Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

THĂM CỤ NGUYỄN NHƯ PHÁCH VÀ ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC DÙNG CHỮ HÁN, NÔM

Ngày đăng: 03/12/2021
Tóm tắt:

THĂM CỤ NGUYỄN NHƯ PHÁCH VÀ ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC DÙNG CHỮ HÁN, NÔM

Nội dung:

Ngày 02/12/2021 thay mặt HĐHNVN Ts. Nguyễn Văn Kiệm đã đến thăm cụ Nguyễn Như Phách tại tư gia cụ số 8/165 phố Chùa Bộc, Tp.Hà Nội. Cụ năm nay đã gần 90 tuổi nhưng còn đầy minh mẫn, cụ rất thông thạo chữ Hán, Hán Nôm và chữ cụ viết rất đẹp. Cụ là một trong các đại biểu dự hội nghị ngày 18/3/2021 tại Tp.Bắc Ninh bàn về chữ dùng trong câu đối, hoành phi của nhà thờ họ Nguyễn Việt Nam. Tại buổi gặp mặt Ts. Nguyễn Văn Kiệm đã trao tặng cụ cuốn “Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam” do NXB Hồng Đức xuất bản năm 2018 và nhờ cụ xem lại chữ một số hoành phi câu đối sẽ viết để trưng bày ở các ban thờ trong nhà thờ họ Nguyễn Việt Nam.

Qua câu chuyện và bàn luận với cụ ta có đôi điều suy nghĩ về việc dùng chữ Hán, Nôm trong Hoành phi, câu đối ở các chùa, đền, nhà thờ ở Việt Nam hiện nay.

Lại một lần nữa ta nên hiểu về chữ Hán, Nôm     

Chữ Hán hay Hán tự (漢字) là loại văn tự xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều TiênNhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được dùng để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Ở Việt Nam chữ Hán theo con đường giao lưu văn hóa, đã có mặt từ đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên (https://vi.wikipedia.org/).

Chữ Nôm (𡨸喃), còn gọi là Quốc âm (國音) là hệ thống văn tự dùng để viết tiếng Việt (khác với chữ Quốc Ngữ tức chữ Latinh tiếng Việt là bộ chữ tượng thanh). Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. (https://vi.wikipedia.org/).

Như vậy chữ Hán và chữ Nôm đã trở thành văn hóa của người việt trong các văn tự từ ngàn xưa đến nay.

Ngày nay có rât nhiều người không thích dùng chữ Hán hoặc Hán Nôm với 2 lý do:

Thứ nhất là vì chữ tượng hình khó nhớ, mặt khác nó không còn được dùng trong các nhà trường để dạy cho học sinh nhất là học sinh phổ thông nên rất nhiều người Việt đã trở thành “mù” chữ Hán, chữ Nôm.

Thứ hai mà nguyên nhân này là rất không nên đó là do chính quyền Trung Quốc đã trải qua nhiều thời kỳ luôn có ý đồ xâm lược nước ta kể từ thời kỳ xa xưa đến cả ngày hôm nay từ đó đã gây nên sự thù hằn trong dân chúng và gây nên sự ghét bỏ cả chữ nghĩa cũng như văn hóa của họ. Sự thù ghét này biểu hiện tính tiêu cực của lòng hận thù. Chính lòng hận thù đó cũng đã làm mất đi những di sản vật chất, văn hóa của các triều đại trước mà mỗi khi một triều đại mới lên thay lại phá bỏ thậm chí làm sạch trơn những gì kể cả thành trì của triều đại trước để lại như Hoàng thành Thăng Long, Cô đô Hoa Lư, Lam Kinh Thanh Hóa... mà những nơi nay chỉ còn lại những dấu ấn.

Nên hiểu rằng nền văn hóa là một thành tựu văn minh không chỉ là của một đất nước mà còn là của cả nhân loại mà chủ yếu là do nhân nhân tạo nên, chỉ có chính quyền thường đi ngược lại với ước vọng của nhân dân muốn chiến tranh để thực hiện tham vọng của họ, còn người dân của nhân loại luôn luôn muốn được sống trong hòa bình.

Nhân dân Trung Quốc cũng đã tạo nên một nền văn minh lâu đời của nhân loại trong đó có chữ viết. Bản thân một từ Hán đã chứa đựng biết bao hàm ý mà đôi khi chữ Việt không thể hiện hết được

Ví dụ chữ Đức    được tạo lên từ những phần như sau: Bên trái là bộ xích  Bên phải trên cùng là chữ Thập  , dưới chữ thập là chữ Mục  , dưới chữ mục là Chữ nhất  , dưới cùng là chữ Tâm   tất cả kết hợp cấu thành chữ Đức 

Trong đó ” (Xích) chỉ bước đi chậm rãi, lâu dài, trường kỳ. Có thể hiểu rằng, “đức” là phải từng chút từng chút tích lũy mà thành, không phải là việc nhất thời mà là việc của cả một đời.

 “” (Thập) ngụ ý là nhiều, là đầy đủ, là thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, cũng có ngụ ý là bốn phương tám hướng. Điều đó có nghĩa rằng, con người dù ở đâu, lúc nào cũng phải dùng đức hạnh để đối đãi với người khác.  

 là chữ mục – mắt  nằm ngang, nhấn mạnh rằng, người có đức thì có thể biết rõ thị phi, thật giả, có thể phân biệt được tốt xấu, đúng sai.

” mang ý nghĩa là chỉnh thể, tổng thể, là toàn bộ, ý nói người có đức lấy đại cục làm trọng, không tư lợi cho bản thân, vạn pháp quy nhất, một lòng một dạ, không tâm không tạp niệm, không vướng bận.

 là chỉ nội tâm, muốn tu dưỡng được đức thì cần phải dựa vào tu dưỡng nội tâm. Tâm là bên trong, là thật lòng, chân tình, trung thành. Tâm (”) là bộ phận dưới cùng của chữ đức (”), ý nói đức là trong đáy lòng không có vụ lợi, tư lợi.

Chính vì thế sự tồn tại chữ Hán, chữ Nôm ở các hoành phi, câu đối... trong nhà thờ là một nét đẹp văn hóa của người Việt chúng ta chứ đâu phải là ghét người thì ghét cả chữ như câu “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”

Hà Nội, ngày 03/12/2021

Chủ tịch HĐHNVN

Ts. Nguyễn Văn Kiệm   


Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh