Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỌ NGUYỄN TỈNH VÌNH PHÚC - HỌ NGUYỄN Tp. VĨNH YÊN THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG

Ngày đăng: 24/10/2023
Tóm tắt:

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỌ NGUYỄN TỈNH VÌNH PHÚC - HỌ NGUYỄN Tp. VĨNH YÊN THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG

Nội dung:

Theo thông báo của BVĐ thành lập HĐHNVN tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 4/11/2023 tại thành phố Vĩn Yên sẽ mở Hội nghị thành lập BVĐ họ Nguyễn thành phố. Đây là một nỗ lực lớn của BVĐ thành lập HĐHNVN tỉnh Vĩnh Phúc. Nhân dịp này xin giới thiệu một vài nét về thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Yên có từ thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang.

Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh PhúcViệt Nam ngày nay, là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của Bắc Bộ. Đây là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de TassignyTrận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951).

Vĩnh Yên nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Hà Nội - Đền Hùng - Sa Pa - Côn Minh. Từ Vĩnh Yên cũng có thể qua Sơn Tây - Ba Vì - Làng văn hoá dân tộc và khu di tích Chùa Hương.

Trên địa bàn thành phố hiện có 82 công trình di tích (khu vực nội thành có 65 công trình; khu vực ngoại thành có 17 công trình). Số công trình di tích được công nhận cấp Quốc gia: 02 công trình, trong đó khu vực nội thành có 02 công trình (Đình Đông Đạo – Phường Đồng Tâm, Chùa Tích Sơn – P. Tích Sơn). Số công trình di tích được công nhận cấp tỉnh: 28 công trình, trong đó khu vực nội thành có tổng số 17 công trình; khu vực ngoại thành có tổng số 11 công trình.

Mỗi di tích ở Thành phố Vĩnh Yên đền mang những dấu ấn riêng về nghệ thuật  kiến trúc, có những nét khác nhau về quy mô, song du khách đến với di tích ở Vĩnh Yên chúng ta đều thấy có sự gắn bó khăng khít giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, giữa văn hoá di tích và đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Trong đó phải kể đến một số di tích điển hình như: 

1. Chùa Phú: hay còn gọi là Phú Cung Tự, thuộc địa bàn phường Khai Quang – TP Vĩnh Yên. Ngôi chùa này đã được nhà nước xếp hạng công nhận “ Di tích lịch sử – Văn hoá” vào năm 1995. Chùa Phú khi xưa được biết đến với tên gọi là Đền Quốc tế, chùa được xây dựng vào thời hậu Lê, nơi đây các vua quan phong kiến khi đi kinh lý về đây làm lễ. 

2. Đền Đậu: thuộc làng Dẫu, xã Định Trung, TP Vĩnh Yên. Đây là ngôi đền có tổng thể kiến trúc khá đẹp, nơi đây thờ bà Năng Thị Tiêu – một nhân vật trong truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương dựng nước đã có công đánh đuổi giặc Thục xâm lăng, bảo vệ đất nước. Đền Đậu được làm vào thời Nguyễn (Thế kỷ XIX) trên một địa thế đẹp, kiến trúc nhỏ gọn. Trang trí kiến trúc có sự chọn lọc về nội dung và bố cục từng bức chạm một cách hợp lý, kỹ thuật đục chạm tinh vi điêu luyện, sơn vẽ tô màu hài hoà, cùng với việc bài trí các đồ thờ cần thiết tạo nên không gian uy linh, ấm cúng của nơi thờ tự.

3. Đình Cả: thuộc thôn Vĩnh Ninh xưa, nay là phố Đồng Thái, phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên. Đây là ngôi đình lớn được xây dựng đầu thế kỷ XIX, kiến trúc bề thế, uy nghiêm trên một thế đất đẹp, thoáng đãng. Đình Cả là nơi thờ ba vị tướng quân trong Thất Vị Đại Vương đó là: Lỗ Văn Cường, Lỗ Văn Dũng,và Lỗ Văn Mẫn trong cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống giặc Nguyên Mông

4. Quán Tiên: thuộc địa phận phường Hội Hợp – TP Vĩnh Yên. Nơi ghi nhớ công lao của Nguyễn Danh Phương (hay còn gọi là Quận Hẻo) chống lại triều đình phong kiến Lê – Trịnh thối lúc đã thối nát...

Đặc sản của Tp Vĩnh Yên là tép dầu Đầm Vạc, loại tép được tán tụng "Cỗ chín lợn, mười trâu/ Cũng không bằng tép dầu Đầm Vạc"...

Chúc Hội nghị thành lập BVĐ họ Nguyễn Tp. Vĩnh Phúc thành công tốt đẹp

Hà Nội, ngày 24/10/2023

Ts. Nguyễn Văn Kiệm – Chủ tịch HĐHNVN

 

Trích nguồn: HỌ NGUYỄN VIỆT NAM

Thư viện ảnh