Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Danh nhân thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và lịch sử hiện đại

Ngày đăng: 29/11/2012

Nội dung:

 35. Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

 

36. Nguyễn Sinh Sắc còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 1862–1929) là thân sinh của Hồ Chí Minh.

 

37. Nguyễn Sinh Cung tự là Tất Thành tên khai sinh của Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969). Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, Thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan. Ông là lãnh tu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

38. Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà)  sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

 

39. Nguyễn Thái Học ( 1 tháng 12, 1902 – 17 tháng 6, 1930) là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp để thành lập một nước độc lập Việt Nam Cộng hòa. Ông sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) năm 1927 và lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 12 đảng viên VNQDĐ sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.

 

40. Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Là người làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

 

41. Nguyễn Văn Cừ (9 tháng 7, 1912 - 28 tháng 8, 1941) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940). Ông còn là hậu duệ đời thứ 17 của Nguyễn Trãi. Ông sinh trong một gia đình nhà Nho, quê xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

 

42. Nguyễn Xiển (1907–1997)  là giáo sư, một nhà khoa học, đồng thời cũng là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987). Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nho học lâu đời.

 

43. Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là một nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam (1969-1979), Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (1952-1956), Tổng Thanh tra chính phủ (1956). Ông sinh tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng) huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước.

 

44. Nguyễn Sơn (1908–1956) là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng vào năm 1955 nên còn được gọi là Lưỡng quốc tướng quân (Tướng quân hai nước). Ông quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, là con cụ Vũ Trường Xương, một nhà đại tư sản ở Hà Nội.

 

45. Nguyễn Chí Thanh (1914–1967), đại tướng,  là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh". Quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

 

46. Nguyễn Hữu Thọ, (10 tháng 7 năm 1910–24 tháng 12 năm 1996) luật sư, là một trong những trí thức miền Nam đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An)

 

47. Nguyễn Văn Linh (1 tháng 7 năm 1915 – 27 tháng 4 năm 1998) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Thời kỳ là Tổng Bí thư, ông nổi tiếng với bút danh N.V.L. (sau này ông cho biết đó là "Nói Và Làm") với một loạt những bài báo trong chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân Dân bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam.Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, còn gọi là Mười Cúc, sinh tại Hà Nội, quê quán ở làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình công chức.

 

48. Nguyễn Văn Cao (Văn Cao), (15 tháng 11, 1923 – 10 tháng 7, 1995) sinh ngày tại Lạch Tray, Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên.

 

49. Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944). Quê ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.Là một chính khách Việt Nam. Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006 đến ngày 23 tháng 7 năm 2011. Ông cũng là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội

Thư viện ảnh