Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

THỦ ĐÔ HÀ NỘI VỚI DẤU ẤN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Ngày đăng: 26/12/2019
Tóm tắt:

THỦ ĐÔ HÀ NỘI VỚI DẤU ẤN CỦA HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Nội dung:

Thủ Đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Hà Nội cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại TrầnMạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóagiáo dục và buôn bán của cả nước.

Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại, được mệnh danh là Tiểu Paris phương Đông thời bấy giờ. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau khi thống nhất tiếp tục là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

“Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (Tây lịch năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. Tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết (tức là sông Đáy) ở phía tây nam.

Mùa hạ năm Giáp Tý1804, Vua Gia Long cho phá tòa thành cũ của Thăng Long, xây dựng thành mới. Tiền Quân Nguyễn Văn Thành đứng ra trông coi việc xây dựng lại thành Thăng Long. Những dấu vết còn lại tới ngày nay đó là:

Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn cửa Bắc cửa thành được xây bằng đá và gạch rất kiên cố.

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Công trình cao 40 mét này gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài.Cột cờ Hà Nội được coi là một trong những biểu tượng của thành phố.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám, được xây từ đầu thế kỷ XI. Gồm hai di tích chính, Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Chu Văn An – và Quốc Tử Giám – trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam – công trình không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa. oqr

Văn Miếu Quốc tử Giám có một Di sản do Nhà Nguyễn đế lại đó là Khuê Văn Các

Khuê Văn Các

Năm 1805, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành cho xây dựng Khuê Văn Các tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội. Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, gồm bốn trụ gạch vuông có hoa văn, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo cho gác là một đài tháp tám mái, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình tròn với kích thước hài hòa, cân xứng, tỏa ra những tia sáng, tia sáng sao khuê chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng, hai bên phải, trái của gác Khuê Văn là hai cổng nhỏ Súc Văn và Bí Văn (văn hàm súc và văn sáng đẹp).

Tháp Bút, Đài nghiên

Vào năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa đền Ngọc Sơn, bắc cầu Thê Húc, xây Tháp Bút và Đài Nghiên...ở tại Hồ Gươm Hà Nội)

Tòa tháp rất đặc biệt: Không đồ sộ nguy nga nhưng vĩ đại, không lộng lẫy lầu tía gác son nhưng vang bóng một thời. Tòa tháp ấy dẫu nhỏ bé và khiêm nhường nhưng mang trong mình hoài bão thật lớn lao: Viết lên trời xanh! Đó chính là Tháp Bút trên núi Độc Tôn bên hồ Hoàn Kiếm.

Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao năm tầng. Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên mang nghĩa "Viết lên trời xanh"

Đài Nghiên là một kết trúc hình nghiên mực nằm bên cạnh Tháp Bút tại đền Ngọc Sơnhồ Hoàn Kiếm. Đài Nghiên ở bên dưới chân Tháp Bút. Qua cổng Long Môn - Hổ Bảng, đường vào đền Ngọc Sơn. Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút. Đây là một cái nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh, hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi khoảng 2m, được làm từ lần trùng tu năm 1865. Nghiên được đội trên lưng ba con thiềm thừ (con cóc). Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh của Nguyễn Văn Siêu. Bài minh có 64 chữ Hán nhưng ý tứ hay, hàm xúc

Bài minh được dịch nghĩa là:

"Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật là kì diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi coi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn tháp Bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".

Mặt sau của đài Nghiên, ở hai bên cửa có hai câu đối:

Dạ nguyệt hoặc qua tiên thị hạc

Hào lương tín lạc tử phi ngư

Dịch nghĩa:

Đêm trăng, ngờ bay qua hạc ấy là tiên

Cầu hào, tin niềm vui người không phải cá.

Ngày 31 tháng 7 năm 2010, tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia, thủ đô của Brasil, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa, Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Sáng ngày 1 tháng 10 năm 2010, trong buổi khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.(https://vi.wikipedia.org/; https://www.dkn.tv/van-hoa, Lịch sử họ Nguyễn Việt Nam, NXB Hồng Đức xuất bản năm 2018)

Người sưu tầm: Ts. Nguyễn Văn Kiệm

Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh