrơh patrai, tok kamei Ywơn mưrai kraik po lihik ginrơh).

Ngoài việc thần linh hóa câu chuyện, truyền thuyết trên đây đã phản ảnh một phần sự thật lịch sử, đó là nước Chiêm Thành, một lần nữa suy yếu hẳn đi sau cuộc hôn nhân Việt Chiêm năm 1631, nhờ đó, người Việt nhanh chóng vượt qua Chiêm Thành, xuống đồng bằng sông Cửu Long. Như thế, hai công chúa Ngọc Khoa và Ngọc Vạn, tuy không chính thức đem lại đất đai về cho đất nước như công chúa Huyền Trân, nhưng cả hai đều đã mở đường cho cuộc Nam tiến, và quả thật khoảng một thế kỷ sau đó, chúa Nguyễn đã mở rộng biên cương về phía nam như địa hình nước Việt ngày nay. 

Trong lịch sử, những chiến công oanh liệt để bảo vệ đất nước và mở nước ở dạng bùng nổ luôn luôn được ghi nhận đầy đủ, nhưng những cuộc mở nước âm thầm như việc làm của các bậc nữ lưu trên đây ít được chú ý đến. Thi sĩ Pierre Corneille (Pháp, 1606-1684), trong kịch phẩm cổ điển Le Cid, đã viết: „A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire“ (Chiến thắng không gian nguy thì khải hoàn không vinh dự). Tuy nhiên những cuộc mở nước êm đềm, không tốn xương máu của dân tộc, thì chỉ có những bậc nữ lưu can đảm và anh hùng như trên mới có thể thực hiện.

Theo Nguyễn Lệ Hậu, thì: việc giữ gìn biên cương và mở mang bờ cõi luôn là ước vọng lớn lao của hầu hết các đấng quân vương, và trong suốt thời gian trị vì của mình các bậc đế vương đã không ngừng khai thác bằng hầu hết những khả năng và biện pháp vốn có. Ở đây, vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dãi đất biên cương. (https://vi.wikipedia.org/)

9.6. Nguyễn Phúc Lan (chữ Hán: 阮福瀾, 13 tháng 8, năm 1601 - 19 tháng 3, năm 1648), còn gọi là Nguyễn Thần Tông (阮神宗), là vị chúa Nguyễn thứ 3 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1635 đến năm 1648, tổng cộng được 13 năm.

Lúc lên ngôi chúa, ông tự xưng Vương, hiệu là Công Thượng vương (功上王), quần thần và người dân Đàng Trong đều gọi là chúa Thượng (主上).

Năm 1806Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế sau này đã truy phong ông miếu hiệu là Thần Tông (神宗), thụy hiệu là Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu hoàng đế (承基纘統剛明雄毅威斷英武孝昭皇帝).[1]

Nguyễn Phúc Lan người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam. Ông là con trai thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, mẹ là con gái của Mạc Kính Điển tên Mạc Thị Giai. Khi nhà Mạc bại vong, bà theo chú là Mạc Cảnh Huống chạy vào Nam, ở ẩn chùa Lam Sơn, Quảng Trị. Bà vợ của Cảnh Huống là Nguyễn Thị Ngọc Dương tiến cử bà vào hầu Nguyễn Phúc Nguyên, sau đổi họ thành họ Nguyễn

Lúc đầu, ông được phong chức Phó tướng Nhân Lộc Hầu.

Năm Tân mùi (1631), Công tử trưởng Kỳ mất, ngài được lập Thế tử.

Năm Ất hợi (1635), Nguyễn Phúc Nguyên mất, vâng lời di chúc, các quan tôn ông làm Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh kiêm Tổng Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Nhân Quận Công. Lúc ấy ông 35 tuổi. Thời bấy giờ gọi là Chúa Thượng

Qua năm sau (1636), ông cho dời phủ từ làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên) qua làng Kim Long (Hương Trà, Thừa Thiên). Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ Chúa và nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mãi trong thời ngài. Các thuyền buôn từ Hội An, Trung Hoa ghé Thuận An đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sống, thuốc Bắc, bút chì v.v...) đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khí thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ Chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ông ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xi rợp trời, oai vệ khác thường.

Ông là người khoan hòa, nhân ái nhưng một cuộc mưu phản xảy ra làm ngài vô cùng đau lòng.

Năm Kỉ Mão (1639), vợ của Nguyễn Phúc Kì là Tống Thị vào yết kiến chúa, vừa xinh đẹp lại giỏi ứng đối, kêu khổ xin chúa ban cho chuỗi ngọc Vạn hoa, chúa thương tình cho lưu lại cung phủ, đã có nhiều người can nhưng chúa không nghe.Em trai của ông là Nguyễn Phúc Anh đang là Trấn thủ Quảng Nam, nghe tin ông lên ngôi liền bí mật đầu hàng chúa Trịnh, cho đắp lũy Cu Đê để cố thủ, bày thủy quân ở Đà Nẵng chống lại chúa. Ông cho mời chú của mình là Tường Quận công Nguyễn Phúc Khuê vào bàn, khóc nói rằng: “Chẳng lẽ vì quyền lợi riêng tư một cá nhân mà gây chinh chiến để khổ sinh linh, hay hơn là cháu nhường ngôi Chúa để tránh cảnh huynh đệ tương tàn”. Ông Khuê cứng rắn, không chịu, xin ông đặt phép nước lên tình nhà rồi cùng Nguyễn Phúc Yên kéo quân vào đánh, bắt được Anh, lấy nghĩa Anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn, rồi đem giết đi.

Năm Canh Thìn (1640), quân Nguyễn chiếm được châu Bắc Bố Chính, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Tráng viết thư xin lại, chúa đồng ý. Từ đó chúa Nguyễn có ý khinh thị việc trong nước, chỉ lo vui yến tiệc, xây cung thất. Nhưng nhờ quần thần can ngăn, chúa sửa sai, bãi bỏ việc xây dựng tốn kém.

Tống Thị nhờ lấy lòng chúa rất khéo nên đã kiếm được rất nhiều của cải, người này nhờ cha Tống Phúc Thông ở đất Trịnh gửi một chuỗi ngọc biếu chúa Trịnh, xin Trịnh đem quân đánh Nguyễn, còn mình sẽ mang gia tài giúp quân lương. Trịnh Tráng nhận được thư, tức tốc đem quân đi đánh. Lúc đầu, Nguyễn Phúc Lan tự đánh trả, về sau con trai Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật chỉ huy đã giành nhiều thắng lợi, bắt được nhiều tù binh của Trịnh.

Khi rút quân, Nguyễn Phúc Lan mất trên thuyền ngự ở phá Tam Giang, thọ 48 tuổi. Con ông là Nguyễn Phúc Tần lên nối ngôi.

Sau ông được nhà Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Thần Tông, thụy là Thừa Cơ Toàn Thống Quân Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Vũ Hiếu Chiêu hoàng đế(vi.wikipedia.org/wiki)

Làm chúa được 9 năm vị Chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử thủy chiến, thủy quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu.

Năm 1643, Hòa Lan theo lời yêu cầu của chúa Trịnh cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, võ trang nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược.

Chúa Thượng họp quần thần bàn định nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hoa Lan hay không. Vì chưa bao giờ xáp chiến với Tây Dương, nên quần thần không dám hứa chắc là thắng. Lúc ấy Chúa hỏi một người Hòa Lan giúp việc quân sư cho Chúa, người ấy tự phụ trả lời: "Tàu Hòa Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi."

Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến cửa Eo, ra lệnh cho thủy quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hòa Lan.

Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hòa Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa. Bốn mặt tàu Hòa Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ, cơ động nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, tàu Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hòa Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng không ngờ thủy quân chúa Nguyễn gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả thủy thủ đoàn và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại. Các thủy quân Nguyễn bám sát tàu, bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gãy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hòa Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hỏa thiêu, chết la liệt trên biển. Có 7 tên nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.

Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tù binh đến trước mặt người Hòa Lan nói:
- Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.( www.lichsuvietnam.vn/ 24/06/2016)

Gia quyến

< >Phu nhân: Đoàn Thị Ngọc (段氏玉), sau thụy tôn thành Trinh Thục Hiếu Chiêu hoàng hậu (貞淑孝昭皇后).Công tử:Nguyễn Phúc Vũ.Nguyễn Thái Tông Nguyễn Phúc Tần.Nguyễn Phúc Quỳnh.Công nữ:Khuyết danh (http://vi.wikipedia.org/)chữ Hán: 賢王 阮福瀕, 1620 - 1687) là vị chúa Nguyễn thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1648 đến 1687. Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn,

 

Nguyễn Phúc Tần là con thứ của Thượng vương Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) và Vương phi Đoàn Thị Ngọc, con gái thứ ba của Thạch quận công Đoàn Công Nhạc, người huyện Diên Phúc, tỉnh Quảng Nam. Bà là người minh mẫn, thông sáng. Năm 15 tuổi, khi Nguyễn Phúc Lan cùng cha đi chơi Quảng Nam thì gặp bà đi hái dâu ở bãi sông, nhìn trăng mà hát. Thế tử Phúc Lan đem lòng yêu mến và đưa bà vào hầu mình.

Lúc đầu, Nguyễn Phúc Tần được phong làm Thái phó Dũng Lễ Hầu. Ông là một võ tướng có tài. Năm Quý Mùi (1643) ông đốc suất các chiến thuyền vây đánh 3 chiếc tàu của quân Hà Lan tại cảng Eo làm 1 tàu chìm, hai chiếc kia bỏ chạy và một chiếc bị va vào đá ngầm chìm. Chúa Nguyễn Phúc Lan rất vui mừng và khen: “Trước kia tiên quân ta từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa.”

Năm Mậu Tý (1648) quân Trịnh xâm lấn, Nguyễn Phúc Tần được phong làm Tiết chế chủ quân. Ông cho Nguyễn Hữu Tấn đem hơn 100 thớt voi, ban đêm xông đánh úp dinh địch. Quân Trịnh sợ hãi, bỏ chạy toán loạn. Quân của Nguyễn Phúc Tần đuổi tới sông Gianh rồi mới rút về

Năm Mậu Tý (1648), khi Nguyễn Phúc Lan đột ngột qua đời, Nguyễn Phúc Tần mời chú là Nguyễn Phúc Trung lên gánh vác việc nước, xong ông này từ chối. Nguyễn Phúc Tần lên ngôi ở tuổi 29, thường được gọi là Hiền vương. Quần thần tôn ông làm “Tiết chế Thuỷ bộ Chư dinh kiêm Tổng Nội ngoại Bình chương Quân quốc Trọng sự Thái bảo Dũng Quận công”.

Chúa rất trọng dụng hai tướng giỏi là Nguyễn Hữu DậtNguyễn Hữu Tiến, nhờ vậy quân Nguyễn nhiều lần vượt qua được sông Gianh tiến ra Đàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tiến quân ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Sau đợt tấn công đó, quân Nguyễn còn chiếm đóng đất Nghệ An 5 năm. Sau đó bên Trịnh vốn có ưu thế hơn về quân đông tướng nhiều, các tướng Nguyễn dù giỏi nhưng quân Nguyễn đánh xa nhà lâu ngày không đủ lực lượng tiếp ứng, không thể chống đỡ hết lớp này tới lớp khác viện binh của quân Trịnh. Thêm vào đó, Nguyễn Phúc Tần lại tin yêu Nguyễn Hữu Dật hơn Nguyễn Hữu Tiến nên các tướng sinh ra ganh ghét bất hoà. Năm 1660, quân Nguyễn cuối cùng bại trận, bị đẩy lùi khỏi Nghệ An và Bắc Bố Chính, rút về bờ nam sông Gianh. Từ đó, Trịnh - Nguyễn cầm cự nhau trong nhiều năm và tới năm 1672 thì đình chiến.

Những năm sau đó, tướng Nguyễn Hữu Tiến mất năm 1666, tướng Nguyễn Hữu Dật mất năm 1681 đã làm phía chúa Nguyễn bị tổn thất lớn, nhân dân Đàng Trong rất thương tiếc hai vị tướng này.

Hiền vương là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc, biết trọng nhân tài.

Có người con gái quê Nghệ An rất xinh đẹp tên là Thị Thừa được lấy vào cung phục vụ chúa. Nguyễn Phúc Tần, nhân đọc sách Quốc ngữ, tới chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thi liền tỉnh ngộ sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ độc giết Thị Thừa để trừ hậu họa.

Đối ngoại

Năm 1653, vua nước Chiêm Thành là Po Nraup sang quấy nhiễu ở đất Phú Yên, chúa Hiền liền sai quan cai cơ là Hùng Lộc lãnh 3000 quân sang đánh. Quân đến Phú Yên, tiếp tục vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, nhân lúc đêm tối đánh thẳng vào thành, phóng lửa đánh gấp, quân ta thắng, Po Nraup trốn chạy. Po Nraup sai con là Xác Bà Ân dâng thư xin hàng. Chúa Hiền thuận y cho, lấy sông Phan Rang làm ranh giới.

Vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên (vùng Kauthara) đặt làm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh. Đặt dinh Thái Khang do Hùng Lộc trấn giữ.

Phần phía Tây sông (vùng Panduranga) vẫn thuộc về Chăm Pa, và bắt giữ lệ cống.

Sang năm 1654, trấn thủ dinh Bố Chính là Xuân Sơn vào tiếp quản dinh Thái Khang, nhằm kinh lý vùng đất mới chiếm được, tổ chức di dân bình ổn dinh Thái Khang, thu gom nguồn tài nguyên hương liệu nhằm khuếch trương cảng Hội An.

Bên cạnh Vương quốc Chiêm Thành, tình hình Vương quốc Chân Lạp bấy giờ cực kỳ rối ren, chú cháu anh em tranh quyền đoạt vị, tàn sát lẫn nhau, vị vua mới lên ngôi lại theo đạo Hồi gây ra xung đột giữa các tầng lớp dân.

Năm 1658, 2 con còn sống sót của Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại vua Chân LạpRamathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Hai người này tìm kiếm lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, Ang Sur và Ang Tan đã cầu cứu chúa Phúc Tần.

Chúa Hiền liền sai Phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi Xuy, nay thuộc huyện Phúc An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), phá được thành rồi tiến vào bắt Ramathipadi I bỏ vào lồng sắt đem về giam ở Quảng Bình. Năm 1659Ramathipadi I đã được phóng thích vì chúa Hiền muốn ông ta gây ảnh hưởng lên người kế nhiệm, nhưng ông ta đã chết trên đường trở về Vương quốc.

Nhờ sự can thiệp của người Việt mà Ang Sur được làm Quốc vương, xưng là Barom Reachea V, đóng tại Long Úc (Oudong); Ang Nan (Nặc Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Đổi lại các Quốc vương Chân Lạp phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ. Vì sự phụ thuộc quá lớn vào chúa Nguyễn Đàng Trong, dẫn tới hệ quả người Việt tràn đến sinh sống và kiểm soát những vùng đất thuộc Chân Lạp.

Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V bị Bô Tâm giết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III.

Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Ramathipadi I.

Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom Reachea V lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II.

Năm 1674Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Ayutthaya (Thái Lan) để đánh Nặc ông Nộn, và chiếm được thành Sài Gòn. Ang Nan (Nặc Ông Nộn) bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Đồng thời, Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy; làm cầu phao và xích sắt, đắp thành Nam Vang; nhờ Xiêm cứu viện để chống lại chúa Nguyễn.

Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc ông Đài.

Tháng 3 năm 1674, quân tiên phong của Nguyễn Diên đến trước đánh úp lũy Mỗi Xuy, rồi chiếm được lũy, mấy ngày sau quân Cao Miên các nơi họp lại vây đánh rất dữ, nhưng Nguyễn Diên đóng giữ cửa Lũy mà không ra đánh.

Khi đại binh của Nguyễn Dương Lâm ập đến, Diên bèn cùng hợp sức ra đánh, quân Cao Miên tan vỡ, bị chết và thương vong rất nhiều. Sau đó, đại binh tiến đến Sài Gòn.

Tháng 4 năm 1674, phá được 3 lũy: Sài Côn (đất trấn Phiên An), Gò Vách và rồi tiến quân lên vây thành Nam VangNặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Long Úc (thành Vũng Luông), để Nặc ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống.

Lại còn gia phong cho Nguyễn Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự ngoài biên.

Năm 1679, có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng TâyDương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Caochâu Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền xin được vào Kinh bằng hai cửa Tư Dung và Đà Nẵng (nay là cửa Hàn thuộc Quảng Nam). Dâng sớ xin được làm dân mọn xứ Việt.

Chúa Hiền thấy họ cùng quẫn mà chạy sang, lại tỏ bày lòng trung thực, vả lại xứ Đông Phố (một tên khác của đất Gia Định xưa) của nước Cao Miên, đất đai màu mỡ có đến ngàn dặm, triều đình chưa rỗi để lo liệu, chi bằng tận dụng sức lực của họ, giao cho họ khai hoang đất đai để ở. Nghĩ vậy, triều đình tổ chức khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai hóa đất đai.

Năm Kỉ Mùi (1679), chúa Nguyễn cho phép Dương Ngạn Địch, một tướng cũ của triều Minh cùng với Trần Thượng Xuyên đem gia thuộc 3000 người và 50 chiến thuyền vào khai phá vùng Gia Định, Mỹ Tho, lập nên các phố xá đông đúc ở vùng đất mới, giao lưu thương mại với thuyền buôn của nhà Mãn Thanh, Tây phương, Nhật Bản

Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Bọn tướng Long Môn họ Dương đem binh thuyền tiến vào cửa Xoài Rạp (nay gọi là Lôi Lạp (Soi Rạp)) và cửa Đại cửa Tiểu (thuộc trấn Định Tường) dừng trú tại xứ Mỹ Tho (là trấn lỵ của Định Tường). Bọn tướng các xứ Cao, Lôi, Liêm họ Trần thì đem binh thuyền tiến vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại xứ Bàn Lân thuộc Đồng Nai (là lỵ sở trấn Biên Hòa), đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai thuộc Biên Hòa).

Họ lo mở mang đất đai, lập thành phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và (người gốc Java), tụ tập tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra thấm đượm cả vùng Đông Phố.

< >Năm 1686, có người Pháp tên là Verret được phép mở cửa hàng ở cù lao Côn Lôn.Năm 1644, chúa Hiền ở bắt giết những người đi giảng đạo ở Đà Nẵng.30 tháng 4, 1687), Hiền vương Nguyễn Phúc Tần không được khỏe, cho triệu con thứ là Hoàng Ân Hầu Nguyễn Phúc Trăn đến bảo rằng: “Ta bình sinh ra vào gian hiểm giữ nhà, giữ nước. Con nối ngôi phải sửa thêm nhân chính cho yên bờ cõi. Các quan văn võ đều do ta cất dùng để mưu mọi bề, đừng để bọn tiểu nhân len vào”.

 

Sau đó, Nguyễn Phúc Tần triệu các quan đại thần tới và bảo rằng: “Ta với các khanh một chí hướng với nhau mà công việc mưa đồ chưa trọn. Nay con ta tuổi còn nhỏ, mong nhờ các khanh giúp đỡ cho công việc của tổ tông rõ ràng. Đừng quên lời ấy”.

Nói rồi, ông qua đời, thọ 68 tuổi. Nhà Nguyễn sau truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

Vợ:

*Châu Thị Viên (1625 - 1684), bà vào hầu Hiền vương trong thời kỳ tiểm để, được phong làm Chánh phu nhân. Khi mất, được phong tặng là Tán Quốc Chinh Phu Nhân, táng ở làng An Ninh (Hương Thủy, Thừa Thiên). Vua Gia Long truy tôn : Từ Mẫn Chiêu Thánh Cung Tĩnh Trang Thận Hiếu Triết Hoàng Hậu. Tên lăng là Vĩnh Hưng. Bà được phối thờ với Hiền vương ở Thái Miếu, án thứ hai bên tả. Bà sinh được 2 trai và 1 gái: Nguyễn Phúc Diễn (tước Phúc Quốc Công), Nguyễn Phúc Thuần (tức Quốc Uy Công), Nguyễn Phúc Ngọc Tào.

*Tống Thị Đôi, con ông Thiếu phó Quận công Tống Phúc Khang, mẹ bà họ Phạm, quê ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bà tính hiền hậu, lúc mới vào cung với thứ bậc là , sau ngày càng được ân sủng được phong làm Thứ phi. Khi mất, táng tại làng Đình Môn (Hương Trà, Thừa Thiên). Vua Gia Long truy tôn : Từ Tiên Huệ Thánh Trinh Thuận Tĩnh Nhân Hiếu Triết Hoàng Hậu, đặt tên lăng là Quang Hưng. Bà được phối thờ với Hiền vương ở Thái Miếu, án thứ hai bên tả. Bà sinh ra Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái và Cương Quận Công Nguyễn Phúc Trân.

Công tử:

< >Phúc Quận công Nguyễn Phúc Diễn (福郡公阮福演; 1639 - 1685), mẹ là Từ Mẫn Chu hoàng hậu.Nguyễn Anh Tông Nguyễn Phúc Thái, mẹ là Từ Tiên Tống hoàng hậu.Cương Quận công Nguyễn Phúc Trân (岡郡公阮福沴; 1650 - 1685), mẹ là Từ Tiên Tống hoàng hậu.Quốc Uy công Nguyễn Phúc Thuần (國威公阮福淳; 1652 - 1675), mẹ là Từ Mẫn Chu hoàng hậu.Công tử thứ 5, mất sớm không con.Nguyễn Phúc Nhiễu, mất sớm không con.Nguyễn Phúc Ngọc TàoKhuyết danhKhuyết danh  (https://vi.wikipedia.org/)chữ Hán: 阮福溱, 22 tháng 1, năm 1649 - 7 tháng 2, năm 1691), còn gọi là Nguyễn Anh Tông (阮英宗), hay Nguyễn Phúc Trăn là chúa Nguyễn thứ 5 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1687 đến năm 1691, chỉ trong vòng 4 năm, ngắn nhất trong các đời chúa Nguyễn từng cai trị ở Đàng Trong.

Đương thời ông nhận phong hiệu Hoằng Quốc công (弘國公), dân chúng và quan lại trong vùng lãnh thổ gọi ông là chúa Nghĩa (主義).

Năm 1806Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế dâng miếu hiệu cho ông là Anh Tông (英宗), thụy hiệu là Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa Hoàng Đế (紹休纂業寬洪博厚溫惠慈祥孝義皇帝).

Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần có hai phu nhân, một bà chánh thất tên Chu Thị Viên (朱氏媛), một bà thứ thất tên Tống Thị Đôi (宋氏堆). Nguyễn Phúc Thái là con của bà Tống thị và là con lớn thứ 2 trong gia đình.

Năm 1685, người con trai cả là Nguyễn Phúc Diễn (阮福演), con của bà chánh thất Chu thị, qua đời sớm. Chúa Hiền cho rằng Nguyễn Phúc Thái tuy là con bà hai song lớn tuổi lại hiền đức nên phong làm Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủ.

Năm 1687, Chúa Hiền qua đời. Thế tử Nguyễn Phúc Thái đã 39 tuổi được nối ngôi, triều thần tôn làm Tiết Chế Thủy Bộ Tư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại Binh Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Phó Hoằng Quốc Công.

Chúa Nghĩa là người nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng.

Chúa quy định lại tang phục cho có lợi, bởi vì vào thời ấy, mỗi khi có quốc tang thì người dân dù người già, trẻ con đều la khóc kêu gào, bỏ việc đồng áng, lao động. Chúa quy định người trong tông thất và thân trần để tang 3 năm; cai đội trở lên để tang 2 tuần; Nội ngoại đội chưởng, văn chức, câu kê để tang đến giỗ đầu; còn quân dân để tang đến Tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy).

Tháng 7, năm 1687, Chúa Nghĩa dời dinh phủ Chúa sang làng Phú Xuân, lấy Bằng Sơn (nay là Ngự Bình) làm bình phong, xây đắp cung điện, thành quách rất tráng lệ. Vùng Phú Xuân rộng rãi bề thế hơn Kim Long, sông Hương trở nên rộng khi chảy ngang qua trước kinh thành và nơi này trở thành Kinh Đô của triều Nguyễn sau này và được gọi là chính dinh. Chỗ phủ củ ở làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) trở thành Thái Tông miếu, thờ chúa Hiền.

Đối ngoại

Chân Lạp

Tháng 6 năm 1688, Phó tướng Long Môn là Hoàng Tấn sinh lòng kiêu mạn, y cầm quân tấn công giết Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, xưng làm tướng quân Long Môn, rồi dời đến đóng ở xứ Rạch Năn (thuộc huyện Kiến Hòatrấn Định Tường), chiếm cứ vùng hiểm yếu, đắp lũy, đóng thuyền chiến, đúc thêm súng lớn, không cho thương nhân qua lại, quấy nhiễu cướp bóc người Cao Miên.

Chính vương Nặc Ông Thu oán giận, bỏ việc triều cống chúa Nguyễn, đắp lũy Bích Đôi (Gò Bích), Cầu Nam, Nam Vang, lại kết bè nổi ở sông Cầu Nôm và giăng dây thép chắn ngang cửa sông để cự thủ.

Phó vương Nặc Nôn đang đóng giữ Sài Côn vội tâu lên hết mọi chuyện. Tháng 10, triều đình sai Phó tướng dinh Thái Khang là Mai Vạn Long làm Thống suấtCai cơ trấn Biên Nguyễn Thắng Long và Nguyễn Hữu Lễ làm Tả hữu vệ, Văn Vị Xuyên làm Tham mưu cầm quân đi chinh phạt Hoàng Tấn, đồng thời ủy cho quyền mưu tính việc mở mang biên cương.

Tháng 1 năm 1689, quan quân kéo đến đóng ở Rạch Gầm (thuộc thôn Kim Sơn, huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường) rồi nói thác là đi đánh Nặc Thu, giả bộ ra triệu cho Hoàng Tấn đem quân sở bộ đến để làm tiên phong, nhưng Hoàng Tấn không đến.

Văn Thông dâng kế với Mai Văn Long, giả làm ông già họ Trương để dụ Hoàng Tấn ra hàng, Hoàng Tấn tin lời đi thuyền ra sông đến hội binh, quân Hoàng Tấn đang ở giữa sông bị phục binh 4 phía đánh vào và phá hết đồn trại của Hoàng TấnHoàng Tấn bỏ thuyền chạy về hướng cửa biển Lôi Lạp. Vợ con Tấn trong lũy đều bị chém cả, đội quân Long Môn được chiêu dụ, những kẻ bị Tấn bắt ép phải theo đều được tha thứ.

Quan quân thừa thế tiến đánh Nặc Thu, giao cho tướng sĩ Long Môn Trần Thượng Xuyên làm tiên phong, đốt hết dây thép chắn ngang sông, tiến công chiếm được ba lũy Cầu Nôm, Nam Vang và Gò Vách.

Nặc Thu rút quân lui về giữ thành Oudong (Long Úc). Nguyễn Thắng Quyền khinh địch ham tiến bị Nặc Thu đánh bại, Nguyễn Thắng Sơn đem quân đến cứu, xông trận đánh hăng, buộc Nặc Thu rút vào thành cố thủ. Rồi lập mưu sai nữ sứ giả là Chiêm Dao Luật đến xin hàng và đề nghị quan quân rút lui để họ chuẩn bị lễ vật cống hiến. Thực ra ấy là mưu kế để họ kịp mộ binh tiếp viện tính việc chống cự. Mai Vạn Long nhẹ dạ tin theo rồi cho lui quân về đóng ở Bến Nghé (nay là chợ Điều Khiển).

Đã hơn một năm trôi qua mà Nặc Thu không chịu tiến cống, lúc ấy lại bỗng xảy ra bệnh dịch, quân sĩ nhiều người bị bệnh và chết, Cai cơ Nguyễn Thắng Sơn cùng các tướng làm tờ tấu đàn hạch Mai Vạn Long về tội chần chừ làm hỏng quân cơ.

Mùa đông năm 1689, triều đình sai Cai cơ Nguyễn Hữu Hào làm thống suất, Hòa Tín làm Tham mưu, Cai đội Nguyễn Thắng Sơn hầu làm Tiên phong, tuyển lựa tinh binh ở các xứ Phú Yên, Thái Khang và Phan Rí để tiến đánh Cao Miên, rồi cho bắt trói bọn Vạn Long hầu cùm đưa về kinh sư. Sau đó triều đình miễn chức Vạn Long hầu cho về làm thường dân, giáng Vị Xuyên hầu xuống làm tướng thần thuộc lại.

Nguyễn Hữu Hào tiến quân đóng ở Bích Đôi, cho dựng lũy, sắp xếp quân thủy bộ. Rồi sai người đến chỗ Nặc Thu yêu cầu bắt cống nộp, nhưng Nặc Thu lại giở trò lần lữa như trước chỉ tiến cống một phần.

Tháng 3 năm 1690Nguyễn Hữu Hào đánh thắng Cao Miên, bắt vua Cao Miên là Nặc Thu đem về Sài Côn rồi nghỉ quân, Cao Miên từ đó mới bình định.

Sau đó Nặc Thu bị bệnh mất, Nặc Non cũng mất, các tướng tâu lên rằng dòng đích của vua Cao Miên không còn ai, do đó triều đình phong cho con Nặc Non là Nặc Yêm làm vua và lệnh cho đóng ở thành Gò Vách.

Ngày 7 tháng 2, năm 1691, Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái qua đời, thọ 43 tuổi. Lăng mộ táng tại núi Kim Ngọc(Định MônHương TràThừa Thiên). Tên lăng là Trường Mậu lăng (長茂陵). Ông được tôn thụy là Thiệu Hưu Toản Nghiệp Hoằng Nghĩa Vương (紹休纂業弘義王).

Đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông được cải thụy hiệu thành Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoang Hồng Bác Hậu Từ Tường Hiếu Nghĩa Vương (紹休纂業寬洪博厚溫惠慈祥孝義王).

Con trai ông là Nguyễn Phúc Chu lên kế nghiệp, tức chúa Minh.

< >Phu nhân: Tống Thị Lĩnh (宋氏嶺; 1653 - 1696), quê quán ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con gái quan Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh, mẹ bà họ Lê. Bà vào hầu Nghĩa vương nơi tiểm để, sau được phong lên bậc Cung tần. Lúc bà có thai, có nhiều điềm lành cho biết sẽ sinh ra bậc kỳ tài. Khi sinh, ánh sáng lành rực rỡ khắp nhà, sau này là Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu. Khi mất, được phong tặng là Quốc Thái Phu Nhân (國太夫人), táng ở làng Định Môn (Hương TràThừa Thiên). Gia Long hoàng đế truy tôn Từ Tiết Tĩnh Thục Tuệ Mẫn Hiến Thuận Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu (慈節靜淑惠敏憲順孝義皇后), đặt tên lăng là Vĩnh Mậu. Bà được phối thờ với đức Anh Tông ở Thái Miếu, án thứ hai bên hữu.chữ Hán: 阮福淍, 11 tháng 6, năm 1675 - 1 tháng 6, năm 1725), còn gọi là Nguyển Hiển Tông (阮顯宗), là vị chúa Nguyễn thứ 6 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1691 đến năm 1725, tổng cộng 34 năm.

Đương thời ông nhận sắc phong Tộ Quốc công (祚國公), dân chúng trong lãnh thổ gọi ông là Chúa Minh (主明) hay Quốc Chúa (國主).

Chúa Minh là một vị chúa hiền và có tài. Khi mới lên ngôi, ngài quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má lao dịch, bớt hình ngục. Ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am. Bản thân chúa cũng ăn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời, phát tiền gạo cho người nghèo. Bờ cõi yên ổn do chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng 30 năm.

Năm 1806Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế dâng miếu hiệu cho ông là Hiển Tông (顯宗), thụy hiệu là Anh Mô Hùng Lược Thánh Văn Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng Đế (英謨雄略聖文宣達寬慈仁恕孝明皇帝).

Nguyễn Phúc Chu là con trai cả của Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái. Mẹ ông là Tống phu nhân ở huyện Tống Sơn,Thanh Hoá, con gái của Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh. Thuở thiếu thời, ngài rất chăm học, chữ tốt, văn hay, võ giỏi. Ông được phong là Tả binh đinh Phó Tướng Tộ Trường hầu, làm phủ đệ ở cơ Tả Binh.

Năm 1691, Chúa Nghĩa qua đời sau 4 năm trị vì, Nguyễn Phúc Chu là con trưởng nên kế thừa ngôi vị. Quân thần vâng di mệnh, tôn ông là Tiết Chế Thủy Bộ chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Tộ Quốc công. Bấy giờ, khi nối ngôi chúa mới có 17 tuổi.

Mùa thu, năm 1699, Chúa Minh cho tra xét bắt đạo Thiên Chúa, phàm nhân dân ta ai có đạo thì phải bỏ để trở lại làm dân bình thường, lấy nhà tu làm nhà ở, lại còn đốt sách vở của đạo ấy, còn người phương Tây thì buộc họ phải về nước.

Về mặt phương Bắc, tuy đã thôi đánh nhau với quân Trịnh, nhưng chúa vẫn lo phòng ngự cẩn thận. Năm 1701, Chúa sai Chưởng dinh Nguyễn Phúc Diệu, cùng Tống Phúc TàiNguyễn Khoa Chiêm sửa sang các chính lũy từ núi Đầu Mâu đến cửa biển Nhật Lệ. Chúa sai vẽ bản đồ những nơi hiểm yếu và cho quân lính thao dượt thường xuyên.

Bấy giờ, phía Nam đất đai được khẩn hoang đến tận biên giới Chân Lạp. Trong nước việc nội trị, võ bị, giáo dục được phát triển có quy mô. Bắc Hà tuy có nhà Lê đế nhưng quyền bính ở trong tay Chúa Trịnh. Chúa muốn tách riêng miền Nam thành một quốc gia độc lập.

Chúa sai Hoàng Thần và Hưng Triệt đem quốc thư và cống phẩm sang Trung Hoa cầu phong nhà Thanh. Hoàng đế nhà Thanh cũng có ý muốn phong nhưng triều thần can rằng:

Nước Quảng Nam hùng trị một phương, Chiêm ThànhChân Lạp đều bị thôn tính, sau tất sẽ lớn. Tuy nhiên nước An Nam còn có nhà Lê ở đó, chưa có thể phong riêng được

Vì vậy, việc cầu phong không có kết quả.

Năm 1702, ở biển phía Nam có giặc biển người Anh đến cướp phá, chiếm cứ đảo Côn Lôn. Đồ đảng hơn 200 người và 8 chiến thuyền, xây dựng sào huyệt kiên cố. Chúa sai Chương dinh Trấn Biên Trương Phúc Phan tìm cách trừ khử bọn cướp. Sau nhờ mộ được 15 người Chà Và (người Mã Lai) làm kế nội ứng, đốt tan được sào huyệt của giặc, tịch thu của cải đem về.

Tháng 8, năm 1708Mạc Cửu người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, trước đó đến khai thác vùng đất Hà Tiên, dâng thư lên triều đình xin đem đất Hà Tiên quy thuộc miền Nam. Chúa nhận lời và phong cho Mạc Cửu làm làm Thống binh trấn giữ đất Hà Tiên.

Tháng 1 năm 1709, phò mã Tống Phúc Thiệu cùng cai đội Nguyễn Cửu Khâm mưu phản, ngầm liên kết vây cánh, mưu đồ chiếm Bình Khang, Phú Yên xong quay về lấy Quảng Nam rồi thẳng đến Chính dinh phóng lửa nổi loạn. Âm mưu bại lộ, các kẻ chủ mưu đều bị xử tử. Tống Phúc Thiệu bị bãi làm thứ dân và bị tù ở vườn Bát Khải.

Tháng 12 năm 1709, Chúa cho đúc Quốc bảo. Ấn khắc chữ: Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo, để dùng và truyền đời này sang đời khác. Thấy nước giàu binh mạnh, Chúa định có ý muốn Bắc phạt. Chúa cho thám tử ra thăm dò tình hình miền Bắc, sau được tin báo về là Bắc Hà chưa thể đánh được, Chúa mới không nhắc đến chuyện này nữa.

Trong thời gian trị vì, Chúa đóng góp nhiều công lao trong việc xây dựng kỷ cương Phật giáo, trùng tu chùa chiền và quảng bá đạo Phật khắp nước. Năm 1694, Chúa sai người sang Quảng Đông mời hòa thượng Thích Đại Sán (Thạch Liêm Hòa thượng) sang thuyết pháp về đạo Phật cho quan lại và dân chúng nghe. Hòa thượng đã tổ chức giới đàn để truyền giới bồ tát cho Chúa và quyến thuộc, quân lại và 1400 tăng ni ở Phú Xuân. Chúa được ban pháp danh là Hưng Long, hiệu là Thiên Túng đạo nhân.

Năm 1710, nhân ngày Phật đản, Chúa cho đúc chuông chùa Thiên Mụ nặng 2,021 kg, cao 2,5 m, đường kính 1,2 m. Tiếng vang của Đại hồng chung bao trùm cả kinh thành.

Năm 1714, Chúa giao cho Chưởng cơ Tống Đức Đạt sửa sang chùa Thiên Mụ. Tất cả thợ khéo các nơi đều được huy động, chùa trở nên nguy nga hơn trước. Lễ khánh thành là ngày hội của dân chúng, những kho lúa của nhà nước được mở rộng để chẩn cấp cho dân nghèo.

Chúa còn cho sửa sang Văn Miếu ở làng Triều Sơn. Văn học thi cử được chú trọng, Chúa đã cho tổ chức các khoa thi trong phủ Chúa. Trong các vị chúa, Chúa Phúc Chu là người chuộng thơ văn hơn cả. Năm 1712, chúa cho lập phủ mới ở làng Bát Vọng, huyện Quảng Điền.

Nguyễn Phúc Chu làm rất nhiều thơ, ông có nhiều bài thơ khóc vợ với tình ý tha thiết. Ông là người rất đông con: 146 người con gồm 38 người con trai.

Đối ngoại

Chiêm Thành

Tháng 8 năm Nhâm Thân (1692), Quốc vương Chiêm Thành là Bà Tranh (Po Thot) hợp quân, đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Sự việc được báo lên Chúa, Chúa Phúc Chu đã sai Nguyễn Hữu Cảnh suất lãnh quân Chính Dinh cùng quân Quảng Nam và Bình Khang đi đánh.

Đầu năm 1693 bắt được Bà Tranh, Kế Bà Tử (em trai Bà Tranh) cùng thân thuộc là Nàng Mi Bà Ân đem về Phú Xuân. Đổi đất Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành (đất Panduranga) và lập ra phủ Bình Thuận.

Sau khi Chúa Bà Tranh chết tại HuếKế Bà Tử đã nổi dậy. Quý tộc Chăm tên Ốc Nha Đạt và người Mãn Thanh tên A Ban chỉ huy quân Chăm. Lúc đó Nguyễn Hữu Cảnh đang đi Tây Chính, và quân Nguyễn ở lại đã bị quân Chăm tiêu diệt hoàn toàn.

Khi Nguyễn Hữu Cảnh trở lại, Kế Bà Tử đã ký hòa ước với chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Phúc Chu đã đồng ý khôi phục vương quốc Chăm Pa với hình thức là một khu tự trị với tên là Thuận Thành Trấn, và chúa Chăm được gọi là Trấn Vương (khâm lý), con của Bà Ân làm đề đốc để xếp đặt mọi việc trong phủ hạt, là thần hạ của chúa Nguyễn, buộc người dân ăn mặc theo phong tục nước Việt.

Theo bộ văn bản hoàng gia Chăm (bản chữ Hán), mối quan hệ phiên thuộc giữa vùng đất cai quản bởi các chúa Chăm và chính quyền trung ương của chúa Nguyễn diễn ra tốt đẹp.

Chúa Phúc Chu còn mở rộng bờ cõi đất đai xuống phía Nam, đạt được nhiều thành tựu như:

< >Đặt phủ Bình Thuận năm Đinh Sửu (1697) gồm các đất Phan RangPhan Rí trở về Tây.Đặt phủ Gia Định.Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa).Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.1690, Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào đánh thắng Cao Miên, bắt vua Cao Miên là Nặc Thu đem về Sài Côn rồi nghỉ quân, Cao Miên từ đó mới bình định. Sau đó Nặc Thu bị bệnh mất, Nặc Non cũng mất, các tướng tâu lên rằng dòng đích của vua Cao Miên không còn ai, do đó triều đình phong cho con Nặc Non là Nặc Yêm làm vua và lệnh cho đóng ở thành Gò Vách.

Mùa xuân năm 1698, vua Nặc Thu nước Chân Lạp cho quân lính cướp bóc dân buôn, triều đình sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lược đất Cao Miên, Nặc Thu xin đầu hàng và nộp cống như cũ. Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Mỗi dinh lập ra chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai trị. Về vệ thuộc thì có hai ty Xá, Lại để làm việc, quân binh thì có tinh binh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh để hộ vệ.

Ngàn dặm đất đai, dân hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn xã phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng đinh điền bạ tịch. Con cháu người Hoa nếu ở Trấn Biên được quy lập thành xã Thanh Hà, còn ở Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương rồi cho phép vào hộ tịch.

Năm 1705, Nặc Thâm (con Nặc Thu) nối ngôi cha bất hòa với Nặc Yêm (vua thứ 2 của Chân Lạp), nhờ Xiêm La giúp, đem binh đánh Nặc Yêm. Nặc Yêm chạy sang Gia Định cầu cứu, Nguyễn Hữu Cảnh sai tướng Nguyễn Cửu Vân đem binh đánh tan quân Xiêm.

Tuy vậy nước Chân Lạp vẫn chưa yên. Năm 17111714 Nặc Thâm lại vây đánh Nặc Yêm. Nguyễn Hữu Cảnh phải cho các tướng Trần Thượng Xuyên, Nguyễn Cửu Phú đem quân đánh dẹp rồi phong cho Nặc Yêm làm vua Chân Lạp và giúp cho Nặc Yêm khi giới để phòng ngự.

Ngày 1 tháng 6, năm 1725, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu qua đời, thọ 50 tuổi. Lăng mộ táng tại làng Kim Ngọc, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Thanh lăng (長清陵)[1]. Ông được dâng thụy hiệu là Khoan Từ Nhân Thứ Tộ Minh Vương (寬慈仁恕祚明王).

Thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông được cải thụy hiệu thành Anh Mô Hùng Lược Thánh Văn Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Vương (英謨雄略聖文宣達寬慈仁恕孝明王).

Gia đình

Phu nhân:

< >Tống Thị Được (宋氏得; 1680 - 1716), còn có tên là Quyền, bà nguyên họ Hồ, khi nhập cung đổi qua họ Tống, chánh quán làng Hương Cần (Hương TràThừa Thiên). Bà là con của quan Chưởng dinh Hồ Văn Mai. Khi mất, được phong tặng là Từ Huệ Minh Phi Liệt Phu Nhân (慈惠明妃列夫人). Lăng táng tại làng Trúc Lâm (Hương Trà, Thừa Thiên). Gia Long hoàng đế truy tôn Từ Huệ Cung Thục Ý Đức Kính Mục Hiếu Minh Hoàng Hậu (慈惠恭淑懿德敬穆孝明皇后), đặt tên lăng là Vĩnh Thanh (永清陵). Bà được phối thờ với Minh vương ở Thái Miếu, án thứ ba bên tả.Nguyễn Thị Lan (阮氏蘭; ? - 1714), con gái của Tham chính Nguyễn Hữu Hạp. Khi tiến cung bà được xếp vào bậc Hữu Cung tần, rồi được tấn phong lên bậc Chính Nội phủ. Được chúa Minh sủng ái nhất trong số các thê thiếp. Khi mất, bà được truy làm Kính phi (敬妃), thụy là Từ Đức phu nhân (慈德夫人), táng ở làng Trúc Lâm (Hương TràThừa Thiên). Khi mất, chúa Minh có làm tặng bà 4 bài thơ khóc thương, là việc chưa từng có trước đây, đương thời cho là sự ân sủng đặc biệt.Chiêu Nghi phu nhân Nguyễn thị.Tu Dung phu nhân Trần thị.Hữu Cung tần Lê thị.Tả Cung tần Tống thị.Và nhiều nàng hầu không danh phận khác....Đại Nam Liệt truyện, Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu có cả thảy 146 người con. Nhưng theo Hoàng tử Phổ và Hoàng nữ Phổ, Chúa có 38 công tử và 4 công nữ.

Công tử:

1. Nguyễn Túc Tông Nguyễn Phúc Chú, mẹ là Từ Huệ Tống hoàng hậu.

  1. 2.Nguyễn Phúc Thể (1687 - 1762), mẹ là Tu Dung phu nhân Trần thị. Đương thời giữ chức Chưởng cơ, sau khi chết truy tặng hàm Chưởng dinh.

3.Khuyết danh.

4.Nguyễn Phúc Long (1691 - 1743), mẹ là Hữu Cung tần Lê thị. Giữ chức Chưởng vệ sự.

5.Nguyễn Phúc Hải, không rõ truyện.

6.Khuyết danh.

7.Nguyễn Phúc Liêm, không rõ truyện.

8.Nguyễn Phúc Thử (1697 - 1763), mẹ là Hoàng thị.

9.Luân Quốc công Nguyễn Phúc Tứ (1698 - 1753), mẹ là Từ Huệ Tống hoàng hậu.

10.Nguyễn Phúc Lân, không rõ truyện.

11.Nguyễn Phúc Chấn (? - 1738).

12.Dận Quốc công Nguyễn Phúc Điền (1699 - 1739), mẹ là Kính phi Nguyễn thị.

13.Nguyễn Phúc Đăng (1701 - 1763), mẹ là Hữu Cung tần Lê thị. ban đầu làm Chưởng cơ, sau khi chết tặng hàm Chưởng doanh.

14.Nguyễn Phúc Thiện (1702 - 1749), mẹ là Nguyễn thị. Ban đầu làm Cai đội, sau tặng làm Cai cơ.

15.Nguyễn Phúc Khánh (1703 - 1748), mẹ là Trương thị. Ban đầu làm Cai đội, sau tặng làm Cai cơ.

16.Nguyễn Phúc Cảo (1705 - 1762), mẹ là Tống thị. Ban đầu làm Cai đội, sau tặng làm Cai cơ.

17.Nguyễn Phúc Bình, không rõ truyện, có con trai tên là Kính.

18.Nguyễn Phúc Tú, mẹ là Nguyễn thị. Không rõ năm sinh và truyện, được tặng Quận công. Ông có 3 con trai: Thắng, Uyên, Dật.

19.Nguyễn Phúc Truyền, mẹ là Hoàng thị. Không rõ năm sinh và truyện, được tặng Quận công. Ông có 2 con trai: Thùy và Nghi.

 

20.Nguyễn Phúc Sảm (1706 - 1759), không rõ truyện. Có 2 con trai là Kiên và Thuận.

21.Nguyễn Phúc Quận, không rõ truyện. Có 2 con trai là Dục.

22.Nguyễn Phúc Yển (1707 - 1748), không rõ mẹ. Ban đầu làm Cai đội, sau tặng làm Cai cơ.

23.Nguyễn Phúc Bính (1708 - 1766), mẹ là Lê thị. Ban đầu làm Cai đội, sau tặng làm Cai cơ.

24.Nguyễn Phúc Tông, không rõ truyện.

25.Nguyễn Phúc Nghiễm, mẹ là Lê thị. Nghiễm làm đến Chưởng cơ, mất năm nào không rõ. Nghiễm có vườn trại ở xã Vân Dương, người đời sau gọi là Viên Công (Vườn ông), gọi chợ ở đó là chợ Viên Công.

26.Nguyễn Phúc Xuân, mẹ đẻ là ai không rõ. Xuân làm đến Chưởng cơ. Không rõ Xuân mất năm nào và bao nhiêu tuổi.

27.Thạnh Quận công Nguyễn Phúc Phong (1708 - 1754), mẹ là Chiêu nghi phu nhân Nguyễn thị. Ông ban đầu làm Hữu dực cơChưởng cơ.

28.Nguyễn Phúc Hạo, không rõ truyện.

29.Nguyễn Phúc Kỷ (? - 1743), mẹ là Hoàng thị.

30.Nguyễn Phúc Tuyền, Chưởng cơ, không rõ truyện.

31.Nguyễn Phúc Hanh, không rõ truyện.

32.Nguyễn Phúc Lộc (1708 - 1744), mẹ là Lê thị. Ban đầu làm Cai đội, sau tặng làm Cai cơ.

33.Nguyễn Phúc Chiêm (1709 - 1788), mẹ không rõ.

34.Nguyễn Phúc Khiêm, không rõ truyện.

35.Khuyết danh.

36.Khuyết danh.

37.Nguyễn Phúc Độ (1710 - 1752), làm đến Chưởng Cơ.

38.Nguyễn Phúc Tài, không rõ truyện.

 

Công nữ:

< >Nguyễn Phúc Ngọc Sáng (? - 1721), mẹ là Tả Cung tần Tống thị, lấy Chưởng vệ Tống Văn Xuân. Khi chết truy phong là Tống Sơn Quận chúa Trinh phu nhân.Nguyễn Phúc Ngọc Phượng (? - 1722), lấy Chưởng doanh Nguyễn Cửu Thế, cháu nội Nguyễn Cửu Kiều. Khi chết truy tặng Tống Sơn Quận chúa Tư phu nhân.Nguyễn Phúc Ngọc Nhật, lấy Cai cơ Nguyễn Cửu Duyệt, là chắt Nguyễn Cửu Kiều.Khuyết danh. (http://vi.wikipedia.org/wiki/)1697-1738, ở ngôi chúa:1725-1738), là chúa Nguyễn thứ 7 trong lịch sử Việt Nam

Nguyễn Phúc Chú (chữ Hán: 阮福澍) sinh ngày 22 tháng Chạp năm Bính Tý (14 tháng 1 năm 1697). Chánh quán của ông ở Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), và ông là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chu và bà Từ Huệ phu nhân Tống Thị Được.

Khi trưởng thành, nhờ có tài văn võ, Nguyễn Phúc Chú được cử giữ chức cai cơ tước Đỉnh thịnh hầu, đến năm 1715 được thăng làm chưởng cơ, làm phủ đệ tại dinh cơ Tả Sùng.

Năm 1725, ông nối ngôi lúc 29 tuổi, được tôn là Thái phó tước Đỉnh Quốc công, hiệu là Văn Truyền đạo nhân (vì mộ đạo Phật), đương thời gọi là Ninh vương (tục gọi là chúa Ninh).

Tháng Giêng năm Bính Ngọ (1726), chúa Ninh ban bố các điều răn, đại ý là khuyên dân siêng năng cày cấy và cấm đứt nạn rượu chè, cờ bạc.

Tháng 4 năm Kỷ Dậu (1729), chúa Ninh bắt đầu cho lập trường đúc tiền.

Năm Tân Hợi (1729), Prea Sot (Sá Tốt, gốc người Lào di cư sang ở tỉnh Banam nước Chân Lạp) xách động người dân Chân Lạp nổi dậy tàn sát tất cả người Việt ở trong vùng Banam mà họ gặp, rồi còn tiến sang quấy nhiễu ở Sài Gòn.

Để đối phó với quân Chân Lạp do Prea Sot chỉ huy, tướng Trương Phước Vĩnh sai cai cơ Đạt Thành ra chống ngăn, nhưng ông này đánh không lại, bị giết. Tướng Vĩnh bèn điều động Giám quân cai đội Nguyễn Cửu Triêm đi đánh, quân Chân Lạp thua chạy về Vũng Gù (Mỹ Tho). Lại điều thêm Thống binh Trần Đại Định (con Trần Thượng Xuyên) mới dẹp tan hết

Sau khi đánh đuổi xong, xét thấy cần phải có một cơ quan thống suất để kịp thời giải quyết việc binh ở vùng đất mới, năm Nhâm Tý (1732), chúa Ninh sai đặt sở Điều khiển ở Sài Gòn, cử hai tướng có công đánh đuổi quân Prea Sot là Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển sự sở Gia Định, Nguyễn Cửu Triêm làm Thống trấn dinh Trấn Biên (Biên Hòa).

Khi ấy, vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha) sợ vạ lây, liền gửi thư cho tướng Vĩnh để thanh minh rằng mọi việc trên đều do Prea Sot gây ra, và xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Ninh để cầu hòa (1732). Bấy giờ, thấy đất Gia Định (tức toàn miền Nam) rộng rãi quá, để tiện việc coi giữ, chúa Ninh cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp.

Tháng giêng năm Quý Sửu (1733), chúa Ninh cho đặt đồng hồ ở các dinh trấn. Các đồng hồ này được chế tạo ở trong nước và phỏng theo kiểu cách phương Tây.

Năm Ất Mão (1735), Tổng binh Hà TiênMạc Cửu mất, Mạc Thiên Tứ kế tục sự nghiệp của cha. Năm sau, (Bính Thìn 1736), Thiên Tứ được chúa Ninh phong làm Tổng binh Đại đô đốc trấn Hà Tiên, để giữ gìn và mở mang xứ ấy.

Ở ngôi chúa 13 năm, chúa Nguyễn Phúc Chú qua đời vào ngày 20 tháng 4 năm Mậu Ngọ (7 tháng 6 năm 1738) lúc 42 tuổi.

Chúa Ninh được an táng tại lăng Trường Phong nằm trong khu Thiên Thọ Lăng (Lăng Gia Long) ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Triều thần dâng thụy hiệu cho chúa là Đại đô thống Tổng quốc chính Vũ Hiếu Ninh vương. Năm Bính Dần (1806), vua Gia Long lại truy tôn là Hiếu Ninh hoàng đế, miếu hiệu là Túc Tông, đưa long vị vào thờ tại Thái Miếu, án thứ ba bên phải.

Chúa Nguyễn Phúc Chú được đánh giá là người đã có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long.

            Vợ

Trương Thị Thư (張氏舒; 1699 - 1720), chánh quán huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con của quan Chưởng dinh Trương Phúc Phan (張福攀), mẹ bà là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Nghiễm (阮福玉儼), con gái của chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái. Bà vào hầu Ninh vương trong thời kỳ tiềm để, sau được phong lên bậc Nhã cơ (雅姬). Khi mất, được truy tặng là Tu Dung Á Phu Nhân (修容亞夫人). Gia Long hoàng đế truy tôn Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng Hậu (慈懿光順昭憲淑惠孝寧皇后), tên lăng là Vĩnh Phong (永豐陵), táng ở làng Long Hồ (Hương TràThừa Thiên). Bà được phối thờ với Ninh vương ở Thái Miếu, án thứ ba bên hữu.

Tả cung tần Trương thị.

Hữu cung tần Nguyễn thị.

Công tử:

< >Nguyễn Thế Tông Nguyễn Phúc Khoát, mẹ là Từ Ý Trương hoàng hậu.Nguyễn Phúc Du (? - 1751), mẹ là Tứ Ý Trương hoàng hậu. Làm đến chức Chưởng cơ.Nguyễn Phúc Tường (1727 - 1757), mẹ là Hữu cung tần Nguyễn thị, làm chức Cai đội, sau tặng Cai cơ.Nguyễn Phúc Ngọc Thưởng (1712 - 1790), mẹ là Tả cung tần Trương thị, lấy Cai đội Nguyễn Phúc Mao.Nguyễn Phúc Ngọc San (1716 - 1767), không rõ mẹ, lấy Chưởng doanh Tống Phúc Dĩnh.Nguyễn Phúc Ngọc Doãn, lấy Chưởng doanh Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp. Cuộc biến năm Giáp Ngọ (1774), Định vương Nguyễn Phúc Thuần vào Nam, bà cùng Cửu Pháp đem cả nhà vào Quảng Nam, theo ngự giá. Sau đó, Cửu Pháp vì ốm phải quay về Phú Xuân, bà theo Định vương vào Gia Định. Đến lúc Gia Định thất thủ, bà lại theo Nguyễn Thế Tổ sang Xiêm La. Bà mất vào mùa hạ, không rõ năm nào. Sau đem hài cốt về táng ở xã Dương Xuân.Nguyễn Phúc Ngọc Biện, lấy Cai đội Trương Phúc Tín.Nguyễn Phúc Ngọc Uyển, lấy Cai cơ Nguyễn Cửu Chính, con trai Nguyễn Cửu Thônghttp://vi.wikipedia.org/wiki/)

9.11. Nguyễn Phúc Khoát (chữ Hán: 阮福闊), húy là Hiếu, còn gọi là Chúa Vũ (hay Võ Vương) (17141765) là vị chúa Nguyễn thứ 8 (ở ngôi chúa: 1738-1765) trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Phúc Khoát sinh năm Giáp Ngọ (1714) đời vua Lê Dụ Tông. Ông là người gốc Gia Miêu (huyện Tống Sơn, Thanh Hóa), và là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Chú và mẹ là Thục phi Trương Thị Thư.

Lúc đầu, Nguyễn Phúc Khoát được phong là Chưởng dinh dinh Tiền Thủy, tước Hiểu Chính hầu, làm phủ đệ ở Cơ Tiền Dực tại làng Dương Xuân (Thừa Thiên).

Năm Mậu Ngọ (1738), Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi khi 24 tuổi, được quan triều tôn là Thái bảo Hiểu Quận công, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân (vì ông chuộng đạo Phật).

Sau đó, Chúa Vũ cho khởi công xây phủ mới, ở bên tả phủ cũ, và cho kiến thiết Đô thành Phú Xuân. Năm Kỷ Mùi (1739), công cuộc hoàn tất, triều thần tôn chúa là Thái phó Quốc công.

Cũng trong năm này, vua Chân Lạp là Nặc Bồn mang quân sang xâm phạm Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ cùng vợ là Nguyễn Thị Hiếu Túc đánh đuổi được. Nghe tâu, Chúa Vũ đặc cách phong Mạc Thiên Tứ làm đô đốc và vợ ông làm phu nhân.

Năm Canh Thân (1740), Chúa Võ quy định lại phép thi. Ngày 12 tháng 4 năm Giáp Tý (1744), quần thần dân biểu tôn Chúa Vũ lên ngôi vương.

Kể từ đó, có nhiều cải cách được ban hành, như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi.

Cuộc tranh giành ngôi vua đưa nước Chân Lạp vào tình cảnh nội chiến kéo dài từ năm Mậu Ngọ (1738) đến năm Đinh Sửu (1757). Theo lời yêu cầu của các vua Chân Lạp, Chúa Vũ cho quan quân sang can thiệp. Để đền đáp công ơn, các vị vua này đã hiến tặng nhiều vùng đất cho Chúa Vũ, được liệt kê ra như sau:

Năm 1753, người Côn Man (tức người Chămpa sinh sống trên đất Chân Lạp) bị ngược đãi. Năm 1755, Chúa Vũ lại nghe vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để lập mưu đánh mình. Lập tức, chúa sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên, giải thoát được khoảng 5.000 người Côn Man. Bị truy nã, Nặc Nguyên chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu lên chúa Nguyễn xin dâng hai vùng là Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân AnGò Công) để tạ tội (1756).

Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng cho chúa Nguyễn vùng Préah Trapeang (Trà Vinh) và Srok Trang (Sóc Trăng) để được Chúa Vũ phong làm vua Chân Lạp.

Nhưng sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với chúa Nguyễn. Nhận lời, Chúa Vũ sai thống suất Trương Phúc Du sang đánh và giết chết Nặc Hinh, đưa Nặc Tôn lên làm vua Chân Lạp. Năm 1757, vua Nặc Tôn xin dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa sông Tiềnsông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc bây giờ) để tạ ơn chúa Nguyễn.

Ngoài ra, Nặc Tôn còn tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ năm phủ là: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm), Bantey M éas (Sài Mạt) và Raung Veng (Lình Quỳnh) để tạ ơn. Tuy nhiên, Mạc Thiên Tứ lại đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn.

Ông là vị Chúa hoàn thành công cuộc Nam tiến: Năm Đinh Sửu (1757), theo đề nghị của ký lục dinh Long HồNguyễn Cư Trinh và thống suất Trương Phước Du, Chúa Vũ thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn từ Cái Bè (Tiền Giang) về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Cử Tống Phước Hiệp làm lưu thủ, đồng thời còn cho lập ba đạo để hỗ trợ việc coi giữ đó là: Đông Khẩu (ở phía Nam Sa Đéc), Tân Châu (ở đầu Cù lao Giêng, không phải tại thị trấn Tân Châu ngày nay) và Châu Đốc.

Đến đây (1757), kể như vùng đất Nam Bộ ngày nay đã thuộc về Chúa Vũ.

Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, trong những năm cuối đời, Chúa Vũ đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:

Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Vũ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này.

Ngày 20 tháng 5 năm Ất Dậu (7 tháng 7 năm 1765), Chúa Vũ qua đời, ở ngôi 27 năm, thọ 51 tuổi.

Chúa Vũ được táng tại lăng Trường Thái ở làng La Khê (Hương Trà, Thừa Thiên). Đến đời vua Gia Long, Chúa Vũ được thờ tại Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu trong Hoàng thành Huế), án thứ tư bên tả.

Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam có đoạn:

Nguyễn Phúc Khoát thông minh, cương nghị, cả quyết, việc gì định làm thì nhất quyết làm cho bằng được, nên đôi khi tàn nhẫn...

Ông được nhiều nhân tài phù tá, nổi bật nhất là tướng Nguyễn Cư Trinh, nhờ đó mà việc nội trị và ngoại giao đều tốt đẹp.

Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 16 của Chúa Vũ lên ngôi, dâng thụy hiệu cho cha là: Trí Hiếu Vũ Vương. Năm Bính Dần (1806), Vua Gia Long truy tôn là: Trí Hiếu Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thế Tông.

Vợ:

Trương Thị Dung (1712 - 1736), (còn có tên là Trừ, là Hiện), Chánh quán huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con của quan Chưởng cơ Trương Văn Sáng. Ban đầu, bà vào hầu nơi tiềm để, được phong làm Hữu Cung tần. Bà tính tình cẩn thận, có phong thái của các hậu phi thời xưa. Khi mất, được phong tặng là Tu Nghi Phu Nhân, sau truy tặng Ôn Thành Trương Thái Phi. Vua Gia Long truy tôn : Ôn Thành Huy Ý Trang Từ Dục Thánh Hiếu Vũ Hoàng Hậu, Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên), tên lăng là Vĩnh Thái. Bà được phối thờ với Vũ vương ở Thái Miếu, án thứ tư bên tả. Bà sinh được 3 trai 1 gái : Trưởng công tử Nguyễn Phúc Chương (được phong tước Thành Công), Nhị công tử Nguyễn Phúc Côn (Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế nhà Nguyễn), Tam công tử Nguyễn Phúc Dực (được phong tước Ý Công) và Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Dao.

Trần Thị Xạ (1716 - 1750), pháp danh là Hải Pháp, người làng Trung Quán (huyện Khang Lộc, tỉnh Quảng Bình), con của quan Khám Lý Năng Tài Hầu. Bà vào hầu nơi tiềm để lúc 20 tuổi. Nhờ dung hạnh, biết chìu chuộng nên bà được sủng ái. Khi Võ vương lên ngôi bà được tấn phong làm Quý nhân. Bà là người hiền thục, thận trọng lời ăn tiếng nói, hành động có phép tắc. Những lúc rảnh tang bà thường đến chùa dâng hương lễ Phật. Lúc bị bệnh, bà cấm không cho tả hữu trình cho Võ vương biết. Khi bà mất, Võ vương rất thương tiếc, sắc phong tặng: Chiêu Nghi Liệt Phu Nhân, thụy là Từ Mẫn. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), Võ vương cho khắc bia dựng trước mộ (nay vẫn còn). Bà sinh được 4 công tử là : Nguyễn Phúc Kính, Nguyễn Phúc Bản, Nguyễn Phúc Yến, Nguyễn Phúc Tuấn và 2 Công nữ (không rõ tên).

Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (1734 - 1804), bà là con của Thái bảo Dận Quận công Nguyễn Phúc Điền (con thứ 12 của Nguyễn Phúc Chu). Lúc nhập cung, bà được Võ vương rất sủng ái. Năm 1774, khi Định vương Nguyễn Phúc Thuần (con của bà) vào Gia Định, bà lập ngôi chùa Phước ThànhAn Cựu (Huế) để tu. Khi bà mất, được truy tặng là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư, đạo hiệu là Thiệu Long giáo chủ. Lăng táng trong khuôn viên chùa Phước Thành, theo kiểu hình tháp nhà Phật. Bà sinh được hai Công tử là: Nguyễn Phúc Diệu (được phong là Thiếu bảo Quận công) và Nguyễn Phúc Thuần.

Tả cung tần Trương thị (左宮嬪張氏).

Hữu cung tần Tống thị (右宮嬪宋氏).

Công tử:

< >Nguyễn Phúc Chương (1731 - 1763), mẹ là Ôn Thành Trương hoàng hậu. Truy phong Thành Công, thụy làChương Chính.Nguyễn Hưng Tổ Nguyễn Phúc Luân, mẹ là Ôn Thành Trương hoàng hậu.Nguyễn Phúc Mão (1731 - 1774), mẹ là Nguyễn thị. Làm đến chức Nội tả Bộ doanh Chưởng cơ, sau bịTrương Phúc Loan làm mưu giết hại. Sau đời Gia Long hoàng đế tặng Tráng Vũ công thầnPhụ quốc Vũ liệt tướng quân, tước Cai cơ.Nguyễn Phúc Cường (1734 - 1775), mẹ không rõ. Làm đến chức Tiết chế thủy bộ, tước Thành quận công.Nguyễn Phúc Dục, mẹ là Ôn Thành Trương hoàng hậu, không rõ truyện.Nguyễn Phúc Chất (1736 - 1777), mẹ không rõ. làm đến chức Tiết chế bộ binh, sau thăng Thiếu phó.Nguyễn Phúc Kính (1737 - 1775), mẹ là Chiêu nghi phu nhân Trần thị. Ban đầu làm Hữu dực Cai đội, sau thăng Chưởng doanh Quận công. Khi vào Gia Định, bị đắm thuyền chết đuối.Nguyễn Phúc Bản, mẹ là Chiêu nghi phu nhân Trần thị, không rõ truyện.Nguyễn Phúc Hạo (1739 - 1760), mẹ là Tả cung tần Trương thị. Ban đầu được chúa Vũ sủng ái, phong làmThế tử. Ông mất khi còn rất trẻ, chỉ mới 22 tuổi. Chúa Vũ rất thương, tặng làm Thái bảo Quận công, sau thay thành Hiếu Tuyên vương (孝宣王). Đời Gia Long hoàng đế, truy tặng ông thụy hiệu Tuấn Triết Ôn Lương Anh Duệ Minh Đạt Tuyên Vương (濬哲溫良英睿明達宣王). Con trai ông chính là Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương.Nguyễn Phúc An (1739 - 1772), mẹ là Đặng thị. Làm Thủy cơ Cai đội, sau thăng Cai cơ.

11.Nguyễn Phúc Tuấn (1741 - 1764), mẹ là Chiêu nghi phu nhân Trần thị.

12.Nguyễn Phúc Yến (1742 - 1776), mẹ là Chiêu nghi phu nhân Trần thị. Làm đến Tiết chế Chưởng doanh Quận công.

13.Nguyễn Phúc Đạn (1743 - 1786), mẹ là Trần thị. Làm đến Tiết chế Chưởng doanh Quận công.

14.Nguyễn Phúc Quyền, không rõ mẹ. Năm Ất Mùi (1775) mùa đông, cùng em là Xuân, đến Quảng Nam dấy quân đánh Tây Sơn, dùng Trương Phúc Tá làm mưu sĩ. Lại được lái buôn nhà Thanh, tên là Tất, đem gia tài hàng ức vạn giúp cho. Ông chiêu tập quân nghĩa dũng giữ 2 phủ ThăngĐiện, binh thế lừng lẫy. Nguyễn Nhạc dốc quân ra chống đánh, hai bên cầm cự nhau đến hơn 2 tháng. Gặp năm mất mùa kém đói, quân thiếu lương ăn nên Tây Sơn thừa thế tiến đánh, quân Quyền bị vỡ, Quyền đi đâu mất không ai biết.

15.Nguyễn Phúc Điệu, mẹ là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu nguyên sư Nguyễn Phúc thị. Công tử mất sớm, không có truyện.

16.Nguyễn Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần, mẹ là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu nguyên sư Nguyễn Phúc thị.

17.Nguyễn Phúc Xuân (1753 - 1777), mẹ là Vũ thị. Năm Bính Thân (1776), ông cùng anh là Quyền đánh Tây Sơn ở Quảng Nam, bị quân Tây Sơn đánh bại, bèn vượt biển chạy đến Vị Nê (Mũi Né) thuộc tỉnh Bình Thuận, gặp Đông cung Nguyễn Phúc Dương cùng vào Gia Định. Định vương Nguyễn Phúc Thuần trông thấy, mừng quá, lập tức cho làm Chưởng cơ, giữ đồn Hương Phước. Năm Đinh Dậu (1777), mùa xuân, quân Tây Sơn lãnh đạo bởi Nguyễn Huệ vào lấn cướp, Xuân cùng Định vương lánh ở Long Xuyên. Đến lúc thất thủ, Xuân thoát nạn, bèn cùng Mạc Thiên Tứ chạy sang Xiêm La, cầu cứu không được, lưu lại ở Xiêm. Nặc Ông Giao nước Chân Lạp phản gián với nước Xiêm rằng: có một thư ở Gia Định nói Xuân cùng Mạc Thiên Tứ định làm nội ứng, mưu lấy thành Vọng Các. Vua Xiêm ngờ vực, Xuân bèn bị hại, chết, năm ấy 24 tuổi.

18.Nguyễn Phúc Thăng (1761 - 1819), mẹ là Hữu cung tần Tống thị.

Công nữ:

< >Nguyễn Phúc Ngọc Nguyện (1725 - 1773), lấy con trai Trương Phúc Loan tên là Thắng.Nguyễn Phúc Ngọc Tuyên (1737 - 1809), mẹ là Hữu cung tần Tống thị.Nguyễn Phúc Ngọc Thành (1739 - 1783), lấy Nguyễn Cửu Quán, cháu Nguyễn Cửu Kiều.Nguyễn Phúc Ngọc Ái (1742 - 1773), lấy Nguyễn Cửu Sách, con của Nguyễn Cửu Pháp.Nguyễn Phúc Ngọc Nguyệt (1748 - 1825), lấy Trương Phúc Đạo.Nguyễn Phúc Ngọc Quận, lấy Chưởng doanh Thái bảo Quận công Tống Phúc Khuông. Vì cầm sắt bất hòa, bà về nhà, rồi đi Quảng Ngãi, đến bến Ván, bị quân Tây Sơn bắt được, đem dìm chết ở sông Hội An thuộcQuảng Nam. Năm mất bà mới 25 tuổi. Người đầy tớ vớt thi hài và mai táng cho.Nguyễn Phúc Ngọc Đạo (1738 - 1773), mẹ là Tả cung tần Trương thị. Bà lấy Cai cơ Trương Phúc Nhạc, con thứ 3 của Trương Phước Loan. Năm Ất Mùi (1775) mùa xuân, bà và Nhạc cùng vào Gia Định. Nhạc chết, bà theo Gia Long ra đảo Phú Quốc, rồi đi Hà Tiên, liệu lý việc quân nhu, bị quân Tây Sơn bắt giết.Nguyễn Phúc Ngọc Xuyến, lấy Cai cơ Nguyễn Cửu Tú, con Nguyễn Cửu Thông.Nguyễn Phúc Ngọc Dao, mẹ là Ôn Thành Trương hoàng hậu. Không rõ truyện. Gia Long năm thứ 5 (1806), tặng phong là Đệ nhất Cung hoàng nữ, thụy là Trinh Thục, thờ vào đền sau đền Triển Thân.http://vi.wikipedia.org/wiki/)

9.12. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (chữ Hán: 定王 阮福淳; 1754 - 1777, ở ngôi 1765 - 1777) là Chúa Nguyễn thứ 9 trong lịch sử Việt Nam, quê gốc ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh ngày 18 tháng 11 năm Giáp Tuất (31 tháng 12 năm 1754), là con thứ 16 của Nguyễn Phúc Khoát, mẹ là Nguyễn Phúc Ngọc Cầu sinh được hai trai, Phúc Thuần là thứ hai. Năm Giáp Ngọ (1774) bà đi tu ở chùa Phúc Thành, sau khi mất (1804) được truy tôn là Tuệ Tĩnh Thánh mẫu Nguyên sư, hiệu là Thiệu Long giáo chủ.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát lúc đầu lập công tử thứ 9 là Hiệu làm Thái hoàng tử nhưng Hiệu mất sớm, con trai là Hoàng tôn Dương khi đó còn thơ ấu mà hoàng tử cả là Chương cũng đã mất. Hoàng tử thứ hai cũng rất khôi ngô, tên là Nguyễn Phúc Luân. Nguyễn Phúc Khoát có ý lập Phúc Luân lên ngôi nên đã vời cho Luân một thày giáo nổi tiếng lúc đó là Trương Văn Hạnh dạy bảo. Phúc Khoát mất, mọi việc lại thay đổi. Quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân do ông này đã lớn tuổi khó bề điểu khiền liền lập Phúc Thuần lên ngôi khi mới 12 tuổi.

Trương Phúc Loan không những không đưa Nguyễn Phúc Luân lên ngôi mà còn bắt Luân tống giam và giết Trương Văn Hạnh. Nguyễn Phúc Luân về sau chết trong tù khi mới 33 tuổi, đến thời Minh Mạng được truy tôn là Hưng Tổ

Nhà Nguyễn đến thời kì suy vong do bị nạn quyền thần lấn lướt, Phúc Thuần nhỏ tuổi, lại bị bất ngờ đưa lên ngôi, trở nên bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ. Thực tế người này thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thu được. Sử sách còn ghi lại rằng ngày nắng, Loan cho phơi của cải châu báu ra sân làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối.

Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (5-1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ.

Quy Nhơn, nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu thanh thế ngày càng lớn manh vì được dân chúng ủng hộ. Đến tháng 9 năm Giáp Ngọ (1774), Trịnh đem quân vào đánh Nguyễn. Cả hai phía Tây Sơnchúa Trịnh đều nêu khẩu hiệu trừ Trương Phúc Loan, lập Hoàng tôn Dương. Chiến tranh loạn lạc xảy ra, đất Thuận Hoá vốn trù phú mà thành ra xơ xác, ngoài đường nhiều người chết đói.

Trước tình cảnh đó, tôn thất nhà Nguyễn bắt trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh. Đến tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đặt quan cai trị Thuận Hoá. Nguyễn Phúc Thuần mang các tông tộc vượt biển, qua địa bàn kiểm soát của Tây Sơn để chạy vào Nam Bộ.

Tây Sơn cũng hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn ở phía Nam. Đại quân Tây Sơn cả thủy bộ đánh vào Gia Định nhiều lần, chủ yếu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ. Định Vương bị bắt trong trận đánh tháng 9 năm Đinh Dậu (1777) với quân Tây Sơn tại Long Xuyên (nay là Cà Mau) và bị Tây Sơn giết chết. Định Vương chết khi mới 26 tuổi, chưa có con trai nối dõi, mà chỉ có một Hoàng nữ là Nguyễn Phúc Ngọc Thục.

Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông, thụy là Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định hoàng đế. (http://vi.wikipedia.org/wiki/)

9.13. Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương (chữ Hán: 阮福暘; ?-1777) là vị chúa Nguyễn thứ 10 của Đàng Trong - vùng phía nam lãnh thổ nước Đại Việt chia cắt trong 2 thế kỷ.

Nguyễn Phúc Dương là con Thế tử Nguyễn Phúc Hiệu, cháu nội của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, là em con chú của Nguyễn Phúc Ánh.

Nguyên cha Nguyễn Phúc Dương là Nguyễn Phúc Hiệu được chúa Nguyễn Phúc Khoát lập làm đông cung nhưng do Phúc Hiệu mất sớm, Phúc Dương khi ấy còn bé nên Nguyễn Phúc Khoát không lập, muốn lấy con lớn nhất là Nguyễn Phúc Luân làm thế tử. Sau khi Nguyễn Phúc Khoát mất, quyền thần Trương Phúc Loan giam Phúc Luân, lập Nguyễn Phúc Thuần làm chúa.

Năm 1773, quân nổi dậy Nguyễn Nhạc đánh chiếm Quy Nhơn. Đầu năm 1775, quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy tiến vào đánh chiếm Phú Xuân. Nguyễn Phúc Dương theo chú là Định vương Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam. Nguyễn Phúc Chất tâu với Định vương lập ông làm Đông cung thế tử để mưu đồ việc khôi phục và chống lại quân của Hoàng Ngũ Phúc. Mấy tháng sau đó, quân Tây Sơn từ Quy Nhơn kéo ra đánh lấy Quảng Nam, quân chúa Nguyễn đánh không nổi, thua trận rồi lui về đóng ở Trà Sơn. Liệu chống giữ không được, Nguyễn Phúc Thuần cùng người cháu là Nguyễn Phúc Ánh xuống thuyền chạy về Gia Định, trong khi Đông cung Dương được lệnh ở lại trông coi Quảng Nam. Ông đóng ở làng Câu Để, thuộc huyện Hòa Vinh.

Biết ông yếu thế, quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy muốn bắt ông để mượn tiếng sai bảo mọi người, nên đem quân tấn công. Ông bị Nguyễn Nhạc bắt đem về Hội An. Tống Phúc Hạp dẫn quân từ Gia Định lấy lại Phú Yên liền sai người đến đòi lại ông. Nguyễn Nhạc phải đưa ông về An Thái. Nguyễn Nhạc lại muốn mượn tiếng ông để thu phục nhân tâm nên đưa về Bồng Giang và gả con gái là Thọ Hương cho ông, và khoản đãi một cách tôn kính. Ông Nhạc còn giả vờ lấy nghĩa phù lập Đông cung Dương để trá hàng, tướng Hạp không phòng bị nên bị đánh bại phải chạy về Vân Phong.

Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc thấy thế lực mình mỗi ngày mỗi mạnh nên tự xưng là Tây Sơn vương, đưa Nguyễn Phúc Dương về chùa Thập Tháp. Nhưng mùa đông năm đó ông lén trốn về Gia Định. tại đây hai tướng Đỗ Thanh Nhân và Lý Tài đang tranh chấp với nhau, Phúc Dương khuyên Lý Tài rút quân về. Nhờ Lý Tài (là một người Hoa trước đây bỏ Nguyễn Nhạc, theo giúp Tống Phúc Hạp), Nguyễn Phúc Dương được lập làm Tân Chính vương, rồi tôn Định vương Nguyễn Phúc Thuần làm Thái thượng vương.

Sau Lý Tài bị Tây Sơn đánh bại rồi bị Đỗ Thanh Nhơn giết, ông cùng Nguyễn Phúc Dương được Trương Phúc Thận cứu, hai bên chia lãnh thổ làm hai, lấy sông Tranh làm ranh giới cùng chống Tây Sơn.

Năm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Lữ dẫn quân Tây Sơn đánh Sài Côn, ông bị thua phải lui về giữ Tranh Giang (nay thuộc Tiền Giang).

Nguyễn Phúc Dương thấy quân ít, thiếu lương định chạy vào Bình Thuận hợp binh với Châu Văn Tiếp nhưng chưa thành thì Tây Sơn tấn công Ba Việt. Thấy không thể chống cự được, ông hứa với Nguyễn Lữ là sẽ nạp mình nếu quân và dân trong đồn không bị thảm sát. Nguyễn Lữ bằng lòng, nhưng ngay năm đó ông và 18 người đi theo đều bị giải về Gia Định và bị sát hại. Những người dòng họ chúa Nguyễn bị bắt cũng đều bị Tây Sơn thảm sát, trừ Nguyễn Phúc Ánh. Ngoài ra, cũng vì Lý Tài đã giúp đỡ chúa Nguyễn Phúc Dương mà quân Tây Sơn cũng giết chết nhiều người Hoacù lao PhốGia Định.

Ban đầu, Nguyễn Phúc Dương được ban thụy là Hiếu Huệ vương thờ tại Thái Miếu ở Gia Định. Năm Giáp Tý (1804) vua Gia Long cải thụy là Cung Mẫn Anh Đoán Huyền Mặc Vĩ Văn Mục Vương. (https://vi.wikipedia.org/)

9.14 Nguyễn Phúc Luân (chữ Hán: 阮福㫻, 11 tháng 6, năm 1733 - 24 tháng 10, năm 1765), còn gọi là Nguyễn Hưng Tổ (阮興祖), là một vương tử ở Đàng Trong, được di chiếu sẽ lên ngôi chúa Nguyễn ở Đàng Trong nhưng không thành. Ông bị quyền thần ngoại thích là Trương Phúc Loan sát hại. Ông là cha của Thế Tổ Gia Long hoàng đế, vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Phúc Luân là con thứ hai của Thế Tông Võ hoàng đế Nguyễn Phúc Khoát, mẹ là Ôn Thành Võ hoàng hậu Trương Thị Dung (張氏容). Trên ông còn có người anh là Nguyễn Phúc Chương (阮福章), qua đời vào năm 1763.

Năm 1760, em trai ông là Thế tử Nguyễn Phúc Hạo mất, Thế Tông có ý định truyền ngôi cho ông nên giao cho Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh và Thị giảng Lê Cao Kỷ chăm lo dạy dỗ. Theo lời kể lại, ông vốn thông minh và có nhiều đức tính. Ban đầu ông được phong chức Chưởng cơ. Những buổi họp quan trọng trong triều ông đều được tham dự để có thể am hiểu sự tình trong nước.

Năm 1765, Thế Tông băng hà, để lại di chiếu truyền ngôi cho Nguyễn Phúc Luân. Nhưng quyền thần Trương Phúc Loan cùng một số gian thần khác thay đổi di chiếu, lập em nhỏ là Nguyễn Phúc Thuần còn nhỏ tuổi lên ngôi chúa để dễ bề giám sát, khống chế. Còn Nguyễn Phúc Luân thì bị tống giam vào ngục. Sau vì lo buồn, bị bệnh nên ông qua đời ở phủ đệ ngày 10 tháng 9 năm Ất Dậu (tức ngày 24 tháng 10, năm 1765), hưởng dương 33 tuổi.

Lăng mộ Nguyễn Phúc Luân tại xã Cư Chính, thuộc huyện Hương ThủyThừa Thiên. Năm 1790quân Tây Sơn quật hài cốt đổ xuống sông. Một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên và con lặn tìm được hài cốt đem lên chôn chỗ khác. Đến đời Thế Tổ Gia Long đăng cơ, do Nguyễn Ngọc Huyên chỉ chỗ, hài cốt được đưa về táng chỗ cũ. Cải táng tại Cơ Thánh lăng (基圣陵), làng Cư Chánh, huyện Hưng Thuỷtỉnh Thừa Thiên. Lăng được xây lớn hơn trước.

Năm 1780, Thế Tổ Gia Long lên ngôi Nhiếp Chính Vương, truy tôn cha mình tước Từ Tường Đạm Bạc Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Vương (慈祥澹泊寬裕溫和孝康王).

Năm 1806, ngày 23 tháng 7, Thế Tổ Gia Long đã cho xây và thờ cha mình tại Hưng Miếu, ông được Gia Long truy tôn thụy hiệu là Hưng Tổ Nhân Minh Cẩn Hậu Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Hoàng Đế (兴祖仁明谨厚宽裕温和孝康皇帝), miếu hiệu là Hưng Tổ (兴祖). Đời sau đều gọi Hưng Tổ Khang Hoàng Đế (兴祖康皇帝).

Theo tài liệu của Nguyễn Phước tộc thì gia đình Hưng Tổ Khang hoàng đế Nguyễn Phúc Luân gồm có:

< >Hậu phi:Ý Tĩnh Khang hoàng hậu Nguyễn Thị Hoàn (懿靜康皇后阮氏, 1736 - 1811), người ở làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên, con gái Diễn quốc công Nguyễn Phúc Trung, mẹ là Phùng phu nhân.Ý Thân Huy Gia Từ phi Nguyễn thị (懿親徽嘉慈妃阮氏; ? - 1807) [5], chị của Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, vào cung cùng với em gái hầu Phúc Luân. Bà sinh được ba người con trai: Tương Dương quận vương Hạo, con thứ nhì chết sớm, con thứ 3 An Biên quận vương Mân, có 2 cô con gái là Phúc Lộc công chúa Ngọc Du và Minh Nghĩa công chúa Ngọc Tuyền.Cung tần Tống Thị Diên.Hậu duệ:Nguyễn Phúc Hạo [阮福暭], mẹ là Nguyễn Từ phi, thụy phong Tương Dương Cung Mục quận vương (襄陽恭穆郡王).Nguyễn Phúc Đồng [阮福晍; ? - 1777], mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, thụy phong Hải Đông Cung Ý quận vương (海東恭懿郡王). Bị quân Tây Sơn giết chết ở Long Xuyên.Nguyễn Phúc Ánh, tức Thế Tổ Cao hoàng đế, mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu.Một vị không rõ tung tích, một số sách và tài liệu cho biết mất lúc còn nhỏ. Không rõ tên, con của Nguyễn Từ phi.Nguyễn Phúc Mân [阮福旻; ? - 1783], mẹ là Nguyễn Từ phi, thụy phong An Biên Trung Hoài quận vương (安邊忠懷郡王). Người uy dũng, hay cầm quân đánh giặc Tây Sơn, phá tan nhiều lần. Sau bị vây hãm, lúc tẩu thaot1 bị chặt đứt cầu mà chết.Nguyễn Phúc Điển [阮福晪; ? - 1783], mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, thụy phong Thông Hoá Trung Trán quận vương (通化忠壯郡王). Bị quân Tây Sơn giết tại đảo Điệp Thạch.Nguyễn Phúc Ngọc Tú [阮氏玉琇; 1760 - 1825], mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, chị cùng mẹ, được phong làm Long Thành Trưởng công chúa (隆城長公主). Khi mất, thụy là Trinh Tĩnh (貞靜). Hạ giá lấy Lê Phúc Điến (黎福晪), năm 1783 Điến bị giặc Tây Sơn giết chết, công chúa không lấy chồng nữa.Nguyễn Phúc Ngọc Du [阮福玉瑜; 1761 - 1820], mẹ là Nguyễn Từ phi, được phong làm Phúc Lộc Trưởng công chúa (福祿長公主). Hạ giá lấy Cai cơ quận công Võ Tánh.Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền [阮福玉璿; ? - 1782], mẹ là Nguyễn Từ phi, chết khi bị giặc Tây Sơn làm nhục. Về sau truy tặng Minh Nghĩa Trưởng công chúa (明義長公主), thụy là Trinh Liệt (貞烈). Hạ giá lấy Nguyễn Hữu Thụy (阮有瑞), không con.Nguyễn Phúc Ngọc Uyển [阮福玉琬; 1765 - 1810], mẹ là Tống thị, được phong làm Diên Ninh trưởng công chúa (延寧長公主). Hạ giá lấy Tống Phúc Tín (宋福信), sinh được 4 trai 1 gái.( https://vi.wikipedia.org)Nơi thờ mộ thân sinh của Gia Long được bao bọc bởi những đồi thông cao vút nằm sâu trong triền núi Cư Chánh, cách đường chính khoảng 30m, đối diện có dòng sông Hương.

 

Nhiều năm trở lại đây, lăng Sọ đã dần xuống cấp và đi vào lãng quên khi mà những bức tường thành dần mục nát, phủ đầy rêu xanh; cánh cổng bằng đồng bị viết vẽ bởi những người dân vô ý thức và cả những vật dụng trên áng hương cũng đổ nghiêng ngả mà không có sự quan tâm, can thiệp nào.

Tại đây cũng chỉ có bảng giới thiệu tên lăng mà không có bất kỳ thông tin nào như lăng của ai, được xây dựng từ năm nào hay giai thoại về lăng ra sao.Nhìn từ xa, lăng Sọ như một “bức tranh thê lương” nằm cô quạnh giữa núi rừng với hai gam màu đối nghịch: “màu buồn” của rêu phong và “màu tươi xanh” của cỏ cây hoa lá.

Lăng Sọ đang rơi vào cảnh “phó mặc cho mưa gió” khi đây là một trong những chứng tích của lịch sử cách nay hàng trăm năm.

Câu chuyện buồn của lịch sử

Nhắc đến lăng Sọ là gợi lại một trang sử buồn của lịch sử nước ta vào cuối thế kỷ 18. Theo sử sách và các truyền thuyết dân gian, ông Nguyễn Phúc Luân là con trai thứ của chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765) được đào tạo để nối nghiệp chúa. Nhưng khi Võ Vương qua đời, Trương Phúc Loan chuyên quyền, tống Nguyễn Phúc Luân vào ngục và đưa Nguyễn Phúc Thuần (chỉ mới 12 tuổi) lên ngôi làm “vua bù nhìn” để thâu tóm quyền binh. Nguyễn Phúc Luân ở trong ngục đau buồn mà chết. Mộ ông được an táng tại núi Cư Chánh (tồn tại cho đến bây giờ).

Năm 1790, quân Tây Sơn cho khai quật mồ mả Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt rồi ném xuống sông Hương. Sau đó, một người dân địa phương liền lén vớt hộp sọ của Nguyễn Phúc Luân rồi chôn cất vào một nơi bí mật.

Năm 1802, Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) lên ngôi hoàng đế. Nghe tin có người chôn cất hộp sọ của cha mình, vua liền cho người khai quật rồi cắt máu ở tay nhỏ vào sọ, thì thấy sọ hút hết máu. Vua tin tưởng và cho xây dựng lăng Cơ Thánh ở chỗ huyệt mộ cũ để cải táng sọ của cha. Cũng chính vì thế mà dân gian hay gọi là lăng Sọ.(dantri.com.vn/, 09/06/2016)

9.15. Nguyễn Đình Thân (1553-1633), vốn là người ở làng Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hải Dương).

Ông Thân làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên. Kể từ đó, con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn:

< >Nguyễn Đình Khôi (1594-1678) con ông Thân, tước Thuần Mỹ nam. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ vùng Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (huyện Hương Trà, Thừa Thiên), ông Khôi cũng đến nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa Nguyễn cho đổi thành họ Nguyễn KhoaNguyễn Khoa Danh (1632-1697), con ông Khôi, tước Cảnh Lộc bá.chữ Hán: 阮有豪, ? - 1713) là một tì tướng của chúa Nguyễn. Ngoài vai trò cầm quân, ông còn là thi sĩ với tác phẩm Song Tinh bất dạ và một số áng thơ Nôm.

Quê tổ của ông ở hương Gia Miêu, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa, nhưng bản thân ông được sinh trưởng ở Phú Xuân. Ông là hậu duệ đời thứ chín của danh thần Nguyễn Trãi và là cháu nội của Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, phò triều Lê và Nguyễn sơ), con trưởng Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật (1603-1681), và là anh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700).

Năm 1609, ông nội ông theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam và cuối cùng định cư ở Thừa Thiên. Ngay từ trai trẻ, Nguyễn Hữu Hào thường theo cha dự các trận đánh lớn, bộc lộ nhiều dũng lược và tài dùng binh; cho nên vào năm Kỷ Tỵ (1689), ông được bổ làm Cai cơ, Thống binh.

Cũng vào năm ấy, có tướng Mai Vạn Long, sau khi đánh đuổi vào Hoàng Tiến nhưng bình Chân Lạp không thành, ông được cử làm Đốc suất vào thay. Khiếp sợ quân hùng tướng mạnh, vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu sai sứ đến qui hàng, các tham mưu muốn thừa cơ đánh úp, nhưng ông không đồng ý...

Theo vài sử liệu, thì Nguyễn Hữu Hào cũng như Mai Vạn Long đều bị trúng đòn "mỹ nhân kế" của một cô gái Chân Lạp gốc Chiêm Thành rất đẹp, giỏi biện thuyết tên là Chiêm Dao Tân (hoặc Chiêm Dao Luật).Vì thế cả hai ông đều bị gièm là cố ý làm trễ việc quân, rồi đều bị chúa Nguyễn lột hết chức tước...

Tháng 8 năm Tân Mùi (1691), chúa Nguyễn Phúc Trăn mất, Nguyễn Phúc Chu nối nghiệp, Nguyễn Hữu Hào được phục chức Cai cơ. Tháng 10 năm Giáp Thân (1704) được thăng Chưởng cơ, làm Trấn thủ Quảng Bình.

Năm Quý Tỵ (1713) ông mất, được truy tặng là Đôn Hậu công thần trấn thủ, tên thụy là Nhu Từ.

Trong khi cầm quân cũng như lúc làm quan, ông lo việc quân sự, huấn luyện quân đội, săn sóc đời sống dân chúng nên ai nấy đều kính mến. Đại Nam thực lục tiền biên khi chép về ông đã khen rằng biết "vỗ yên trăm họ, yêu nuôi sĩ tốt, được quân dân mến phục".

Song Tinh Bất Dạ được Nguyễn Hữu Hào viết trong những năm làm trấn thủ Quảng Bình (1704-1713). Đây là tác phẩm diễn nôm từ truyện Định tình nhân (những người có tình gắn bó) của một tác giả không rõ tên, người Trung Quốc sống vào khoảng cuối nhà Minh đầu nhà Thanh.

Tác phẩm này từng bị thất lạc trong nhiều năm. Đầu thế kỷ 20, nhà nho Lâm Hữu Lân phát hiện được bản in năm Gia Long thứ nhất (1802) nhan đề Song Tinh truyện. Sau khi ông đã phiên âm, năm 1962, cháu ông là nhà thơ Đông Hồ đã cho công bố tại Sài Gòn. Nhưng đó là bản chưa sát với bản Nôm, phải đến năm 1987, GS Hoàng Xuân Hãn mới công bố tiếp bản phiên âm chính xác hơn.

Lược truyện

Cha của Song Tinh tự Bất Dạ là quan đồng liêu thân thiết với Ngự sử Giang Chương, tự Giám Hồ. Nên khi Song Tinh chào đời, ông đã cho bạn nhận Song Tinh làm con nuôi. Sau đó, vợ Giám Hồ sinh một người con gái là Nhụy Châu.

Thế rồi cha Song Tinh mất, hai gia đình cách trở mãi cho đến khi Song Tinh lớn lên. Nghe lời mẹ, Song Tinh tìm đến nhà họ Giang, xin trọ học ở đó.

Gần gũi, Song Tinh và Nhụy Châu yêu nhau, nhưng gặp một trở ngại, về danh nghĩa họ là anh em. Song Tinh tương tư tuyệt vọng suýt chết. Vì thương cảm, bố mẹ Nhụy Châu hứa sẽ gả con gái cho. Dốc chí học, Song Tinh thi đỗ Trạng nguyên. Đỗ phò mã muốn Song Tinh làm rể của mình nhưng bị từ chối, nên lập mưu đẩy chàng đi đánh giặc Phiên...

Ở nhà Nhụy Châu bị Hách Nhược Sinh, con một đại quan, đến cầu hôn. Bị từ chối, Sinh lập mưu đưa nàng tiến cung. Giữa đường, Nhụy Châu tự tử, nhưng được hai đày tớ của Song tinh cứu sống, đưa nàng về ở nhà mẹ Song Tinh.

Ngoài biên cảnh, vì phục tài Song Tinh nên đối phương chịu xưng thần với Triều đình. Khi về đến nhà, Song Tinh đau đớn khi biết Nhụy Châu đã chết. Theo di ngôn của nàng, Song Tinh cưới Thể Vân, thị tỳ của Nhụy Châu, nhưng không chung chăn gối để giữ trọn niềm chung thủy.

Lấy cớ bận việc quân, Song Tinh cho Thể Vân sang nhà phụng dưỡng mẹ. Ở đấy, Nhụy Châu và Thể Vân gặp nhau. Ít lâu sau Song Tinh trở về, gặp Nhụy Châu ở nhà mẹ. Hai người kết lại duyên xưa, gia đình xum họp.

Đánh giá

Truyện miêu tả một cuộc tình duyên tự do, vượt ra ngoài ràng buộc của lễ giáo phong kiến; vượt qua những thành kiến hẹp hòi và cường quyền, bạo lực để cuối cùng kết thúc bằng sự thắng lợi của tình yêu chung thủy. Truyện cũng tố cáo lối sống xa hoa và tính cách độc ác, hèn hạ của vua chúa phong kiến, đề cao chính nghĩa cùng khát vọng hạnh phúc lứa đôi... Lời thơ tuy mộc mạc bình dị đôi chỗ còn thô sơ, vụng về...nhưng là một trong những tác phẩm buổi đầu khá thành công của thể truyện Nôm Việt Nam thế kỷ thứ 18.

Giai thoại lien quan

Năm Kỷ Tỵ (1689), vua Chân Lạp là Nặc Thu bỏ việc cống nạp. Chúa Nguyễn Phúc Trăn sai thống binh Mai Vạn Long đi hỏi tội. Nặc Thu cử Chiêm Dao Luật, một người con gái trẻ đẹp làm sứ giả, đem vàng bạc biếu Vạn Long, xin được chậm cống nạp. Cai cơ Nguyễn Thắng Sơn khuyên không nên mắc lừa vua Chân Lạp, nhưng Vạn Long không nghe, nên khi Thắng Sơn mật báo về chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Hào liền được lịnh vào thay thế Vạn Long.

Năm Canh Ngọ (1690), chúa Nguyễn Phúc Thái lại sai Nguyễn Hữu Hào hối thúc Chân Lạp cống nạp. Lần này Dao Luật cũng lại đến hẹn. Các tướng tức giận đòi bắt giam sứ giả rồi đem quân tiến đánh Nặc Thu, nhưng Nguyễn Hữu Hào không cho.

Vài hôm sau, Dao Luật cùng Ốc nha A Lặc Thi đem 20 thớt voi nhỏ, 100 lạng vàng, 500 lạng bạc đến cống rồi nài nỉ xin chậm nộp số lễ vật hãy còn thiếu. Các tướng Nguyễn lại xin đánh, Hữu hào gạt đi, nói: "Yên vỗ người xa, quý lễ không quý vật." rồi ra lệnh rút quân về đóng ở Bà Rịa. Tin mật lập tức được chuyển về cho chúa Nguyễn. Tháng 8 năm Canh Ngọ (1690), khi Nguyễn Hữu Hào vừa về tới Thuận Hóa, liền bị bãi hết chức tước.

Sách Thanh Hóa, nghìn xưa lưu dấu kể: Sau khi bị bãi hết chức quan, một hôm Nguyễn Hữu Hào đi làm phu đắp đê, gặp được Vạn Long đang ngồi ung dung câu cá bên sông. Vạn Long lên tiếng trước: Tôi nghe ông bảo Dao Luật rằng "Ta không giống như Vạn Long đâu!" Ai ngờ bây giờ ông cũng chẳng khác gì Vạn Long! Hữu Hào cười nói: Phải, tôi và ông nay đều là thứ nhân cả, nhưng ông vì tham vàng lụa, còn tôi lại tham nhân nghĩa, tưởng giống nhau mà rất khác nhau... Nguyễn Hữu Hào về vườn cũ từ tháng 8 năm Nhâm Ngọ(1690) đến tháng 8 năm Tân Mùi (1691), tính ra vừa đúng một năm, thì được phục chức.(https://vi.wikipedia.org)

9.17. Nguyễn Hữu Cảnh (chữ Hán: 阮有鏡, 1650-1700), tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ , là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay. Ông sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Thiện.

Con ông Triều Văn là Nguyễn Hữu Dật sinh nhiều con trai, trong đó có bốn người là tướng giỏi, kể theo thứ tự: Nguyễn Hữu Hào (tước Hào Lương hầu, tác giả truyện nôm Song tinh bất dạ), Nguyễn Hữu Trung (tước Trung Thắng hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Lễ Thành hầu) và Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức hầu).Nguyễn Hữu Cảnh là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi. Ông nội của ông là Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, phò triều  và Nguyễn sơ), trước ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau theo chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) di cư vào đất Thuận Hóa.

Bình định, an dân đất Chiêm ThànhDòng dõi con nhà tướng, lớn lên trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, lại chuyên tâm luyện tập võ nghệ. Bởi vậy, tuy còn trẻ, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ hai mươi, được người đương thời gọi tôn là "Hắc Hổ" (vì ông sinh năm Dần và vì có nước da ngăm đen, vóc dáng hùng dũng).

Vào những năm 1690-1691, vua Chiêm Thành là Kế Bà Tranh thường đem quân vượt biên giới, sát hại dân Việt ở Diên Ninh (Diên Khánh). Đầu năm1692, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) phái Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân bình định biên cương, thành lập trấn Thuận Thành (đất Ninh ThuậnBình Thuận ngày nay). Bình định vừa xong, một nhóm người Thanh, đứng đầu là A Bân xúi giục bè đảng dấy loạn. Nguyễn Hữu Cảnh lại nhận lệnh đi đánh dẹp, rồi được cử làm Trấn thủ dinh Bình Khương (còn được gọi Bình Khang, nay là vùng Khánh Hòa-Ninh Thuận).

Xác lập chủ quyền vùng đất mới

Theo Đại Nam Thực lục Tiền biên thì vào tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai.

Theo đường biển, thuyền của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến ở tại Cù lao Phố, là một cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ. Từ đấy, Nguyễn Hữu Cảnh đã ra sức ổn định dân tình, hoạch định cương giới xóm làng, lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản trị. Nha thuộc có 2 ty là Xá sai ty (coi việc văn án, từ tụng, dưới quyền quan Ký lục) và Lại ty (coi việc tài chính, do quan Cai bộ đứng đầu). Quân binh thì cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh châu trở vô, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép vào sổ hộ tịch.

Sách Đại Nam liệt truyện (Tiền biên, quyển 1) ghi công: Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh. Và cũng theo Trịnh Hoài Đức thì nhờ Nguyễn Hữu Cảnh mà đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hộ.

Nam chinh và qua đời

Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu (Ang Saur, có sách ghi Nặc Ông Thu) đem quân tiến công Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh, cùng với Phó tướng Phạm Cẩm Long, Tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Thủy binh của Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích (Nam Vang), đánh tan quân của Nặc Thu.

Sau khi vua Chân Lạp qui hàng, Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyền ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng, dù KhmerHoa hay Việt, hãy cùng nhau gìn giữ tinh thần thân thiện, tắt lửa tối đèn có nhau. Những hành động khoan hòa, thiết thực, những cử chỉ ưu ái thật lòng của ông đã làm cho đồng bào vô cùng cảm mến.

Theo Gia Định thành thông chí, thì:Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (sử cũ gọi Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc, sau dân địa phương nhớ ơn ông, nên gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ MớiAn Giang), và báo tin thắng trận về kinh.

Ở đây một thời gian ông bị "nhiễm bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) ông miễn cưỡng ra dự tiệc để khuyến lạo tướng sĩ, rồi bị trúng phong và thổ huyết, bịnh tình lần lần trầm trọng.

Sách Đại Nam thực lục chép:Ngày 14 ông kéo binh về, ngày 16 đến Sầm Giang (Rạch Gầm, Mỹ Tho) thì mất,. Khi ấy chở quan tài về tạm trí ở dinh Trấn Biên (Biên Hòa), rồi đem việc tâu lên, chúa Nguyễn Phúc Chu rất thương tiếc, sắc tặng là Hiệp tán Công thần, thụy là Trung Cần, hưởng thọ 51 tuổi. Người Cao Miên lập miếu thờ ông ở đầu châu Nam Vang. Nơi cù lao ông nghỉ bệnh, nhân dân cũng lập đền thờ, được mệnh danh là Cù lao Ông Lễ. Còn chỗ đình quan tài ở dinh Trấn Biên cũng lập miếu thờ.

Canh thìn năm thứ 9 [1700], Tháng 5, Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính chết. Đầu là Hữu Kính đóng quân ở  Lao Đôi, gặp mưa to gió lớn, núi Lao Đôi lở tiếng kêu như sấm. Đêm ấy mộng thấy một người mặt đỏ mày trắng, tay cầm cái phủ việt bảo rằng: “Tướng quân nên kíp đem quân về, ở lâu đây không lợi”. Hữu Kính cười nói rằng: “Mệnh ở trời, có phải ở đất này đâu ?”. Khi tỉnh dậy, thân thể mỏi mệt, nhưng vẫn cười nói như thường để giữ yên lòng quân. Kịp bệnh nặng, bèn than rằng: “Ta muốn hết sức báo đền ơn nước nhưng số trời có hạn, sức người làm được gì đâu ?”. Bèn kéo quân về, đi đến Sầm Khê(1. Rạch Gầm. 1) (thuộc tỉnh Định Tường) thì chết, bấy giờ 51 tuổi. Chúa nghe tin thương tiếc, tặng Hiệp tán công thần đặc tiến chưởng dinh, thụy là Trung cần. Cho vàng lụa để hậu táng. Về sau thiêng lắm, người Chân Lạp lập đền thờ (năm Gia Long thứ 5 được tòng tự ở Thái miếu: Năm Minh Mệnh thứ 12, phong Vĩnh An hầu).

Tước hiệu

Dưới đây là danh sách các tước / thụy hiệu / mỹ hiệu mà Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã được phong hoặc truy phong qua các triều đại.

* Được phong trước năm Canh Thân 1692 Lễ Thành Hầu (tiếng Hán: 禮成侯; tiếng Anh: the Marquis of Ideal Ritual Observation; tiếng Việt: phong cho ông tước là vị Hầu thông suốt lễ nghi)

* Được truy phong khi mất, năm Đinh Hợi 1767 Hiệp tán công thần, đặc tấn Chưởng dinh, thụy Trung Cần (tiếng Hán: 協贊工臣, 特進掌營, 謚忠勤; tiếng Anh: His Honorable Military Assistant Attaché, specifically promoted to the post of Provincial Commanding Officer, posthumously named Loyal & Diligent Statesman; tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu quan Hiệp tán, và đặc phong cho ông chức Chưởng dinh, với thụy hiệu là vị quan trung thành với triều đình và cần mẫn trong việc nước)

Được truy phong năm Gia Long 4 (Ất Mùi 1805), thờ phụ vào Thái Miếu, liệt vào Thượng đẳng công thần Tuyên lực công thần, đặc tấn Phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm Y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ, Đô đốc phủ Chưởng phủ sự, phó tướng chưởng cơ Lễ Tài hầu, thụy Tuyên Vũ (tiếng Hán: 宣力功臣, 特進輔國上將軍, 錦衣衞都指揮使司都指揮使, 都督府掌府事, 副將掌奇禮才侯,  謚宣武; tiếng Anh: His Exalted Utmost Dedication Official, specifically promoted to Bulwark General of the State, Chief Commander of the Imperial Bodyguard, Marshal of the Area Command, Regional Vice Commander & General, Duke of Gifted Ritual Observation, posthumously named Promulgation of Martial Power; tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu là vị công thần tận lực với đất nước, đặc tấn chức thượng tướng quân phò trợ đất nước, được lãnh trọng trách đứng đầu cơ quan Cẩm Y Vệ bảo vệ hoàng đế, cùng chức là vị chưởng quan Ngũ quân Đô Thống (là chức của 5 vị tướng lãnh cao nhất thời tiền Nguyễn như Tả Quân, Hữu Quân, v.v) thống lĩnh quân đội toàn quốc [19], (nguyên ông đã là) phó tướng, chưởng cơ, với tước là vị Hầu có tài năng về việc lễ nghi, ban thụy hiệu là vị võ quan tuyên dương võ nghiệp)

Được truy phong năm Minh Mạng 12 (Nhâm Thìn 1832) Thần cơ doanh Đô thống chế, Vĩnh An Hầu (tiếng Hán: 神機營都統制, 永安侯; tiếng Anh: Supreme Commandant of the Firearms Division, the Marquis of Perpetual Peace; tiếng Việt: phong cho ông chức quan võ đứng đầu cơ quan Thần Cơ Doanh, là cơ quan với trọng trách bảo vệ kinh thành và kho vũ khí, cùng với các trách nhiệm liên quan đến vũ khí như chế tạo ống phun lửa, súng đạn, pháo hoa, v.v., và phong cho ông tước là vị Hầu (phù hộ cho đất nước được) đời đời bình an)

Được sắc phong năm Minh Mạng 3 (Nhâm Ngọ 1822), đình Bình Kính, Biên Hòa Thác Cảnh Uy Viễn Chiêu Ứng Thượng Đẳng Thần (tiếng Hán: 拓境威遠昭應上等神; tiếng Anh: Top-Rank Deity for which His contribution in frontier development & Numinous Grace is far reaching and profound; tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu là vị Thượng đẳng thần linh ứng và uy danh khai khẩn đất đai vang dội lẫy lừng)

Được sắc phong năm Thiệu Trị 3 (Quý Mão 1843), đình Bình Kính, Biên Hòa - tặng thêm 2 chữ Thành Cảm Thác Cảnh Uy Viễn Chiêu Ứng Thành Cảm Thượng Đẳng Thần (tiếng Hán: 拓境威遠昭應誠感上等神; tiếng Anh: Top-Rank Deity for which His contribution in frontier development & Numinous Grace with Influential Reply is far reaching and profound; tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu là vị Thượng đẳng thần linh ứng, chứng giám cho lòng thành khấn vái, và uy danh khai khẩn đất đai vang dội lẫy lừng)

Được sắc phong năm Thiệu Trị 3 (Quý Mão 1843) lần 2, đình Bình Kính, Biên Hòa - tặng thêm 2 chữ Hiển Linh Thác Cảnh Uy Viễn Chiêu Ứng Thành Cảm Hiển Linh Thượng Đẳng Thần (tiếng Hán: 拓境威遠昭應誠感上等神; tiếng Anh: Celestial Top-Rank Deity for which His contribution in frontier development & Numinous Grace with Influential Reply is far reaching and profound; tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu là vị Hiển linh Thượng đẳng thần linh ứng, chứng giám cho lòng thành khấn vái, và uy danh khai khẩn đất đai vang dội lẫy lừng)

Được sắc phong năm Tự Đức 3 (Canh Tuất 1850), đình Bình Kính, Biên Hòa - tặng thêm 2 chữ Trác Vĩ Thác Cảnh Uy Viễn Chiêu Ứng Thành Cảm Hiển Linh Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần (tiếng Hán: 拓境威遠昭應誠感卓偉上等神; tiếng Anh: Eminently Celestial Top-Rank Deity for which His contribution in frontier development & Numinous Grace with Influential Reply is far reaching and profound; tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu là vị Hiển linh Kiệt xuất Thượng đẳng thần linh ứng, chứng giám cho lòng thành khấn vái, và uy danh khai khẩn đất đai vang dội lẫy lừng)

Chức quan

Người dân ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ vẫn quen gọi ông là Chưởng Binh Lễ, vì vậy có người tưởng rằng ông giữ chức Chưởng binh. Trên thực tế, thời chúa Nguyễn không có chức này. Chức vụ cao nhất mà Nguyễn Hữu Cảnh đảm nhiệm lúc sinh thời là Thống suất. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn đã truy phong chức Chưởng dinh (sau gọi là Chưởng cơ). Do sự kính trọng của người dân đối với Nguyễn Hữu Cảnh, họ đã ghép tên và chức vụ của ông lại thành Chưởng Binh Lễ ("Chưởng" của Chưởng dinh hay Chưởng cơ, "binh" của Thống binh, và "Lễ" là tên tự của ông).

Ở thị xã Châu Đốc có một doanh trại quân đội mang tên Thượng Đăng Lễ (nay đã được phá bỏ). Gọi đúng phải là Thượng Đẳng Lễ, vì Nguyễn Hữu Cảnh được phong là Thượng đẳng công thần theo các sắc phong tháng 8 năm Ất Sửu (1805) của Gia Long và ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý,1852). Tuy nhiên, do sử dụng lâu mà không đính chính nên trở thành thói quen trong dân gian.

Tên đường

Ở thành phố Châu Đốc có đường Thượng Đăng Lễ, gọi đúng phải là Thượng Đẳng Lễ. Tuy nhiên, không phải chỉ Nguyễn Hữu Cảnh, vì Châu Đốc đã có đường Chưởng Binh Lễ, nên không thể cùng một nhân vật mà được đặt tên tại hai con đường. Thực ra đường Thượng Đẳng Lễ là chỉ Thượng Đẳng thần của thôn Vĩnh Nguơn có tên là Nguyễn Hữu Lễ, người đã có công cứu giá khi chúa Nguyễn Ánh gặp nạn tại Vĩnh Nguơn.

Tại TP Hồ Chí Minh có tên đường Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở Quận Bình Thạnh.

Ngày mất

Chính sử chép ông mất ngày 16/5, song tiểu sử Nguyễn Hữu Cảnh trưng bày trong các đình ở An Giang đều ghi là 10/5. Toàn vùng  Tây Nam bộ đều làm lễ giỗ ông vào ngày này, có thể kể đến Đình Châu Phú, Bình Thủy, Tham Buông, Long Kiến, Mỹ Phước… Trong khi đó Đồng Nai lại giỗ ông ngày 16/5, có lẽ kỷ niệm ngày quàn linh cữu. 

Đền thờ

Để tưởng nhớ công đức của Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nơi quê hương cũng như nơi ông đến an dân, nhân dân đều lập đền thờ hoặc lập bài vị ông, như ở Nam Vang (Campuchia), Quảng BìnhQuảng Nam, Cù lao Phố (Biên Hòa), Đình Minh Hương Gia Thạnhquận 5, TP. Hồ Chí MinhÔ Môn (Cần Thơ)... Tỉnh An Giang là một trong những địa phương có nhiều đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh nhất. Trong số này, có Lễ Công Từ Đường ở phường Châu Phú A (Châu Đốc, An Giang), do Thoại Ngọc Hầu đứng ra xây dựng. Theo Đại Nam nhất thống chí thì "Đền Lễ công: ở thôn Châu Phú, huyện Tây Xuyên, thờ Nguyễn Hữu Kỉnh. Đền do Nguyễn Văn Thụy (tức Thoại Ngọc Hầu) dựng khi làm Trấn thủ, nay hương lửa vẫn như cũ, thường tỏ anh linh.".

Ngoài ra, họ tên và chức tước của ông còn được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều địa phương...Vừa qua, nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tôn tạo khu lăng mộ của ông tại Thác Ro thuộc huyện Lệ Thủy. Năm 2009, sách Kỷ lục An Giang 2009, cũng đã công nhận ông là "người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang".

Văn thơ ca ngợi, truyền tụng công đức Nguyễn Hữu Cảnh còn lưu giữ khá nhiều, trích một đoạn:

Từ ngày vâng lệnh Trấn Bình Khương,

Bờ cõi mở thêm mấy dặm trường,

Vun bón cột nền nơi tổ phụ

Dãi dầu tên đạn giúp quân vương

Giặc ngoài vừa nép bên màn hổ

Sao tướng liền sa giữa giọt tương!

(Bài thơ đặt nơi sắc phong tại đền Lễ Công ở Châu Phú)

Quyển Sử Cao Miên của Lê Hương (Khai Trí xuất bản, 1970) có lời chua dưới một bức ảnh: Đền thờ ông Nguyễn Văn Thụy (Thoại) vị đại thần Việt Nam bên cạnh vua Cao Miên trong thời kỳ Việt Nam bảo hộ nước này. Đền thờ cất gần Chợ Mới (Phnom Penh) bị bắt buộc phải triệt hạ vào năm 1956.

Tuy nhiên, đây thực sự là đền thờ của Nguyễn Hữu Cảnh, vì bức ảnh cho thấy rõ tấm biển ở cổng ghi là Thượng đẳng thần. Điều này phù hợp với nhiều tài liệu lịch sử khác".

Ngôi đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh có tên chữ là Trung Nghĩa Từ, còn được gọi là Lễ Công Từ Đường (gọi tắt là đền Lễ Công) nhưng nhân dân quen gọi là đền Châu Phú, thuộc địa bàn phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Dưới đây là những câu đối khắc tại đền:Nguyễn Hữu Cảnh mất được truy tặng Đặc Tấn Chưởng Dinh Tráng Hoàn hầu, thụy là Trung Cần (gia phả ghi tước và thụy được truy tặng lần sau cùng là Vĩnh An hầu, thụy Cương Trực).( https://vi.wikipedia.org)

拓 境 開 彊 天 地 以 時 歸 宿 將 Thác cảnh khai cương thiên địa dĩ thời quy túc tướng

停 車 駐 節 漢 夷 隨 在 自 靈 神 Đình xa trú tiết hán di tuỳ tại tự linh thần

Dịch:

Định cõi mở bờ, trời đất sẵn dành danh tướng soái

Ngừng xe đóng trại, chí hùng vang dậy chốn linh thiêng

“Nhân khai Thuận Khánh nhị thành cao sơn tịnh trĩ

Nghĩa thác nam cương ngũ tỉnh trường thủy đồng lưu

Dịch:

Nhân dựng Thuận Khánh hai thành, núi cao đáng sánh

Nghĩa mở phía Nam năm tỉnh, sông dài cùng xuôi

“Trường bảo lê dân uý dĩ uy hoài dĩ đức

Khâm mệnh Thượng Đế sinh vi tướng tử vi thần”

Dịch:

Mãi giúp dân đen, sợ bởi uy nhớ vì đức

Kính vâng Thượng Đế, sống làm tướng chết thành thần

“Yết địa công huân thiên tải phương danh truyền Lạc sử

Tại thiên linh sảng vạn dân chiêm đức phái Long giang”

Dịch:

Công lao mở đất, ngàn năm tiếng thơm truyền sử Lạc

Giữa trời chiếu rọi, muôn dân thấm đức gội sông Rồng

“Tảo đãng trần thanh Chân Lạp đương niên suy tướng lược

Ngưỡng phù thánh hóa Sầm Giang thiên cổ trứ anh linh”

Dịch:

Quét sạch bụi trần, Chân Lạp năm ấy tôn tướng giỏi

Ngửa trông đức thánh, Sầm Giang nghìn thuở rõ anh linh

“Trí dũng liêm ưu lữ tiễu độc siêu Tôn Vũ Tử

Sự công bưu bính sư trinh kham đối Hán Đình Hầu”

Dịch:

Trí dũng hơn người, điều binh hơn tài Tôn Vũ Tử

Cơ nghiệp rực rỡ, cầm quân ngang sức Hán Đình Hầu

“Nhất nhung y tăng thác Nam cương thất tỉnh thái hòa tại vũ

Tam thiên miếu trùng tân cựu sở thiên thu trở đậu trường tồn”

Dịch:

Một mảnh giáp thêm rộng phương Nam, bảy tỉnh thái bình trong vũ trụ

Ba lần dời trùng tân miếu cũ, nghìn năm hương khói mãi phụng thờ

“Chân Lạp trần thanh Đông Phố bách niên lưu vĩ tích

Sầm Giang tinh vẫn Tây thùy thiên cổ cảnh dư uy”

Dịch:

Chân Lạp bụi tan, Đông Phố trăm năm còn thánh tích

Sầm Giang sao rụng, cõi Tây nghìn thuở khiếp uy thừa

“Khai thác huân thần công tại biên thùy danh tại sử

Trung thành chính khí sinh vi chân tướng tử vi thần”

Dịch:

Ơn thần mở đất, công ở biên thùy tên trong sử

Trung thành chính khí, sống là chân tướng chết làm thần

“Khai thác phong cương tráng liệt đương niên khâm nội quốc

Nguy nga miếu vũ thanh cao thiên cổ ấp hành nhân”

Dịch:

Khai thác cõi bờ, hùng tráng khi xưa mọi người kính phục

Nguy nga miếu mạo, thanh cao nghìn thuở dân chúng phụng thờ

“Nhất tọa đối sầm lâu ô ngõa trang thành long hí thái

Tam thiên an viện đệ đình trừ ứng tập phượng lai nghi”

Dịch:

Một tòa cao ngang núi, rồng đùa uốn lượn trên ngói đỏ

Ba lần dời yên chỗ, phượng vui tụ hội trước thềm đình

“Giao dĩ nghĩa tiếp dĩ đạo kì nghi bất hoặc

Ngôn ân trung sự ân kính duy đức thị thân”

Dịch:

Giao du bằng nghĩa kết thân bằng đạo, phép ấy không sai

Ăn nói phải trung phụng thờ nên kính, riêng đức luôn gần

“Diện Bắc phụng thánh văn thân đổng tam quân trương hổ lữ

Hướng Nam dương thần vũ công khôi lục tỉnh trứ long đồ”

Dịch:

Trông lên Bắc phụng đức thánh văn, thân cầm ba quân ra oai dữ

Hướng về Nam nêu uy thần vũ, công dựng sáu tỉnh rõ hoàng đồ

“Nam ngạn đái tam giang nhật ánh quang tiền thanh lãng phái

Bắc nguyên hoành thất lĩnh địa hình dụ hậu tối cao kiên”

Dịch:

Bờ Nam nối ba sông, dưới ánh mặt trời luôn tịnh khiết

Vườn Bắc ngang bảy núi, cao dày thế đất mãi vững bền

     Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này, điều đó được thể hiện qua đôi câu đối truyền khẩu sau:

"Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt

Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai"

Có rất nhiều câu đối khác trong hàng trăm liễn đối treo thờ Ông ở khắp các đền miếu ca ngơi công dức của ông, trong đó có 1 câu rất hay như sau:

Công cao vạn đại lê dân hàm cảm thính Nam Châu

Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ

Dịch:

Công cao muôn thuở, toàn dân vọng tưởng đất miền Nam

Đức nặng ngàn thu, cả nước vui trông trời giới cảnh

9.18. Nguyễn Khoa Chiêm (阮科占, Kỷ Hợi 1659Bính Thìn 1736) tự Bảng Trung (榜中), tước Bảng Trung Hầu, là công thần trải hai triều chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu và Nguyễn Phúc Chú thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông là tác giả bộ sách Nam triều công nghiệp diễn chí, được soạn vào năm Kỷ Hợi (1719).

Trong bộ Quý hương tiên nguyên dã sử của làng Triệu Tường, tỉnh Thanh Hóa có đoạn chép về dòng họ Nguyễn Khoa như sau:

Ông Nguyễn Ư Kỳ, nguyên thái phó triều Lê và là cậu ruột của tướng Nguyễn Hoàng. Năm Mậu Ngọ 1557 ông Ư Kỳ theo Nguyễn Hoàng vào trấn miền Nam. Khi đi ông có dẫn theo một người con nuôi mới lên sáu tuổi, tên là Nguyễn Đình Thân (1553-1633), vốn là người ở làng Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hải Dương).

Ông Thân làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên. Kể từ đó, con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn:

< >Nguyễn Đình Khôi (1594-1678) con ông Thân, tước Thuần Mỹ nam. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ vùng Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (huyện Hương Trà, Thừa Thiên), ông Khôi cũng đến nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa Nguyễn cho đổi thành họ Nguyễn KhoaNguyễn Khoa Danh (1632-1697), con ông Khôi, tước Cảnh Lộc bá.Và Nguyễn Khoa Chiêm chính là người con duy nhất của ông Danh và bà Lê Thị Am.Hải Dương...Chiêm ban đầu làm Thủ hạp. Năm Tân Tỵ (1701), tức năm thứ 10 đời Hiển Tông Hoàng đế (tức chúa Nguyễn Phúc Chu), mùa xuân, Chiêm cùng Văn chức Trần Đình Khánh các viên Cai cơ ngoại tả Tôn Thất Diệu và Nội hữu Tổng Phúc Tài đi Quảng Bình để đốc suất các quân đắp chính lũy. Canh Dần năm thứ 19 (1710) thăng (Chiêm) làm Cai hạp kiêm tri bạ.

Trần Đình Ân (sau này là cha vợ ông Chiêm) từng nói trước mặt chúa rằng Chiêm là người có tài. Chúa bèn tin dùng. Giáp Ngọ năm thứ 23 (1714), Chiêm cùng Ký lục Nguyễn Đăng Đệ bàn việc chuyên chở bằng thuyền và định múc thu tô thuế hàng năm để sung việc chi dùng của nhà nước. Ất Mùi năm thứ 24 (1715) thăng chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn việc quân cơ. Mậu Tuất năm thứ 27 (1718) thăng chức Cai bạ phó đoán sự. Giáp Thìn năm thứ 33 (1724) thăng chức Tham chính Chánh đoán sự.

Đến khi tuổi già, Chiêm về trí sĩ ở quê nhà. Một hôm tắm gội, mặc triều phục trông về phía cửa khuyết (phủ chúa) lạy hai lạy rồi lên giường nằm mà mất (năm 1736, thời chúa Nguyễn Phúc Chú)...Sau khi mất, được tặng hàm Đại lý Thượng khanh, được ban tên thụy là Thuần Hậu.[2][3]

Tác phẩm

Năm thứ 22 đời chúa Nguyễn Phúc Chu (Kỷ Hợi 1719), Nguyễn Khoa Chiêm soạn Nam triều công nghiệp diễn chí (còn gọi là Trịnh Nguyễn diễn chíViệt Nam khai quốc chí truyệnNam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chíNam Việt chí, và Công nghiệp diễn chí). Bộ sách có Dương Thận Trai đề tựa, Nguyễn Giản viết lời bạt và Dương Công Tòng nhuận chính. Sách gồm 2 tập, mỗi tập 8 quyển, gồm 30 hồi. Nội dung thuật lại sự nghiệp khai phá Đàng Trong của các chúa Nguyễn khởi từ Đoan quốc công Nguyễn Hoàng đem quân vào Thuận Hóa vào năm Mậu Ngọ (1558) và kết thúc khi chúa Nguyễn Phúc Trăn mất vào năm Tân Mùi (1691).

Thế tử và gia quyến

Nguyễn Khoa Chiêm lấy Trần Thị Mận (1670- 1743) là con gái Cai bạ Trần Đình Ân làm vợ. Ông bà có cả thảy 12 người con, gồm 8 trai và 4 gái.

Trong số đó có người con trai thứ ba tên Nguyễn Khoa Đăng là viên quan giỏi, bởi tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, cho nên được người đời gọi là "Bao công". Công lao nổi bật của ông là đã diệt được bọn cướp hung tợn ở truông Nhà Hồ và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang.

Mộ Nguyễn Khoa Chiêm và vợ là bà Trần Thị Mận

Toàn thể khu mộ này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích theo quyết định số 57/VH-QĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993. (https://vi.wikipedia.org)Mộ Nguyễn Khoa Chiêm nằm kề bên mộ vợ (song táng), tọa lạc tại đất nội táng (vườn giữa) của dòng họ Nguyễn Khoa, thuộc thôn Tứ Tây, xã Thuỷ An, thành phố Huế. Mộ ông hình chữ nhật, quay về hướng Nam, xung quanh la thành và phần mộ xây bằng gạch vồ, nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng vôi, mật mía, keo da trâu tạo thành một hợp chất như xi măng. La thành mộ dài 7,17m; rộng 4,80m; chỗ cao nhất cao 1,40m, giữa thành thấp nhất cao 0,94m. Cách mộ ông khoảng 18m là mộ cải táng của Nguyễn Khoa Đăng.

Nguyễn Khoa Chiêm và bản sắc phong quý hiếm

Tại Hiệp tự Từ đường làng An Cựu 145 - đường Hùng Vương (phường Phú Hội, TP Huế, còn lưu giữ nhiều đạo sắc quý, trong đó có một đạo sắc phong vua Khải Định phong cho Bảng Trung Hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659 – 1736).

Đạo sắc vua Khải Định (năm thứ 10 -1924), phong cho ông làm Tôn thần Dực bảo Trung hưng Linh phù có nội dung (tạm dịch): Sắc cho xã An Cựu, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên phụng thờ vị Tôn thần Tham chính Chánh doãn (đoán) sự Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm tướng công, từ lâu đã tỏ rõ linh ứng. Nay trẫm kế thừa mệnh lớn, nhớ nghĩ đến sự che chở của thần, nên trứ phong là Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần. Chuẩn cho phụng thờ, ngõ hầu Thần hãy che chở và bảo vệ dân ta!Các thế hệ cao niên của làng An Cựu vẫn lưu truyền chuyện kể về Nguyễn Khoa Chiêm - một vị đại thần thanh liêm, chính trực đã dâng biểu tấu trình và trực tiếp đứng ra phân xử sự thật về một vụ kiện tụng đất đai có nguy cơ dẫn đến đổ máu, chết người giữa các họ đồng tộc và các họ khai khẩn trong làng An Cựu. Kết quả, đã dàn xếp, hòa giải thấu tình, đạt lý được dân làng kính phục. Để cảm tạ công ơn của ngài, Hội đồng Hương trưởng và con dân làng An Cựu đã cắt tặng cho ngài 10 mẫu đất ruộng. Không nỡ từ chối tình nghĩa chân thành của dân làng, ngài chỉ xin nhận phần đất đồi (sau này trở thành nghĩa trang của dòng họ Nguyễn Khoa ở thôn Tứ Tây, phường Thuỷ An, thành phố Huế). Tuy không phải là người có công khai canh làng An Cựu, nhưng với công trạng đã công minh góp sức xây dựng tình đoàn kết của các họ tộc, ngài Nguyễn Khoa Chiêm được dân làng xếp vị trí thứ 10, trong 10 họ Chánh tôn được thờ ở Hiệp tự từ đường làng An Cựu và được dân làng tổ chức cúng tế chung vào ngày rằm tháng 8 hàng năm.

Kính thay!

Khải Định năm thứ 10, tháng 9, ngày 11.(http://hueworldheritage.org.vn,  27/06/2014/)

Họ Nguyễn Khoa

Nhiều đời sau dòng họ liên tục cung cấp nhân tài cho nhà Nguyễn và cho đất nước. Nguyễn Khoa Thuyên (1724 - 1789) thuộc đời thứ sáu, xếp vào hạng khai quốc công thần; con ông là Nguyễn Khoa Kiên (1754 - 1775) có tài thao lược, được mệnh danh là Triệu Tử Long (tướng giỏi của Lưu Bị đời Tam Quốc); Nguyễn Khoa Minh (1778 - 1887) thuộc đời thứ bảy, giỏi văn thơ, có tài ứng đối; Nguyễn Khoa Luận (1834 - 1900) thuộc đời thứ chín, đỗ cử nhân, làm quan đến Nguyễn Khoa là một trong những cự tộc vào định cư ở Huế trải qua nhiều đời trong hoàn cảnh phát triển chung nêu trên của xứ Thuận Hóa. Ông tổ (đời thứ nhất) là Nguyễn Ðình Thân (1553 - 1633), người gốc xã Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay tỉnh Hải Hưng). Gia phả chép chung chung rằng ông đi theo Nguyễn Hoàng vào Nam, nhưng xét thời điểm cụ thể phải là năm 1600, khi Nguyễn Hoàng trốn khỏi Thăng Long trở về trấn. Buổi đầu, ông ở vùng Ái Tử, đến đời thứ tư mới định cư tại xã An Cựu, huyện Hương Trà (nay thuộc thành phố Huế) và đổi họ Nguyễn Khoa, mà Nguyễn Khoa Chiêm là người đầu tiên (1. Nguyễn Ðình Thân, 2. Nguyễn Ðình Khôi, 3. Nguyễn Ðình Danh, 4. Nguyễn Khoa Chiêm), nữ thì lót thêm từ DIỆU trước tên. Ông còn có tên Ðô, hiệu Chính Ðạo, làm Cựu dinh đội trưởng, sau được phong tước Ðô Thắng hầu, mất ngày 28 tháng Tư năm Quý Dậu (4 - 6 - 1633); bà là Nguyễn Thị Thiềm (1556 - 1630).

Ông bà chỉ có một người con trai là Nguyễn Ðình Khôi (1594 - 1678), ông này cũng chỉ sinh một con trai, tức Nguyễn Khoa Chiêm. Nguyễn Khoa Chiêm sinh tám con trai (ba chết sớm) và bốn con gái, trong đó nổi tiếng nhất là Nguyễn Khoa Ðăng.( http://www.caobaquat.com.vn, 2014-03-15)

9.19. Nguyễn Khoa Đăng (1690-1725) là một công thần thời chúa Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Khoa Đăng sinh năm Canh Ngọ (1690) tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên-Huế).

Trong bộ Quý hương tiên nguyên dã sử của làng Triệu Tường, tỉnh Thanh Hóa có đoạn chép về dòng họ Nguyễn Khoa như sau:

Ông Nguyễn Ư Kỳ, nguyên Thái phó triều Lê và là cậu ruột của tướng Nguyễn Hoàng. Năm Mậu Ngọ 1557 ông Ư Kỳ theo Nguyễn Hoàng vào trấn miền Nam. Khi đi ông có dẫn theo một người con nuôi mới lên sáu tuổi, tên là Nguyễn Đình Thân (1553-1633), vốn là người ở làng Trạm Bạc, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hải Dương).

Ông Thân làm tướng trải hai triều chúa là Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên.

Kể từ đó, con cháu ông thay nhau làm quan cho các chúa Nguyễn:

< >Nguyễn Đình Khôi (1594-1678), là con ông Thân, tước Thuần Mỹ nam. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ vùng Bắc Thuận Hóa về làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên), ông Khôi cũng đến nhập tịch ở huyện ấy và được phép chúa Nguyễn cho đổi thành họ Nguyễn Khoa.Nguyễn Khoa Danh (1632-1697), là con ông Khôi, tước Cảnh Lộc bá.Nguyễn Khoa Chiêm là con duy nhất của ông Danh, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại, tước Bảng Trung hầu và là một danh sĩ giỏi thơ văn, tác giả của Nam triều công nghiệp diễn chí soạn vào năm 1719.Nhâm Dần 1722.

Ông nổi danh là người có mưu lược, trung thực và đức độ.

Theo Trang thông tin của dòng họ Nguyễn Khoa và một bài viết trên web Khám phá Huế thì vào mùa hạ năm Ất Tỵ1725 Nguyễn Phúc Chu (Minh vương) qua đời. Nguyễn Khoa Đăng lúc ấy đang bận việc quân ở Cam Lộ (Quảng Trị). Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thế (Nguyễn Cửu Thế: 1666-1730, con trai thứ 3 của Nguyễn Cửu Ứng) là một quyền thần vốn ganh ghét ông, liền thừa cơ mạo chiếu giả để gọi ông về triều. Khi đi được nửa chặng đường thì bị người ta ám sát chết.

Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho biết: Tính ông cương trực, khiến đám quyền thần và bọn cường hào ác bá đều kiêng oai. Tuy nhiên do quá cứng rắn, thiếu cảnh giác, ông bị kẻ cướp giết chết...

Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 năm Ất Tỵ (1725) hưởng dương 35 tuổi và ông đã làm quan được 17 năm.

Giai thoại

Nguyễn Khoa Đăng có tài xử kiện cáo, đủ trí xét ngay gian, cho nên được người đời gọi là "Bao công". Những chuyện như ông tìm ra được kẻ trộm dưa hấu, trộm dầu và trộm giấy...đến nay hãy còn truyền tụng. Nổi bật hơn cả là việc ông đã đem lại an ninh cho vùng truông Nhà Hồ và trừ được sóng dữ ở phá Tam Giang

Theo GS. Tôn Thất Bình, trước đây truông nhà Hồ là một vùng đất rộng, cây cối um tùm, từng là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm. Để đánh dẹp, một hôm Nguyễn Khoa Đăng cho một người lính ngồi sẵn trong thùng xe chở lúa đi qua truông. Bị cướp đoạt lấy, người lính ấy rải lúa ra làm dấu. Nhờ vậy, Nguyễn Khoa Đăng đã lần ra sào huyệt của băng cướp, và bắt gọn chúng. Kể từ đó truông nhà Hồ được yên bình.

Bình định xong truông nhà Hồ, Nguyễn Khoa Đăng lại đến phá Tam Giang. Ông cho dân biết là ông sẽ cho quân dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, Nguyễn Khoa Đăng đem súng hướng ra phá, ra lệnh bắn sóng...Nhưng thực ra, trước đó ông đã sai người đào bới mở rộng cửa phá, cho nên sóng dữ mới không còn...

Nhớ công ơn của quan Nội tán Nguyên Khoa Đăng, nên trong dân gian có câu:

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.

Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,

Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.

Còn chuyện vụ án ruộng dưa, tương truyền vào một ngày nọ, Án sát sứ Nguyễn Khoa Đăng đến thị sát một vùng nọ thì thấy quan huyện đang chửi mắng một người đàn bà. Đến hỏi thì ông được biết ruộng dưa của bà này bị xắn nát hết cả gốc đúng vào độ dưa đang ra quả. Kêu quan thì quan nói không có đủ bằng chứng. Quan Án sát xuống ruộng rồi nói:

-Binh lính đâu, hãy bắt tất cả những người có cuốc, xẻng trong vùng lại, mang theo cả cuốc xẻng của họ, đánh dấu tên của họ vào từng cái.

Khi tất cả thực hiện xong, ông mới cho quan huyên liếm từng cái xẻng và phát hiện ra ở một cái có vị đắng. Ông lại sai vắt nước gốc dưa cho quan huyện nếm thì thấy hai vị đắng giống nhau. Thủ phạm chính là chủ cái xẻng.

Nguyễn Khoa Đăng mất được an táng ở Quảng Trị. Sau, con trưởng ông là Nguyễn Khoa Trung đã cùng dòng họ đã đem hài cốt ông về cải táng trong khu nghĩa địa riêng (vườn giữa, đất Nội tán) của dòng họ Nguyễn Khoa ở thôn Tứ Tây, xã Thủy An, Huế.

Toàn thể khu mộ này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích theo quyết định số 57/VH-QĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993Mộ ông quay về hướng Nam, xây dựng theo hình trái xoài, xung quanh la thành và phần mộ xây bằng gạch vồ, nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng vôi, mật mía, keo trâu tạo thành một hợp chất như xi măng. La thành mộ dài 7,90 m; rộng 3,70 m; cao 0,90 m. Mộ ông nằm kề bên mộ vợ (song táng) và cách mộ cha ông là Nguyễn Khoa Chiêm 18 m về hướng Nam.

Hậu duệ

Nguyễn Khoa Đăng có một vợ là bà Phạm Thị Tý, sinh bốn con trai và một con gái. Theo Trang thông tin của dòng họ Nguyễn Khoa, Nguyễn Khoa Đăng có nhiều con cháu đã làm nên danh phận. Nổi bật trong số đó có:

< >Nguyễn Khoa Toàn hay Nguyễn Khoa Thuyên (1724-1789), con Nguyễn Khoa Đăng, võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông làm quan trải đến chức Tham chính, gồm coi bộ Hộ và bộ Binh, khi mất được tặng Vô tích Thượng Khanh.Nguyễn Khoa Kiên (?-1775), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, con Nguyễn Khoa Toàn và cũng là võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông có sức mạnh, lại có trí dũng, mưu lược, được người đương thời xưng tụng là "Triệu Tử Long". Năm 1775, cha ông phò chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, ông ở lại ra sức cản ngăn không cho đối phương đuổi theo thuyền chúa Nguyễn. Lúc ấy rủi gặp trận gió lớn, thuyền ông Kiên bị chìm, rạt vào cù lao Ba Bánh thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Quân Tây Sơn bắt sống được ông và chở ra Qui Nhơn. Không dụ hàng được, ông bị giết chết. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, phong tặng ông tước Kiệt tiết Công thần, Chiêu dũng Tướng quân, thụy Trung Thực.Nguyễn Khoa Minh (1778-1837), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, em ruột ông Nguyễn Khoa Kiên. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), ông được lãnh chức Thượng thư bộ Lễ, tước Thành Mỹ Hầu.Nguyễn Khoa Hào (1799-1849), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, em ruột ông Minh. Nhờ học lực giỏi, năm 1803, dưới triều Gia Long, ông được bổ làm Thị Thơ không phải thi. Năm 1828, ông giữ chức Thượng thư bộ Lễ, sau đó là bộ Binh...(https://vi.wikipedia.org/)Nguyễn Phúc Chu (ở ngôi từ 1691 đến 1725) trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

Nguyễn Cửu Vân chưa rõ thân thế. Chỉ biết vào tháng 7 năm Ất Dậu (1705), khi nội bộ vương triều Chân Lạp xảy ra việc tranh giành nhau quyền lực, ông được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam.

Theo sử liệu thì thời bấy giờ nước Chân Lạp cứ loạn lạc luôn. Nặc Ông Thâm nghi cho Nặc Ông Yêm có ý làm phản, bèn khởi binh đánh nhau. Nặc Ông Thâm lại nhờ quân Xiêm La sang giúp mình, Nặc Ông Yêm chống không nổi phải chạy sang cầu cứu quan quân chúa Nguyễn đang đóng ở dinh Phiên Trấn (Gia Định). Vì lẽ ấy, cai cơ Nguyễn Cửu Vân được lệnh mang quân vào gấp để đánh Nặc Ông Thâm.

Ở Sầm Khê (Chân Lạp), Nguyễn Cửu Vân đánh đuổi được quân Xiêm La, đem Nặc Ông Yêm trở về thành La Bích (La Vách, Lovek) làm vua như trước. Tuy nhiên, sau đó Nặc Ông Thâm ở Xiêm La cứ thỉnh thoảng đem quân về đánh Nặc Ông Yêm...

Để phòng giữ miền biên cảnh và vùng đất Mỹ Tho, được tạo lập và phồn vinh từ thời Dương Ngạn Địch (một võ tướng nhà Minh chạy sang xin thần phục Đại Việt thời chúa Nguyễn Phúc Tần) đến coi quản, Nguyễn Cửu Vân cho đắp một chiến lũy dài từ quán Thị Cai đến Bến Tranh (chợ Lương Phú). Bên ngoài lũy, ông còn cho đào một con mương hào sâu rộng nối liền rạch Vũng Gù (Tân An) và rạch Mỹ Tho, mà sau này (năm 1819 đời Gia Long) người ta đào sâu thêm thành đường kênh, đó chính là kênh Bảo Định (nay gọi là sông Bảo Định), một con kênh đào đầu tiên ở Nam Bộ.

Năm 1711, ông được thăng Trấn Biên doanh phó tướng. Rồi cùng với Trần Thượng Xuyên (cũng là võ tướng nhà Minh chạy sang một lượt với Dương Ngạn Địch) ông lo việc an dân nơi vùng đất mới.

Lập được nhiều công lao, Nguyễn Cửu Vân được phong Chính thống Vân Trường hầu, và mất năm nào không rõ.

Về việc mở mang bờ cõi, bình định Chân Lạp cùng việc vỗ yên dân chúng, Quốc sử quán triều Nguyễn đã ca ngợi Nguyễn Cửu Vân như sau: Về việc mở mang bờ cõi Nam, công (Nguyễn Cửu) Vân rất nhiều, ông tuyên thị đức ý triều đình, người Chân Lạp mến phục.

Hai con trai ông là Nguyễn Cửu ChiêmNguyễn Cửu Đàm cũng đều là người có công lớn, nhất là trong việc khai khẩn đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

Tên Nguyễn Cửu Vân hiện được dùng để đặt tên cho một con đường ở quận Bình ThạnhThành phố Hồ Chí Minh.( https://vi.wikipedia.org/)

9.21. Nguyễn Cư Trinh (chữ Hán阮居貞, 1716-1767), tên thật là Nguyễn Đăng Nghi, húy là Thịnh, tự là Cư Trinh, hiệu là Đạm Am, Đường Qua và Hạo Nhiên, tước Nghi Biểu Hầu (儀表侯), sau lại được vua nhà Nguyễn Minh Mạng truy phong tước Tân Minh Hầu (新明侯). Ông là danh tướng, danh sĩ thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và Định vương Nguyễn Phúc Thuần. Được biết đến là vị tướng trấn giữ biên cương miền Nam và góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn, ông nổi tiếng là người liêm chính, giỏi việc chính trị, doanh điền, ngoại giao và có phong độ của một trạnh thần (bầy tôi dám can ngăn).

Thân thế

Nguyễn Cư Trinh là người ở xã An Hòa tổng An Hòa huyện Hương Trà phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa, nay là phường An Hòa thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Tổ tiên xa là người họ Trịnh tên là Trịnh Cam, gốc người phường Phù Lưu, huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang xứ Nghệ An (nay là huyện Can LộcHà Tĩnh), từng làm quan dưới triều Lê đến chức Binh bộ Thượng thư. Khi họ Nhà Mạc lên ngôi thay nhà Lê, Trịnh Cam lánh vào Thanh Hóa chiêu mộ quân giúp nhà Hậu Lê, nhưng việc chưa thành thì mất.

Cha Nguyễn Cư Trinh là ông Nguyễn Đăng Đệ thuộc đời thứ bảy, vốn nổi tiếng về tài văn chương, thi đỗ sinh đồ, làm Tri huyện Minh Linh phủ Quảng Bình xứ Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Trị), được chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu mến tài ban cho quốc tính (được mang họ Nguyễn).

Là con út trong gia đình có truyền thống văn học, ngay từ nhỏ Nguyễn Cư Trinh cùng anh họ là Nguyễn Đăng Trình, đều đã nổi tiếng hay chữ. Sau này, khi Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa, những luật lệ đều do Nguyễn Đăng Thịnh đặt ra mà văn từ thì đều do Nguyễn Cư Trinh thảo.

Sự nghiệp

Đường quan lộ

Ông lúc còn nhỏ đã biết làm văn, khi đi thi Hương, đỗ sinh đồ

Năm ông 18 tuổi, ông được sung làm Huấn đạo

Năm Canh Thân 1740, ông thi đỗ hương cống và được bổ làm Tri phủ phủ Triệu Phong

Năm Tân Dậu 1741, ông được sung làm Văn chức

Năm Canh Ngọ 1750, ông được phong làm Tuần phủ phủ Quảng Ngãi tước Nghi Biểu Hầu

Năm Quý Dậu 1753, ông được bổ làm Ký lục dinh Bố Chính. Cùng năm này, ông được triệu làm tham mưu, cùng Thống suất Thiện Chính chinh phạt Chân Lạp.

Năm Ất Dậu 1765, ông được triệu về Kinh nhận trách nhiệm tại bộ Lại

Năm Đinh Hợi 1767, ông bị bệnh mà mất, hưởng dương 51 tuổi. Là một vị quan giỏi, ông được triều đình truy phong và sắc phong nhiều mỹ hiệu khác nhau.

Chinh phạt Chân Lạp

Theo Đại Nam Thực Lục, vì việc triều Chân Lạp thường xuyên hiếp đáp và quấy nhiễu người Côn Man định cư tại Chân Lạp, nên triều Việt quyết định chinh phạt Chân LạpCuộc chinh phạt này bắt đầu từ năm 1753 và kết thúc vào năm 1756 dẫn đến việc quốc vương Chân Lạp Nặc Nguyên thua trận và dâng hai phủ Tầm Bôn (nay là Tân An) và Lôi Lạt (nay là Gò Công) để tạ tội với triều Việt.

Trong cuộc chinh phạt này, Nguyễn Cư Trinh đã dâng sớ tâu kế "tằm ăn dâu", khuyên Chúa nhận hai phủ mới và cho người Côn Man được định cư tại khu vực biên giới Việt - Chân Lạp để ngăn chặn việc Chân Lạp tái diễn gây hấn nơi biên giới. Sự thành công của cuộc chinh phạt này đã đóng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn.

Phò Chúa trị nước

Sau khoảng 11 năm trấn giữ biên cương phía Nam, năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Cư Trinh được chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần triệu về kinh nhậm chức trong bộ Lại.

Năm Ất Dậu (1765) Nguyễn Phúc Thuần lên nối ngôi chúa, quyền thần Trương Phúc Loan ỷ thế lộng quyền. Sách Đại Nam thực lục chép:

Nguyễn Cư Trinh nói: "Chốn triều đình bàn việc đã có định chế, Phúc Loan sao dám vô lễ như thế, sắp muốn chuyên quyền chăng? Trong nước sinh loạn tất là người ấy". Phúc Loan giận lắm nhưng e sợ, không dám làm gì.

Nghiệp văn

Tác phẩm

Sáng tác bằng chữ Nôm của ông có vè Sãi vãi và Quảng Ngãi thập nhị cảnh. Thơ chữ Hán của ông có Đạm Am thi tập (chưa tìm thấy) và mười bài họa Hà Tiên thập cảnh vịnh của Mạc Thiên Tứ. Ngoài ra ông còn để lại một số thư điều trần gửi chúa Nguyễn và thư đáp lại thư của cha con họ Mạc.

Từ điển văn học (bộ mới) cho biết: Tác phẩm của Nguyễn Cư Trinh một phần được Lê Quý Đôn dẫn ra trong Phủ biên tạp lụcKiến văn tiểu lục và được Phạm Nguyễn Du chép trong Nam hành ký đắc tập. Có lẽ số thơ văn chữ Hán được ghi lại trong các sách trên là một phần của Đạm am thi tập hiện chưa tìm thấy.

Và cũng trong sách trên có nhận xét:

Toàn bộ sự nghiệp văn học của ông gắn với tâm sự và chí khí kinh bang tế thế, gắn với cuộc đời hoạt động của ông. Một số bài thơ có khí vị lối thơ biên tái, vừa phấn phát sôi nổi, hùng tráng; vừa lắng động, trầm tĩnh, bi hoài. Một số bài khác thì lại phản ánh tâm sự cô đơn, phiền muộn của một người đầy lòng ưu ái, thấy rõ tình hình thối nát của tập đoàn phong kiến Đàng Trong, thấu hiểu cảnh sống cơ cực, đau khổ của người dân, muốn "bàn nói mưu ngay, lẽ phải, nhưng đều không được theo" (Lê Quý Đôn).

Lời tâm huyết

Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 10) chép sự việc này như sau:

"Mùa đông, tháng 10 năm Tân Mùi (1751), Nguyễn Cư Trinh (khi ấy đang giữ chức Tuần phủ Quảng Ngãi) có dâng một bức thư nói về tình trạng khốn đốn của dân gian. Ông cho rằng:

Dân là gốc của nước, gốc không bền vững thì nước chẳng thể yên, cho nên nếu ngày thường không chăm dùng ân huệ để cốt kết lòng người, thì đến khi có việc xảy ra, còn mong chờ vào đâu? Trộm nghĩ, thói tệ bạc chất chứa trong dân gian đã nhiều, nếu cứ thủ thường như cũ, không biết tùy thời thêm bớt và thiết lập kỷ cương, thì một ấp cũng khó giữ được, huống chi một nước. Nay, có ba việc gây tệ hại cho dân là nuôi lính, nuôi voi và nộp tiền án kiện, chưa kể những sự nhũng nhiễu khác không sao kể xiết...

Ông (Nguyễn Cư Trinh) lại trình thêm bốn thói tệ khác:

< >Một là: Chức quan đặt ra ở các phủ và các huyện là chức lo việc trị dân, thế mà gần đây không được giao trách nhiệm gì, chỉ sai khám hỏi, kiện tụng. Vậy, xin từ nay trở đi, các thứ thuế, hết thảy đều giao cho quan tri huyện biên thu rồi chuyển nạp cho quan ở Quảng Nam, cốt để tránh phiền nhiễu cho dân.Hai là: Xưa nay, các quan ở phủ và huyện chỉ trông cậy vào sự tra hỏi, bắt bớ mà kiếm lộc. Nay, xin định lệ cấp bổng lộc thường xuyên cho họ, đồng thời, căn cứ vào sự thanh liêm hay tham lam, sự siêng năng hay lười biếng của họ để tiến hành thăng giáng hoặc truất bỏ quan chức.Ba là: Dân lậu có hai hạng. Một hạng trốn thuế mà đi lang thang, một hạng ví quá cơ hàn mà phải phiêu bạt. Nay, nếu không chia đẳng hạng, hết thảy đều bắt ghi tên vào sổ để thu thuế, thì tất nhiên chúng sẽ sợ hãi rồi chạy trốn vào rừng rú, xã dân ở lại mà phải đóng thay thì họ chịu sao nổi. Vậy, xin xét cho kĩ, dân lậu nào còn có cái sinh nhai thì thu thuế như lệ thường, còn những ai đói rét khốn cùng thì cho miễn và tùy cách mà vỗ về nuôi nấng để cứu lấy dân nghèo.Bốn là: Nên để cho dân được yên, không nên khuấy động họ, vì yên thì dễ trị, khuấy động thì dễ sinh loạn. Nay, nếu cứ sai người đi săn bắn ở núi rừng, hết đòi gà lại đòi ngựa, bọn chúng không hề theo ý tốt của bề trên mà chỉ lo quấy rối nhân dân các địa phương, bọn giả mạo ấy đi đến đâu là ở đó náo loạn, thì người ta oán hận là điều không sao tránh khỏi. Vậy, từ nay nếu có sai người đi thì cấp giấy tờ để họ trình quan địa phương xét, kẻ nào nhiễu dân thì phải trị, có thế may ra dân mới được yên.Đinh Hợi (1767) ông bệnh và mất, hưởng dương 51 tuổi, được truy tặng Tá lý công thần, Vinh lộc đại phu, thụy Văn Định.

Đến đời Minh Mạng, ông được truy tặng là Khai quốc công thần, Hiệp biên đại học sĩ, đổi tên thụy thành Văn Khác, truy phong tước Tân Minh hầu, cho tòng tự  tại Thái miếu (Huế).

Khi làm Tuần phủ Quảng Ngãi, ông có công đánh dẹp cuộc nổi dậy của bộ lạc người Hré ở Đá Vách vào năm Canh Ngọ 1750, nhưng võ công đáng kể hơn cả chính là khi ông được nhận trọng trách trấn giữ biên cương Miền Nam từ năm Quý Dậu 1753 cho đến năm Kỷ Mão 1759. Nhờ kế sách "dĩ man công man" (hay "dĩ địch chế địch" ý nói lấy người man (Côn Man) chống lại người man (Chân Lạp)).và "tàm thực"(Lối xâm lấn dần dần như tằm ăn lá dâu), ông đã khéo léo thu cả miền đồng bằng sông Cửu Long về cho Đại Việt.

Học giả Vương Hồng Sển sau kể chuyện Nguyễn Cư Trinh, một vị tướng văn võ toàn tài, đã có công mở cõi, ông còn viết:

Nguyễn Cư Trinh lại rất có công về cuộc phòng thủ lâu dài.

Ông giỏi phương pháp "dĩ địch chế địch" nên đặt người Côn Man thủ Tây Ninh và Hồng Ngự...Về mặt thủy đạo, ông sai lập đồn hai bên sông Cửu Long gần biên giới...để làm hậu thuẫn.

Ông Cư Trinh lại rất giàu sáng kiến. Ông lo tổ chức sự an ninh vùng đất mới, đảm bảo sự thông thương buôn bán trên vùng rạch hồ...

Nguyễn Cư Trinh còn là một văn nhơn tài tử, ông thường ngâm vịnh, sang Phương Thành (Hà Tiên) nhập Chiêu Anh Các xướng họa cùng Mạc Thiên Tứ. Hai người rất là tương đắc, Thiên Tứ có ra mười bài "Hà Tiên thập cảnh vịnh" (nay còn truyền tụng). Cư Trinh có họa đủ mười bài.

Kể lại trong Nam, đời ấy công nghiệp lớn nhất có hai ông: Nguyễn Cư Trinh và Mạc Thiên Tứ. Ông trước cầm binh ra trận, thi phú tài tình; Ông sau giỏi ngón ngoại giao và văn chương tao nhã. Cả hai mở rộng bờ cõi Miền Nam cho chúng ta được hưởng ngày rày.

Sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam có đoạn:

Nguyễn Cư Trinh có công trong việc ổn định bờ cõi nước nhà...Ông dùng binh cương quyết, nhưng khi đạt được mục đích quân sự thì dùng chính sách khoan hồng nhân đạo, đồng thời chăm lo mở mang sinh kế cho nhân dân, nên đạt kết quả chắn chắn và lâu dài. Ông bênh vực kỷ cương Nho giáo chống lại các thứ mê tín thịnh hành lúc bấy giờ. Vào cuối đời, ông dâng sớ tố cáo tệ quan trường nhũng nhiễu do sự chấp chính của quyền thần Trương Phúc Loan...

Tước

Dưới đây là danh sách các tước / thụy hiệu / mỹ hiệu mà Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh đã được phong hoặc truy phong qua các triều đại.

* Nghi Biểu Hầu: tiếng Hán: 儀表侯, tiếng Anh: the Marquis of Manifest Rectitude, tiếng Việt: phong cho ông tước là vị Hầu khuôn phép, chuẩn tắc - được phong năm Canh Ngọ 1750.

* Tá lý công thần chính trị Thượng Khanh, thụy Văn Định: tiếng Hán: 佐理工臣正治上卿, 謚文定, tiếng Anh: His Senior Minister, the Exalted Court Civil Official, posthumously named Principled Statesman, tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu quan Thượng Khanh, vị công thần đã hỗ trợ việc trị nước, với thụy hiệu là vị quan với ngôn từ ngay thẳng chánh trực - được truy phong khi mất, năm Đinh Hợi 1767

* Tế văn khuông võ, Khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Lại Bộ Thượng Thư, thụy Văn Khác, Tân Minh Hầu, Nguyễn phủ quân Trung Đẳng Thần: tiếng Hán: 濟文匡武, 開國功臣, 榮祿大夫, 協辨大學士, 領吏部尚書, 謚文恪, 新明侯, 阮府君中等神, tiếng Anh: Rectifier of Civil Orders & Refiner of Military Matters, Dynasty Founding Minister, Grand Master for Glorious Happiness, Assistant Grand Secretary in the Grand Secretariat, and Grand Secretary of the Ministry of Personnel, posthumously named Prudent Statesman, The Marquis of Reinvigorated Intelligence, and Mid-Rank Deity with surname Nguyen, tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu Nâng giúp ban Văn chỉnh đốn ban Võ, công thần dựng nên đất nước, đại phu được thưởng hưởng các vinh lộc, chức Hiệp biện Đại học sĩ, kiêm chức Thượng thư Bộ Lại, với thụy hiệu là vị quan với ngôn từ thận trọng, và truy thêm một tước cho ông là một vị hầu với những tư tưởng trị nước sáng suốt, và phong ông là vị thần bậc trung họ Nguyễn trong các miếu thờ - được sắc phong năm Thiệu Trị 7 (Đinh Mùi 1847) - bản 1, miếu Hội đồng, Vĩnh Long

* Tế văn khuông võ, Gia mô Khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Lại Bộ Thượng Thư, thụy Văn Khác, Tân Minh Hầu, Nguyễn phủ quân Trung Đẳng Thần: tiếng Hán: 濟文匡武, 嘉謨開國功臣, 榮祿大夫, 協辨大學士, 領吏部尚書, 謚文恪, 新明侯, 阮府君中等神, tiếng Anh: Rectifier of Civil Orders & Refiner of Military Matters, Dynasty Founding Strategist & Minister, Grand Master for Glorious Happiness, Assistant Grand Secretary in the Grand Secretariat, and Grand Secretary of the Ministry of Personnel, posthumously named Prudent Statesman, The Marquis of Reinvigorated Intelligence, and Mid-Rank Deity with surname Nguyen, tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu Nâng giúp ban Văn chỉnh đốn ban Võ, nhà chiến lược gia và công thần dựng nên đất nước, đại phu được thưởng hưởng các vinh lộc, chức Hiệp biện Đại học sĩ, kiêm chức Thượng thư Bộ Lại, với thụy hiệu là vị quan với ngôn từ thận trọng, và truy thêm một tước cho ông là một vị hầu với những tư tưởng trị nước sáng suốt, và phong ông là vị thần bậc trung họ Nguyễn trong các miếu thờ - được sắc phong năm Thiệu Trị 7 (Đinh Mùi 1847) - bản 2, miếu Hội đồng, Vĩnh Long - tặng thêm 2 mỹ tự Gia mô

Khu mộ Nguyễn Cư Trinh ở xã Lộc Sơn, Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế và đã được Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 05/1999/QĐ/BVHTT ngày 12 tháng 1 năm 1998.* Tế văn khuông võ, Gia mô Vĩ tích Quang ý Khai quốc công thần, Vinh lộc đại phu, Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Lại Bộ Thượng Thư, thụy Văn Khác, Tân Minh Hầu, Nguyễn phủ quân Trung Đẳng Thần, tiếng Hán: 濟文匡武, 嘉謨偉績光懿開國功臣, 榮祿大夫, 協辨大學士, 領吏部尚書, 謚文恪, 新明侯, 阮府君中等神, tiếng Anh: Rectifier of Civil Orders & Refiner of Military Matters, Grand Merit & Exemplary Dynasty Founding Strategist & Minister, Grand Master for Glorious Happiness, Assistant Grand Secretary in the Grand Secretariat, and Grand Secretary of the Ministry of Personnel, posthumously named Prudent Statesman, The Marquis of Reinvigorated Intelligence, and Mid-Rank Deity with surname Nguyen, tiếng Việt: phong cho ông mỹ hiệu Nâng giúp ban Văn chỉnh đốn ban Võ, nhà chiến lược gia và công thần mẫu mực, công lao to lớn trong việc dựng nên đất nước, đại phu được thưởng hưởng các vinh lộc, chức Hiệp biện Đại học sĩ, kiêm chức Thượng thư Bộ Lại, với thụy hiệu là vị quan với ngôn từ thận trọng, và truy thêm một tước cho ông là một vị hầu với những tư tưởng trị nước sáng suốt, và phong ông là vị thần bậc trung họ Nguyễn trong các miếu thờ - được sắc phong năm Tự Đức 3 (Canh Tuất 1850), miếu Hội đồng, Vĩnh Long - tặng thêm 4 mỹ tự Vĩ tích Quang ý

Tên của ông cũng được đặt cho nhiều đường phố ở Việt Nam.(https://vi.wikipedia.org/)

9.22. Võ tướng Nguyễn Khoa Toàn (1724-1789), cũng gọi là Nguyễn Khoa Thuyên, làm tướng vào đời chúa Duệ tông Nguyễn Phúc Thuần, con Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, sinh năm Giáp Thìn, quê huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Ông xuất thân làm Cai bạ ở Long Hồ. Năm Giáp Ngọ (1774), nghĩa quân Tây Sơn đánh vùng Khánh Hoà, Bình Thuận, ông cùng Lưu thủ Tống Phước Hiệp cầm quân chống cự, đóng chốt ở Vân Phong. Năm Ất Mùi (1775), Duệ tông chạy vào Nam, ông hộ giá vào Gia Định. Được thăng làm Thanh chính, gồm coi bộ Hộ và bộ Binh.

Khi về hưu, ông bệnh mất trong năm Kỷ Dậu (1789), thọ 65 tuổi, được tặng Võ tích Thượng khanh. Con là Nguyễn Khoa Kiên cũng có danh vọng to, tử trận lúc ông vào Gia Định.

Nguyễn Khoa Đăng có một vợ là bà Phạm Thị Tý, sinh bốn con trai và một con gái. Theo Trang thông tin của dòng họ Nguyễn Khoa, Nguyễn Khoa Đăng có nhiều con cháu đã làm nên danh phận. Nổi bật trong số đó có:

Nguyễn Khoa Toàn hay Nguyễn Khoa Thuyên (1724-1789), con Nguyễn Khoa Đăng, võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông làm quan trải đến chức Tham chính, gồm coi bộ Hộ và bộ Binh, khi mất được tặng Vô tích Thượng Khanh.

Nguyễn Khoa Kiên (?-1775), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, con Nguyễn Khoa Toàn và cũng là võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông có sức mạnh, lại có trí dũng, mưu lược, được người đương thời xưng tụng là "Triệu Tử Long". Năm 1775, cha ông phò chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, ông ở lại ra sức cản ngăn không cho đối phương đuổi theo thuyền chúa Nguyễn. Lúc ấy rủi gặp trận gió lớn, thuyền ông Kiên bị chìm, rạt vào cù lao Ba Bánh thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Quân Tây Sơn bắt sống được ông và chở ra Qui Nhơn. Không dụ hàng được, ông bị giết chết. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, phong tặng ông tước Kiệt tiết Công thần, Chiêu dũng Tướng quân, thụy Trung Thực.

Nguyễn Khoa Minh (1778-1837), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, em ruột ông Nguyễn Khoa Kiên. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), ông được lãnh chức Thượng thư bộ Lễ, tước Thành Mỹ Hầu.

Nguyễn Khoa Hào (1799-1849), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, em ruột ông Minh. Nhờ học lực giỏi, năm 1803, dưới triều Gia Long, ông được bổ làm Thị Thơ không phải thi. Năm 1828, ông giữ chức Thượng thư bộ Lễ, sau đó là bộ Binh.(http://thcs-hphong.huongtra.thuathienhue.edu.vn, 19/10/2014)

9.23. Nguyễn Văn Thoại (Tân Tị 1761-Kỉ Sửu 1829)

Nguyễn Văn Thoại – Thoại Ngọc Hầu (Tân Tị 1761-Kỉ Sửu 1829)

 Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại. Do có công lớn nên được chúa Nguyễn phong tước hầu. Ngoài ra cũng vì có công “bảo hộ” Cao Miên nên còn được gọi là Bảo hộ Thoại.(Thoại là tên của ông, Ngọc chỉ là mỹ tự dùng làm tên đệm, Hầu là tước phong).

Ông sinh ngày 26/11/1761, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Cha ông là Nguyễn Văn Lương và mẹ là Nguyễn Thị Tuyết. Sau này nhờ có công lao nên hai người đều được tước phong.

Hiện nay ở đây còn một khu mộ gọi là lăng ông Bảo Hộ, gồm mộ mẹ đẻ và cha mẹ vợ của ông.Thời ông sống, lịch sử nước ta xảy ra chiến tranh Nam - Bắc giữa Trịnh với Nguyễn, tiếp theo là phong trào Tây Sơn. Thoại Ngọc Hầu phải cùng gia đình thân thuộc chạy vào Nam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình nằm trên cù lao Dài, sông Cổ Chiên thuộc địa phận Vũng Liêm, Vĩnh Long.

Tính đến năm 1777, khi được 16 tuổi, Thoại Ngọc Hầu xin đầu quân chúa Nguyễn tại Ba Giồng. Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định. Năm 1782, Tây Sơn đại phá quân Nguyễn ở cửa Cần Giờ diệt cả tên chỉ huy Pháp Manael, ông và chúa Nguyễn phải bỏ chạy. Năm 1784, tiếp theo năm 1785, ông theo Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện.

Từ năm 1787 đến năm 1789, ông đã có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm Mậu Ngọ 1789 được bổ chức Khâm sai Thượng đạo Bình Tây đại tướng quân. Năm 1791, được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa).

Năm 1792, ông lại sang Xiêm, trên đường về ông đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays), liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được Nguyễn Ánh cử sang Xiêm công cán. Chức tước cao nhất sau khi đi sứ năm 1799 ở Xiêm về của ông là Thượng đạo Đại tướng quân. Ông cũng đi sứ sang Lào một lần.

Năm 1800, theo Nguyễn Ánh chiếm thành Phú Xuân. Năm 1802 được thăng Khâm sai Thống binh cai cơ, rồi Cai cơ sang bảo hộ Chân Lạp một thời gian sau được triệu về kinh đô.

Năm 1818 (Gia Long thứ 17) ông được bổ làm trần thủ Vĩnh Thanh (Long Xuyên-Cần Thơ ngày nay). Tại đây ông cùng quan quân sở tại thiết kế và đốc suất dân binh kinh Đông Xuyên ở Long Xuyên (được vua cho gọi tên ông là Thuận Hà).

Năm 1820, ông được lệnh vua Minh Mạng đào một con kênh từ Châu Đốc tới Hà Tiên. Sau khi kinh hoàn thành được vua Minh Mạng cho lấy tên vợ ông đặt tên là Kinh Vĩnh Tế.

Năm 1821 ông lãnh Quốc ấn bảo hộ Cao Miên kiêm quản trấn Hà Tiên-Châu Đốc. Năm 1822 (Minh Mạng thứ ba) lúc ông đang bảo hộ Cao Miên (ở Nam Vang), có nhiều điều kiện không hòa hợp với vua Miên, ông xin sớ về triều xin giải chức.

Ông mất ngày 6-6 năm Kỉ Sửu (1829) tại nhiệm sở Châu Đốc lúc đang tại chức, thọ 68 tuổi, an táng tại triền chân núi Sam.

Sau khi ông mất ông được vua Minh Mạng truy phong Tráng võ tướng quân trị quốc đô thống. (http://www.lichsuvietnam.vn/, ngày 03 Tháng 02 năm 2018 ).

Theo http://www.baoangiang.com.vn: Nhắc đến những người có công khẩn hoang, lập làng, mở mang vùng đất An Giang như ngày nay, phải nói đến Nguyễn Văn Thoại. Ông không chỉ là một danh tướng kiệt xuất thời kỳ đầu triều Nguyễn, mà còn là một nhà doanh điền xuất sắc có công đào kênh, đắp đường, được người dân tôn kính khi để lại hai công trình có giá trị to lớn: Kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế trên vùng đất miền Tây Nam Bộ

Khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, thấy việc giao thông thương mại ở vùng đất này gặp nhiều khó khăn, mọi trao đổi hàng hóa thời bấy giờ giữa miền duyên hải Hà Tiên, Rạch Giá (nay thuộc Kiên Giang) đều phải đi vòng đường biển xa xôi, bất tiện và để tháo bớt một phần nước lụt của sông Hậu ra biển Rạch Giá, Thoại Ngọc Hầu đã tiến hành việc đào kênh. Năm 1818, ông chỉ huy dân binh đào kênh nối liền sông Đông Xuyên (Long Xuyên) với Rạch Giá để việc qua lại giữa trấn Vĩnh Thanh và trấn Hà Tiên không còn ngăn cách trong mùa khô hạn. Khi công trình hoàn thành, để tưởng nhớ công lao, vua Gia Long lấy tên ông đặt cho núi Sập là Thoại Sơn và sông Đông Xuyên là Thoại Hà.

Cũng trong thời gian từ năm 1819 đến 1824, vâng lệnh vua, Thoại Ngọc Hầu đốc suất dân binh trấn Vĩnh Thanh đào con kênh dài gần 100 km nối liền Châu Đốc và Hà Tiên (kênh Vĩnh Tế). Hiệu quả to lớn mà con kênh mang lại được sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận: “Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới Nhân dân buôn bán đều được tiện lợi vô cùng”.Để đánh dấu một công trình trọng đại trong cuộc đời, sự nghiệp của mình, Thoại Ngọc Hầu đã cho soạn một bài văn, khắc vào bia đá và lập miếu bên triền núi Thoại để dựng bia. Năm 1822, Thoại Ngọc Hầu khánh thành thần miếu và làm lễ dựng bia. Bia đá có chiều cao 3 mét, ngang 1,2 mét, bề dầy 0,2 mét. Trên mặt bia chạm 629 chữ ca ngợi vẻ đẹp của vùng đất mới, mô tả sự có khó nhọc của công trình đào kênh Thoại Hà và thể hiện tấm lòng của Thoại Ngọc Hầu dành cho triều đình và Nhân dân. Bia Thoại Sơn là một trong 3 di tích lịch sử bia ký nổi tiếng ở Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay. Văn bia là một di tích lịch sử minh chứng cho quá trình khẩn hoang lập ấp trên vùng đất Thoại Sơn lúc bấy giờ. Ngày 28-9-1990, bia Thoại Sơn được Bộ Văn hóa-Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Còn thần miếu được người dân Thoại Sơn xem là đình làng Thoại Ngọc Hầu và bảo tồn cho đến ngày nay.

Tưởng nhớ công lao của Thoại Ngọc Hầu, khi ông qua đời (1829) đến năm 1942, các hương chức hội tề làng Thoại Sơn cử một phái đoàn ra triều đình Huế để xin sắc phong cho ông Thoại Ngọc Hầu. Đến năm 1943, sắc thần được thờ trang trọng tại Đình thần cho đến nay.

Sau khi mất ông được an táng tại Lăng Thoại Ngọc Hầu, còn gọi là Sơn Lăng. Đây là một khối kiến trúc to lớn, hài hòa nằm tại chân núi Sam, trước kia thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam (TP. Châu Đốc). Sơn Lăng là vị trí mà Thoại Ngọc Hầu đã chọn để cho xây dựng làm nơi an nghỉ cho ông vào lúc cuối đời. Muốn lên viếng lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, xây thành bậc thang rồi mới đến sân. Mặt sân lăng bằng phẳng, rộng lớn, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng dùng để chứa bản sao tấm bia Thoại Sơn bằng đá cẩm thạch trắng và đặt tượng ngựa cùng người lính hầu. Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt tạo nên sự bề thế, vững vàng cho khu lăng mộ. Đây cũng là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến và năm 1997, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

9.24. Nguyễn Khoa Kiên, (?-1775), cháu nội Nguyễn Khoa Đăng, con Nguyễn Khoa Toàn và cũng là võ tướng đời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông có sức mạnh, lại có trí dũng, mưu lược, được người đương thời xưng tụng là "Triệu Tử Long". Năm 1775, cha ông phò chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, ông ở lại ra sức cản ngăn không cho đối phương đuổi theo thuyền chúa Nguyễn. Lúc ấy rủi gặp trận gió lớn, thuyền ông Kiên bị chìm, rạt vào cù lao Ba Bánh thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Quân Tây Sơn bắt sống được ông và chở ra Qui Nhơn. Không dụ hàng được, ông bị giết chết. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, phong tặng ông tước Kiệt tiết Công thần, Chiêu dũng Tướng quân, thụy Trung Thực. .(http://thcs-hphong.huongtra.thuathienhue.edu.vn, 19/10/2014)

Theo https://bienxua.wordpress.com/2017/09/29: Nguyễn Khoa Kiên sanh năm Giáp Tuất (1754) và mất năm Ất Vị (1775) lúc mới 22 tuổi. Dưới đời Huệ Vương (1765-1777), ông Kiên giữ chức Khâm Sai Đốc Chiến Triệu Thành Hầu. Ông cao to, vạm vỡ, sức mạnh hơn người, được vua phái đi đánh dẹp loạn Tây Sơn. Mặc dù quân lính ít hơn, nhưng ông đánh đâu thắng đó, nên được ví như Triệu Tử Long (một danh tướng nhà Hán, thời Tam Quốc bên Tàu). Quân Tây Sơn, biết địch không nổi, nên tìm cách lẩn tránh. Trong một trận thủy chiến ngoài khơi Phú Yên, chiến thuyền ông gặp bão, phải tấp vào đảo Tam Sơn và bị giặc bắt sống. Lúc bấy giờ ở Quảng Nam có hai Tướng Tôn Thất Quyên và Tôn Thất Xuân, chống trả với quân Tây Sơn rất dũng mãnh. Giặc bèn dùng kế nồi da xáo thịt, phong cho ông Kiên chức Đại Tướng, sai cầm quân đánh lại quân của Tướng Quyên và Tướng Xuân. Ông Kiên xỉ vả sứ thần rồi rút kiếm tự vận để khỏi mắc mưu địch. Về sau ông được phong Dực Vận Kiệt Tiết Công Thần Chiêu Dõng Tướng Quân, Cẩm Y Vệ, Chưởng Vệ Sự (tạm dịch là Tướng thông minh vạm vỡ, Tư Lệnh đại quân của Vua). Đến thời Minh Mạng, ông được vua tri ân cho đem bài vị thờ trong điện dành cho các vị công thần đã vị quốc vong thân, ngày đêm có lính hầu bên mộ.

9.25. Nguyễn Cửu Đàm (?-1777) là danh tướng và cũng là nhà doanh điền thời chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Ông được lịch sử ghi nhận là nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên khi khép kín thành phố bằng ba mặt sông và một mặt thành, tạo nên một thể thống nhất về địa lý kinh tế, xã hội và bố phòng.

Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Cửu Đàm, sử sách biên chép không nhiều. Chỉ biết quê ông ở Gia Định và là con trai thứ năm của Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân.

Thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), ông làm võ quan với hàm Hữu quân Phó tiết chế, tước Đàm Ưng hầu.

Năm 1767Xiêm La bị Miến Điện đánh phá, cướp bóc rồi bắt cả vua. Năm sau (1768), một người gốc Quảng Đông (Trung Quốc) tên là Taksin (tức Trịnh Quốc Anh) từng giữ chức Phi nhã (Phya) đất Mang Tát, tự khởi binh rồi lên ngôi vua... Vua Cao Miên khi ấy là Nặc Tôn, lấy lý do Taksin không thuộc dân tộc Xiêm La, nên không chịu cống nạp nữa. Taksin bèn đem quân qua Cao Miên đặt Nặc Nộn thay Nặc Tôn và chiếm đóng Nam Vang.

Biết con vua Xiêm La cũ là Chiêu Thúy còn ở Hà Tiên, sợ ngày sau sinh ra biến loạn, tháng 10 năm Tân Mão (1771) Taksin đem binh thuyền sang vây đánh Hà Tiên. Đô đốc Mạc Thiên Tứ giữ không nổi, đành phải bỏ thành chạy về Trấn Giang (nay là Cần Thơ)...Tháng 6 năm sau (1772) chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Thuần) giáng chức Nguyễn Cửu Khôi vì đã không kịp ứng cứu Hà Tiên và vì để Cao Miên mất về tay Xiêm La, cử Thống suất Nguyễn Cửu Đàm thay Cửu Khôi giữ chức điều khiển, để đem quân đi cản phá quân xâm lấn.

Bị đánh bại, Taksin lẫn Nặc Nộn đều tháo chạy. Thừa thắng, Nguyễn Cửu Đàm dẫn quân thu phục luôn Nam Vang, La Bích, đưa Nặc Tôn về làm vua như xưa, rồi mới rút quân về Gia Định. Cùng năm ấy (1772), ông cho đào gấp rút kênh Ruột Ngựa và xây dựng lũy Bán Bích dài 8,586 km, nối hai đầu rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, xuống đến cầu Bông, tạo một vòng cung bao quanh Sài Gòn như một hòn đảo có diện tích khoảng 50km2.

Theo sử liệu, thì năm Đinh Dậu (1777), ông chết trận trong chiến dịch Ký Giang cùng Nội tả Chưởng cơ Phó tiết chế Tuấn Đức hầu Nguyễn Cửu Tuấn (chắt của Nguyễn Cửu Ứng) nhưng chưa rõ là đã giao chiến với ai.

Ghi công

Nguyễn Cửu Đàm vừa là nhà quân sự có tài vừa là nhà quy hoạch có tầm nhìn lớn. Quan sát bản đồ, thấy lũy Bán Bích tạo cho Sài Gòn biệt lập như một hòn đảo với ba mặt sông và một mặt thành. Cùng với những đồn bảo bố phòng ở những nơi hiểm yếu, thì coi như "thành phố này không còn sợ gì bất trắc nữa. Trong thực tế, quân Xiêm đã xâm phạm bờ cõi phía Nam nhiều lần, song lần nào cũng bị quân Việt đánh tan trước khi tới cửa ngõ thành phố."

Ngoài lũy ấy, kênh Ruột Ngựa (Mã Trường Giang) cũng do ông sai đào vào mùa thu năm Nhâm Thìn (1772), được Trịnh Hoài Đức ghi rõ trong sách Gia Định thành thông chí:

Nguyên xưa từ Rạch Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm thì có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền đi lại không được...Nguyễn Cửu Đàm có đào con kênh thẳng như ruột ngựa, nên mới đặt tên ấy.

Kênh này sau đó đã giúp cho thuyền bè qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi.

Do nhiều công lao, nên sau này (1810) Nguyễn Cửu Đàm được vua Gia Long cho thờ ở miếu Trung tiết công thần tại Huế. Và hiện nay ở quận Tân PhúThành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.

Theo quan niệm của Pháp, của vua Gia Long thì năm 1790 là khai sinh thành phố Sài Gòn (Ville de Sai Gon), vì năm ấy là năm xây thành Bát Quái và lập Gia Định kinh. Nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, thì Sài Gòn đã là thành phố từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích năm 1772, vì "khi ấy phố xá, thương cảng đã được bảo vệ bởi một vách thành dài 15 dặm".( https://vi.wikipedia.org/)

Theo http://chimviet.free.fr/ của Đỗ Kim Trường: Tiến trình mở đất của các Chúa Nguyễn ở Nam bộ gắn liền với nhiều vấn đề lịch sử: Tổ chức di dân khẩn hoang, đào kinh mở đất, xây đồn đắp lũy phòng thủ đất nước; hôn nhân chính trị; trợ giúp quân sự. Trong đó có các cuộc chống xâm lấn từ Xiêm La mà nổi bật với nhiều nhân vật lịch sử như: Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, Tả quân Lê Văn Duyệt, Thượng tướng quận công Trần Văn Năng (Trần Ngọc) và một nhân vật đã ghi dấu ấn không nhỏ đó là Hữu quân phó tiết chế, cai cơ Nguyễn Cửu Đàm.

1. Vài nét về thân thế Nguyễn Cửu Đàm

Nguyễn Cửu Đàm là con thứ của Chánh thống suất, cai cơ Nguyễn Cửu Vân, cháu Nguyễn Cửu Dực. Cửu Vân có công rất lớn đối với Chúa Nguyễn trong việc hỗ trợ Chân Lạp chống sự can thiệp của Xiêm La. Quốc sử cho biết, mùa thu năm Ất Dậu (1705), vua Chân Lạp - Nặc Nộn mất, Nặc Yêm lên thay. Con của Nặc Thu là Nặc Thâm nhờ Xiêm giúp, đem quân đánh Nặc Yêm. Yêm sợ, chạy sang Gia Định cầu cứu với Chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa sai Cửu Vân thống lĩnh quân thủy bộ Gia Định tiến đánh Nặc Thâm. Đến Sầm Giang gặp viện binh Xiêm, quân ta đánh tan. Cửu Vân đưa Nặc Yêm về thành La Bích. Ngoài công dẹp yên cuộc xâm lấn của Xiêm La ổn định Chân Lạp, Nguyễn Cửu Vân còn được biết đến với vai trò là người tổ chức khai khẩn ruộng đất hoang ở Vũng Gù, đắp lũy từ Quán Cai đến chợ Lương Phú và đào thông đầu nguồn hai sông Cầu Úc - Mỹ Tho giúp việc giao thương thuận lợi.

Nguyễn Cửu Đàm có người anh trưởng là Nguyễn Cửu Chiêm, làm đến Phó tướng. Năm Tân Hợi (1731), giặc Lào xâm lấn, Cửu Chiêm được cử làm Giám quân đánh tan quân giặc ở Lật Giang (sông Bến Lức - Long An nay). Sau được thăng Thống lĩnh quân doanh Trấn Biên.

Xuất thân trong gia đình có truyền thống như thế nên Nguyễn Cửu Đàm đã kế thừa các công lao và sự nghiệp của cha anh, do đó tên ông được các sử quan triều Nguyễn không ít lần nhắc đến. Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu nào cho biết năm sinh của ông. Đại Nam liệt truyện chép: "Là con thứ của Cửu Vân. Đàm làm quan đến Hữu quân Phó Tiết chế, cai cơ." Các tác giả Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam cũng không ghi năm sinh của ông, chỉ ghi về ông như sau: "Danh tướng, nhà doanh điền thời chúa Thượng. Xuất thân là võ tướng con trai của Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân, làm quan tướng đến chức Hữu quân phó tiết chế, cai cơ thời Thượng vương."  Cùng với khuyết năm sinh, nơi sinh của ông cũng không có tài liệu nào đề cập. Có ý kiến cho rằng ông sinh ở Gia Định.

2. Sự nghiệp của Nguyễn Cửu Đàm

Để tìm hiểu về sự nghiệp của ông, cần phải xem bối cảnh các nước trong khu vực lúc bấy giờ. Năm 1767, thời Chúa Nguyễn Phúc Thuần, Ayuthaya bị Miến Điện xâm lấn, sau đó bắt cả vua. Năm sau (1768), một người Xiêm gốc Hoa tên là Trịnh Quốc Anh tự khởi binh rồi lên ngôi vua, lập Vương quốc Xiêm, dời kinh đô về Băng Cốc. Vua Chân Lạp là Nặc Tôn, lấy lý do Quốc Anh không thuộc dân tộc Xiêm La, nên không chịu cống nạp nữa. Quốc Anh cho quân sang Chân Lạp đặt Nặc Nộn thay Nặc Tôn và chiếm đóng Nam Vang. Đồng thời, Trịnh Quốc Anh biết con vua Xiêm La cũ là Chiêu Thùy còn ở Hà Tiên, sợ ngày sau sinh ra biến loạn, tháng 10 năm 1771 Quốc Anh đem binh thuyền sang vây đánh Hà Tiên. Sử triều Nguyễn chép về việc này như sau:

"Mậu tý, năm thứ 3 [1768] ... Trưởng đất Mường Tát nước Xiêm La là Trịnh Quốc Anh tự lập làm vua. Quốc Anh là người Triều Châu nước Thanh. Cha là Yển Lưu ngụ ở Xiêm La, làm trưởng đất Mường Tát, Yển chết, Quốc Anh nối chức, xưng là Phi Nhã Tân (tên quan nước Xiêm), thời lúc nước Xiêm trống trải suy yếu, bèn dấy quân đánh úp lấy đất, tự xưng làm quốc vương, đòi nước Chân Lạp phải tiến cống. Vua Chân Lạp là Nặc Tôn cho rằng Phi Nhã Tân không phải dòng dõi Xiêm La, cự không nhận." và "Tân mão, năm thứ 6 [1771] ... Mùa đông, tháng 10, vua Xiêm thấy Chiêu Thùy chạy sang Hà Tiên, sợ có mối lo về sau, bèn phái hai vạn quân thủy và bộ, dùng tên giặc [núi] Bạch Mã là Trần Thái làm hướng đạo, vây đánh Hà Tiên."

Khi Trịnh Quốc Anh đánh Hà Tiên, Trấn thủ Hà Tiên Mạc Thiên Tứ vừa tổ chức cho quân chống trả vừa cho người cấp báo về dinh Long Hồ. Tuy nhiên do lực lượng quân Xiêm quá mạnh, quân trấn ít ỏi, lại thêm kho thuốc súng của Mạc Thiên Tứ bị cháy nên thành Hà Tiên thất thủ. Mạc Thiên Tứ và các bộ tướng rút về Trấn Giang (nay là Cần Thơ). Sau đó các đạo Châu Đốc, Đông Khẩu và dinh Long Hồ đem binh thuyền đến tiếp ứng, quân Xiêm bị đẩy lùi. Trịnh Quốc Anh giao cho Chiêu khoa Trần Liên ở lại giữ Hà Tiên, còn bản thân phải chạy về Chân Lạp. Khi đó, vua Chân Lạp là Nặc Tôn bỏ chạy, Quốc Anh đưa Nặc Nộn lên ngôi.

Cũng cần nói thêm, khi quân Xiêm sang đánh Hà Tiên, Điều khiển Gia Định lúc đó là Nguyễn Cửu Khôi không điều quân hỗ trợ nên sau khi thành Hà Tiên bị chiếm, ông bị Chúa Nguyễn giáng chức, đồng thời cử Nguyễn Cửu Đàm tổ chức tiến đánh quân Xiêm. Sử triều Nguyễn cho biết: "Nhâm thìn, năm thứ 7 [1772],... Tháng 2, chúa cho rằng Điều khiển Gia Định giữ quân không đến cứu viện nên thành Hà Tiên bị hãm, bèn giáng Nguyễn Cửu Khôi làm Cai đội và triệu Nguyễn Thừa Mân về.

Sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm (con Nguyễn Cửu Vân) làm Khâm sai chánh thông suất đốc chiến, Cai bạ dinh Quảng Nam là Trần Phúc Thành làm Khâm sai tham tán, lĩnh 10.000 quân thủy và bộ thuộc hai dinh Bình Khang và Bình Thuận và 20 chiến thuyền để hành việc điều khiển.

Mùa hạ, tháng 6, Nguyễn Cửu Đàm tiến quân theo đường Tiền Giang, cùng với Cai bạ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên lĩnh quan quân đạo Đông Khẩu tiến theo đường Kiên Giang; Lưu thủ Tống Phước Hiệp theo đường Hậu Giang tiến đóng giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho cho hai cánh quân trên. Bấy giờ Cai đội đạo Đông Khẩu là Nguyễn Hữu Nhân ốm, một mình Khoa Thuyên đem 3.000 quân và 50 thuyền, đánh nhau với quân Xiêm không được, lui về đầm Kiên Giang, rồi dùng người Chân Lạp là Nhẫm Lạch (chức quan) Tối (tên người) làm tiên phong, tiến đến Nam Vang, La Bích. Nặc Tôn trở về nước. Chân Lạp được dẹp yên. Đàm thu quân về dinh ..." 

Đại Nam nhất thống chí xác nhận điều này: "Năm Nhâm Thìn đời Duệ Tôn (1772), người Xiêm La xâm lấn Hà Tiên, Nam Vang. Ông làm Chánh thống suất, từ Tiền Giang, tiến đánh quân Xiêm ở Nam Vang, cả phá được, người Xiêm xin hòa, Chân Lạp lại được yên ổn." 

Đại Nam liệt truyện cũng chép: "Duệ Tông Hoàng Đế năm thứ 7, Nhâm Thìn (1772) mùa xuân, quân Xiêm xâm lấn Hà Tiên, Nam Vang. Thư ngoài biên giới báo cấp, chúa cho Đàm làm Khâm sai Chánh thống suất Đốc chiến, cùng Tham tướng Trần Phúc Thành lĩnh một vạn quân thủy bộ hai doanh Bình Khang, Bình Thuận, và 30 chiếc thuyền vào giữ quyền điều khiển Gia Định.

Mùa hạ năm ấy, Đàm từ đường sông Tiền Giang tiến quân đánh phá tan quân Xiêm ở Nam Vang. Quân Xiêm chạy sang Hà Tiên, rồi xin hòa. Việc nước Chân Lạp lại được yên." 

Qua các sử liệu trên cho thấy, tuy có khác nhau về số lượng thuyền khi đánh quân Xiêm ở Chân Lạp nhưng đều thống nhất chi tiết Nguyễn Cửu Đàm được phong Khâm sai Chánh thống suất chỉ huy quân hai dinh/doanh Bình Khang và Bình Thuận tiến đánh quân Xiêm. Đó là công lao đầu tiên của ông và chính nhờ đó mà ông được Chúa Nguyễn thăng chức Điều khiển Gia Định như Liệt truyện ở trên đã cho biết.

Khi xét một nhân vật lịch sử, cần đặt trong bối cảnh xã hội đương thời, có như thế mới phản ánh chân thật về những đóng góp của nhân vật đối với đất nước và dân tộc. Về vấn đề này, Giáo sư Phan Huy Lê đã chỉ rõ: "Đánh giá về một nhân vật lịch sử, một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức tạp của hoàn cảnh gia đình, văn hóa, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thỏa đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và tiêu cực." 

Một sự kiện cũng lưu dấu ấn của Nguyễn Cửu Đàm đó là việc ông chỉ huy đắp lũy Tân Hoa. Khảo cứu các sử cũ cho thấy, sau khi dẹp yên Chân Lạp, Nguyễn Cửu Đàm đem quân về Gia Định. Để đề phòng sự tấn công trở lại của quân Xiêm, năm 1772, ông đã cho đắp một lũy đất dài 15 dặm bao quanh thành, sử nhà Nguyễn gọi là Lũy cổ Bản Bích và mô tả lũy này như sau: "Lũy cổ Bản Bích: Ở địa giới hai huyện Bình Dương và Tân Long, dài 866 trượng, hình dáng như nửa bức tường. Lại có lũy đất dài 1.323 trượng, Đốc chiến Tiên triều là Nguyễn Cửu Đàm đắp, nền cũ vẫn còn." Tên gọi Bản Bích là vì lũy có hình dáng như nửa bức tường. Điều này cũng thấy ghi chép ở Đại Nam liệt truyện: "Duệ Tông Hoàng Đế năm thứ 7, Nhâm Thìn (1772)...Đàm dẫn quân về, đắp lũy Tân Hoa, dài 15 dặm, hình như bán nguyệt, bao quanh doanh trại chặn ngang đường bộ để đề phòng bất trắc." 

Cùng với giúp Chúa Nguyễn đập tan cuộc xâm lấn của quân Xiêm ở Hà Tiên, ổn định tình hình Chân Lạp và đắp lũy Bán Bích để phòng thủ Gia Định, qua đó góp phần đặt cơ sở cho việc quy hoạch Sài Gòn thời bấy giờ, Nguyễn Cửu Đàm còn được lịch sử ghi nhận là người đã chủ trương đào kênh Ruột Ngựa. Việc này được Trịnh Hoài Đức cho biết như sau: "Nguyên xưa từ cửa Rạch Cát qua phía bắc đến Lò Ngói có một đường nước đọng trâu đi, ghe thuyền không đi lại được. Mùa thu Nhâm Thìn (1772), Đốc chiến Đàm Ân hầu (con thứ 5 của Chính thống Vân Trường hầu) sau khi đi dẹp Cao Miên về, cho đào con kinh thẳng như ruột ngựa, nên mới đặt tên ấy, nhưng nó hãy còn cạn hẹp, nên thuyền đi đến đây phải tạm dừng để đợi nước lên mới đi tiếp qua được. Đến nay đã đào thêm khá sâu rộng. Nhân dân đều cho là rất tiện lợi."Đánh giá về công lao thứ hai của ông, có tác giả đã nhận định như sau: "Nguyễn Cửu Đàm vừa là một vị tướng tài vừa là một nhà quy hoạch lớn, được lịch sử ghi nhận với việc xây dựng lũy Tân Hoa (còn gọi là lũy Bán Bích) và cho khơi dòng nối hai đầu rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè xuống đến Cầu Bông tạo một vòng cung ba mặt sông, một mặt thành cùng với những đồn bố phòng ở những nơi hiểm yếu bao quanh làm cho Sài Gòn trở thành môt pháo đài bất khả xâm phạm trước các cuộc tiến công của ngoại xâm." Cũng vì thế có ý kiến cho rằng Nguyễn Cửu Đàm là kiến trúc sư đầu tiên của Sài Gòn: "Ông được lịch sử ghi nhận là nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên khi khép kín thành phố bằng ba mặt sông và một mặt thành, tạo nên một thể thống nhất về địa lý kinh tế, xã hội và bố phòng." Một ý kiến không kém phần lý thú khi cho biết với việc xây lũy Bán Bích, Nguyễn Cửu Đàm đã đóng dấu xác nhận sự ra đời của Sài Gòn: "Theo quan niệm của Pháp, của vua Gia Long thì năm 1790 là khai sinh thành phố Sài Gòn (Ville de Sai Gon), vì năm ấy là năm xây thành Bát Quái và lập Gia Định kinh. Nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, thì Sài Gòn đã là thành phố từ khi Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích năm 1772, vì "khi ấy phố xá, thương cảng đã được bảo vệ bởi một vách thành dài 15 dặm""

Sử triều Nguyễn cũng xác nhận điều này: "Sông Ruột Ngựa (Mã Trường): Ở phía Nam huyện Tân Long hai dặm. Nguyên xưa con đường từ cửa sông Cát về phía Bắc, đến con đường Lò Ngói, nước sông như vũng chân trâu, ghe thuyền đi không thông. Mùa thu năm Mậu Thìn (1748) đời vua Duệ Tông bản triều, Đốc chiến Nguyễn Cửu Đàm sau khi đánh Cao Man về, đào con kênh thẳng như ruột ngựa, nên gọi tên như thế, nhưng đào còn hẹp cạn, nên ghe đi đến đó phải tạm dừng đợi nước lên mới qua, sau đào mở rộng thêm, qua lại tiện lợi." 

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Tây Sơn, các Chúa Nguyễn phải rút dần vào Nam bộ. Sử cũ ghi nhận, năm 1775, Chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Nam, Nguyễn Cửu Đàm đem quân đón chúa và được phong Ngoại tả: "Năm thứ 10, Ất Mùi (1775) mùa xuân, Duệ Tông Hoàng Đế vào Nam, Đàm đem quân đón chúa, rồi được thăng Ngoại tả."Qua hai nguồn sử liệu trên, tuy có khác nhau về thời gian đào kênh nhưng đều thống nhất ở chi tiết Nguyễn Cửu Đàm là người đã cho tiến hành đào kênh Mã Trường. Và từ khi sông/kênh Ruột Ngựa được đưa vào sử dụng, trong bối cảnh ông vừa cho đắp lũy Bán Bích để đề phòng bất trắc thì kênh Ruột Ngựa cũng là một thủy lộ quan trọng góp phần trong việc phòng thủ Gia Định. Mặt khác, sông/kênh này giúp cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn, đồng thời cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vùng. Như vậy, sự ra đời của kênh Ruột Ngựa đã cùng lúc giải quyết được ba mục đích: quân sự, giao thông, kinh tế và người đã tạo nên giá trị to lớn đó chính là Nguyễn Cửu Đàm.

Đồng thời, Đại Nam nhất thống chí cũng chép tương tự: "Năm Ất Mùi (1775), Duệ Tôn vào Nam, ông được phong làm Ngoại tả." 

Và cũng năm 1775, khi quân Tây Sơn tấn công vào Nam, Chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy về Ba Giồng. Nguyễn Cửu Đàm đem quân theo hộ giá. Sau đó sử triều Nguyễn cho biết trong trận đánh ở sông Ký (ở phía Đông Nam huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa), ông cùng Nguyễn Cửu Tuấn tử trận. Để ghi nhớ công lao của ông, năm 1810, vua Gia Long cho thờ ở miếu Công thần trung tiết ở Huế. "... Liệt truyện cũng thống nhất điều này: " ... Lúc Tây Sơn vào đánh, chúa đi Ba Giồng (Tam Phụ). Đàm đem quân theo hầu chúa. Trong chiến dịch Ký Giang, Đàm và Nguyễn Cửu Tuấn đều tử trận. Đàm không có con. Gia Long năm thứ 9 (1810), được thờ vào miếu Trung tiết công thần." 

Vấn đề đặt ra là Nguyễn Cửu Đàm mất năm nào? Hiện nay có hai ý kiến về vấn đề này. Nhóm tác giả Nguyễn Q Thắng - Nguyễn Bá Thế cho rằng ông mất năm 1775: "Đến mùa xuân năm Ất mùi (1775) ông chết trận, sau này được vua Gia Long liệt thờ vào miếu Trung tiết công thần ở Huế." 

Tuy nhiên, như sử cho biết, ông tử trận cùng Nguyễn Cửu Tuấn và Đại Nam thực lục chép: "Đinh dậu, năm thứ 12 [1777] ... Tháng 3, quân Tây Sơn Nguyễn Huệ đem quân thủy bộ vào đánh. Tân Chính vương lưu Lý Tài lại giữ Sài Gòn, rồi tự đem quân tiến đánh ở Trấn Biên. Bộ binh giặc lẻn vào miền thượng đạo, Phó tiết chế Nguyễn Cửu Tuấn, Chưởng Trường đà Nguyễn Đại Lữ đều chết trận ..." 

Qua các sử liệu trên thì Nguyễn Cửu Đàm tử trận năm 1777 và nhân vật Nguyễn Đại Lữ/Lã như thư tịch đã chép phải chăng chính là Nguyễn Cửu Đàm (?). Tra cứu thêm ở Thực lục, năm Gia Long thứ 9 (tức năm 1810) khi triều đình định thứ vị những công thần khai quốc, công thần trung tiết và công thần trung hưng không thấy có tên Nguyễn Đại Lữ/Lã mà 114 nhân vật được công nhận Công thần trung tiết thấy có Đô đốc phủ chưởng phủ sự quận công Nguyễn Cửu Tuấn và Đốc chiến Nguyễn Cửu Đàm. Vậy phải chăng đây là tên gọi khác của Nguyễn Cửu Đàm (?).

3. Thay lời kết

Nguyễn Cửu Đàm là nhân vật lịch sử đã đóng góp trên nhiều lĩnh vực. Trước hết ông là nhà quân sự có tài qua việc giúp Chúa Nguyễn đập tan hành động xâm lấn của quân Xiêm, ổn định tình hình Chân Lạp. Ông là nhà quy hoạch có tầm nhìn vượt trội khi cho xây dựng lũy Bán Bích với ba mặt sông và một mặt thành, cùng với những đồn bảo bố phòng ở những nơi hiểm yếu thì Gia Định là vị trí tiền tiêu vững chắc của Chúa Nguyễn trong buổi đầu mở đất ở Nam bộ, đủ sức đối phó với các ý đồ dòm ngó từ Xiêm La và củng cố thế lực để mưu sự lâu dài khi đối đầu với phong trào Tây Sơn. Chính bằng việc đắp lũy Bán Bích mà Nguyễn Cửu Đàm được xem là nhà quy hoạch đầu tiên ở Sài Gòn Hiện nay, lũy Bán Bích là tên một con đường nối từ đường Âu Cơ đến cầu Tân Hóa, thuộc quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường này vốn là hương lộ 14, có từ thời Pháp thuộc, năm 1999 đổi thành tên trên. Ngoài lũy ấy, kênh Ruột Ngựa (Mã Trường Giang) cũng do ông sai đào giúp cho thuyền bè qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi. Những công trình của Nguyễn Cửu Đàm đã đặt nền móng cho việc xây dựng một thành phố Sài Gòn hiện đại sau này. 

Với những công lao to lớn đó, Nguyễn Cửu Đàm xứng đáng được vinh danh trong lịch sử. Lẽ thường là thế, bởi lịch sử luôn công bằng với tất cả và hiện nay tên ông được đặt cho một con đường tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên chỉ có như thế thì e rằng chưa xứng đáng với công lao của ông. Nguyễn Cửu Đàm không chỉ có công chống Xiêm La, giúp ổn định Chân Lạp, mà còn chỉ huy đắp lũy Bán Bích, lại cho đào kênh Ruột Ngựa nhưng không có đền miếu thờ riêng, lũy ông đắp, sông ông đào cũng không được mang tên ông (!)

Nếu Chúa Tiên Nguyễn Hoàng được xem là "anh hùng mở cõi vĩ đại", vì là "người khởi đầu và đặt cơ sở cho toàn bộ sự nghiệp mở cõi từ Thuận - Quảng về phía Nam" thì nên chăng tại trụ sở Sở Quy hoạch kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cần có tượng đồng Nguyễn Cửu Đàm để xứng đáng với vị trí tiên phong về hoạch định xây dựng của ông. Hay ít nhất ở đầu kênh Mã Trường, đầu đường Lũy Bán Bích, một bia đá tóm tắt công lao khai mở của ông. Một trường học ở quận Tân Phú được mang tên ông. Chương trình đúc tượng nhân vật lịch sử của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Tạp chí Xưa & Nay có thể xem xét việc đúc và dựng tượng cho ông. Những việc như thế thiết nghĩ không phải không có cơ sở và cũng là điều hậu thế cần làm như một sự tri ân đối với tiền nhân. 

9.26. Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn (chữ Hán: 阮文存, 17631820) là một danh tướng và nhà khai hoang đầu thời nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công lớn trong việc giúp Thoại Ngọc Hầu chỉ huy quân dân đào kênh Vĩnh Tế (Châu ĐốcAn Giang) và giúp dân nhiều vùng trong tỉnh Vĩnh Long & Trà Vinh khai khẩn đất hoang, thành lập nhiều xóm làng.

Nguyễn Văn Tồn nguyên gốc là người Khmer, có tên là Thạch Duồng, Thạch Duông hoặc Duyên (không có họ), sinh năm Quý Mùi (1763), tại làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, dưới thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát.

Thời trẻ, ông được sung vào hàng dịch đình nô (người giúp việc trong phủ chúa), hết lòng tận tụy trung thành nên được cho chuyển làm Cai đội, lập nhiều công lớn. Chúa Nguyễn Ánh ban cho ông tứ danh là Nguyễn Văn Tồn.

Phò chúa Nguyễn Ánh

Năm Giáp Thìn (tháng 5 năm 1784), ông cùng một số tướng tá theo chúa Nguyễn Ánh chạy sang Vọng Các (Bangkok) tránh quân Tây Sơn.

Năm 1787, ông trở về theo Lê Văn Quân đánh Tây Sơn ở bảo Ba Lai. Khi chúa Nguyễn Ánh trở về nước liền sai Nguyễn Văn Tồn chiêu dụ thêm người Khmer ở xứ Trà Vinh và Mân Thít để làm lính, gọi là đồn Xiêm binh (sau đổi thành đồn Uy Viễn). Ông được giao quyền làm Nội thuộc Cai đội thống quản, đóng đồn tại Cầu KèTrà Ôn, tiến hành khai khẩn đất hoang để trồng trọt. Ông nhiều lần theo Lê Văn Quân và Võ Tánh, lập được nhiều chiến công trong việc đánh dẹp Thái bảo Tây Sơn Phạm Văn Tham.

Năm 1801, ông được lệnh theo Võ Tánh giữ thành Bình Định, bị quân Tây Sơn bắt, nhưng giả hàng rồi trốn thoát được, tìm cách về Nam, tiếp tục theo phò chúa Nguyễn dưới trướng Nguyễn Văn Thành.

Khai hoang

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long (năm 1802), ông được thăng làm Cai cơ, Chưởng quản thủy quân doanh, đưa quân bản bộ về quê, trấn giữ đồn Uy Viễn (Trà Ôn) thuộc đạo Trấn Giang (Cần Thơ) kiêm quản xuất hai phủ là Trà Vinh và Mân Thít thuộc dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ dinh), tiếp tục công việc mở đất, tạo lập xóm làng, giữ gìn an ninh ở biên giới Tây Nam.

Năm 1810, ông cùng Thoại Ngọc Hầu dẫn đại binh sang chiến đấu với quân Xiêm ở thành Longvek (Cao Mên). Thắng trận, ông được cử ở lại Nam Vang để giúp vua Cao Miên Ang Chan II (Nặc Chân). Năm Gia Long thứ 10 (1811), ông được triệu về kinh để nhận ban thưởng và được thăng hàm Thống chế, tước Dung Ngọc hầu.

Năm 1813, ông trở về nước, lại cai quản vùng Trà Ôn, Cầu Kè, Trà Vinh, tiếp tục chiêu dân vùng Trà Ôn, Mang Thít khai khẩn đất hoang, thành lập xóm làng.

Năm 1819, ông được triều đình bổ vào chức Điều bát nhung vụ, dẫn một đoàn dân binh Khmer khoảng 500 người, đến Châu Đốc để cùng với Thoại Ngọc HầuTuyên Trung Hầu lo việc đào kinh Vĩnh Tế.

Do lao tâm, lao lực, mùng 4 tháng 1 năm Canh Thìn (tức 27 tháng 2 năm 1820), ông bị bệnh mất tại Trà Ôn (Vĩnh Long).

Tưởng thưởng công lao, năm 1828, vua Minh Mạng sắc phong ông là Trung đẳng thần, hàm ân Trung Dũng Thiên Trực, tước Dung Ngọc hầu. Vợ ông cũng được ban mỹ tự là Hiền Thục Chi Thần Thống Chế Đại Quan.

Chức danh Thống chế Điều bát của ông, hiện nay đã được dùng để đặt tên cho một con đường dài và rộng tại thị trấn Trà Ôn (Vĩnh Long).

Khu lăng Tiền quân Thống chế Điều bát rộng khoảng 8.000m2, hiện tọa lạc tại giồng Thanh Bạch thuộc ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, cách thị trấn Trà Ôn (Vĩnh Long) khoảng hai cây số.

Khu lăng được xây dựng năm Canh Thìn (Minh Mạng nguyên niên, 1820), gồm có hai phần chính là đền và mộ. Đền thờ gồm có: chánh điện (bên trong có tượng của ông, ảnh trên) võ ca và nhà khách. Phần mộ của ông bà nằm phía sau miếu thờ. Mộ (song táng) có lớp tường bao quanh, và cả hai đều được xây dựng bằng vật liệu chính là ô dước.

Hàng năm, vào ngày mùng ba, mùng 4 tháng Giêng (âm lịch) là lễ giỗ ông, được tổ chức rất long trọng, quy tụ hàng ngàn người dân xa gần thuộc ba dân tộc: KinhHoa và Khmer đến cúng bái.

Từ đó cho đến nay khu lăng được trùng tu nhiều lần và đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 26 tháng 3 năm 1996 (Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

9.27. Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

 Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần  (24 tháng 8 năm 1740 - 27 tháng 8 năm 1778), con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên, và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.

Năm Giáp Thìn Tháng 2 (năm 1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.

Năm Kỷ Hợi (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm Quý Sửu (1793) , Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm Quý Hợi (1803), Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm Ất Sửu (1805) ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm Đinh Mão1807 được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn1808 ông xin về quê nghỉ.

Năm Kỷ Tỵ (1809) ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình

Năm Quý Dậu (1813) ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).

Năm Bính Tý ((1816)), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm (Canh Thìn) 1820 Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch (16 tháng 9 năm Canh Thìn (1820) lúc 54 tuổi.

Năm Giáp Thân (1824), di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh.

Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.

Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống. Tương truyền Truyện Kiều được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai - Hà Nội bây giờ. Nguyễn Du mất chỉ vài chục năm, vua Tự Đức từng có sớ cho quan tỉnh Nghệ An thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để đưa về kinh. Từ đó đến nay, việc sưu tập, nghiên cứu phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du vẫn còn tiếp tục, và cũng chưa biết khi nào mới kết thúc. Còn có những ý kiến hồ nghi tác giả một số bài thơ chữ Hán vẫn được coi là của Nguyễn Du. Việc xác định thời điểm ra đời của các tác phẩm chưa được giải quyết, kể cả thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều. Mặc dù đã mất nhiều công sức, nhưng các ý kiến trong giới nghiên cứu vẫn còn rất khác nhau.Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.

Tác phẩm bằng chữ Hán

Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi KỷPhan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:

< >Thanh Hiên thi tập (Tập thơ Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.Đoạn trường tân thanh (Tiếng than vãn mới đau lòng đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài NhânTrung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn".Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.Truyện Kiều đã nảy sinh biết bao những hình thức sáng tạo văn học và văn hóa khác nhau: thơ ca về Kiều, các phóng tác Truyện Kiều bằng văn học, sân khấu, điện ảnh; rồi rất nhiều những dạng thức của nghệ thuật dân gian: đố Kiều, giảng Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... Đặc biệt là số lượng rất lớn những bài bình luận, những công trình phê bình, nghiên cứu.

Ít có tác phẩm ngay khi ra đời cho đến mãi mãi về sau vẫn được nhân dân cả nước yêu chuộng như Truyện Kiều. Không phải chỉ yêu thích mà còn gửi gắm niềm tin. Niềm tin khẳng định sức mạnh ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Niềm tin chia sẻ kinh nghiệm văn chương, nghệ thuật. Nhưng nhất là niềm tin về tình yêu và cuộc sống. Truyện Kiều đã là một bài ca tình yêu và là một cuốn sách Đời.

Một tác phẩm như thế đã là một công trình vĩ đại, một vinh dự tuyệt vời. Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị như một thông điệp cho con người giao cảm với thế giới vô hình, dạt dào xúc động, mơ mà như thực, ảo huyền mà minh bạch lạ lùng. Và cũng là một bản tổng kết cuộc đời, tổng kết nhưng là cáo trạng, cáo trạng về cuộc đời bao nhiêu nỗi thương tâm (bách niên đa thiểu thương tâm sự). Ở kia: "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!". Ở đây lại là một "trường dạ tối tăm trời đất!". Tác phẩm ấy là bài Văn tế thập loại chúng sinh, với cái tên quen thuộc: Bài ca chiêu hồn.

Vinh dự của Nguyễn Du đã vượt khá nhiều tác giả xưa nay. Chỉ riêng với một Truyện Kiều, văn học nghệ thuật Việt Nam trở nên thêm phong phú. Ca nhạc dân gian có giọng "lẩy Kiều". Sân khấu dân gian có "trò Kiều". Hội họa có nhiều tranh Kiều. Và Truyện Kiều từ xưa đến nay đã là đầu đề của nhiều trang bình luận và bút chiến. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Tuồng Kiều, phim Kiều xuất hiện. Và tiếng nói hằng ngày của nhân dân có thêm nhiều thành ngữ rút từ Truyện Kiều. Kiều đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt: "Từ án sách đến bờ tre, xưởng máy; Ra chiến trường vẫn thấy tiếng Kiều ngân" là như vậy.

Năm 1965, Nguyễn Du được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức làm lễ kỷ niệm. Hội đồng Hòa bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa quốc tế trên trái đất này. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo những cây bút mới mang tên Nguyễn Du. Đã có nhiều sách chú giải, nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, có Từ điển Truyện Kiều, có tiểu thuyết Ba trăm năm lẻ. Nhưng vấn đề "Nguyễn Du và Truyện Kiều" thì chưa bao giờ hết? Cuộc đi tìm Nguyễn Du sẽ mãi là những gắng công của nhiều thế hệ. Nỗi sầu của ông mênh mông, tấm lòng của ông rộng lớn, ngòi bút của ông thần kỳ, chính ông cũng không nhận ra mà vẫn chờ đợi những ứng đáp của nhiều thế hệ hậu sinh tri kỷ:

... Hận xưa khôn hỏi trời già,

Nỗi oan phong vận mình ta buộc ràng,

Ba trăm năm lẻ mơ màng...

Biết ai hậu thế khóc chàng Tố Như?

Thơ văn viết về Nguyễn Du (trích)

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên

“Tiếng thơ ai động đất trời

 Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)

“Trải qua một cuộc bể dâu
           Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
           Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
          Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!”
                                                    ( Tố Hữu )

        Đời nay đẹp gấp trăm lần thuở trước

Giở trang Kiều còn rung động ý thơ

Thơ Người mãi sống cùng đất nước

Dù mai sau dù có bao giờ

(Thăm mộ cụ Nguyễn Du - Hoàng Trung Thông)

 “Quê hương tôi có hát xoè, hát đúm...

 “Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều”

(Bài thơ quê hương - 1966 - Nguyễn Xuân Lập )

 (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/; http://www.nguyendu.com.vn, 5-2-2018;

 http://truyenviet.com/)

Nguyễn Du là một nhà thơ văn lớn của thế giới lúc bấy giờ. Trong mắt những người nước ngoài, họ coi ông là một vị thánh của nền thơ ca Việt Nam. Họ quý trọng ông vì ông đã góp công vào nền thơ ca thế giới. Ông là một nhân vật kiệt xuất của thơ ca việt nam

Tưởng niệm

Ngày 17/11/2015, tại Hà NộiBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông. Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015) diễn ra ngày 05/12/2015 tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. với chương trình nghệ thuật “Tiếng thơ ai động đất trời” do Cục Nghệ thuật biểu diễnBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo và Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam thực hiện với sự tham gia của gần 650 nghệ sĩ

Lễ kỷ niệm có các chuỗi hoạt động chính: Tổ chức các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; xuất bản Truyện Kiều, các tác phẩm của Nguyễn Du ra nhiều thứ tiếng khác nhau; xây dựng phim tư liệu, các tác phẩm âm nhạc, hội họa… về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi ngâm Kiềulẩy Kiềubình Kiều, diễn trò Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du; tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm tại Thủ đô Hà Nội là nơi sinh và tại tỉnh Bắc Ninh(quê mẹ của ông); tuần Văn hóa, Du lịch Nguyễn Du, bắt đầu từ ngày 28/11 đến 05/12/2015 tại Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, từ 17/11 đến 25/11/2015 tại Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Tuần triển lãm về Nguyễn Du do Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức. Triển lãm quy tụ tương đối đầy đủ các ấn bản bằng chữ Quốc ngữchữ Hánchữ Nôm những sáng tác của Nguyễn Du cũng như các công trình nghiên cứu, biên khảo, chú thích về Nguyễn Du của nhiều lớp học giả. Điểm nhấn của triển lãm là những bản Nôm gốc như bản in Kim Vân Kiều tân tập (năm Bính Ngọ, niên hiệu Thành Thái - 1906), bản chép tay Kim Vân Kiều thích chú (Kỷ Mão 1879). Ngoài ra, còn có 20 bức thư pháp của các thành viên Chi hội Thư pháp (Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh) cũng sẽ được trưng bày với nội dung là những trích đoạn các sáng tác của Nguyễn Du (Truyện KiềuVăn tế thập loại chúng sinh…) (https://vi.wikipedia.org/).

Đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều đã được thế giới vinh danh. Năm 1964, tại Berlin, Hội đồng Hòa bình thế giới họp từ ngày 6 đến ngày 9-12 đã ra Quyết nghị lấy năm 1965 là năm kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du trên toàn thế giới cùng với 8 danh nhân khác đã có những đóng góp lớn cho nền văn hóa của nhân loại. Vậy tại quê hương ông, chúng ta đã, đang xây dựng thế nào để khu di tích xứng danh với tên tuổi của Đại thi hào? (https://baomoi.com/, 27/11/2011)

Ảnh hưởng của tác phẩm truyện Kiều

Từ đầu thế kỷ XX, học giả Phạm Quỳnh đã có câu nói nổi tiếng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". Trải qua hàng trăm năm với biết bao dâu bể từ khi Đại Thi hào Nguyễn Du viết ra, Truyện Kiều vẫn mãi lay động tâm trí hàng triệu triệu người trên khắp thế giới. Có thể nói chưa có một áng văn thơ nào của Việt Nam được truyền tụng, thấm đẫm nhân văn trong đời sống xã hội như Truyện Kiều.

Có thể nói, cho đến nay ở nước ta chưa có một tác phẩm văn học nào có tầm ảnh hưởng sâu rộng như Truyện Kiều. Do yêu Truyện Kiều mà nảy sinh nhiều loại hình nghệ thuật, văn chương như tập Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều...; thậm chí còn dùng Truyện Kiều để bói toán vận hạn tốt xấu (bói Kiều). Truyện Kiều được dựng thành phim, đưa lên sân khấu tuồng, chèo, cải lương và cả hợp xướng nữa; một số họa sĩ, kiến trúc sư còn minh họa bằng thiết kế, tranh vẽ; lại có cả một cuốn từ điển để học giả, người đọc tra cứu điển tích, ngữ nghĩa…(https://baomoi.com/, 27/11/2011)

“Truyện Kiều” hàng trăm năm được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả.

“Truyện Kiều” không biết tự bao giờ đã đi vào đời sống của nhân dân, và đã trở thành lời ăn tiếng nói của những người dân bình dị nhất cho đến những người trí thức, am hiểu về văn chương bác học.

Trong ca dao, người ta thấy có rất nhiều câu có vận dụng những hình ảnh trong“Truyện Kiều”. Ví dụ:

                                          “Sen xa hồ, sen khô hồ cạn,
                                    Liễu xa đào liễu ngả liễu nghiêng.
                                           Anh xa em như bến xa thuyền.
                           Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi!”

 “Truyện Kiều” đã trở thành sức sống của dân tộc, là thứ thưởng ngoạn cho tao nhân mặc khách của mọi thời. Có câu:
                                            “Làm trai biết đánh tổ tôm
                                 Uống trà mạn hảo, xem Nôm Thúy Kiều”.

 “Truyện Kiều” còn được giới thiệu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.Người ta đã dịch“Truyện Kiều” ra nhiều thứ tiếng và nhiều người nước ngoài đã nghiên cứu về “Truyện Kiều”.

 “Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một bậc thầy về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

 “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học, được lưu truyền rộng rãi và chinh phục nhiều thế hệ người đọc từ xưa đến nay”. (www.facebook.com)

Trong cuộc đời đầy bất trắc, dường như ai ai cũng thấy một vài câu thơ trong truyện Kiều nói lên thân phận mình.

Như hoàn cảnh đưa đẩy phải làm một việc liều lĩnh, biết mai kia ra làm sao, người trong cuộc đành chép miệng:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.

Hoặc số phận hẩm hiu, bước trầm luân không dứt, kẻ xấu số đành an ủi:

Phận bèo bao quản nước sa,

Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.

Lẩy Kiều đã phát sinh không chỉ trong cộng đồng người Việt mà cả những chính khách của thế giới

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911. Trong suốt 30 năm ở xứ người nhiều lần Bác đã lẩy Kiều để bộc lộ tư tưởng, tâm trạng của mình

Năm 1919, sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận họp “Hội nghị hoà bình” ở Vecrsaille (Pháp) có 27 nước liên quan tới dự. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã gửi “Bản yêu sách 8 điểm” cho Hội nghị, sau này là “bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” được Bác sáng tác thành bài “Việt Nam yêu cầu ca” theo thể lục bát và song thất lục bát có cả thảy 56 câu. Trong đó có 4 câu cuối theo dạng lẩy Kiều:

Đồng bào bình đẳng tự do

Xét mình rồi lại đem so mấy người (câu 3080)

Ngổn ngang lời vắn tình dài (câu 183)

Anh em đã thấu lòng này cho chưa? (câu 2716 – 2717)

Cũng tại Pháp vào khoảng năm 1921 - 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí lập ra “Hội liên hiệp thuộc địa”. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích ý nghĩa đoàn kết đấu tranh mới tạo nên sức mạnh bằng câu Kiều lẩy:

Rằng đây bốn biển một nhà (câu 2435)

Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em

Năm 1928-1929, với tên mới là Thầu Chín, Bác đến Xiêm (Thái Lan) để vận động Kiều bào tham gia cách mạng, một hôm trời đã chập tối, Thầu Chín thoáng nghe tiếng một người mẹ ru con, Bác liền tức cảnh:

Xa nhà chốc mấy mươi niên (câu 2923)

Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con

Ngày 3/2/1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Biết đồng chí Lý (tức Trần Phú) đã thức giấc, Bác liền kể cho đồng chí nghe giấc mơ của mình. Kể xong Bác nhìn vào đêm tối thăm thẳm bằng một giọng bồi hồi, khe khẽ đọc mấy câu Kiều cho đỡ nhớ quê hương, đất nước:

Tình sâu mong trả nghĩa dày (câu 1268)

Hoa kia đã chắp cánh này cho chưa? (câu 1264)

Mối tình đòi đoạn vò tơ (câu 1265)

Giấc hương quan luống lần mơ canh dài (câu 1266)

Song sa vò võ phương trời (câu 1267)

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng (câu 1268)

Giữa năm 1931, Bác bị thực dân Anh bắt giam ở Hương Cảng. Ngồi trong tù Bác lo hết việc này đến việc khác, lo nhưng không giải quyết được gì, ngồi lo suông trong ngục mà lòng đầy ngổn ngang, bèn ngâm câu Kiều lẩy:

Ngổn ngang trăm mối bên lòng (câu 183)

Ngủ không yên giấc, ăn không ngon mồm

(Trang tin điện tử ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh -http://bqllang.gov.vn/ 02 Tháng 8 2012)

Trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2000 với vai trò Tổng thống, tại bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton đã dùng hai câu thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao giữa hai nước:

 “Sen tàn cúc lại nở hoa;

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.”

Ông Clinton mượn hình ảnh "sen tàn" và "cúc nở hoa" để nói về hình ảnh băng giá của thời quá khứ đã bắt đầu tan và thay vào đó là những cơ hội trong tương lai của quan hệ Việt-Mỹ.( http://dantri.com.vn/ 10/07/2015).

Và gần đây nhất, ngày 7 tháng 7 năm 2015, sau cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nhà Trắng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự tiệc chiêu đãi do Phó tổng thống Joe Biden chủ trì tại Bộ Ngoại giao nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Phó tổng thống Biden - người kêu gọi chấm dứt chiến tranh VN khi lần đầu tiên được bầu làm thượng nghị sĩ năm 1972. Ông kết thúc bài phát biểu bằng việc dẫn hai câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, bày tỏ hy vọng vào tương lai tươi sáng của quan hệ song phương sau một giai đoạn lịch sử khó khăn:

"Trời còn để có hôm nay

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời".(http://vietnamnet.vn/, 08/07/2015)

Trong bài phát biểu 30 phút trước các trí thức và giới trẻ Việt Nam, để kết thúc bài phát biểu của mình Tổng thống Obama đã dẫn 2 câu Kiều để nói về khát vọng cho tương lai Việt - Mỹ:

 "Rằng trăm năm cũng từ đây/

 Của tin gọi một chút này làm ghi."( https://news.zing.vn, 24/05/2016)

 

Thư viện ảnh