Video
Công đức
Giới Thiệu Chung

Những cuộc đổi họ Nguyễn sang họ khác

Ngày đăng: 23/01/2013

Nội dung:

Trong lịch sử Việt Nam, cũng từng có nhiều trường hợp và sự kiện mà họ Nguyễn đổi sang các họ khác

1. Cuộc đổi họ Nguyễn sang họ khác trong dòng họ của Nguyễn Trãi

       Sau vụ án Lệ Chi Viên (năm 1442) dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát hết. Trong các phả hệ ghi lại số ít thoát nạn là: Nguyễn Phi Hùng con Nguyễn Phi Khanh là em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; Nguyễn Phù con Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn.

       Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây Thanh Hóa); Sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nay là thôn Dự Quần, xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia. Tại Đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Thanh Vũ.

nguyễn trãi

Chân dung Nguyễn Trãi

       Bà vợ thứ hai của Anh Vũ sinh được một con trai là Nguyễn Chân Phượng sau đổi sang họ Phạm về thôn Nỗ Vệ, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, để trông coi phần mộ và từ đường bà Phạm Thị Mẫn - thân mẫu của Anh Vũ. Nay thành chi họ Phạm Nguyễn.

2. Cuộc đổi họ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm

Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa LưNinh Bình ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng mẹ Nhữ Thị Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên Lãng ngày nay. (Nguồn: vi.wikipedia.org)

3. Hậu duệ trạng nguyên Nguyễn Quang Bật đổi sang họ Đỗ

Theo www.thuanthanh.gov.vn ngày 11/11/2012:  Nguyễn Quang Bật (1464 - 1505) quê xã Bình Ngô, huyện Gia Bình, nay thuộc địa phận thôn Thường Vũ, xã An Bình, huyện Thuận Thành. Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng ham học, phải làm nghề bán hàng nước ở cầu Khoai kiếm ăn. Ông học đến mức mờ cả mắt. Khoa thi năm 1484 thời Hồng Đức ông đỗ trạng nguyên với bài luận đối đình sách trả lời về cách dùng người của nhà Triệu Tống.

   Sau khi thi đỗ ông được bổ làm quan Viện hàn lâm chức Hàn lâm viện thị thư. Năm 1495 ông được tham gia hội Tao Đàn làm sách Quỳnh uyển cửu ca, đứng tên thứ 7 trong số 28 người. Đời Cảnh Thống ông giữ chức Đô ngự sử đài, cùng thượng thư Lễ bộ Đàm Văn Lễ lĩnh mệnh phò lập Túc Tông. Bấy giờ hoàng tử Tuấn dựa vào thế lực mẹ nuôi là bà Kính phi muôn tranh ngôi mới đem vàng lụa đút lót hai đại thần nhiếp chính. Thượng thư Đàm Văn Lễ sợ biến loạn không làm tròn phận sự di chiếu của Hiến Tôn phải đem ấn truyền quốc về nhà riêng. Hoàng tử Tuấn giận lắm. Nhưng Túc Tông ở ngôi không bao lâu thì mắc bạo bệnh mất sớm. Do Túc Tông không có con nối nên bà Kính Phi ở trong cung đã tuyên lập hoàng tử Tuấn kế ngôi. Ngày 5/6/1505 Uy Mục đế lên ngôi chưa đầy nửa năm, nhớ mối hận ngày trước đã biếm chức thượng thư Đàm Văn Lễ và Đô ngự sử đài Nguyễn Quang Bật vào Quảng Nam giữ chức thừa tuyên sứ. Khi hai người đi đến sông Lam thuộc địa phận huyện Chân Phúc vua sai người đuổi theo bắt phải tự xử. Hai ông khi sắp gieo mình xuống nước còn ngâm bài thơ tuyệt mệnh bằng quốc âm. Được tin, các quan triều biết tội hai ông không đáng chết mới xúm vào can vua, vua đổ lỗi cho bọn Nguyễn Nhữ Vi làm bậy rồi giết đi. Do việc vua Uy Mục bắt tự xử, con cháu trạng nguyên Nguyễn Quang Bật ở quê đã phải cải sang họ Đỗ để tránh tai hoạ tru di.

 4. Họ Nguyễn đổi sang họ Mạc

Năm 1572 thời Mạc Mậu Hợp, thái uý, Tây quốc công Nguyễn Kính mất. Ông được chôn cất tại Cần Kiệm (Thạch Thất). Nhà Mạc tuy tặng ông là Tây Kỳ vương. Ông là công thần khai quốc duy nhất của nhà Mạc sống cả 5 đời vua Mạc.

Các con ông có 3 người đều làm đại thần nhà Mạc và được ban họ vua: Mạc Nguyên làm đến thái bảo, tước Phú quốc công; Mạc Hữu Mệnh làm võ tướng, Mạc Ngọc Liễn  phò mã nhà Mạc, làm đến chức thái bảo Đà quốc công chưởng phủ sự.(xem lịch sử họ Nguyễn thời nhà Mạc)





Thư viện ảnh