Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

NHÂN DỊP  THAM DỰ BUỔI TỌA ĐÀM KHOA HỌC VỀ NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRÃI HĐHNVN CÓ BÀI VIẾT VỀ NGƯỜI

Ngày đăng: 29/09/2023
Tóm tắt:

NHÂN DỊP  THAM DỰ BUỔI TỌA ĐÀM KHOA HỌC VỀ NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRÃI HĐHNVN CÓ BÀI VIẾT VỀ NGƯỜI

Nội dung:

Những Nhận định về Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.

Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét “Ông [Nguyễn Trãi] tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả”

Nguyễn Lương Bích khẳng định về giai đoạn thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) ở nơi chân trời góc biển của ông:

Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược”

  • Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục có những nhận định về Nguyễn Trãi như sau: Theo nhận định của sử quan: Ông Trãi giúp Lê Thái Tổ khai quốc, rồi lại giúp Lê Thái Tông, tài trí, phép tắc, mưu mô, đạo đức, đều vượt hơn hết mọi người lúc bấy giờ.
  • Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Thánh Tông chú thích rằng:Ức Trai tiên sinh, đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang, trong thì bàn kế hoạch nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ các thành; văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua yêu tin quí trọng.
  • Theo Dương Bá Cung:công lao của ông trùm khắp trên đời 
  • Theo Nguyễn Năng Tĩnh: Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm

Theo một tác giả hiện đại Nguyễn Lương Bích: Công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là huy hoàng, vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Tố chất thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học. (https://vi.wikipedia.org/)

Nguyễn Trãi, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, toàn tài, một nhà văn lớn (http://thpt-chuyennguyenquangdieu.dongthap.edu.vn)

 Về phẩm chất công lao của ông đã đựơc nhiều đời ghi nhận:

Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi

Danh ghi thanh sử sáng bằng gương 

  • Người thế kỉ 17 còn đánh giá ông cao hơn nữa. Đỗ Nghi cũng là người triều Lê, nhưng ông đã nói thẳng: Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả và Đỗ Nghi tiếc rằng: Tiếc thay trời chưa muốn bình trị thiên hạ, cho nên cuối cùng ông vẫn chỉ làm chức hành khiển Đông đạo, không được giở hết hoài bão của mình; việc đó không phải là không may cho ông, mà chính là không may cho sinh dân đời Lê vậy.
  • Sang thế kỉ 18 Dương Bá Cung cũng phải thừa nhận công lao của ông trùm khắp trên đời 
  • Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông: "đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được".
  • Cho tới 400 năm sau khi Nguyễn Trãi mất, người Việt Nam ở thế kỷ 19 vẫn rất mực tôn quý ông và khẳng định: Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm
  • Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao... Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta”.

Công lao, sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là huy hoàng, vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học. (https://vi.wikipedia.org/)

Về văn chương

Nguyễn Trãi được đánh giá là một nhà văn chính luận kiệt xuất. Đời sau có nhiều người ca ngợi văn chương của ông:

  • Nguyễn Mộng Tuân xem ông là "bậc văn bá"
  • Lê Quý Đôn đánh giá ông là "văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời"
  • Tô Thế Nghi ca ngợi ông là "sông Giang sông Hán trong các sông và sao Ngưu sao Đẩu trong các sao"
  • Phạm Đình Hổ xem văn chương của ông "có khí lực dồi dào... đọc không chán miệng"
  • Theo Dương Bá Cung, văn Nguyễn Trãi "rõ ràng và sang sảng trong khoảng trời đất"
  • Theo Phan Huy Chú: "văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế"
  • Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi "đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường"

Riêng những tác phẩm văn chính luận của ông mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội, thể hiện lý tưởng chính trị - xã hội cao nhất trong thời phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm này còn phản ánh tinh thần dân tộc đã trưởng thành, điều này được đánh giá là một thành tựu lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học Việt Nam.

Như biển cả rì rào, gió mênh mông, như thể chiều thu đong đầy trong ánh mắt ưu tư của bao người một cảm xúc, văn chương là nơi trở về của những trái tim đang loạn nhịp, nó là thứ ánh sáng kỳ diệu soi sáng những gì. sâu nhất trong lòng người? Lang thang qua những con đường văn chương, ta bắt gặp sự nhẹ nhàng, giản dị mà thanh tao toát ra từ tâm hồn Nguyễn Trãi, một nhà thơ lớn của dân tộc. những tác phẩm ông để lại như đánh thức nơi sâu thẳm nhất, nghiêm trang nhất và cao quý nhất trong tâm hồn con người, đánh thức bao cảm xúc đẹp đẽ. xứng đáng là những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đầy sao rực rỡ của nền thơ ca dân tộc. Nhận xét về thơ văn của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu viết: “Trán nhà thơ chạm mây, nhưng bên trong thơ vẫn hừng hực ngọn lửa cuộc đời rất ấm áp”.

Mặc dù dòng chảy thời gian theo quy luật tàn khốc của nó có thể khiến nhiều thứ chìm vào quên lãng. nhưng những vần thơ thấm đẫm tình đời, tình người của Nguyễn Trãi sẽ còn sống mãi trong lòng bao người. sự nghiệp văn chương của ông đã góp phần tạo nên điệp khúc văn chương, những âm thanh tuyệt diệu của cây đàn luôn ám ảnh, lưu luyến, đọng lại trong lòng bao người. Hình ảnh “trán nhà thơ chạm mây” nói lên tư tưởng cao thượng, xa lánh, không màng danh lợi. Ông luôn muốn rời xa chốn phồn hoa, chợ búa để trở về với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá để tìm lại sự thanh khiết của tâm hồn. nhưng trở về với thiên nhiên không có nghĩa là quay lưng lại với cuộc đời, gạt bỏ tất cả, mà ngược lại, thơ của Nguyễn Trãi luôn “đốt lên ngọn lửa rất nóng của cuộc đời”. Trong sâu thẳm trái tim, ông luôn day dứt về cuộc sống, hướng về nhân dân, về đất nước với một tình yêu tha thiết.

Dù cuộc đời có ganh ghét, đố kỵ với tà ma, Nguyễn Trãi vẫn như đóa sen thanh cao nở rộ giữa chốn bùn lầy. ông như những con ong cần mẫn bay trong rừng để hút mật từ cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống để lấp đầy chất thơ. từng câu, từng chữ ngân vang, thấm vào tâm hồn con người những cảm xúc dạt dào tuôn trào không ngừng. Bằng những vần thơ sâu sắc, ông đã đưa chúng ta đến với thế giới của những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, một nơi yên bình, tĩnh lặng, nơi có những suy nghĩ cao cả, thoát khỏi những điều cao siêu. (https://phebinhvanhoc.com.vn/, ngày 19/8/2022).

Lê Thánh Tông, ông vua anh minh, có câu thơ ca ngợi Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”. (Ức Trai lòng dạ sáng sao Khuê).

Tiên nho Nguyễn Năng Tĩnh ở nửa cuối thế kỷ XIX đã viết một câu nổi tiếng trong lời tựa sách “Ức Trai di tập” do ông cùng Dương Bá Cung và Ngô Thế Vinh sưu tầm lại những tác phẩm của Nguyễn Trãi đã bị tán thất, rồi đem in thành sách năm 1868: “ Những người có tài trí lỗi lạc, đức độ bao la, khi đem tài đức ấy thi thố ra việc làm thì đó là sự nghiệp, khi thổ lộ ra lời nói thì đó là văn chương”. https://hocdetu.wordpress.com/.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một văn bản được coi là "thiên cổ hùng văn", khẳng định chủ quyền của Đại Việt, đồng thời cũng cho thấy được tài năng văn chương của Nguyễn Trãi. Tài năng ấy được biểu hiện qua việc dụng điển một cách nhuần nhuyễn đi cùng lối nghị luận chặt chẽ, sắc sảo, tài tình. Nguyễn Trãi đã không chỉ thành công trong thể cáo, thư, mà còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật qua Quốc âm thi tập. Chính ông là người đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Với những "di cảo" này, ta chắc chắn phải khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi, và công nhận tầm vóc tác gia của ông. (https://vietjack.me/)

Ảnh hưởng của ông

Ảnh hưởng trong văn hóa

 Năm 1956, Bộ Văn hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông. Sau đó, vào các năm 19621967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều đặn kỉ niệm 520 năm và 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và đã phát hành một bộ tem về ông vào năm 1962. Năm 1980, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát hành một bộ tem về Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào tháng 1 năm 1964.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn SơnHải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Toạ lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003.

Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi Viên,  thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Năm 1980UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. (http://vi.wikipedia.org/)

Ảnh hưởng trong nghệ thuật

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật.

Hà Nội, ngày 29/9/2023

Chủ tịch HĐHNVN – Ts. Nguyễn Văn Kiệm

 

Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh