Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRONG NGÀY ĐẦU XUÂN ẤT MÙI

Ngày đăng: 07/03/2015

Nội dung:

 ĐI LỄ ĐỨC THÁNH TẢN VIÊN – NGUYỄN TUẤN – ÔNG TỔ HỌ NGUYỄN VIỆT NAM TẠI BA VÌ

Hàng năm tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Tản Viên – Nguyễn Tuấn - Vị thần đứng đầu trong tứ bất tử và là "Thượng đẳng tối linh thần", "Đệ nhất phúc thần" ( ), "Nam thiên thần tổ" (南 ),... "là người anh hùng văn hoá sáng tạo trong tư duy nông nghiệp, người anh hùng trị thuỷ, chống giặc, biểu tượng của khối đoàn kết bộ tộc, hóa thân Tản Viên là phúc thần trừ tai hoạ cho dân”- được Hội người họ Nguyễn Việt Nam suy tôn là ông Tổ họ Nguyễn Việt Nam. Vị thần được thờ phụng ở đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Và…của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Nhân dân trong vùng mở Lễ hội vào rằm tháng Giêng kéo dài từ khoảng 13 đến 15 (âm lịch).

Từ ngày thành lập, Hội người họ Nguyễn Việt Nam thường niên đi lễ vào ngày 12-14 tháng giêng. Năm nay Hội đã tổ chức đi lễ vào ngày 14 tháng giêng tại đền Hạ và đền Và

Cuộc đi diễn ra trong bầu không khí mùa xuân, khi đi lất phất mưa xuân đến nơi thời tiết tạnh ráo như phù hộ lòng người.

Tại hai Đền, lễ vật của Hôị được dâng vào Hậu cung. Với lòng thành tâm, Đoàn cầu mong Đức thánh Tản phù trợ cho Quốc thái Dân an, cho Hội người họ Nguyễn Việt Nam phát triển, đoàn kết một lòng, thực hiện được những điều mà mục đích tôn chỉ của Hội đề ra. Cầu cho mọi người họ Nguyễn có được sức khoẻ và bình an.

Tại đền Hạ, đoàn đã được ông Nấu chủ nhang nhà đền đón tiếp thật chân tình. Việc đi lễ đã diễn ra tốt đẹp, ở đền Và sau khi lễ xong đoàn nghỉ chân thưởng thức lộc Thánh và món bánh tẻ đặc trưng của vùng miền, mọi người ra về với tinh thần thanh thản.

Ông Nguyễn Văn Kiệm – Chủ tịch Hội và Ông Nguyễn Xuân Giang UV BCH trung ương Hội đã công đức cho cuộc đi tiền xăng xe đi lại và lễ vật dâng lên Đức thánh.

 

 

 

ĐI LỄ KINH DƯƠNG VƯƠNG Ở BẮC NINH

Kinh Dương Vương, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền ông là thủy tổ dân tộc Việt. Dã sử chép Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (~2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.

Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và vua Hùng (Hùng Vương). Niên đại của Kinh Dương Vương là trước thế kỷ VII TCN bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII TCN.

Về thân thế:

Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên (鶩僊), sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục (祿續).

Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương (chữ Hán: 涇陽王). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.

Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Kinh Dương Vương tạ thế ngày 18/1 tại trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay). Vào ngày 18/1 âm lịch hàng năm.

Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương.

Hà Tĩnh là nơi vương đóng đô đầu tiên và làng An Lữ (Á Lữ) xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đều đã xây dựng đền thờ. Hàng năm lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương thường diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 tháng giêng. 

Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề "Nam Bang Thủy Tổ", tức là "Thủy tổ nước Nam. Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh công bố quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hoá quốc gia lăng và đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư khoảng hơn 491 tỷ đồng. Dự án chia làm 4 hạng mục xây dựng chính gồm: Không gian bảo tồn di tích, tập trung tu bổ, tôn tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương sân đền, vườn khu lăng mộ; không gian giá trị di tích gồm: Tượng đài thuỷ tổ, quảng trường văn hoá lễ hội, nhà trưng bày văn hoá...đi kèm các dịch vụ phụ trợ để phát triển du lịch văn hoá tâm linh, thu hút du khách và hạ tầng kỹ thuật, san nền, đường giao thông, đường điện.

Về Kinh Dương Vương mang họ Nguyễn có thể là dựa vào “Cổ Lôi ngọc phả truyền thư” của Nguyễn tộc ở làng Vân Nội, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, nhưng hiện nay còn nhiều tranh cãi. Trong Cổ Lôi ngọc phả truyền thư có ghi “Đế Thừa (Sở Minh Công) có 3 con là: Nguyễn Long Cảnh – Chúa trưởng Chiêm Thành; Nguyễn Nghi Nhân – Chúa trưởng nước Sở và Nguyễn Minh Khiết – đứng đầu nước huý Khương Thái Công có vợ là Đỗ Quí Thị sinh ra Kinh Dương Vương – Ông tổ dựng Bách Việt”. Như vậy từ Đế Thừa trở lên Đế Viêm (Thần Nông) chưa xác định họ gì? Về nguồn gốc cuốn “Cổ Lôi ngọc phả truyền thư” của Nguyễn tộc ở làng Vân Nội, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội cũng còn có nhiều điều cần bàn thêm

Dù là họ gì Kinh Dương Vương vẫn được suy tôn là thủy tổ dân tộc Việt như bức hoành phi đề "Nam Bang Thủy Tổ"

Ngày 7/3/2015 (tức 17 tháng giêng Ất Mùi, Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tổ chức đi lễ đức Thánh Tổ Kinh Dương Vương ở đền thờ Ngài ở thôn Á Lữ   Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh thể hiện sự tri ân công đức các liệt Tổ liệt Tông của dân tộc Việt.

Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã được Ban tổ chức lễ hội và các ông Chủ tịch, bí thư xã Đại Đồng Thành đón tiếp chân tình

 Ông Nguyễn Văn Kiệm – Chủ tịch Hội, và các ông UV BCH Trung ương Hội: Nguyễn Xuân Thuỵ, Nguyễn Nhân Phượng và cụ Nguyễn Văn Mỹ  đã công đức cho cuộc đi tiền xăng xe đi lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DỰ HỘI MÙA XUÂN HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

Nhận lời mời của Hội đồng họ Dương Việt Nam, ngày 01/02/2015 (tức 11 tháng giêng Ất Mùi) Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tới tham dự. Lễ hội được tổ chức tại cung thể thao thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia lễ hội có các Hội đồng họ Dương cấp tỉnh thành trong cả nước, lễ hội diễn ra với quy mô hoành tráng với sự chu cấp của mạnh thường quân Dương Công Minh – Chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Him Lam, chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Liên Việt – Pos Bank. Tới dự lễ hội họ Dương còn có đại diện của các họ Trần, họ Đỗ, họ Lê… Việt Nam. Cụ Nguyễn Mạnh Cầm – Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cũng tới dự. Không khí lễ hội vui vẻ, đoàn kết. Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã chúc mừng Hội đồng họ Dương Việt Nam bằng lẵng hoa mang dòng chữ: Hội người họ Nguyễn Việt Nam 

Ông Nguyễn Văn Bình – UV BCH trung ương Hội – Tổng thư ký Hội và ông Nguyễn Văn Kiệm – Chủ tịch Hội đã công đức cho cuộc đi tiền xăng xe đi lại.

 

 

Thư viện ảnh